Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 485/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2008 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bảo vệ các loải thủy sinh quý hiến có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau đây:
- Bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu của các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học có liên quan và của toàn xã hội nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ sinh vật đặc hữu của Việt Nam, tuân thủ các quy định quốc tế và khu vực mà Việt Nam là thành viên.
- Bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng phải dựa trên các căn cứ khoa học được cập nhật thường xuyên và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; đồng thời được tiến hành đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý, gắn liền với bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, phục hồi nguồn lợi, góp phần phát triển ngành Thủy sản bền vững.
Ngăn chặn sự gia tăng các loài bị đe dọa tuyệt chủng, tiến tới phục hồi và phát triển giống loài thủy sinh quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam với sự tham gia của cộng đồng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nghề cá bền vững.
- Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm danh sách các loài thủy sinh quý hiếm, đặc điểm sinh học, sinh thái, vùng phân bố, mức độ nguy cấp, hình thức và giải pháp bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam;
- Thiết lập và đưa vào hoạt động các khu bảo vệ loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại các khu bảo tồn vùng nước nội địa đã có và sẽ có ở Việt Nam nhằm ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của chúng và lưu giữ nguồn gen. Ưu tiên các loài đặc hữu có giá trị kinh tế, có ý nghĩa khoa học và tình trạng nguy cấp ở mức độ cao;
- Tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ các cơ quan quản lý chuyên ngành ở Trung ương và địa phương, các cơ sở nghiên cứu, đồng thời nâng cao nhận thức người dân trong công tác bảo vệ loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam;
- Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Về không gian: triển khai đồng bộ bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên các thủy vực ở Việt Nam.
- Về thời gian: từ năm 2008 đến năm 2020:
IV. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN:
- Lập cơ sở dữ liệu của các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau trên cơ sở tổng hợp thông tin từ Trung tâm dữ liệu quốc gia về thủy sinh vật, đồng thời đề xuất các loại hình bảo vệ thích hợp cho từng đối tượng;
- Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quản lý, khai thác, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, quy định vùng cấm khai thác, giống loài cấm khai thác;
- Xây dựng thí điểm khu bảo vệ một số loài thủy sinh đặc hữu như: cá Mòi Cờ, cá Nháy, cá Chiên, cá Anh Vũ, cá Rầm Xanh, cá Hỏa (vùng trung lưu sông Hồng và hạ lưu sông Đà); cá Chình đặc biệt là cá Chình Hoa (vùng hạ lưu sông Ba, hạ lưu sông Hương); một số loài cá vùng cửa sông Tiền tỉnh Bến Tre, Trà Vinh; một số loài di cư trên lưu vực sông Mê Kông (tỉnh An Giang), một số loài vùng đất mũi Cà Mau và bãi giống nhuyễn thể ven biển tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa;
- Xây dựng khu bảo vệ bãi đẻ của loài rùa tại Côn Đảo;
- Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trung tâm bảo tồn nguồn gen các loài thủy sinh quý hiếm;
- Phục hồi, tái tạo và bảo vệ thành công 20 loài thủy sinh quý hiếm nguy cấp bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ cao (cho sinh sản nhân đạo để thả ra các thủy vực tự nhiên và lưu giữ được nguồn gen);
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ trong hệ thống bảo vệ nguồn lợi thủy sản các cấp, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm;
- Hợp tác với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước ASEAN, Trung Quốc trong thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).
- Xây dựng chương trình mạng lưới giám sát cụ thể cho từng năm về sự biến động của các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên tất cả các thủy vực ở Việt Nam;
- Thiết lập 15 khu bảo vệ các loài thủy sinh ven biển, cửa sông, đầm phá do địa phương quản lý;
- Tiến hành bảo vệ thành công 18 loài thủy sinh quý hiếm tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng cao, nâng tổng số loài được bảo vệ là 38 loài (50% số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao);
- Nghiên cứu và cho sinh sản thành công thêm 10 loài thủy sản quý hiếm để phục hồi nguồn lợi;
- Tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân;
- Xây dựng nội dung giảng dạy về bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm để đưa vào chương trình học của học sinh phổ thông và sinh viên khoa sinh hệ đại học, cao đẳng với hình thức phù hợp cho từng cấp học;
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với lộ trình hội nhập khu vực và thế giới về kiểm soát khai thác nghề cá có trách nhiệm, kiểm soát buôn bán động vật hoang dã quý hiếm xuyên quốc gia;
- Hợp tác với các nước trong cùng lưu vực sông, biển để bảo vệ các loài di cư.
- Thiết lập bổ sung từ 22 – 30 khu bảo vệ loài thủy sinh quý hiếm tại các thủy vực trên cả nước, tạo thành hệ thống các khu bảo tồn theo quy hoạch;
- Hoàn chỉnh công nghệ sinh sản nhân tạo các loài thủy sinh quý hiếm để chủ động giống thả bổ sung vào các thủy vực;
- Xã hội hóa được công tác bảo vệ, phục hồi giống loài thủy sinh quý hiếm.
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:
- Xây dựng cơ chế, chính sách cho công tác bảo vệ, bảo tồn, tái tạo và phát triển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng;
- Xây dựng cơ chế, chính sách phân cấp quản lý, bảo vệ, phục hồi các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cho chính quyền cơ sở (cấp huyện và cấp xã) và cho cộng đồng;
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ, trung tâm tư vấn khoa học công nghệ về bảo vệ, phục hồi, phát triển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng;
- Xây dựng và thực hiện Chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2008 – 2020, trước hết đáp ứng nhu cầu về phát triển nghề khai thác ở hồ chứa, sông, vùng triều và ven biển; đảm bảo hài hòa vừa bảo vệ giống loài thủy sản, vừa khai thác hợp lý, vừa chủ động phục hồi giống loài thủy sinh theo yêu cầu cho sự phát triển bền vững ngành Thủy sản, đảm bảo đời sống lâu dài cho ngư dân.
- Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm bổ sung thông tin về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (đặc điểm sinh học, sinh thái, biến động quần thể, …), đề xuất cơ chế và loại hình bảo vệ thích hợp;
- Tập trung nguyên cứu công nghệ sinh sản nhân tạo các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, kể cả nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài, để chủ động nguồn giống thuần thả lại các thủy vực tự nhiên;
- Bổ sung hoàn thiện các quy hoạch, quy phạm kỹ thuật về sinh sản nhân tạo các loài thủy sinh quý hiếm, quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác, cơ chế giám sát khu vực cấm, khu vực cấm có thời hạn, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ giống loài thủy sinh quý hiếm;
- Tập trung vào những đề tài nghiên cứu có tính đột phá về quản lý nguồn gen, di nhập và phục hồi giống loài thủy sinh quý hiếm, đặc hữu.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ bảo vệ nguồn lợi thủy sản các cấp để đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành; nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn;
- Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thủy sinh quý hiếm vào giáo trình giảng dạy ở các cấp học, nội dung, phương pháp giảng dạy và cơ chế quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo;
- Thu hút các tổ chức đào tạo trong nước, các tổ chức phi Chính phủ và dự án Quốc tế tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo cho người quản lý nguồn lợi, người làm công tác tái tạo nguồn lợi, người trực tiếp quản lý các khu bảo tồn thủy sản nội địa, bảo tồn biển;
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, bằng nhiều hình thức:
+ Biên soạn các tài liệu phù hợp với trình độ của nông ngư dân, học sinh, giúp họ thấy được vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản là các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng;
+ Tổ chức việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Đào tạo cán bộ kiểm ngư, cán bộ các khu bảo tồn, cán bộ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, … thành các tuyên truyền viên làm nhiệm vụ này.
4. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt với các nước láng giềng (Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia) trong lĩnh vực bảo vệ các loài thủy sinh di cư, thiết lập khu bảo tồn liên quốc gia và các nội dung khác liên quan đến các loài thủy sinh bị đe dọa tuyệt chủng;
- Chủ động hợp tác tích cực với các quốc gia, các viện, trường tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, đào tạo để nhanh chóng tiếp cận các chuẩn mực khoa học và công nghệ nuôi dưỡng, tái tạo, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, phát triển nguồn nhân lực và nâng cấp trang thiết bị cho ngành;
- Thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà Việt Nam tham gia như Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (CBD), để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới và trong khu vực, tranh thủ tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ mới như từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), cơ chế phát triển sạch (CDM) …
- Nhà nước bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước tập trung cho các nhiệm vụ: tiếp tục điều tra nghiên cứu về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, xây dựng các khu bảo vệ, quản lý quỹ gen; nghiên cứu di nhập và thuần hóa giống thuần, nuôi dưỡng và tái tạo các loài quý hiếm để thả trở lại các thủy vực; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu tham gia hoạt động bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm; tổ chức đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác bảo tồn cũng như người dân trên cả nước;
- Dành ngân sách đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thủy sản nội địa, khu bảo tồn biển, khu tái tạo nguồn lợi thủy sản, các cơ sở cứu hộ thủy sinh quý hiếm, cơ sở lưu giữ nguồn gen các loài thủy sinh bị đe dọa tuyệt chủng;
- Tổng số vốn đầu tư cho Đề án từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2008 – 2020 là 576,0 tỷ đồng (kèm theo phụ lục chi tiết), trong đó:
+ Giai đoạn 2008 – 2010: 228 tỷ VNĐ;
+ Giai đoạn 2011 – 2015: 223 tỷ VNĐ;
+ Giai đoạn 2016 – 2020: 125 tỷ VNĐ;
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, phân bổ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ quốc tế, đảm bảo kinh phí triển khai Đề án.
3. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án liên quan đến ngành mình.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai Đề án thông qua việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các dự án cụ thể; phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế thu hút nguồn vốn và sự hỗ trợ kỹ thuật để đạt kết quả tốt nhất.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
TỔNG HỢP NGUỒN VỐN CHO CÁC DỰ ÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 485/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng giai đoạn 2008 – 2020)
(Đơn vị: triệu VNĐ)
TT | Tên nhiệm vụ, dự án | Tổng kinh phí | Vốn ngân sách | Vốn doanh nghiệp công ích | TC Phi Chính phủ | Ghi chú | ||
Tổng | Trong đó | |||||||
Ngân sách TW | Ngân sách ĐP | |||||||
A | Giai đoạn 2008 – 2010 | 228.000 | 178.000 | 119.000 | 60.000 | 24.000 | 25.000 |
|
I | Các dự án bảo vệ in-situ các loài thủy sinh quý hiếm nhằm phát triển nguồn lợi bền vững | 61.000 | 58.000 | 48.000 | 10.000 |
| 3.000 |
|
1 | Thiết lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn các loài cá Mòi cờ, cá Cháy, cá Rầm xanh, cá Chiên, cá Lăng, cá Anh Vũ và bãi giống của các loài thủy sản thuộc trung lưu sông Hồng và hạ lưu sông Đà | 10.000 | 9.000 | 7.000 | 2.000 |
| 1.000 | Quỹ Môi trường toàn cầu xây dựng mô hình cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản |
2 | Thiết lập và đưa vào hoạt động khu bảo tồn loài di cư điển hình của khu hệ cá lưu vực cửa sông Tiền tỉnh Bến Tre, Trà Vinh | 10.000 | 10.000 | 8.000 | 2.000 |
|
|
|
3 | Thiết lập và quản lý khu bảo tồn, cứu hộ các loài rùa biển | 20.000 | 18.000 | 12.000 | 6.000 |
| 2.000 | IUCN nâng cao năng lực bảo tồn rùa biển |
4 | Khoanh vùng bảo tồn (insitu) các loài Rong Mơ qui nhơn Sargassum quinhon, Rong Câu chân vịt Hydropuntia eucheumoides và Rong Kỳ lân Kappaphycus cottonii ở vùng ven biển miền Trung VN | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
|
| Điều tra cơ bản, do NS TW cấp |
5 | Đánh giá thực trạng các loài cá Mòi Đường, cá Cháo Lớn, Mòi Dâu, Mòi Mõm tròn và đề xuất các biện pháp khôi phục lại số lượng quần thề của chúng | 6.000 | 6.000 | 6.000 |
|
|
|
|
6 | Điều tra, khảo sát, lập bản đồ số hiện trạng các loài thủy sinh vật quý hiếm | 10.000 | 10.000 | 10.000 |
|
|
|
|
II | Các dự án bảo vệ ex-situ và nhân nuôi sinh sản loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. | 29.000 | 13.000 | 8.000 | 5.000 | 14.000 | 2.000 |
|
1 | Lưu giữ một số giống đặc hữu nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 10.000 | 6.000 | 4.000 | 2.000 | 4.000 |
| Các Trung tâm giống TS vùng và địa phương dùng NSNN |
2 | Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và quy trình nuôi loài trai điệp Siniohyriopsis cumingii (Lea, 1852) | 5.000 |
|
|
| 5.000 |
| Các doanh nghiệp kết hợp với cơ quan NCKH |
3 | Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và quy trình nuôi loài Trai Cóc dày Gibbosula crassa (Wood, 1815) | 4.000 |
|
|
| 4.000 |
| Các doanh nghiệp kết hợp với cơ quan NCKH |
4 | Nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo và xây dựng quy trình tạo nguồn giống một số loài rùa biển (Đồi Mồi, Rùa Da, Vích) để thả lại cho biển | 10.000 | 7.000 | 4.000 | 3.000 | 1.000 | 2.000 |
|
III | Dự án nghiên cứu về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 35.000 | 25.000 | 18.000 | 7.000 |
| 10.000 |
|
1 | Điều tra khảo sát trữ lượng giống loài thủy sinh quý hiếm, đề xuất giải pháp khai thác phục vụ phát triển nguồn lợi hợp lý | 30.000 | 20.000 | 15.000 | 5.000 |
| 10.000 | Các tổ chức phi CP hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, quản các loài di cư |
2 | Quy định vùng cấm khai thác, vùng cấm có thời hạn để bảo vệ giống loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng | 5.000 | 5.000 | 3.000 | 2.000 |
|
|
|
IV | Dự án tăng cường quản lý, giám sát biến động các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 2.000 | 2.000 | 2.000 |
|
|
|
|
1 | Nghị định về quản lý giống loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo tồn, lưu giữ nguồn gien, khai thác và vận chuyển, tiêu thụ giống loài thủy sản quý hiếm. | 2.000 | 2.000 | 2.000 |
|
|
|
|
V | Dự án tăng cường kiểm soát buôn bán các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và kiểm soát thủy sinh vật lạ | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
|
1 | Thống kê và đánh giá tác động của các loài thủy sinh vật lạ xâm nhập vào Việt Nam | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
|
VI | Dự án tăng cường năng lực quản lý, tuyên truyền giáo dục và khuyến ngư | 98.000 | 78.000 | 40.000 | 38.000 | 10.000 | 10.000 |
|
1 | Nâng cao năng lực chuyên môn về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cán bộ khuyến ngư ở các địa phương có loài cần bảo vệ | 33.000 | 33.000 | 20.000 | 13.000 |
|
|
|
2 | Phổ biến, tuyên truyền thông tin về bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, loa phóng thanh xã) | 65.000 | 45.000 | 20.000 | 25.000 | 10.000 | 10.000 |
|
VII | Dự án đổi mới thể chế chính sách quản lý các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 2.000 | 2.000 | 2.000 |
|
|
|
|
1 | Xây dựng quy chế bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm cho cộng đồng | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
|
2 | Rà soát, đánh giá hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm ở Việt Nam | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
|
B | Giai đoạn 2011 – 2015 | 223.000 | 188.000 | 138.000 | 50.000 | 7.000 | 28.000 |
|
I | Các dự án bảo vệ in-situ các loài thủy sinh quý hiếm nhằm phát triển nguồn lợi bền vững. | 35.000 | 35.000 | 25.000 | 10.000 |
|
|
|
1 | Cơ sở khoa học để xây dựng một số khu bảo tồn các loài thân mềm nước ngọt quý hiếm, có giá trị tại ba địa điểm: sông Bằng ở Cao Bằng; sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn và ngã ba sông tại Việt Trì | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
|
| Điều tra cơ bản, do vậy NS TW cấp |
2 | Thiết lập 10 khu bảo tồn giống loài quý hiếm tại vùng nước nội địa và ven biển cấp quốc gia quản lý | 30.000 | 30.000 | 20.000 | 10.000 |
|
|
|
II | Các dự án bảo vệ ex-situ và nhân nuôi sinh sản các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. | 53.000 | 43.000 | 28.000 | 15.000 | 5.000 | 5.000 |
|
1 | Trồng nhân giống loài rong hồng vân Beataphycus gelatinum ở vùng biển Hải Vân (TT Huế) ra vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh | 3.000 | 3.000 | 3.000 |
|
|
|
|
2 | Thuần hóa và cho sinh sản 1 số loài cá nước ngọt phục vụ tái tạo nguồn lợi thủy sản | 30.000 | 20.000 | 10.000 | 10.000 | 5.000 | 5.000 |
|
3 | Thử nghiệp sản xuất và tái tạo rạn san hô quý hiếm | 20.000 | 20.000 | 15.000 | 5.000 |
|
|
|
III | Dự án nghiên cứu về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 50.000 | 35.000 | 25.000 | 10.000 |
| 15.000 |
|
1 | Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 50.000 | 35.000 | 25.000 | 10.000 |
| 15.000 |
|
IV | Dự án tăng cường quản lý, giám sát biến động các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 25.000 | 20.000 | 10.000 | 10.000 | 2.000 | 3.000 |
|
1 | Nâng cao năng lực quản lý cho hệ thống bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ trung ương đến cơ sở | 25.000 | 20.000 | 10.000 | 2.000 | 3.000 |
|
|
V | Dự án tăng cường kiểm soát buôn bán các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và kiểm soát thủy sinh vật lạ | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
|
|
|
1 | Kiểm soát việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giống loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
|
|
|
VI | Dự án tăng cường năng lực quản lý, tuyên truyền giáo dục và khuyến ngư | 25.000 | 25.000 | 25.000 |
|
|
|
|
1 | Nghiên cứu đưa nội dung bảo vệ giống loài thủy sản quý hiếm vào các cấp học phổ thông, trường sư phạm (Khoa sinh học) | 25.000 | 25.000 | 25.000 |
|
|
| Nội dung này thực hiện tiếp theo cho đến 2020 |
VII | Dự án đổi mới thể chế chính sách quản lý các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 15.000 | 10.000 | 5.000 | 5.000 |
| 5.000 |
|
1 | Thiết lập cơ sở dữ liệu về biến động của các loài thủy sinh quý hiếm thông qua mạng lưới thông tin hiện đại phục vụ ngăn ngừa tình trạng suy thoái nguồn lợi, mất ĐDSH | 15.000 | 10.000 | 5.000 | 5.000 |
| 5.000 |
|
VIII | Dự án hợp tác Quốc tế trong bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 15.000 | 15.000 | 15.000 |
|
|
|
|
1 | Hợp tác với Campuchia thiết lập khu bảo tồn giống loài thủy sinh di cư xuyên quốc gia Việt - Campuchia | 15.000 | 15.000 | 15.000 |
|
|
|
|
C | Giai đoạn 2015 - 2020 | 125.000 | 90.000 | 55.000 | 35.000 | 20.000 | 15.000 |
|
I | Các dự án bảo vệ in – situ các loài thủy sinh quý hiếm nhằm phát triển nguồn lợi bền vững. | 60.000 | 35.000 | 5.000 | 30.000 | 15.000 | 10.000 |
|
1 | Thiết lập các khu bảo tồn loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại 15 khu loài thuộc vùng nước nội địa cấp địa phương quản lý | 60.000 | 35.000 | 5.000 | 30.000 | 15.000 | 10.000 |
|
II | Các dự án bảo vệ ex-situ và nhân nuôi sinh sản các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. | 10.000 | 10.000 | 10.000 |
|
|
|
|
1 | Lưu giữ một số giống đặc hữu nước mặn quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và khó khăn trong khâu thuần hóa nuôi nhốt. | 10.000 | 10.000 | 10.000 |
|
|
|
|
III | Dự án nghiên cứu về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 20.000 | 10.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
1 | Thử nghiệm loại hình, công cụ khai thác với kích thước thích hợp cho từng đối tượng thủy sinh quý hiếm. | 20.000 | 10.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
IV | Dự án tăng cường kiểm soát buôn bán các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và kiểm soát thủy sinh vật lạ | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
|
|
|
1 | Tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát chặt chẽ sự xâm nhập của thủy sinh vật lạ vào Việt Nam | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
|
|
|
V | Dự án hợp tác Quốc tế trong bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | 30.000 | 30.000 | 30.000 |
|
|
|
|
1 | Thiết lập diễn đàn thông tin khu vực và trao đổi kinh nghiệm với các nước có biển trong ứng xử nghề cá có trách nhiệm và bảo vệ những loài thủy sinh quý hiếm di cư. | 30.000 | 30.000 | 30.000 |
|
|
|
|
| Cộng A + B + C | 576.000 | 457.000 | 312.000 | 145.000 | 51.000 | 68.000 |
|
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN BẢO VỆ CÁC LOÀI THỦY SINH QUÝ HIẾM CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 485/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng giai đoạn 2007 – 2020)
TT | Tên dự án, nhiệm vụ | Cơ quan thực hiện | Cơ quan phối hợp | Dự kiến kinh phí (Tỷ VNĐ) | Thứ tự ưu tiên | Ghi chú |
Thời gian thực hiện | ||||||
I. Dự án bảo vệ in-situ các loài thủy sinh quý hiếm nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững: 166,0 tỷ VNĐ | ||||||
1 | Thiết lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn các loài cá Mòi cờ, cá Cháy, cá Rầm xanh, cá Chiên, cá Lăng, cá Anh Vũ và bãi giống của các loài thủy sản thuộc trung lưu sông Hồng và hạ lưu sông Đà | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Thọ, Hòa Bình | 10,0 | 1 |
|
2007-2010 | ||||||
2 | Thiết lập và đưa vào hoạt động khu bảo tồn loài di cư điển hình của khu hệ cá lưu vực cửa sông Tiền tỉnh Bến Tre, Trà Vinh | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, Trà Vinh | 10,0 | 1 |
|
2008-2010 | ||||||
3 | Thiết lập 10 khu bảo tồn giống loài quý hiếm tại vùng nước nội địa và ven biển cấp quốc gia quản lý | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh liên quan | 30,0 | 2 |
|
2011-2015 | ||||||
4 | Thiết lập các khu bảo tồn loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại 15 khu loài thuộc vùng nước nội địa cấp địa phương quản lý | UBND các tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh liên quan | 60,0 | 3 |
|
2015-2020 | ||||||
5 | Thiết lập và quản lý khu bảo tồn, cứu hộ các loài rùa biển | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu | 20,0 | 1 |
|
2008-2010 | ||||||
6 | Cơ sở khoa học để xây dựng một số khu bảo tồn các loài thân mềm nước ngọt quý hiếm, có giá trị tại ba địa điểm: sông Bằng ở Cao Bằng; sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn và ngã ba sông tại Việt Trì. | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật, UBND các tỉnh có liên quan | 5,0 | 2 |
|
2010-2012 | ||||||
7 | Khoanh vùng bảo tồn (insitu) các loài Rong Mơ Qui nhơn Sargassum quinhon, Rong Câu chân vịt Hydropuntia eucheumoides và Rong Kỳ lân Kappaphycus cottonii ở vùng ven biển miền Trung Việt Nam | Viện Tài nguyên và Môi trường biển | Viện Hải dương học Nha Trang | 5,0 | 2 |
|
2009-2010 | ||||||
8 | Đánh giá thực trạng các loài cá Mòi Đường, cá Cháo Lớn, Mòi Dâu, Mòi Mõm tròn và đề xuất các biện pháp khôi phục lại số lượng quần thể của chúng | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3 | 6,0 | 2 |
|
2009-2010 | ||||||
9 | Điều tra, khảo sát, lập bản đồ số hiện trạng các loài thủy sinh vật quý hiếm | Cục Khai thác và BVNL Thủy sản | Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện nghiên cứu NTTS I, II, III, Viện HDH Nha Trang, Viện Tài nguyên và Môi trường | 10 | 1 |
|
2008-2010 | ||||||
II. Dự án bảo vệ ex-situ và nhân nuôi sinh sản các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: 82,0 tỷ VNĐ | ||||||
1 | Lưu giữ một số giống đặc hữu nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III | Trường Đại học Nha Trang, Đại học Nông lâm TP.HCM, Đại học Cần Thơ, ĐH Huế; | 10 | 1 |
|
2008-2010 | ||||||
2 | Thuần hóa và cho sinh sản một số loài cá nước ngọt phục vụ tái tạo nguồn lợi thủy sản | Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III | Trường Đại học Nha Trang, Đại học Nông lâm TP.HCM, Đại học Cần Thơ, ĐH Huế; Trung tâm thủy sản các tỉnh | 30 | 1 | Kéo dài đến giai đoạn 3 |
2010-2020 | ||||||
3 | Lưu giữ một số giống đặc hữu nước mặn quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và khó khăn trong khâu thuần hóa nuôi nhốt | Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III Viện Hải dương học | Trường Đại học Nha Trang, Đại học Nông lâm TP.HCM, Đại học Cần Thơ, ĐH Huế; | 10 | 1 |
|
2015-2020 | ||||||
4 | Thử nghiệm sản xuất và tái tạo rạn san hô quý hiếm | Viện HDH Nha Trang | Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh Vật; Viện Tài nguyên và Môi trường Biển; | 20,0 | 2 | Kéo dài đến giai đoạn 3 |
2011-2020 | ||||||
5 | Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và quy trình nuôi loài trai điệp Siniohyriopsis cumingii (Lea, 1852) | Viện NC NT thủy sản I, II, III | Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật | 5,0 | 2 |
|
2008-2010 | ||||||
6 | Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và quy trình nuôi loài Trai Cóc dày Gibbosula crassa (Wood, 1815) | Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III | 4 | 1 |
|
2009-2011 | ||||||
7 | Trồng nhân giống loài rong hồng vân Betaphycus gelatinum ở vùng biển Hải Vân (TT Huế) ra vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, III | Viện Tài nguyên và Môi trường Biển; Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên – Huế | 3 | 2 |
|
2011-2014 | ||||||
8 | Nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo và xây dựng quy trình tạo nguồn giống một số loài rùa biển (Đồi Mồi, Rùa Da, Vích) để thả lại cho biển | Các Viện nghiên cứu | Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3, Viện NC HS | 10,0 | 1 |
|
2009-2010 | ||||||
III. Dự án nghiên cứu về các loài thủ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: 105 tỷ VNĐ | ||||||
1 | Điều tra khảo sát trữ lượng giống loài thủy sinh quý hiếm, đề xuất giải pháp khai thác phục vụ phát triển nguồn lợi hợp lý | Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật | Viện Tài nguyên & MT Biển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học An Giang, Cần Thơ, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III, Trường Cao đẳng Thủy sản, các Trường ĐH, CĐ, các Viện nghiên cứu tại các địa phương có liên quan. | 30 | 1 |
|
2008-2011 | ||||||
2 | Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật | Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Cao đẳng Thủy sản, Viện nghiên cứu Hải sản, các Trường ĐH, CĐ, các Viện nghiên cứu tại các địa phương có liên quan. | 50 | 1 |
|
2008-2012 | ||||||
3 | Thử nghiệm loại hình, công cụ khai thác với kích thước thích hợp cho từng đối tượng thủy sinh quý hiếm | Viện Nghiên cứu Hải sản | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III | 20 | 3 |
|
2015-2020 | ||||||
4 | Quy định vùng cấm khai thác, vùng cấm có thời hạn để bảo vệ giống loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng. | Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III, Viện nghiên cứu Hải sản | 5,0 | 1 |
|
2007-2010 | ||||||
IV. Dự án tăng cường quản lý, giám sát biến động các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: 27,0 tỷ VNĐ | ||||||
1 | Nghị định về quản lý giống loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo tồn, lưu giữ nguồn gien, khai thác và vận chuyển, tiêu thụ giống loài thủy sinh quý hiếm. | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Vụ Pháp chế, Vụ Nuôi trồng thủy sản, Vụ Khoa học Công nghệ, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II, III | 2,0 | 1 |
|
2008-2010 | ||||||
2 | Nâng cao năng lực quản lý cho hệ thống bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ trung ương đến cơ sở | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Nội vụ và các địa phương | 25,0 | 1 |
|
2010-2015 | ||||||
V. Dự án tăng cường kiểm soát buôn bán các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và kiểm soát thủy sinh vật lạ: 11,0 tỷ VNĐ | ||||||
1 | Kiểm soát việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giống loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng | Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Tổng cục Hải quan, CITES Việt Nam | 5,0 | 1 |
|
2010-2015 | ||||||
2 | Thống kê và đánh giá tác động của các loài thủy sinh vật lạ đã xâm nhập vào Việt Nam | Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Sở Thủy sản và Sở NN&PTNT ở các địa phương | 1,0 | 2 |
|
2008-2010 | ||||||
3 | Tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát chặt chẽ sự xâm nhập của thủy sinh vật lạ vào Việt Nam. | Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Tổng cục Hải quan, CITES Việt Nam, Sở Thủy sản các địa phương, các Viện nghiên cứu có liên quan | 5,0 | 3 |
|
2014-2020 | ||||||
VI. Dự án tăng cường năng lực quản lý, tuyên truyền giáo dục và khuyến ngư: 123,0 tỷ VNĐ | ||||||
1 | Nghiên cứu đưa nội dung bảo vệ giống loài thủy sinh quý hiếm vào các cấp học phổ thông, trường sư phạm (Khoa sinh học) | Trung tâm Công nghệ giáo dục (Bộ GD & ĐT) | Các Sở Giáo dục & Đào tạo, các trường sư phạm; Trường Cao Đẳng Thủy sản | 25,0 | 2 |
|
2011-2015 | ||||||
2 | Nâng cao năng lực chuyên môn về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cán bộ khuyến ngư ở các địa phương có loài cần bảo vệ | Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh | 33,0 | 1 |
|
2008-2010 | ||||||
3 | Phổ biến, tuyên truyền thông tin về bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, loa phóng thanh của xã …) | Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Các Báo viết, báo hình, báo nói ở TW và khu vực, địa phương | 65,0 | 1 |
|
2008-2015 | ||||||
VII. Dự án đổi mới thể chế chính sách quản lý các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: 17,0 tỷ VNĐ | ||||||
1 | Thiết lập cơ sở dữ liệu về biến động của các loài thủy sinh quý hiếm thông qua mạng lưới thông tin hiện đại phục vụ ngăn ngừa tình trạng suy thoái nguồn lợi, mất ĐDSH | Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học Công nghệ | 15,0 | 2 |
|
2011-2015 | ||||||
2 | Xây dựng quy chế bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm cho cộng đồng | Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Sở Thủy sản, Sở NN&PTNT các địa phương | 1,0 | 1 |
|
2008-2010 | ||||||
3 | Rà soát, đánh giá hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm ở Việt Nam | Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Sở Thủy sản, Sở NN&PTNT các địa phương | 1,0 | 1 |
|
2008-2009 | ||||||
VIII. Dự án hợp tác Quốc tế trong bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: 45,0 tỷ VNĐ | ||||||
1 | Hợp tác với Campuchia thiết lập khu bảo tồn giống loài thủy sinh di cư xuyên quốc gia Việt Nam – Campuchia | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Nông nghiệp Campuchia | 15,0 | 2 |
|
2011-2015 | ||||||
2 | Thiết lập diễn đàn thông tin khu vực và trao đổi kinh nghiệm với các nước có biển trong ứng xử nghề cá có trách nhiệm và bảo vệ những loài thủy sản quý hiếm di cư | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính | 30,0 | 2 |
|
2015-2020 | ||||||
| Cộng I+II+III+IV+V+VI+VII+VIII |
|
| 576,0 |
|
|
Quyết định 485/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Đề án “Bảo vệ các loải thủy sinh quý hiến có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 485/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/05/2008
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 263 đến số 264
- Ngày hiệu lực: 02/05/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra