Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 475/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 04 tháng 04 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ DÂN CƯ KHU VỰC RỪNG TRÀM TỈNH CÀ MAU, TỶ LỆ 1/2.000
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 19/02/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Đề án Tổ chức lại sản xuất và bố trí lại dân cư khu vực rừng tràm tỉnh Cà Mau;
Căn cứ Quyết định số 509/QĐ-UBND ngày 02/4/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch xây dựng, tỷ lệ 1/2.000 thuộc Đề án Tổ chức lại sản xuất và bố trí dân cư khu vực rừng tràm tỉnh Cà Mau;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 61/TTr-SNN ngày 07/3/2013 và các Báo cáo kết quả thẩm định 42/BC-SNN-TĐQH ngày 11/4/2012 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số 67, 68, 69, 70, 71/TĐQH-SXD ngày 05/02/2013 của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đồ án Quy hoạch Tổ chức lại sản xuất và bố trí dân cư khu vực rừng tràm tỉnh Cà Mau, tỷ lệ 1/2.000, với những nội dung chính như sau:
1. Phạm vi ranh giới và diện tích lập quy hoạch:
a) Phạm vi nghiên cứu: Các xã Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Hòa, Khánh Thuận, Khánh Tiến, Khánh Hội - Huyện U Minh.
b) Vị trí địa lý:
- Khu 1: Thuộc xã Khánh Thuận (huyện U Minh), diện tích tự nhiên là 8.321 ha; diện tích nghiên cứu quy hoạch là 489,51 ha, có ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp: Kênh Bờ Bao;
+ Phía Đông Nam giáp: Kênh 8,5;
+ Phía Tây Bắc giáp: Kênh 8,5;
+ Phía Tây Nam giáp: Kênh 7.
- Khu vực 2: Thuộc xã Khánh Thuận (huyện U Minh), diện tích tự nhiên là 641 ha; diện tích nghiên cứu quy hoạch là 541,79 ha, có ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp: Kênh 7;
+ Phía Đông Nam giáp: Kênh 8;
+ Phía Tây Bắc giáp: Kênh 29;
+ Phía Tây Nam giáp: Kênh 4.
- Khu vực 3: Thuộc xã Nguyễn Phích (huyện U Minh), diện tích tự nhiên là 781,91 ha; diện tích nghiên cứu quy hoạch là 561,713 ha, có ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp: Kênh Bờ Bao;
+ Phía Đông Nam giáp: Kênh 0+500;
+ Phía Tây Bắc giáp: Kênh 8,5;
+ Phía Tây Nam giáp: Kênh Ranh.
- Khu vực 4: Thuộc xã Nguyễn Phích và xã Khánh Lâm (huyện U Minh), diện tích tự nhiên là 1.875 ha; diện tích nghiên cứu quy hoạch là 1.043,63 ha, có ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp: Kênh Bờ Bao;
+ Phía Tây giáp: Kênh Bờ Bao;
+ Phía Nam giáp: Kênh 35;
+ Phía Bắc giáp: Kênh Bờ Bao.
- Khu vực 6: Thuộc xã Khánh An (huyện U Minh), diện tích tự nhiên là 4.250,43 ha; diện tích nghiên cứu quy hoạch là 607,415 ha, có ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp: Kênh Bờ Bao;
+ Phía Tây giáp: Kênh 19;
+ Phía Nam giáp: Kênh xáng Minh Hà;
+ Phía Bắc giáp: Kênh 29.
c) Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên là 22.869,34 ha; tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch là 3.244,058 ha.
2. Tính chất:
Tổ chức lại sản xuất kết hợp bố trí dân cư trong khu vực rừng tràm. Đối tượng để bố trí là những hộ bị di dời do thu hồi đất, những hộ nghèo không có đất sản xuất, những hộ thuộc diện chính sách và dân tộc thiểu số.
3. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
- Đề xuất xây dựng điểm dân cư gắn với sản xuất nông nghiệp để tái định cư các hộ dân sống phân tán trong rừng tràm và một số hộ dân thuộc diện chính sách không có đất sản xuất, nhằm ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tràm tỉnh Cà Mau đến năm 2020.
- Tạo quỹ đất tập trung để thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trong tỉnh và các hộ nhận khoán nay bị thu hồi đất và không có đất sản xuất (theo Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ); phục vụ việc sắp xếp định canh, định cư cho các hộ dân sống phân tán trong lâm phần rừng tràm.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thích nghi đất và bố trí sản xuất nông nghiệp cho các khu vực bố trí sắp xếp tái định cư để xác định loại cây trồng thích hợp và mô hình sản xuất hiệu quả.
- Đề xuất các giải pháp thủy lợi cung cấp nước, tiêu thoát nước để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp khu vực rừng tràm Cà Mau.
- Sắp xếp định canh, định cư giai đoạn 2010 - 2020 cho 950 hộ dân sống phân tán trong lâm phần rừng tràm, trong đó có 946 hộ thuộc huyện U Minh và 4 hộ thuộc huyện Trần Văn Thời; 700 hộ dân thuộc diện chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trong tỉnh và hộ dân nghèo không đất.
4. Các chỉ tiêu cơ bản:
- Tổng số hộ dân bố trí, sắp xếp dự kiến: 1.827 hộ. Trong đó:
+ Ổn định tại chỗ: 982 hộ;
+ Di dời: 668 hộ;
+ Dự phòng: 178 hộ.
- Chỉ tiêu sử dụng đất: Đất sản xuất, đất lập vườn và đất ở tiêu chuẩn 1,0÷2,0 ha/hộ. Trong đó:
+ Đất sản xuất: 0,75 và 1,50 ha;
+ Đất lập vườn: 0,22÷0,47 ha;
+ Đất ở nông thôn: 0,03 ha;
- Chỉ tiêu trường học: 15 m2/học sinh với bán kính phục vụ:
+ Trường Mầm non: ≤ 1 km;
+ Trường Trung học cơ sở: ≤ 4 km.
- Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
+ Giao thông: Theo quy định tại Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải. Chiều rộng mặt đường theo tiêu chuẩn cấp A: 3,5m (giai đoạn đầu 3,0m), chiều rộng nền đường ≤ 5,0m.
+ Cấp điện: Phụ tải ≥ 150 W/người;
+ Cấp nước: ≥ 80 lít/người/ngày;
+ Thoát nước: Mỗi hộ gia đình xây dựng bể tự hoại xử lý nước thải trước khi thoát ra môi trường.
5. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư:
- Giải phóng mặt bằng: Thu hồi đất có bồi thường tài sản, thành quả lao động trên đất theo quy định hiện hành.
- Tái định cư: Hỗ trợ chi phí di dời, hỗ trợ đời sống theo quy định.
6. Diện tích đất chuyển đổi, quy mô bố trí dân cư:
a) Diện tích đất chuyển đổi:
Tổng diện tích đất chuyển mục đích sử dụng là 2.804 ha, trong đó:
- Đất thu hồi sau khi di dời dân: 1.790 ha;
- Đất cấp bổ sung cho các hộ chỉnh trang: 1.193 ha;
- Đất cấp cho các hộ được bố trí mới: 3.401 ha.
b) Quy mô bố trí dân cư:
Tổng số hộ dự kiến bố trí, sắp xếp là 1.827 hộ, trong đó:
- Hộ có quy mô 2 ha: 982 hộ;
- Hộ có quy mô 1 ha: 845 hộ.
7. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:
a) Đất ở:
- Đất ở theo tiêu chuẩn 300m2/1 hộ (trong tổng diện tích 1÷2 ha).
- Khoảng lùi xây dựng nhà ở (tính từ chỉ giới đường đỏ đến chỉ giới xây dựng) trên khu đất của mỗi hộ là 10 m.
- Mật độ xây dựng: ≤ 40 %.
- Tầng cao: 1-2 tầng.
b) Đất sản xuất:
- Đất sản xuất nông nghiệp, diện tích quy hoạch khoảng 0,75÷1,50 ha mỗi hộ (quy mô tổng diện tích 1,0÷2 ha).
- Chiều rộng đất bảo lưu ven kênh rạch là 5m.
c) Đất công trình công cộng:
- Trường Mầm non: Diện tích khoảng 0,50 ha. Bố trí tại địa điểm phù hợp với bán kính phục vụ cho khu dân cư. Mật độ xây dựng: ≤ 40%. Diện tích cây xanh: ≥ 40%.
- Trường Trung học cơ sở: Diện tích khoảng 1,30 ha. Bố trí tại địa điểm phù hợp với bán kính phục vụ cho khu dân cư. Mật độ xây dựng: ≤ 40%.
- Trạm cấp nước: Diện tích khoảng 500m2. Bố trí tại địa điểm phù hợp với chức năng công trình, thuận tiện phục vụ cho khu dân cư.
Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất quy hoạch bố trí dân cư:
STT | Khu vực bố trí dân cư | Tổng diện tích (ha) | Đất quy hoạch dân cư (ha) | Đất sản xuất nông nghiệp (ha) | |
Đất lập vườn | Đất ở, CTCC, giao thông, dự trữ... | ||||
1 | Khu vực 1 | 489,51 | 101,493 | 44,34 | 343,68 |
2 | Khu vực 2 | 541,79 | 119,07 | 28,2 | 394,72 |
3 | Khu vực 3 | 561,713 | 118,4 | 41,15 | 402,165 |
4 | Khu vực 4 | 1.043,63 | 221,77 | 70,66 | 751,20 |
5 | Khu vực 6 | 607,42 | 95,12 | 49,09 | 463,21 |
| Tổng | 3.244,058 | 655,85 | 233,43 | 2.354,97 |
Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất (Phần đất dân cư bao gồm đất ở, đất lập vườn, công trình công cộng...):
STT | Quy hoạch sử dụng đất | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | Ghi chú |
1 | Đất ở | 54,36 | 6,11 |
|
2 | Đất giao thông | 161,81 | 18,19 |
|
3 | Đất công trình công cộng | 7,562 | 0,850 | Trường học |
4 | Đất lập vườn | 664,059 | 74,67 |
|
5 | Đất dự trữ, bảo lưu | 1,495 | 0,168 |
|
| Tổng | 889,29 | 100 |
|
8. Quy hoạch tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
a) Nhà ở:
- Nhà ở xây dựng kiểu nhà vườn với quy mô 1 ÷ 2 tầng.
- Nhà 1 tầng có chiều cao là 3,3 m (từ nền nhà đến mép dưới của mái dốc), tầng áp mái cao không quá 3,0m.
- Nhà 2 tầng: tầng trệt chiều cao 3,6m (từ nền nhà đến mặt trên sàn), tầng lầu cao 3,3m (tính từ mặt trên sàn đến mặt dưới trần), tầng áp mái cao không quá 3,0m.
- Màu sắc không sử dụng màu đen hoặc màu sẫm cho tông màu chủ đạo; có thể các điểm nhấn sử dụng những màu nóng như màu đỏ, màu cam, màu xanh biển... nhưng không vượt quá 15%.
- Phía trước mặt tiền nhà có sân rộng, bao quanh là cây xanh.
b) Công trình công cộng:
- Lối kiến trúc hiện đại, phải phù hợp với định hướng chung của Quy hoạch.
- Chiều cao tầng trệt phải cao 3,9m, các tầng lầu cao từ 3,6m, khoảng cách tối thiểu giữa các công trình L=1,0÷1,5h (h là tổng chiều cao công trình tính từ nền đến mái).
- Hàng rào, cổng rào phải thoáng, dễ quan sát, màu sắc phải hài hòa với công trình, bệ rào cao không quá 0,6m.
- Màu sắc phải hài hòa trang nhã phù hợp với cảnh quan xung quanh, không sử dụng màu đen hoặc màu sẫm cho tông màu chủ đạo.
- Các điểm nhấn chính của công trình có thể sử dụng màu nóng như màu cam, màu đỏ, màu xanh biển với tỷ lệ từ 10 ÷ 15%.
c) Tổ chức cây xanh và mặt nước:
- Trên hành lang bảo vệ có trồng cây xanh để ngăn cách và chống sạt lở.
- Ven dọc đường trồng cây xanh bóng mát.
- Đất sản xuất là trồng lúa.
- Chung quanh nhà trồng cây ăn trái, hoa màu hoặc ươm cây con.
- Diện tích mặt nước trong khu đất ở ≤ 50 m2.
9. Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
a) Quy hoạch mạng lưới giao thông:
Quy hoạch hệ thống giao thông mới đấu nối vào hệ thống giao thông trong khu vực. Hệ thống giao thông khu vực được quy hoạch cụ thể:
STT | Khu dân cư | Chiều dài (m) | Chiều rộng (m) | Khoảng lùi XD (m) | ||
Lộ giới | Vỉa hè | Mặt đường | ||||
1 | Khu vực 1 | 23.496 | 9,5 | 2x3 | 3,5 | 10 |
2 | Khu vực 2 | 12.308 | 9,5 | 3 | 3,5 | 10 |
3 | Khu vực 3 | 17.522 | 9,5 | 3 | 3,5 | 10 |
4 | Khu vực 4 | 31.589 | 9,5÷13,0 | 3 | 3,5; 7,0 | 10 |
5 | Khu vực 6 | 23.484 | 9,5÷13,0 | 3 | 3,5; 7,0 | 10 |
b) Quy hoạch hệ thống cấp nước:
- Nguồn nước: Lấy từ giếng khoan tại chỗ. Diện tích 500 m2/1 trạm.
- Mạng lưới cấp nước: Do điều kiện dân cư phân tán, quy hoạch mạng lưới cụt. Hệ thống đường ống cấp được sử dụng ống uPVC đường kính Ø60 ÷ Ø90. Hệ thống ống chính được bố trí nằm dọc theo tuyến đường kết nối. Độ sâu chôn ống từ 0,5 ÷ 1m và cách chỉ giới đường đỏ 0,5m về phía tim đường.
c) Quy hoạch hệ thống cấp điện:
- Nguồn điện sử dụng từ mạng lưới điện quốc gia đã có.
- Mạng lưới đường dây cấp điện dọc theo các tuyến đường khu dân cư. Trụ điện sử dụng trụ bê tông ly tâm.
- Lưới chiếu sáng: Trên các trục đường giao thông cần có hệ thống chiếu sáng để nâng cao mức sinh hoạt và điều kiện an ninh.
d) Quy hoạch hệ thống thoát nước và rác thải:
- Thoát nước mưa: Thu gom và thoát nước mưa ra các tuyến kênh gần kề.
- Thoát nước sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt khu vệ sinh, khu chăn nuôi được xử lý qua bể tự hoại tại mỗi hộ gia đình trước khi thải ra kênh mương hoặc hố tự thấm.
- Xử lý rác thải bằng hình thức thiêu hủy hoặc chôn lấp hợp vệ sinh.
(Chi tiết quy hoạch xây dựng từng khu vực thể hiện trong hồ sơ kèm theo).
10. Giải pháp sản xuất:
a) Giải pháp kỹ thuật:
- Nước: Kết hợp nước trời mưa, tưới bổ sung kịp thời vụ cho lúa nếu có điều kiện, tránh để hạn đầu vụ, giữa và cuối vụ. Không để ngập úng trên 30cm ở các chân ruộng trồng các giống lúa cải tiến, năng suất cao.
- Phân bón và kỹ thuật bón phân: Ở những nơi không chủ động nước, tránh sự thất thoát do bốc hơi, hòa tan chảy theo nước, đồng thời phải gia tăng các loại phân làm giảm tác hại của các độc tố có trong đất (như phân DAP, super lân và NPK).
- Kỹ thuật làm đất: Kết hợp chặt chẽ với hoàn chỉnh thủy nông nội đồng, tiến hành trang bằng mặt ruộng, tăng cường cải tạo đất. Về làm đất, tùy theo vụ lúa và cây trồng mà có phương thức khác nhau.
- Thời vụ gieo trồng: Thời vụ gieo trồng được tính từ khi bắt đầu mưa liên tục (vụ Hè Thu), kế đến là thời điểm kết thúc mưa cộng với khả năng giữ ngọt trong nội đồng. Trong đó quan tâm đến giải pháp trữ ngọt cuối vụ có thể kéo dài thêm từ 45 đến 65 ngày, ngoài ra cũng xem xét mối tương quan trong việc tiêu úng cho các vùng địa hình thấp (ngập sâu từ trên 60cm), đồng thời xét đến khả năng chịu úng của từng bộ giống lúa mà bố trí cho hợp lý. Đối với mô hình lúa - cá, điều bắt buộc là hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hại đến môi trường nước, cộng với việc đảm bảo đủ nước có chất lượng cho cá sinh trưởng, phát triển bình thường. Chú ý cần trữ nước ngọt kéo dài thời gian thu hoạch cá nước ngọt nuôi trong ruộng lúa, ao, đầm đến sau Tết Nguyên đán (tháng 2, 3 năm sau) sẽ cho giá cao, tránh thu hoạch vào lúc kết thúc lũ ở ĐBSCL, là lúc thu hoạch rộ nên giá bán thấp.
- Làm cỏ, sục bùn: Khi phun thuốc nên tháo cạn nước. Mực nước trong ruộng còn khoảng 1 ÷ 2cm để gia tăng hiệu quả diệt cỏ của thuốc. Không nên sử dụng thuốc cho các ruộng có kết hợp nuôi cá.
- Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch: Ngay từ khi chọn giống, bố trí lịch thời vụ, lựa chọn loại thuốc phòng trừ sâu bệnh phải đặc biệt chú ý đến tác động, ảnh hưởng của nó đến môi trường. Trước hết, sử dụng phương pháp phòng trừ bằng biện pháp tổng hợp IPM, biện pháp 3 tăng 3 giảm một cách hợp lý.
- Giống: Trong vùng dự án nên có cả giống lúa nhóm A, B, các giống lúa thơm nhập nội và các giống lúa đặc sản địa phương. Trước mắt, nên trồng các giống lúa nhóm A như: OM 9976, OM 94,... và các giống lúa nhóm B như: IR42, các giống OM đang trồng phổ biến trên đất 1 vụ lúa mùa cao sản. Về lâu dài, đặc biệt chú trọng các giống lúa đặc sản như: Tài Nguyên, Một Bụi, Nàng Hương sớm, Lùn Vàng, Ngọc Nữ, Trắng Tép, Trắng Hòa Bình, các giống lúa nhập nội đã được khu vực hóa như Khaw Dak Mali,...
- Hoa màu và cây lâu năm: Áp dụng biện pháp tưới phun hoặc tưới rãnh. Trong kỹ thuật tưới, tránh gây úng nước làm chết cây trồng. Đối với rau, yêu cầu tưới rất khắt khe (lượng nước, kích thước giọt nước tưới, áp lực nước tưới...). Phân chuyên đề cho từng cây, sách chuyển giao kỹ thuật sẽ hướng dẫn đầy đủ.
- Chăn nuôi: Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và thực trạng ngành chăn nuôi vùng dự án, cũng như định hướng quy hoạch ngành chăn nuôi tỉnh Cà Mau, vùng dự án không có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi quy mô lớn, quy mô trang trại, do lợi thế cạnh tranh thấp. Hướng chăn nuôi vùng dự án sẽ chú trọng vào phát triển heo và gia cầm.
b) Giải pháp công trình:
- Đào mới hệ thống tuyến kênh hậu sau khu dân cư từ 200÷300 m bao quanh mỗi ô bao. Trong mỗi ô bao, bố trí các cống điều tiết trên các tuyến cấp nước chính và đập tạm trên các tuyến nhỏ. Tuyến kênh hậu nào không khép kín thì bố trí cống điều tiết đầu kênh.
- Nạo vét một số tuyến kênh để tăng khả năng chuyển nước phục vụ cho sản xuất; bồi trúc các tuyến bờ bao cũ đã hư hỏng, xuống cấp.
Ngoài ra, còn kết hợp các dự án đã và đang được đầu tư trong vùng dự án như: Dự án đầu tư HTTL Tiểu vùng II - Bắc Cà Mau và đầu tư thủy nông nội đồng trên phần đất tái định cư cho mỗi hộ.
c) Quy mô, khối lượng dự kiến:
- Hệ thống kênh mương, bờ bao:
+ Đào mới hệ thống kênh mương nội đồng:
* Chiều dài: L = 109.868 m;
* Chiều rộng: B = 2,0 m;
* Cao trình đáy: Z = -2,0;
* Hệ số mái: m = 1/1;
+ Nạo vét kênh mương hiện có:
* Chiều dài: L = 323.767 m;
* Chiều rộng: B = 5,0 ÷ 8,0 m;
* Cao trình đáy: Z = -2,50 ÷ -2,20;
* Hệ số mái: m = 0,75 ÷ 1,0;
- Hệ thống cống bọng:
+ Số lượng: 51 cống;
+ Khẩu độ: 2,5m ÷ 10m;
+ Cao trình đáy: -2,50 ÷ -1,50;
+ Kết cấu: Công nghệ phù hợp.
d) Hình thức đầu tư:
- Đối với hệ thống cống bọng và đê bao: Cải tạo, xây dựng mới.
- Đối với hệ thống kênh mương: Nạo vét, đào mới.
11. Đánh giá môi trường chiến lược:
- Về đời sống xã hội: Điều kiện sống của người dân được tốt hơn do được tổ chúc, bố trí hợp lý và ổn định cùng với việc quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật làm tăng tiện nghi cuộc sống.
- Về cảnh quan: Khung cảnh quan hoang sơ, rậm rạp chuyển sang khang trang, sạch sẽ với ánh sáng đèn điện chiếu sáng và sinh hoạt ồn ào của con người.
- Về môi trường: Sẽ bị ảnh hưởng do mật độ dân số tăng, từ đó khối lượng rác thải sẽ lớn. Tiếng ồn, ánh sáng, khói bụi xuất hiện, ảnh hưởng đến đến đời sống của động, thực vật rừng tràm.
- Về sản xuất: Cải tạo đất cũng như tiêu úng, xổ phèn, xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái lâu bền sẽ góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường. Trong trồng trọt, phát động nông dân áp dụng biện pháp cày ải cũng như bố trí thời vụ hợp lý; phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp tổng hợp IPM sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến môi trường; trồng rừng tập trung, cải tạo, tu bổ và bảo vệ rừng hiện có, cộng với trồng cây xanh phân tán kết hợp tiến hành chương trình cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn chuyên và vườn hỗn hợp sẽ làm cho môi trường sinh thái ngày một cải thiện.
- Về bảo vệ môi trường và kinh tế: Ranh giới giữa đất sản xuất lúa và rừng được phân tách rõ ràng cụ thể, từ đó giải quyết được mâu thuẫn giữa việc bảo vệ rừng và việc sản xuất lúa, từ đó việc sản xuất lúa được phát triển. Bên cạnh đó, sẽ có điều kiện tăng thu nhập theo mô hình vườn - ao - chuồng trên mảnh vườn bên cạnh nhà. Các công tác phòng, chống cháy rừng được đảm bảo.
12. Các hạng mục ưu tiên đầu tư xây dựng:
a) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
- Các dự án hạ tầng kỹ thuật như: Hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện phải được ưu tiên đầu tư trước.
- Xây dựng hệ thống trường mầm non.
b) Sản xuất nông, lâm nghiệp:
- Các dự án kênh mương rửa phèn, phòng chống cháy rừng.
- Phát triển mở rộng diện tích rừng.
13. Phân kỳ đầu tư:
Theo kế hoạch vốn hàng năm, tiến hành lập thủ tục đầu tư cho các khu vực theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 2012-2015: Tập trung vốn tư khu vực các xã: Khánh An, Khánh Lâm, Nguyễn Phích của huyện U Minh.
- Giai đoạn 2015-2020: Các khu vực còn lại của quy hoạch gồm: Phân trường Sông Trẹm, Phân trường U Minh II, Phân trường Trần Văn Thời.
14. Dự kiến kinh phí thực hiện:
Tổng kính phí dự kiến thực hiện: 1.408,087 tỷ đồng. Trong đó:
- Bố trí lại sản xuất: 705,256 tỷ đồng.
- Đầu tư xây dựng tuyến dân cư: 702,831 tỷ đồng.
15. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn:
- Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ: 848,131 tỷ đồng (Xây dựng hệ thống công trình phục vụ sản xuất, đời sống).
- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 224,719 tỷ đồng (Bồi thường, hỗ trợ di dời và xây dựng các mô hình sản xuất).
+ Vốn dân: 267,958 tỷ đồng (Cải tạo đồng ruộng - tính trên ngày công lao động).
+ Vốn nhà đầu tư: 49,698 tỷ đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan:
- Tổ chức công bố Đồ án Quy hoạch đến nhân dân thuộc phạm vi quy hoạch được biết và thực hiện.
- Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa theo quy định.
- Xây dựng Điều lệ quản lý quy hoạch, thỏa thuận với Sở Xây dựng trước khi trình UBND tỉnh ban hành.
- Rà soát, lựa chọn các công trình để lập dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chủ tịch UBND huyện U Minh; Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ; Chủ tịch UBND các xã: Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Hòa, Khánh Thuận, Khánh Tiến, Khánh Hội - Huyện U Minh, Thủ trưởng các sở, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1133/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Đề án quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 (bố trí tái định cư cho dân vùng thiên tai) do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1233/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án Quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sắp xếp bố trí dân cư huyện Điện Biên Đông đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 26/2012/QĐ-UBND về quy định chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 78/2008/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2015
- 4Quyết định 578/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án Rà soát, bổ sung Quy hoạch bố trí dân cư vùng nguy cơ thiên tai tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến 2020
- 5Chỉ thị 13/2007/CT-UBND thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng kèm theo quyết định 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Quyết định 2288/QĐ-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 6Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Quyết định 1133/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Đề án quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 (bố trí tái định cư cho dân vùng thiên tai) do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 8Quyết định 1233/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án Quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sắp xếp bố trí dân cư huyện Điện Biên Đông đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 9Quyết định 26/2012/QĐ-UBND về quy định chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 78/2008/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2015
- 10Quyết định 578/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án Rà soát, bổ sung Quy hoạch bố trí dân cư vùng nguy cơ thiên tai tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến 2020
- 11Chỉ thị 13/2007/CT-UBND thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng kèm theo quyết định 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 12Quyết định 2288/QĐ-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Quyết định 475/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đồ án Quy hoạch Tổ chức lại sản xuất và bố trí dân cư khu vực rừng tràm tỉnh Cà Mau, tỷ lệ 1/2.000
- Số hiệu: 475/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/04/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Dương Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra