ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 475/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 11 tháng 3 năm 2008 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Phước.
2. Giao Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh về việc bố trí trụ sở làm việc, quản lý về tài sản, phương tiện công tác, trang thiết bị làm việc đối với các cơ quan chuyên môn có sự sắp xếp, thay đổi theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Giám đốc các Sở, ban, ngành có sự sắp xếp, thay đổi có trách nhiệm ổn định tư tưởng cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan mình an tâm công tác hoàn thành các nhiệm vụ được giao; đồng thời phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh việc điều động, bố trí nhân sự làm việc tại các cơ quan chuyên môn mới sau khi đề án được phê duyệt.
Điều 4. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
SẮP XẾP CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 13/2008/NĐ-CP NGÀY 04/02/2008 CỦA CHÍNH PHỦ
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh)
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
B) Sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
I. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hiện nay: 22 cơ quan, gồm:
1. Văn phòng UBND tỉnh.
2. Sở Nội vụ.
3. Sở Tư pháp.
4. Thanh tra tỉnh.
5. Sở Tài chính.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
7. Sở Thương mại và Du lịch.
8. Sở Công nghiệp.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
10. Sở Xây dựng.
11. Sở Giao thông - Vận tải.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường.
13. Sở Khoa học và Công nghệ.
14. Sở Giáo dục và Đào tạo.
15. Sở Y tế.
16. Sở Văn hoá - Thông tin.
17. Sở Thể dục - Thể thao.
18. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
19. Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
20. Ban Dân tộc.
21. Ban Tôn giáo.
22. Sở Bưu chính, Viễn thông.
II. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được sắp xếp lại, như sau:
1. Giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh.
a) Về chức năng: Chuyển chức năng quản lý nhà nước và tổ chức về dân số sang Sở Y tế, chuyển chức năng quản lý nhà nước và tổ chức về gia đình sang Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, chuyển chức năng quản lý nhà nước và tổ chức về trẻ em sang Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện.
b) Về đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
+ Giải thể Trung tâm Tư vấn dân số, gia đình và trẻ em tỉnh và chuyển nhiệm vụ và nhân sự của Trung tâm này về Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản trực thuộc Sở Y tế thực hiện.
+ Chuyển Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh trực thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý (nhập vào với Quỹ của Hội Từ thiện bảo trợ người già và trẻ mồ côi).
b) Về nhân sự:
+ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em rà soát lại trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức thuộc Ủy Ban, các công việc mà cán bộ, công chức đang đảm nhiệm, đồng thời tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về nguyện vọng của từng cán bộ, công chức để thực hiện việc chuyển nhân sự về các cơ quan liên quan khi thực hiện giải thể cho phù hợp. Nếu cán bộ, công chức nào có nguyện vọng xin nghỉ việc thì giải quyết theo chính sách tinh giản biên chế đã được Chính phủ ban hành (Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ).
2. Hợp nhất Sở Công nghiệp với Sở Thương mại và Du lịch thành Sở Công Thương, đồng thời chuyển chức năng quản lý nhà nước và tổ chức về du lịch từ Sở Thương mại và Du lịch sang Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện
Khi hợp nhất, chức năng và tổ chức bộ máy của Sở Công thương, như sau:
a) Về chức năng: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí (nếu có); hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hóa trên địa bàn; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; thương mại quốc tế; quản lý cụm công nghiệp và điểm công nghiệp trên địa bàn.
b) Về tổ chức bộ máy:
- Lãnh đạo Sở: Do 01 Giám đốc điều hành và có tối đa không quá 03 Phó Giám đốc Sở
- Khi chưa có Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương gồm các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Sở Công nghiệp và Sở Thương mại và Du lịch.
c) Về nhân sự: Sắp xếp lại số công chức thuộc Văn phòng 02 Sở, theo hướng giảm kế toán, văn thư, thủ quỹ, công chức pháp chế, đồng thời chuyển số công chức đang thực hiện nhiệm vụ tại Phòng quản lý du lịch thuộc Sở Thương mại và Du lịch sang Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Hợp nhất Sở The dục Thể thao với Sở Văn hoá - Thông tin thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước và tổ chức về du lịch từ Sở Thương mại và Du lịch, chức năng quản lý nhà nước và tổ chức về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chuyển sang, đồng thời chuyển chức năng quản lý nhà nước và tổ chức về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hoá - Thông tin về Sở Thông tin và Truyền thông.
Khi hợp nhất, chức năng và tổ chức bộ máy của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, như sau:
a) Về chức năng: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; thể dục, thể thao và du lịch; gia đình; quảng cáo; (trừ quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm); tiếp nhận chức năng và tổ chức về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
b) Về tổ chức bộ máy:
- Lãnh đạo Sở: Do 01 Giám đốc điều hành và có tối đa không quá 03 Phó Giám đốc Sở
- Khi chưa có Thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch gồm: Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc hiện có của Sở Văn hóa - Thông tin, của Sở Thể dục Thể thao, tổ chức về lĩnh vực gia đình của Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và tổ chức về lĩnh vực du lịch của Sở Thương mại và Du lịch chuyển sang.
c) Về nhân sự: Sắp xếp lại số công chức thuộc Văn phòng 02 Sở theo hướng giảm kế toán, văn thư, thủ quỹ, công chức pháp chế, đồng thời tiếp nhận, bố trí số công chức thực hiện nhiệm vụ về du lịch từ Sở Thương mại và Du lịch và công chức thực hiện nhiệm vụ về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chuyển sang .
4. Thành lập Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Sở Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước và tổ chức về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuyển sang.
Khi được thành lập, chức năng và tổ chức bộ máy của Sở Thông tin và Truyền thông, như sau:
a) Về chức năng: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thưc hiện chức năng quản lý nha nước về: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn và phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên các phương tiện thông tin báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm.
b) Về tổ chức bộ máy:
- Lãnh đạo Sở: Do 01 Giám đốc điều hành và có tối đa không quá 03 Phó Giám đốc Sở.
Khi chưa có Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông, gồm các phòng chuyên môn, nghiệp vụ hiện có của Sở Bưu chính, Viễn thông và tổ chức về lĩnh vực báo chí, xuất bản phẩm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuyển sang.
c) Về nhân sự: Tiếp nhận và bố trí số cán bộ, công chức đang thực hiện nhiệm vụ về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chuyển sang.
5. Sáp nhập Ban Tôn giáo (theo nguyên trạng) vào Sở Nội vụ, đồng thời chuyển chức năng quản lý nhà nước và tổ chức về thi đua - khen thưởng và về văn thư, lưu trữ từ Văn phòng UBND tỉnh về Sở Nội vụ thực hiện.
a) Về chức năng: Sở Nội vụ có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về nội vụ, gồm: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp, cải cách hành chính, chính quyền địa phương, địa giới hành chính, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, phi Chính phủ, thi đua - khen thưởng; tôn giáo, văn thư, lưu trữ nhà nước.
b) Về tổ chức bộ máy :
- Lãnh đạo Sở: Do 01 Giám đốc điều hành và có tối đa không quá 03 Phó Giám đốc Sở.
- Khi chưa có Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ: gồm các phòng chuyên môn, nghiệp vụ hiện có của Sở Nội vụ, các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ hiện có của Ban Tôn giáo, Bộ phận chuyên trách thi đua - khen thưởng và Trung tâm Lưu trữ tỉnh.
c) Về nhân sự:
Chuyển nhân sự Ban Tôn giáo, Bộ phận chuyên trách công tác thi đua - khen thưởng và Trung tâm lưu trữ từ văn phòng UBND tỉnh về Sở Nội vụ (việc sắp xếp bộ phận chuyên trách công tác thi đua - khen thưởng do Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện theo quy định của pháp luật).
6. Sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được tổ chức theo đặc đặc thù của tỉnh:
6.1. Thành lập Sở Ngoại vụ: Theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ thì việc thành lập Sở Ngoại vụ phải đảm bảo tiêu chí sau:
Những tỉnh có đường biên giới trên bộ và có cửa khẩu quốc tế hoặc quốc gia. Theo tiêu chí này thì tỉnh ta được thành lập Sở Ngoại vụ và việc thành lập Sở Ngoại vụ đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ( Nghị quyết số 10/2006/NQ-HĐND ngày 21/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về việc thành lập Sở Ngoại vụ).
6.2. Giữ nguyên Ban Dân tộc như hiện nay
7. Các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND tỉnh giữ nguyên như hiện nay.
Như vậy, theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được tổ chức lại, gồm 19 cơ quan, có các chức năng như sau:
1. Văn phòng UBND tỉnh: Là cơ quan ngang Sở, là bộ máy giúp việc của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
Văn phòng có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp UBND tỉnh tổ chức các họat động chung của UBND tỉnh; tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh về chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa phương; bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Sở Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua- khen thưởng.
3. Sở Ngoại vụ: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác ngoại vụ, biên giới lãnh thổ quốc gia theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tư pháp: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản liên quan đến thi hành án và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
5. Thanh tra tỉnh: Là cơ quan ngang Sở, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra và phòng, chống tham nhũng.
6. Sở Tài chính: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
8. Sở Công Thương: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quan lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí (nếu có); hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hóa trên địa bàn; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mai điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; thương mại quốc tế; quản lý cụm công nghiệp và điểm công nghiệp trên địa bàn.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp (nếu có); thủy sản; thủy lợi và phát triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản, thủy sản, và muối (nếu có) trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường.
10. Sở Xây dựng: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiep, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: kết cấu hạ tầng đô thị; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, rác thải đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao); phát triển đô thị; kinh doanh bất động sản.
11. Sở Giao thông vận tải: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải, gồm: đường bộ, đường thủy; vận tải; an toàn giao thông.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
13. Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: họat động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân.
14. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
15. Sở Y tế: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế; tiếp nhận chức năng và tổ chức về dân số từ Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em.
16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; thể dục, thể thao và du lịch; gia đình; quảng cáo; (trừ quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm); tiếp nhận chức năng và tổ chức về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
17. Sở Thông tin và Truyền thông: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nha nước về: Báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn và phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên các phương tiện thông tin báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm
18. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền cong; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội ); bình đẳng giới; tiếp nhận chức năng và tổ chức về bảo vệ và chăm sóc trẻ em từ Ủy ban Dân số, Gia đình, và Trẻ em.
19. Ban Dân tộc: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Khi chưa có Thông tư hướng dẫn của liên Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ, các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như hiện tại. Riêng đối với các Sở, ngành được sáp nhập, hợp nhất, thành lập, có điều chỉnh chức năng thì Giám đốc Sở thực hiện cả chức năng hiện có và chức năng mới được bổ sung, bảo đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan này
Các Sở, ngành chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan mình và hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ngay sau khi có Thông tư hướng dẫn của liên Bộ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Quyết định 475/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đề án sắp xếp cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 475/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/03/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Trương Tấn Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/03/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực