Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4716/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kế hoạch số 125-KH/TU ngày 15/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ các văn bản của UBND tỉnh: Quyết định số 3805/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 04/01/2022 về việc Triển khai thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Qu yết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 22/9/2022 về việc thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 259/TTr-SNN&PTNT ngày 23/12/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển nuôi cá lồng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gồm những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển nuôi cá lồng phù hợp với phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vùng huyện và quy hoạch khác có liên quan, đảm bảo hiệu quả kinh tế, an toàn, bền vững môi trường và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

2. Phát triển nuôi cá lồng thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa gắn với đổi mới và tổ chức lại sản xuất, xây dựng các chuỗi giá trị xuyên suốt cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm; khai thác, sử dụng tài nguyên mặt nước để nuôi lồng bè phải đảm bảo hài hòa với hoạt động của các ngành kinh tế khác.

3. Áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại ở các vùng tập trung theo hướng công nghiệp, sử dụng công nghệ lồng, kỹ thuật nuôi tiên tiến để tạo sản phẩm mang tính hàng hóa; đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ở các vùng nuôi nhỏ lẻ hiện có để nâng cao hiệu quả.

4. Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nuôi cá lồng, trong đó doanh nghiệp là nòng cốt, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng nông thôn miền núi và ven biển trong tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Khai thác tiềm năng và sử dụng hiệu quả mặt nước để phát triển nuôi cá lồng thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Tăng quy mô sản xuất và chuyển đổi sang lồng nuôi công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường sinh thái; tạo ra sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh; giải quyết việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi và ven biển.

2 Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025:

- Diện tích nuôi cá lồng đạt 200 ha, 3.700 lồng, thể tích lồng nuôi 335.000m3; trong đó: nước ngọt với diện tích 150 ha, 3.000 lồng, thể tích lồng nuôi 265.000 m3; nước mặn với diện tích 50 ha, 700 lồng, thể tích lồng nuôi 70.000 m3.

- Sản lượng nuôi đạt 6.650 tấn, trong đó: nuôi nước ngọt 5.250 tấn; nuôi nước mặn 1.400 tấn; giá trị sản xuất đạt 500 tỷ đồng/năm.

- Giải quyết việc làm cho trên 5.800 lao động thường xuyên, trên 20.000 lao động thời vụ và dịch vụ phục vụ nuôi cá lồng.

- 100% cơ sở nuôi cá lồng nắm được kiến thức về kỹ thuật nuôi cá lồng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- 50% cơ sở nuôi cá lồng áp dụng quy trình sản xuất nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) hoặc tương đương.

b) Định hướng đến năm 2030:

- Diện tích nuôi cá lồng đạt 310,5 ha, 5.340 lồng, thể tích lồng nuôi 523.000 m3; trong đó: nước ngọt với diện tích 222,5 ha, 3.840 lồng, thể tích lồng nuôi 373.000 m3; nước mặn với diện tích 88 ha, 1.500 lồng, thể tích lồng nuôi 150.000 m3.

- Sản lượng nuôi cá lồng đạt 13.600 tấn, trong đó: nuôi nước ngọt 9.100 tấn; nuôi nước mặn 4.500 tấn; giá trị sản xuất đạt 1.200 tỷ đồng/năm.

- Giải quyết việc làm cho trên 9.200 lao động thường xuyên, trên 30.000 lao động thời vụ và dịch vụ phục vụ nuôi cá lồng;

- 100% cơ sở nuôi cá lồng áp dụng quy trình sản xuất nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) hoặc tương đương.

III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

1. Phát triển nuôi cá lồng

1.1. Phát triển nuôi cá lồng nước ngọt

- Đối tượng nuôi: Tập trung vào các đối tượng như cá Chép, cá Trắm cỏ, cá Trắm đen, cá Diêu hồng, cá Rô phi, cá Tầm, các loài cá da trơn (cá Lăng, cá Nheo,…), phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, đặc sản, loài bản địa, như: cá Bỗng, cá Anh Vũ, cá Ngạnh, cá Chiên…

- Khu vực nuôi: Chỉ phát triển nuôi cá lồng trên các hồ thủy lợi, hồ thủy điện có diện tích mặt nước trên 50 ha (chi tiết tại phụ lục 01 kèm theo).

- Công nghệ nuôi: Tập trung phát triển nuôi cá theo hướng công nghiệp, sử dụng lồng bè bằng vật liệu mới, thân thiện với môi trường, như: sắt, inox, HDPE,…. Từng bước chuyển đổi lồng bè truyền thống (tre, gỗ,…) sang lồng nuôi bằng vật liệu mới, chuyển đổi từ sử dụng thức ăn truyền thống sang sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp để tăng năng suất, hiệu quả cao, giảm ô nhiễm môi trường.

1.2. Phát triển nuôi cá lồng nước mặn

- Đối tượng nuôi: Tập trung các đối tượng có giá trị kinh tế như cá Song, cá Chim vây vàng, cá Hồng, cá Tráp, cá Vược, cá Giò, cá Cảnh biển, tôm Hùm, ốc Hương,…

- Về khu vực nuôi: Tổ chức lại sản xuất các vùng nuôi lồng gần bờ, chuyển đổi các mô hình sản xuất khu vực eo ngách ra khu vực biển hở với quy mô nuôi công nghiệp. Nuôi lồng tập trung quy mô công nghiệp tại vùng vịnh bán kín ở đảo Hòn Mê - thị xã Nghi Sơn; tổng diện tích bè nuôi chiếm khoảng 5- 6% tổng diện tích khu vực quy hoạch (88 ha) (chi tiết tại phụ lục 02 kèm theo).

- Công nghệ nuôi: Nuôi theo phương thức công nghiệp, tiên tiến; từng bước sử dụng đại trà các mô hình nuôi biển hiện đại, sử dụng lồng nổi bằng nhựa cứng HDPE, Composite, lồng nổi bằng kết cấu thép, các loại lồng chìm và bán chìm, có kết cấu và vật liệu đa dạng, thích hợp với từng đối tượng nuôi, chịu được biến động thời tiết và sóng, bão. Phát triển nuôi có chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, có thể truy xuất nguồn gốc. Áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để bảo vệ môi trường, sử dụng thức ăn công nghiệp, có khu vực thu gom, xử lý chất thải trên lồng bè, giảm và tiến tới không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi cá.

2. Phát triển hệ thống sản xuất giống

- Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, sản xuất và phát triển giống thủy sản, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất.

- Khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xây dựng, áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học, các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng Trạm Nghiên cứu giống và Sản xuất giống Thủy sản thuộc Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi - Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đáp ứng đủ điều kiện để sản xuất giống phục vụ cho nuôi biển.

- Nâng cấp, mở rộng các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước ngọt chất lượng cao hiện có để chủ động nguồn giống thủy sản cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt nói chung và nuôi cá lồng nói riêng.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chọn, tạo và nhân giống thủy sản; sản xuất các giống thủy sản mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, ưu tiên phát triển giống nuôi chủ lực, giá trị kinh tế cao ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, sản xuất giống thủy sản.

- Thực hiện tốt việc di ương giống chất lượng cao cung cấp cho các cơ sở nuôi đặc biệt là giống cho nuôi biển.

- Từng bước hạn chế và tiến tới không sử dụng nguồn giống tự nhiên để phục vụ nuôi biển (có thể dùng giống tự nhiên để sản xuất giống), chỉ sử dụng nguồn giống sản xuất nhân tạo để phát triển nuôi biển công nghiệp.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống để nâng cao hiệu quả và hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi.

3. Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Rà soát, đánh giá về thực trạng và nhu cầu hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi cá lồng làm cơ sở đầu tư sản xuất phù hợp.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hiện đại phục vụ phát triển nuôi cá lồng, các hạng mục hạ tầng thiết yếu hỗ trợ vùng nuôi trồng thuỷ sản trên biển, nuôi trên hồ chứa.

- Ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ đa mục tiêu cho hoạt động của các ngành kinh tế để đảm bảo không xung đột, chồng lấn giữa hoạt động nuôi biển với các ngành kinh tế khác.

4. Chế biến và thị trường

- Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản dựa trên nhu cầu, tín hiệu của thị trường với quy mô hàng hóa lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Duy trì các thị trường hiện tại và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng (Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ,…), chuyển dần từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc và tiếp cận, mở rộng các thị trường khác.

- Thu hút đầu tư các nhà máy chế biến sâu các sản phẩm thủy sản tại thành phố Sầm Sơn, huyện Hậu Lộc và thị xã Nghi Sơn.

- Khuyến khích phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế biến các sản phẩm từ thủy sản đặc sản của địa phương theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền, sự tham gia của người dân

- Quán triệt, cụ thể hoá các nhiệm vụ phát triển bền vững, đảm bảo mục tiêu đã đề ra của Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; các quy định mới của Luật Thủy sản 2017; Quy hoạch, chiến lược, chương trình, đề án phát triển ngành thủy sản và các nhiệm vụ giải pháp của Đề án.

- Cấp ủy và chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo, thực hiện các nội dung hoạt động giám sát, thực hiện Đề án thông qua việc tham gia trực tiếp vào xây dựng cơ chế, chính sách, giải phóng mặt bằng, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

- Tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế có nhu cầu đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh; xây dựng và kết nối chuỗi sản xuất từ vật tư đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn quản lý.

2. Cơ chế chính sách

- Tiếp tục hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ và các chính sách khác có liên quan.

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi cá lồng theo hình thức công nghiệp (làm lồng nuôi bằng vật liệu mới , như: HDPE, lồng sắt, inox...).

3. Quản lý và tổ chức sản xuất

- Tổ chức triển khai thực hiện Luật Thủy sản năm 2017 và các quy định hiện hành đảm bảo các cơ sở nuôi cá lồng hoạt động đúng quy định của pháp luật. Kiểm soát, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy trình nuôi, không xin cấp phép nuôi trồng thủy sản, không đăng ký đối tượng nuôi và bảo vệ môi trường theo quy định.

- Thực hiện giao đất, cho thuê mặt nước nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật đất đai và các quy định khác có liên quan.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào như: con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Đồng thời tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng trừ dịch bệnh cho các vùng nuôi cá lồng.

- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ con giống, vật tư đầu vào, vật liệu làm lồng, nuôi thương phẩm đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân trong liên kết và tổ chức chuỗi sản xuất.

- Tổ chức lại các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và chung tay bảo vệ môi trường; gắn việc phát triển nuôi cá lồng với hoạt động du lịch.

- Hình thành kênh cung cấp thông tin thị trường, thông tin về thiên tai, biến đổi khí hậu,… để kịp thời thông tin tới các cơ sở nuôi cá lồng, nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất.

4 Chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ

a) Khoa học công nghệ

- Đối với nuôi cá lồng trên biển: Lồng nuôi được đóng bằng vật liệu mới, đảm bảo chịu được sóng, gió, bão và thân thiện môi trường (lồng sắt, inox, HDPE,.. ). Từng bước sử dụng đại trà các mô hình nuôi biển hiện đại sử dụng lồng nổi bằng nhựa cứng HDPE, lồng nổi bằng kết cấu thép, các loại lồng chìm và bán chìm, có kết cấu và vật liệu đa dạng, thích hợp với từng đối tượng nuôi, chịu được biến động thời tiết và sóng, bão.

- Đối với nuôi cá lồng nước ngọt: Đối với các khu vực đang nuôi lồng truyền thống bằng vật liệu gỗ, tre, nứa thì từng bước chuyển đổi sang lồng nuôi bằng vật liệu mới, đến năm 2025 chuyển đổi khoảng 30 - 50% sang lồng vật liệu mới và đến năm 2030 chuyển đổi 100% lồng nuôi sang lồng vật liệu mới đảm bảo thân thiện môi trường (lồng sắt, inox, HDPE,…).

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật nuôi công nghệ cao và các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế như cá Leo, cá Lăng, cá Chình, cá Chiên, cá Ngạnh, cá Hồng Mỹ, cá Giò, cá Song, cá Vược, tôm Hùm, ốc Hương…

- Xã hội hóa công tác sản xuất giống thủy sản, khuyến khích các thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới. Áp dụng công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, chất lượng cao.

- Ưu tiên các nhiệm vụ khoa học công nghệ nghiên cứu, sản xuất con giống chất lượng cao phục vụ nuôi cá lồng (nuôi biển, hồ thủy lợi, hồ thủy điện) nhằm chủ động con giống cho người nuôi trong tỉnh.

- Áp dụng, sử dụng năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời… để tiết kiệm nhiên liệu.

b) Công tác khuyến ngư và đào tạo

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng; kỹ thuật thiết kế lồng bè cho các hộ nuôi, đồng thời tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong nuôi trồng thủy sản và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

- Đa dạng các hình thức đào tạo phù hợp với trình độ, tập quán của người dân, để người dân tiếp cận tốt với tiến bộ kỹ thuật, phát triển nuôi cá lồng ổn định, bền vững.

- Tổ chức biên soạn in ấn tờ rơi, sổ tay tuyên truyền các quy trình kỹ thuật, các quy định của Nhà nước phát cho các hộ dân trong tỉnh.

- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý cho cán bộ phụ trách thủy sản cơ sở.

- Tổ chức cho cán bộ cơ sở và người nuôi tham quan học tập các mô hình nuôi cá lồng hiệu quả kinh tế cao ở các tỉnh, thành phố trong cả nước để học tập những kinh nghiệm về áp dụng tại địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trong tỉnh.

- Xây dựng mô hình nuôi cá lồng các đối tượng có giá trị kinh tế và lồng công nghệ cao, tổ chức hội thảo đầu bờ đúc rút kinh nghiệm, triển khai nhân rộng mô hình.

5. Quản lý môi trường, dịch bệnh

- Tạo sự đồng thuận trong tổ chức sản xuất, áp dụng các biện pháp khoa học để quản lý môi trường nuôi, thực hiện các công nghệ nuôi sạch, an toàn về môi trường và dịch bệnh góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm sạch có giá trị cao, góp phần giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh.

- Bố trí mật độ lồng, bè, khu vực nuôi, lựa chọn đối tượng, cơ cấu đàn cá, mật độ nuôi, hình thức nuôi phù hợp thủy vực để các loài nuôi tận dụng thức ăn lẫn nhau, tránh ô nhiễm môi trường.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin cảnh báo quan trắc môi trường nuôi cá lồng của các cơ quan quản lý; đo đạc, theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế thiệt hại và dịch bệnh xảy ra.

6 Chế biến, thị trường và tiêu thụ sản phẩm

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sâu các sản phẩm thủy sản nói chung và sản phẩm nuôi cá lồng nói riêng tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, gắn hoạt động sản xuất với bảo vệ môi trường.

- Hình thành hệ thống nuôi cá lồng gắn kết với các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm theo hình thức hợp đồng cung cấp cho nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh; tập trung mạnh về thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu (đối với cá biển).

- Xây dựng thương hiệu; xây dựng vùng nuôi sạch và quảng bá đến các thị trường trong và ngoài tỉnh (siêu thị, nhà hàng...)

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN

(chi tiết tại phụ lục 04 kèm theo)

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn vốn

- Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động các hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Vốn ngân sách nhà nước thông qua việc hỗ trợ một phần kinh phí chuyển đổi lồng bè; đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng các khu nuôi cá lồng tập trung; đầu tư hạ tầng cơ sở cho sản xuất giống phát triển nuôi cá lồng; xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ nuôi mới; tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nuôi cá lồng; quan trắc, cảnh báo môi trường; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm từ nguồn vốn lồng ghép thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, khuyến nông, các dự án ODA và chương trình khoa học và công nghệ khác có liên quan.

2. Quản lý, sử dụng kinh phí: việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của đề án áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì thực hiện các nội dung đề án; phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức công bố công khai các vị trí nuôi cá lồng; triển khai và giám sát việc thực hiện phát triển nuôi cá lồng tại các điểm đã quy hoạch theo đúng quy định pháp luật. Thực hiện việc quản lý nhà nước về thủy sản theo quy định.

- Hướng dẫn, phối hợp với các huyện/thị xã trên địa bàn tỉnh sắp xếp lại các vị trí nuôi cá lồng theo các điểm được quy hoạch.

- Xây dựng các mô hình nuôi cá lồng với các đối tượng có giá trị kinh tế cao, áp dụng công nghệ mới; xây dựng nội dung hướng dẫn kỹ thuật, thiết kế lồng đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật.

- Phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến thủy sản.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành về các văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện các quy định của pháp luật, cấp giấy phép, giấy xác nhận đăng ký nuôi cho các cơ sở có đủ điều kiện nuôi cá lồng theo các vị trí được quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành mới cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án; tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh Đề án (nếu có); định kỳ hằng năm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan trong việc lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình MTQG và các chương trình, đề án khác trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư các dự án nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách tỉnh hàng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan liên quan tham mưu cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình để thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp khuyến khích đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong nuôi cá lồng. Nghiên cứu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về xây dựng và hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nuôi.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên biển, đảo, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo thẩm quyền quy định.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã thực hiện việc giao mặt nước, quản lý diện tích mặt nước cho phát triển nuôi cá lồng theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật về quản nước thải từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản do các Bộ, ngành ban hành.

6. Sở Giao thông vận tải

Kiểm tra, giám sát các quy định về an toàn, kỹ thuật đối với bến, khu vực neo đậu, luồng tuyến trên khu vực biển và các nội dung khác có liên quan theo thẩm quyền.

7. Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Trạm Nghiên cứu giống và Sản xuất giống Thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu giống nuôi trồng thủy sản chất lượng cao.

- Nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng nuôi trồng thủy sản.

8. UBND các huyện, thị xã

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai và tổ chức các nội dung của dự án tại địa phương và lựa chọn các hộ tham gia dự án; hướng dẫn các cơ sở nuôi cá lồng về công tác đăng ký nuôi cá lồng theo các điểm đã quy hoạch.

- Phối hợp với các cơ quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và các đơn vị liên quan về việc thực hiện các quy định của nhà nước về nuôi cá lồng.

- Chỉ đạo UBND các xã/phường tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nuôi cá lồng theo thẩm quyền quy định; đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu có hoạt động nuôi cá lồng.

- Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân trong việc nuôi cá lồng trên địa bàn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án (qua Sở Nông nghiệp và PTNT).

9. Các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi cá lồng

- Các tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành nuôi cá lồng phải thực hiện các thủ tục giao, thuê mặt nước, xin cấp phép nuôi trồng thủy sản, đăng ký xác nhận nuôi cá lồng theo quy định.

- Sử dụng đúng mục đích, đúng diện tích vùng mặt nước nuôi cá lồng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nuôi cá lồng.

- Các tổ chức, cá nhân nuôi cá lồng phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết và đảm bảo xử lý các chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện hành.

- Tuyệt đối không xả trực tiếp xác động vật thủy sản ra ngoài môi trường tự nhiên. Báo cáo thường xuyên về tình hình sản xuất; kịp thời thông tin cho các cơ quan chức năng về tình hình ô nhiễm môi trường trong khu vực nuôi.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải; Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có quy hoạch nuôi cá lồng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

PHỤ LỤC 01: CÁC HỒ CHỨA THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số 4716/QĐ-UBND ngày 28/12/2022của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên hồ

Địa chỉ

Năm 2025

Năm 2030

Vị trí QH

DT (ha)

Số lồng

Tọa độ

1

Hồ Cửa Đạt

Huyện Thường Xuân

- 800 lồng

- 2.000 tấn

- 1.000 lồng

- 3.000 tấn

CĐ01

5

50

529457.62; 2199579.58

529625.86; 2199831.91

529752.85; 2199727.34

529570.97; 2199480.58

CĐ02

15

150

529300.47; 2199943.26

529087.71; 2199830.78

528801.67; 2200404.71

528971.96; 2200525.46

CĐ03

10

100

528771.31; 2201182.57

528682.20; 2201017.42

528122.77; 2201588.92

528172.80; 2201696.31

CĐ04

5

50

527442.36; 2202537.49

527988.85; 2202666.46

527992.72; 2202564.45

527478.57; 2202463.89

CĐ05

15

150

526834.21; 2202593.25

526785.83; 2202455.47

525883.56; 2202706.83

525883.89; 2202883.35

CĐ06

10

100

525224.69; 2205217.00

525131.98; 2205215.15

525325.02; 2206496.15

525450.53; 2206518.98

CĐ07

10

100

524766.78; 2202538.42

524715.17; 2202400.39

524007.75; 2202837.00

524017.46; 2203059.17

CĐ08

10

100

526866.20; 2201271.13

526817.02; 2201170.57

526273.48; 2201473.87

526313.27; 2201621.89

CĐ09

10

100

527293.09; 2199839.96

527177.33; 2199715.23

527008.18; 2200323.98

527127.81; 2200518.72

CĐ10

10

100

527583.75; 2199262.85

527587.21; 2199036.99

526995.07; 2198964.01

526935.77; 2199166.84

2

Hồ Xuân Minh

Huyện Thường Xuân

- 120 lồng

- 120 tấn

- 200 tấn

- 300 tấn

XM01

1

60

534814.67; 2198360.54

534816.12; 2198321.92

534535.48; 2198329.86

534540.36; 2198361.60

XM02

2,5

140

534374.34; 2198679.22

534337.17; 2198664.56

534213.36; 2199187.90

534239.27; 2199214.60

3

Hồ Bái Thượng

Huyện Thường Xuân

- 80 lồng

- 80 tấn

- 100 lồng

- 150 tấn

BT01

2

100

539712.89; 2199564.21

540183.62; 2199260.97

540160.21; 2199236.69

539690.67; 2199530.52

4

Hồ Trung Sơn

Xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa

- 200 lồng

- 300 tấn

- 300 lồng

- 600 tấn

TS01

2,5

50

482113.62; 2278871.50

482059.86; 2278900.86

482239.29; 2278451.18

482211.68; 2278436.55

TS02

2,5

50

481900.37; 2278844.90

482011.39; 2278475.90

481978.35; 2278416.20

481861.75; 2278808.43

2278808.43 2278808.43

TS03

2,5

50

482364.82; 2278954.42

482493.57; 2278504.87

482472.62; 2278463.83

482326.65; 2278916.22

TS04

2,5

50

482419.87; 2280781.27

482430.76; 2280715.40

482194.33; 2280616.32

482193.27; 2280728.32

TS05

2,5

50

482233.60; 2281056.89

482239.04; 2280997.96

482080.71; 2280962.83

481988.53; 2281173.93

482093.92; 2281209.10

482131.16; 2281152.56

TS06

2,5

50

483121.07; 2280346.67

483121.54; 2280277.24

483493.62; 2280095.08

483513.45; 2280147.47

Xã Trung Lý, huyện Mường Lát

- 80 lồng

- 80 tấn

- 80 lồng

- 120 tấn

TS08

0,5

20

482284.27; 2273814.01

482320.77; 2273812.00

482271.56; 2273655.40

482238.51; 2273659.58

TS09

0,5

20

481165.96; 2272104.37

481122.83; 2272084.64

481075.14; 2272191.04

481112.11; 2272219.04

TS10

1,2

40

478168.54; 2271717.32

478121.45; 2271453.43

478074.13 2271455.49

478122.31; 2271730.67

5

Hồ Trung Xuân

Huyện Quan Sơn

- 110 lồng

- 70 tấn

- 140 lồng

- 140 tấn

TX01

0,8

60

508391.96; 2249118.73

508417.03; 2249093.77

508368.77; 2248836.30

508351.21; 2248844.82

TX02

0,6

40

508481.89; 2249459.80

508490.40; 2249445.24

508362.89; 2249219.43

508352.80; 2249227.78

TX03

0,6

40

509486.74; 2250220.86

509498.57; 2250199.54

509319.74; 2250014.65

509312.53; 2250026.77

6

Hồ Đồng Bể

Huyện Như Thanh

- 50 lồng

- 100 tấn

- 50 lồng

- 120 tấn

ĐB01

2

50

556821.03; 2184765.83

556822.24; 2184642.99

556656.35; 2184658.45

556665.55; 2184785.27

7

Hồ Sông Mực

Huyện Như Thanh

- 500 lồng

- 1.000 tấn

- 800 lồng

- 2.000 tấn

SM01

15

200

555757.92; 2166977.85

555593.14; 2166831.83

556250.83; 2166262.42

556375.99; 2166369.21

SM02

12

150

553497.99; 2167924.46

553450.03; 2167809.47

552502.31; 2168264.04

552560.90; 2168377.57

SM03

15

200

554814.37; 2167204.12

554956.39; 2167103.85

554411.30; 2166277.18

554293.20; 2166361.21

SM 04

15

200

553519.03; 2165783.23

553672.92; 2165743.11

553504.52; 2164784.53

553369.94; 2164819.55

SM 05

4

50

553741.53; 2169040.48

553812.36; 2168943.36

553483.83; 2168680.81

553401.75; 2168757.27

8

Hồ Khe Lầy

Thị xã Nghi Sơn

- 100 lồng

- 200 tấn

- 100 lồng

- 300 tấn

KL01

1

30

570211.82; 2142646.79

570249.96; 2142588.40

570159.42; 2142521.07

570114.10; 2142570.45

KL02

1,3

40

570463.31; 2142740.50

570426.48; 2142706.02

570285.70; 2142812.31

570314.37; 2142858.95

KL03

1

30

570613.32; 2142762.38

570649.68; 2142726.40

570573.45; 2142644.67

570536.42; 2142678.71

9

Hồ Kim Giao 2

Thị xã Nghi Sơn

- 30 lồng

- 60 tấn

- 30 lồng

- 90 tấn

KG01

1

30

569605.59; 2141501.89

569642.84; 2141477.41;

569577.14; 2141285.57

569537.62; 2141316.97

10

Hồ Hao Hao

Thị xã Nghi Sơn

- 50 lồng

- 100 tấn

- 50 lồng

- 150 tấn

HH01

3

50

577851.93; 2154424.94

577930.17; 2154354.82

577722.31; 2154154.98

577644.22; 2154214.38

11

Hồ Bòng Bòng

Thị xã Nghi Sơn

- 50 lồng

- 100 tấn

- 50 lồng

- 150 tấn

BB01

3

50

571860.89; 2156133.76

571940.55; 2156202.32

572110.91; 2155980.34

572046.38; 2155907.60

12

Hồ Tây Trác

Huyện Thạch Thành

- 40 lồng

- 80 tấn

- 40 lồng

- 100 tấn

TT 01

1

40

573468.01; 2221033.37

573537.33; 2221039.77

573576.68; 2220918.02

573511.39; 2220909.61

573466.82; 2221032.42

13

Hồ Đồng Ngư

Huyện Thạch Thành

- 50 lồng

- 100 tấn

- 50 lồng

- 120 tấn

ĐG 01

1,5

50

574916.35; 2222367.73

575131.50; 2222301.49

575112.63; 2222241.38

574898.26; 2222288.31

14

Hồ Bỉnh Công

Huyện Thạch Thành

- 40 lồng

- 80 tấn

- 40 lồng

- 100 tấn

BC01

1

40

569028.69; 2235294.76

569048.32; 2235108.84

568989.53; 2235110.18

568961.32; 2235286.14

15

Thung Bằng

Huyện Cẩm Thủy

- 50 lồng

- 100 tấn

- 50 lồng

- 120 tấn

TB01

1,5

50

554211.72; 2235131.29

554159.79; 2235166.08

554255.75; 2235373.12

554319.32; 2235323.63

16

Hồ Thủy điện

Cẩm Thủy 1

Xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy

- 60 lồng

- 60 tấn

- 60 lồng

- 120 tấn

CT101

1,5

60

541220.81; 2238203.48

541224.31; 2238165.30

540766.11; 2238070.88

540759.48; 2238097.04

- 40 lồng

- 40 tấn

- 40 lồng

- 80 tấn

CT102

1

40

540115.75; 2237938.80

540122.40; 2237899.04

539861.10; 2237880.64

539858.75; 2237917.02

- 40 lồng

- 40 tấn

- 40 lồng

- 80 tấn

CT103

1

40

539437.71; 2237951.69

539426.47; 2237921.37

539145.93; 2238069.38

539160.48; 2238098.23

Xã Cẩm Thành, huyện cẩm Thủy

- 80 lồng

- 80 tấn

- 80 lồng

- 160 tấn

CT104

2

80

538964.28; 2238118.02

538935.20; 2238097.18

538611.61; 2238513.35

538641.46; 2238557.84

- 40 lồng

- 40 tấn

- 40 lồng

- 80 tấn

CT105

1

40

538336.79; 2239231.34

538314.60; 2239212.79

538146.94; 2239518.37

538170.63; 2239550.66

17

Hồ Duồng Cốc

Xã Điền Hạ, huyện Bá Thước

- 60 lồng

- 120 tấn

- 60 lồng

- 150 tấn

DC01

2

60

533287.74; 2237021.32

533370.70; 2236945.76

533104.40; 2236704.60

533032.70; 2236770.11

18

Thủy điện Bá Thước 2

Xã Lượng Ngoại, Bá Thước

- 60 lồng

- 60 tấn

- 60 lồng

- 120 tấn

BTh01

1,5

60

531405.28; 2249409.10

531389.97; 2249385.34

531026.90; 2249531.07

531029.45; 2249572.01

- 60 lồng

- 60 tấn

- 60 lồng

- 120 tấn

BTh02

1,5

60

530921.42; 2249648.99

530909.32; 2249628.61

530717.88; 2250177.30

530753.20; 2250163.23

- 80 lồng

- 80 tấn

- 80 lồng

- 160 tấn

BTh03

2

80

529626.14; 2250532.84

529612.00; 2250504.35

529120.18; 2251028.34

529141.51; 2251078.72

Xã Ái Thượng, Bá Thước

- 80 lồng

- 80 tấn

- 80 lồng

-160 tấn

BTh04

2

80

525707.69; 2249424.80

526078.08; 2249896.35

526109.04; 2249872.36

525727.97; 2249415.10

TT Cành Nàng, Bá Thước

- 100 lồng

- 100 tấn

- 160 lồng

- 320 tấn

BTh05

4

160

524564.27; 2250206.90

524538.96; 2250161.22

523622.09; 2250515.28

523642.18; 2250578.32

 

Tổng cộng

 

- 3 000 lồng

- 5 250 tấn

- 3 840 lồng

- 9 00 tấn

 

222,5 ha

3 840 lồng

 

 

PHỤ LỤC 02: KHU VỰC PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG NƯỚC MẶN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số 4716/QĐ-UBND ngày 28/12/2022của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Khu vực

Địa chỉ

Số lồng 2025

Số lồng 2030

Vị trí QH

DT (ha)

Số lồng

Tọa độ

Quanh Đảo Hòn Mê

Phường Hải Bình, TX Nghi Sơn

- 700 ô lồng

- 1.400 tấn

- 1500 ô lồng

- 4.500 tấn

HM01

40

600

596542.35; 2141381.08

597166.69; 2140737.25

597013.12; 2140630.78

596406.17; 2141286.77

HM02

20

350

597570.11; 2140363.81

597977.90; 2139401.02

597861.08; 2139269.59

597368.38; 2140323.64

HM03

10

200

594740.34; 2139976.05

595430.72; 2138953.83

595275.62; 2138869.72

594585.03; 2139865.98

HM04

18

350

594110.09; 2139740.52

594276.90; 2139656.47

594666.56; 2138645.88

594553.60; 2138507.05

 

Tổng cộng

- 700 ô lồng

- 400 tấn

- 500 ô lồng

- 4 500 tấn

 

88

1.500

 

 

PHỤ LỤC 03: CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số 4716/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

DANH MỤC

ĐVT

Năm 202

Năm 2025

Năm 2030

I

Tổng thể tích nuôi cá lồng

m3

121.228

335.000

523.000

1

Thể nuôi lồng nước mặn

m3

40.783

70.000

150.000

-

Thể tích nuôi lồng khu vực Đảo

m3

-

70.000

150.000

-

Thể tích nuôi lồng khu vực lạch

m3

9.432

-

-

-

Khu vực nuôi khác

m3

31.351

-

-

2

Thể tích NTTS nước ngọt

m3

79.695

265.000

373.000

-

Thể tích nuôi lồng khu vực Hồ, Đâp

m3

72.713

265.000

373.000

-

Thể tích nuôi lồng khu vực Sông

m3

7.731

-

-

II

Tổng số lượng lồng nuôi

ô lồng

6.121

3.700

5.340

1

Số lượng lồng nuôi nước mặn

ô lồng

3.982

700

1.500

-

Số lồng bè khu vực Đảo

ô lồng

-

700

1.500

-

Số lồng bè nuôi khu vực lạch

ô lồng

393

-

-

-

Số lồng bè nuôi khu vực Vụng

ô lồng

-

-

-

-

Số lồng bè nuôi khu vực khác

ô lồng

3.589

-

-

2

Số lồng nước ngọt

ô lồng

2.139

3.000

3.840

-

Số lồng nuôi khu vực Hồ, Đập

ô lồng

1.674

3.000

3.840

-

Số lồng khu vực Sông

ô lồng

465

-

-

III

Tổng sản lượng nuôi cá lồng

tấn

2.097

6.650

13.600

1

Sản lượng cá lồng nuôi nước mặn

tấn

460

1.400

4.500

-

Sản lượng khu vực Đảo

tấn

-

1.400

4.500

-

Sản lượng nuôi khu vực lạch

tấn

108

-

-

-

Sản lượng nuôi khu vực Vụng

tấn

-

-

-

-

Sản lượng nuôi khu vực khác

tấn

352

-

-

2

Sản lượng nuôi cá lồng nước ngọt

tấn

1.637

5.250

9.100

-

Sản lượng nuôi khu vực Hồ, Đâp

tấn

1.027

5.250

9.100

-

Sản lượng nuôi khu vực Sông

tấn

145

-

-

III

Tổng Số lao động nuôi cá lồng

người

2.000

5.800

9.200

1

Số lao động nuôi cá lồng nước mặn

người

700

1.400

3.000

2

Số lao động nuôi cá lồng nước ngọt

người

1.300

4.400

6.200

 

PHỤ LỤC 04: DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

(Kèm theo Quyết định số 4716/QĐ-UBND ngày 28/12/2022của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Chương trình, dự án

Nội dung thực hiện

Kinh phí giai đoạn 2022-2030 (Triệu đồng)

Kinh phí giai đoạn 2022- 2025 (Triệu đồng)

Kinh phí giai đoạn 2026- 2030 (Triệu đồng)

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

NSNN

Nguồn khác

Tổng

NSNN

Nguồn khác

Tổng

NSNN

Nguồn khác

Tổng

1

Hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng

Phát triển nuôi cá lồng bằng vật liệu mới:

- Nước ngọt: 3.840 lồng HDPE, Inox, sắt…

- Nước mặn: 1.500 lồng HDPE

76.000

197.000

273.000

23.000

60.000

83.000

53.000

137.000

190.000

Sở Nông nghiệp & PTNT

UBND các huyện

2

Đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng các khu nuôi cá lồng tập trung (Đảo mê)

Đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng các khu nuôi cá lồng tập trung: Hệ thống phao, biển báo, đèn hiệu và bến, bãi; hệ thống trụ cột, dây neo cố định cụm lồng, bè nuôi trên biển.

10.000

0

10.000

5.000

0

5.000

5.000

0

5.000

Sở Nông nghiệp & PTNT

UBND các huyện/thị xã/thành phố

3

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Trạm Nghiên cứu giống và Sản xuất giống Thủy sản thuộc Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi - Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Đầu tư hạ tầng cơ sở cho sản xuất giống nuôi biển

10.000

0

10.000

10.000

0

10.000

0

0

0

Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp & PTNT

4

Xây dựng mô hình ứng dụng KHKT công nghệ mới các đối tượng có giá trị kinh tế cao

Ứng dụng KHKT công nghệ mới trong nuôi cá lồng

2.000

6.000

8.000

1.000

3.000

4.000

1.000

3.000

4.000

Sở Nông nghiệp & PTNT

các cơ sở nuôi cá lồng

5

Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

3.000

0

3.000

1.000

0

1.000

2.000

0

2.000

Sở Nông nghiệp & PTNT

UBND các huyện/thị xã/thành phố; các cơ sở nuôi cá lồng…

6

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nuôi cá lồng

Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm cho nguồn nhân lực phát triển nuôi cá lồng

1.500

0

1.500

500

0

500

1000

0

1.000

Sở Nông nghiệp & PTNT

UBND các huyện/thị xã/thành phố

7

Quan trắc, cảnh báo môi trường

Lấy mẫu phân tích, cảnh báo chất lượng nước tại các vùng nuôi tập trung số lượng lồng lớn

2.000

0

2.000

600

0

600

1.400

0

1.400

Sở Nông nghiệp & PTNT

UBND các huyện/thị xã/thành phố, các cơ sở nuôi cá lồng…

 

Tổng kinh phí

 

104.500

203.000

307.500

41.100

63.000

104.100

63.400

140.000

203.400

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4716/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển nuôi cá lồng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 4716/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/12/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lê Đức Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản