Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 482/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 13 tháng 3 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT RAU, CHÈ TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ÐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HÐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 824/QĐ-BNNPTNT ngày 16/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 336/KHĐT-TH ngày 27/12/2012,

QUYẾT ÐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt dự án quy hoạch vùng sản xuất rau, chè tập trung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển:

Phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất rau, chè an toàn tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Phát triển rau, chè an toàn phù hợp với khả năng đầu tư, điều kiện kinh tế, xã hội và năng lực của nông dân; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rau, chè an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái.

Xây dựng các vùng sản xuất rau, chè an toàn tập trung với quy mô và cơ cấu chủng loại phù hợp; áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp theo hướng sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP); tăng cường năng lực và đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

2. Mục tiêu đến 2020:

a) Diện tích chè an toàn 23.000 ha, năng suất trung bình đạt khoảng 100 tạ/ha, sản lượng 230.000 tấn chè búp tươi/năm.

b) Diện tích rau an toàn 12.500 ha rau an toàn, sản lượng đạt khoảng 02 triệu tấn rau các loại/năm.

c) Toàn bộ diện tích rau, chè tại các vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình sản xuất an toàn hoặc VietGAP và có hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hại (HACCP).

d) Có trên 50% cơ sở chế biến, bảo quản rau, chè áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (HACCP, ISO).

3. Nội dung quy hoạch:

a) Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng là các địa phương có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, đảm bảo nguồn nước tưới, có khả năng liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm an toàn, với diện tích canh tác khoảng 12.500 ha (chiếm 77,5% tổng diện tích rau toàn tỉnh); diện tích gieo trồng 46.860 ha, hệ số mùa vụ đạt 3,5 đến 3,75 vụ/năm, trong đó:

- Thành phố Đà Lạt: 1.620 ha;

- Huyện Lạc Dương: 900 ha;

- Huyện Đơn Dương: 6.680 ha;

- Huyện Đức Trọng: 3.300 ha.

Phân theo đối tượng cây trồng:

- Nhóm rau ăn quả (cà chua, ớt ngọt, dưa chuột…): 3.375 ha diện tích canh tác, chiếm 27%.

- Nhóm rau ăn lá (bắp cải, cải xanh, bó xôi…): 6.000 ha diện tích canh tác, chiếm 48%

- Nhóm rau ăn hoa (atiso, súp lơ…): 625 ha diện tích canh tác, chiếm 5%.

- Nhóm rau ăn củ (khoai tây, củ dền, cà rốt...): 2.500 ha diện tích canh tác, chiếm 20%.

b) Quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tập trung tại thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt, huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà là các địa phương có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, có khả năng liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm, với diện tích canh tác khoảng 23.000 ha (chiếm 90% tổng diện tích chè toàn tỉnh), trong đó:

- Thành phố Bảo Lộc: 7.630 ha;

- Thành phố Đà Lạt: 400 ha;

- Huyện Bảo Lâm: 13.385 ha;

- Huyện Di Linh: 750 ha;

- Huyện Lâm Hà: 930 ha.

Chi tiết tại Phụ lục I, II, III đính kèm

4. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc áp dụng các quy trình VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản phẩm ra, chè, tuân thủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; Phổ biến về tác hại và cách nhận biết các nhóm độc tố thường gặp trong các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để người sản xuất chủ động không sử dụng.

b) Đầu tư hạ tầng cho sản xuất rau, chè an toàn:

Huy động các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu sản xuất, trong đó tập trung cho một số nội dung sau:

- Ưu tiên nâng cấp, cải tạo các hồ, ao đã có, xây dựng các bể chứa và lắp đặt hệ thống tưới tự động cho các khu vực có điều kiện, áp dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm, đến năm 2020, đảm bảo đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích rau, chè an toàn;

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông đến các vùng sản xuất và giao thông nội đồng để phục vụ vận chuyển vật tư nông nghiệp và sản phẩm;

- Hoàn thiện hệ thống điện đến các khu vực sản xuất đáp ứng nhu cầu điện cho nhu cầu sản xuất, phấn đấu đến 2020 toàn bộ diện tích rau, chè có điện lưới quốc gia;

- Đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi tập kết sản phẩm, nhà sơ chế rau, các bể thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp.

c) Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến:

- Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật gắn với sử dụng máy móc, thiết bị phù hợp từ khâu làm đất, chuẩn bị giống, chăm sóc, sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh đến chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm.

- Trong canh tác chè an toàn, từng bước cơ khí hóa khâu đốn và tạo tán chè, thực hiện kỹ thuật hái phù hợp và áp dụng các hình thức tưới nước, bón phân tiên tiến để nâng cao chất lượng và độ an toàn cho sản phẩm chè.

- Trong canh tác rau an toàn, áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hợp lý theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách); áp dụng kỹ thuật nhà lưới, màng phủ đất, thủy canh, tưới tiết kiệm …để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Nâng cao năng lực của các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống rau, chè; đẩy mạnh công tác bảo tồn, nhập khẩu và khảo nghiệm các giống mới, lai tạo, tuyển chọn, nhân giống các giống rau, chè có năng suất và chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh, thích nghi với biến đổi khí hậu; chú trọng xây dựng bộ giống chè mới phù hợp với đặc điểm từng địa bàn để thay thế và trồng mới, thực hiện chứng nhận chất lượng giống chè trước khi trồng.

- Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện sản xuất rau, chè theo quy trình VietGAP, Global GAP, hiện đại hóa thiết bị canh tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; xử lý tốt rác thải, nước thải.

d) Tăng cường công tác giám sát chất lượng rau, chè an toàn, củng cố mạng lưới giám sát chất lượng, thành lập các đơn vị và công ty chuyên trách về chứng nhận chất lượng rau, chè an toàn; đào tạo đội ngũ giám sát có đủ năng lực giám sát và hướng dẫn nông dân triển khai quy trình sản xuất và tiêu thụ rau, chè an toàn.

đ) Thu hút đầu tư các nhà đầu tư trong lĩnh vực thu mua và chế biến các sản phẩm rau, chè để đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy chế biến có công suất phù hợp gắn với vùng nguyên liệu. Đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến hình thức bao bì và mẫu mã hàng hóa; chú trọng bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

e) Xây dựng mối liên kết giữa các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp trong cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm rau, chè an toàn, triển khai các hình thức giám sát chất lượng thích hợp cho các hình thức liên kết.

Phát triển thị trường rau, chè an toàn, xây dựng hệ thống thông tin và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm rau, chè an toàn. Xây dựng sàn giao dịch rau hoa và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia giao dịch.

g) Vận động nông dân thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất, thực hiện đồng bộ các biện pháp cải tạo đất và giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

h) Khuyến khích các hộ dân thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa để thuận lợi trong công tác tổ chức sản xuất và ứng dụng công nghệ cao, Thực hiện các ưu đãi tín dụng cho hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến rau, chè an toàn theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; tiếp tục đầu tư ngân sách Nhà nước để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất; tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, thu hút nguồn vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực sản xuất và chế biến rau, chè của tỉnh.

5. Vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn khoảng 1.479.448 triệu đồng; bao gồm:

a) Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn: 636.920 triệu đồng.

- Vốn dự án QSEAP: 160.000 triệu đồng;

- Vốn đóng góp của nhân dân: 35.950 triệu đồng;

- Vốn vay: 30.000 triệu đồng;

- Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác, vốn đầu tư từ ngân sách, và các nguồn vốn khác…: 410.970 triệu đồng.

b) Quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn: 839.528 triệu đồng.

- Vốn dự án QSEAP: 160.000 triệu đồng;

- Vốn đóng góp của nhân dân: 152.165 triệu đồng;

- Vốn vay: 128.000 triệu đồng;

- Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác, vốn đầu tư từ ngân sách, và các nguồn vốn khác…: 399.363 triệu đồng.

Chi tiết tại Phụ lục IV, V.

6. Thời gian thực hiện: từ năm 2013-2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn, theo dõi các địa phương thực hiện hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch;

- Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch;

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đưa vào cân đối kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm, tham mưu lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện quy hoạch.

3. Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm đề xuất các chương trình, dự án nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau, chè an toàn phù hợp với mục tiêu của quy hoạch.

4. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

5. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập kế hoạch để triển khai thực hiện tốt các nội dung, giải pháp và đảm bảo tính hiệu quả của quy hoạch tại địa phương.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và thủ trưởng các ngành, cơ quan, đoàn thể, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thi hành Quyết định từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

PHỤ LỤC I:

QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày13/3/2013 của UBND tỉnh)

ĐVT : ha

STT

Xã/Phường

Hiện trạng

(năm 2011)

Quy hoạch đến năm 2020

Tổng diện tích chè

Diện tích chè an toàn

TỈNH LÂM ĐỒNG

24.061,4

25.259,5

23.095,0

I. TP. BẢO LỘC

8.208

8.237

7.630

1

Phường I

10

0

0

2

Phường B’Lao

222

220

220

3

Phường Lộc Tiến

599

600

500

4

Phường Lộc Phát

894

800

800

5

Phường Lộc Sơn

136

120

0

6

Phường II

82

80

0

7

Xã Lộc Châu

2.006

2.006

2.000

8

Xã Đại Lào

2.867

2.867

2.800

9

Xã Lộc Thanh

329

329

300

10

Xã Lộc Nga

215

215

210

11

Xã Đam B’ri

848

1000

800

II. TP. ĐÀ LẠT

407,8

480

400

1

Xã Xuân Trường

105,5

160

100

2

Xã Trạm Hành

302,3

320

300

III. HUYỆN BẢO LÂM

14.117

14.117

13.385

1

TT. Lộc Thắng

2.625

2.625

2.400

2

Xã Lộc An

1.110

1.110

1.000

3

Xã Lộc Nam

818

818

800

4

Xã Lộc Thành

2.150

2.150

2.000

5

Xã Lộc Quảng

1.260

1.260

1.200

6

Xã Lộc Ngãi

1.020

1.020

1.000

7

Xã B'Lá

1.050

1.050

1.000

8

Xã Lộc Bảo

350

350

350

9

Xã Lộc Lâm

380

380

380

10

Xã Lộc Phú

750

750

750

11

Xã Lộc Bắc

420

420

420

12

Xã Lộc Tân

1.480

1.480

1.400

13

Xã Lộc Đức

485

485

485

14

Xã Tân Lạc

219

219

200

IV. HUYỆN DI LINH

885,1

1130

750

1

TT. Di Linh

86,6

100

80

2

Xã Gung Ré

77,8

120

70

3

Xã Tân Châu

73,6

80

70

4

Xã Tân Lâm

9,8

30

0

5

Xã Hòa Bắc

103

100

100

6

Xã Hòa Trung

48

50

0

7

Xã Hòa Nam

46,5

50

0

8

Xã Hòa Ninh

198,6

250

200

9

Xã Đinh Trang Hòa

104

150

100

10

Xã Liên Đầm

137,2

200

130

V. HUYỆN LÂM HÀ

443,5

1295,5

930

1

Xã Liên Hà

20

250

200

2

Xã Hoài Đức

29

130

130

3

Xã Phúc Thọ

178

370

300

4

Xã Mê Linh

41

370

300

5

TT Nam Ban

41

41

0

6

Xã Phú Sơn

67

67

0

7

Xã Tân Hà

26

26

0

8

Xã Tân Thanh

9

9

0

9

Xã Gia Lâm

0,4

0,4

0

10

Xã Đông Thanh

1,1

1,1

0

11

Xã Nam Hà

31

31

0

 

PHỤ LỤC II:

QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày13/3 /2013 của UBND tỉnh)

ĐVT : ha

STT

Xã/Phường

Hiện trạng

(năm 2011)

Quy hoạch đến năm 2020

Tổng diện tích rau

Diện tích rau an toàn

TỈNH LÂM ĐỒNG

14.819

16.132

12.500

I. THÀNH ĐÀ LẠT

1.900

1.900

1.620

1

Phường 7

520

520

400

2

Phường 8

180

180

180

3

Phường 9

40

40

40

4

Phường 11

500

500

400

5

Phường 12

60

60

60

6

Xã Xuân Thọ

600

600

540

II. HUYỆN LẠC DƯƠNG

1.140

1.400

900

1

TT Lạc Dương

240

200

100

2

Xã Lát

350

450

350

3

Xã Đạ Sar

300

400

250

4

Xã Đạ Nhim

250

350

200

III. HUYỆN ĐƠN DƯƠNG

7.953

8.693

6.680

1

TT. Thạnh Mỹ

810

810

400

2

TT. D'Ran

308

308

200

3

Xã Lạc Xuân

1.243

1.243

1.200

4

Xã Đạ Ròn

960

960

800

5

Xã Lạc Lâm

450

500

400

6

Xã Ka Đô

1.854

1.854

1.400

7

Xã Quảng Lập

743

743

600

8

Xã Ka Đơn

700

750

750

9

Xã Tu Tra

750

1.390

800

10

Xã P'Ró

135

135

130

IV. HUYỆN ĐỨC TRỌNG

3.826

4.139

3.300

1

TT. Liên Nghĩa

1.021

1.021

600

2

Xã Bình Thạnh

70

70

50

3

Xã Hiệp An

438

580

420

4

Xã Hiệp Thạnh

382

382

380

5

Liên Hiệp

370

370

370

6

Xã N'Thôn Hạ

241

350

200

7

Xã Phú Hội

1.086

1.086

1.000

8

Xã Tân Hội

218

280

280

 

PHỤ LỤC III:

QUY HOẠCH DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÁC LOẠI RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 13/3/2013 của UBND tỉnh)

ĐVT : ha

Cây trồng

Diện tích

Hệ số mùa vụ

Năng suất

Sản lượng

Canh tác

Gieo trồng

Nhóm rau ăn quả

3.375

9.640

2,86

 

 

Cà chua

964

1.928

2,00

70

134.960

Ớt ngọt

964

1.928

2,00

35

67.480

Dưa chuột

1.447

4.341

3,00

65

282.165

Nhóm rau ăn lá dài ngày

1.800

5.400

3,00

 

 

Bắp cải

1.800

5.400

3,00

75

405.000

Nhóm rau ăn lá ngắn ngày

4.200

25.200

6,00

 

 

Cải xanh

2.100

12.600

6,00

16

201.600

Cải bó xôi

2.100

12.600

6,00

38

478.800

Nhóm rau ăn hoa

625

1.563

2,50

 

 

Atiso

156

156

1,00

100

15.600

Súp lơ

469

1.407

3,00

14

19.698

Nhóm rau ăn củ

2.500

6.500

2,60

 

 

Khoai tây

1.000

2.000

2,00

40

80.000

Củ dền, cà rốt

1.500

4.500

3,00

55

247.500

Tổng số

 12.500

46.860

3,75

 

1.932.803

 


PHỤ LỤC IV.

PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ CHO QUY HOẠCH RAU AN TOÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 13/3/2013 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Danh mục đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư

Giai đoạn 2013-2015

Giai đoạn 2016-2020

Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác, vốn đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác...

Vốn Qseap

Vốn đối ứng, đầu tư của tổ chức, cá nhân

Vốn vay

Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác, vốn đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác...

Vốn Qseap

Vốn đối ứng, đầu tư của tổ chức, cá nhân

Vốn vay

1

Đào tạo tập huấn

4.480

1.680

 

 

 

2.800

 

 

 

2

Nâng cấp hệ thống đường giao thông

192.790

48.902

 

 

 

143.888

 

 

 

3

Nhà sơ chế

30.500

5.000

 

15.500

10.000

 

 

 

 

4

Xử lý môi trường

6.250

4.250

 

2.000

 

 

 

 

 

5

Chứng chỉ Vietgap

25.000

3550

 

3.950

 

3000

 

14.500

 

6

Dự án ưu tiên

200.400

10.000

160.000

 

 

10.400

 

 

20,000

7

Hệ thống tưới

177.500

88.750

 

 

 

88.750

 

 

 

Tổng

636.920

162.132

160.000

21.450

10.000

248.838

0

14.500

20.000

Tỷ lệ trong cơ cấu vốn (%)

 

25,45

25,12

3,37

1,57

39,06

0,00

2,28

3,14

 

PHỤ LỤC V:

PHÂN KỲ NGUỒN VỐN DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT CHÈ TOÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 13/3/2013 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Danh mục đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư

Giai đoạn 2013-2015

Giai đoạn 2016-2020

Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác, vốn đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác...

Vốn Qseap

Vốn đối ứng, đầu tư của tổ chức cá nhân

Vốn vay

Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác, vốn đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác...

Vốn Qseap

Vốn đối ứng, đầu tư của tổ chức cá nhân

Vốn vay

1

Đầu tư giống mới

346.425

176.220

 

0

 

 

 

70.205

100.000

2

Đào tạo tập huấn

6.800

2700

 

 

 

4.100

 

 

 

3

Nâng cấp cơ sở hạ tầng

191.543

66.964

 

 

 

124.579

 

 

 

4

Nhà sơ chế

47.000

3.000

 

15.000

4.500

4.000

 

15.000

5.500

5

Xử lý môi trường

11.570

5.000

 

790

 

5.000

 

780

 

6

Chứng chỉ Vietgap

46.190

3.300

 

20.196

 

2.500

 

20.194

 

7

Dự án ưu tiên

190.000

2.000

160.000

6.500

9.000

0

0

3.500

9.000

Tổng

839.528

259.184

160.000

42.486

13.500

140.179

0

109.679

114.500

Tỷ lệ trong cơ cấu vốn(%)

100

30.87

19,06

5,06

1,61

16,7

0,00

13,06

13,64

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 482/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án quy hoạch vùng sản xuất rau, chè tập trung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 2020

  • Số hiệu: 482/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/03/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản