Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2011/QĐ-UBND | An Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Thông tư số 03/2010/TT-BTP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 59/TTr-STP ngày 07 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang)
Quy định này quy định nguyên tắc, phạm vi, nhiệm vụ, nội dung thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện); UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã); tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 3. Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Thường xuyên, liên tục, toàn diện và kịp thời;
2. Kết hợp việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở UBND các cấp với việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
3. Gắn việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật với việc kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong tỉnh.
PHẠM VI, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
Điều 4. Phạm vi theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Phạm vi theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh bao gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh:
1. Nội vụ;
2. Tư pháp;
3. Kế hoạch và Đầu tư;
4. Tài chính;
5. Công thương;
6. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
7. Giao thông vận tải;
8. Xây dựng;
9. Tài nguyên và Môi trường;
10. Thông tin và Truyền thông;
11. Lao động - Thương binh và Xã hội;
12. Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
13. Khoa học và Công nghệ;
14. Giáo dục và Đào tạo;
15. Y tế;
16. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
1. Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên các lĩnh vực được quy định tại Điều 4 Quy định này; giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp ở địa phương;
2. Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh; chương trình, kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh dài hạn, ngắn hạn, hằng năm.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện trong tổ chức triển khai, thực hiện chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh;
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan, tham mưu, giúp UBND tỉnh trong việc tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp.
Điều 6. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
1. Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước được UBND tỉnh phân công;
2. Trình UBND tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch theo quy định thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh dài hạn, ngắn hạn, hằng năm thuộc phạm vi quản lý nhà nước được UBND tỉnh phân công;
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện để thực hiện chương trình, kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý nhà nước được UBND tỉnh phân công và các lĩnh vực liên quan.
1. UBND cấp huyện theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý ở địa phương;
2. Ban hành văn bản quy định cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc pham vi quản lý ở địa phương;
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong lĩnh vực liên quan khi triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình ở địa phương; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chương trình, kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được quy định tai Điều 4 Quy định này và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp ở địa phương.
1. Tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp xã;
2. Phối hợp, hỗ trợ, cung cấp thông tin trong phạm vi trách nhiệm quản lý của UBND cấp xã cho đoàn công tác của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện đến khảo sát, thu thập thông tin thực hiện chương trình, kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND cấp trên, của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
NỘI DUNG, CƠ CHẾ THỰC HIỆN THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 9. Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư số 03/2010/TT-BTP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Điều 10. Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật
Báo cáo định kỳ hằng năm
a) UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi địa phương, trong lĩnh vực được phân công phụ trách gửi Sở Tư pháp trước ngày 01 tháng 10;
b) Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND tỉnh xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi địa phương gửi Bộ Tư pháp trước ngày 31 tháng 10;
c) Báo cáo định kỳ hằng năm của UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9 và theo mẫu Báo cáo ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TT-BTP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Báo cáo chuyên đề, đột xuất
Khi có yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng báo cáo về tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề hoặc báo cáo đột xuất theo quy định tại Điều 21, 22 Thông tư số 03/2010/TT-BTP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp.
Điều 11. Kinh phí đảm bảo cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Sở Tài chính tham mưu, giúp UBND tỉnh trong việc lập dự toán, phân bổ kinh phí đảm bảo cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
2. UBND cấp huyện, UBND cấp xã lập dự toán, đảm bảo kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình ở địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
Sở Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, phản ánh bằng văn bản về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo giải quyết./.
- 1Quyết định 1643/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật” trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 2678/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 9256/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Chỉ thị 02/2013/CT-UBND tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5Chỉ thị 13/2013/CT-UBND về tăng cường thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 24/2013/QĐ-UBND Quy định công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tỉnh An Giang
- 7Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Thông tư 03/2010/TT-BTP hướng dẫn công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 1643/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật” trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 6Quyết định 2678/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 8Quyết định 9256/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9Chỉ thị 02/2013/CT-UBND tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 10Chỉ thị 13/2013/CT-UBND về tăng cường thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 47/2011/QĐ-UBND về Quy định công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang
- Số hiệu: 47/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/10/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Vương Bình Thạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra