Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2008/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 06 tháng 6 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Phí, lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về bổ sung phân cấp thẩm quyền HĐND tỉnh quy định các loại phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BTC ngày 15/01/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú;
Căn cứ Nghị quyết số 60/2007/NQ-HĐVIII ngày 17/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận, khóa VIII, kỳ họp thứ 8 về danh mục và mức thu tối đa các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
Căn cứ ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Công văn số 385/HĐND-TH ngày 02/6/2008;
Theo đề nghị của Liên Sở Tài chính - Công an tỉnh tại Tờ trình số 281/TTr-LSTC-CA ngày 10/3/2008 và Tờ trình số 2269/TTr-LSTC-CA ngày 29/4/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế, bãi bỏ các văn bản sau:
1. Chỉ thị số 34CT/UBBT ngày 21/7/1997 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu.
Quyết định số 15/2000/QĐ-CTUBBT ngày 21/3/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu và tỷ lệ trích chi phí về lệ phí đăng ký và quản lý hộ khẩu trên địa bàn tỉnh.
3. Văn bản số 233/UBBT-PPLT ngày 24/01/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng minh nhân dân và lệ phí đăng ký hộ khẩu.
4. Chỉ thị số 05/CT.UBND ngày 26/01/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Nghị định số 108/2005/NĐ-CP ngày 19/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ khẩu.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2008/QĐ-UBND ngày 06/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Việc thu lệ phí đăng ký cư trú được áp dụng tại cơ quan công an trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (sau đây gọi tắt là cơ quan công an), nơi thực hiện việc đăng ký, quản lý cư trú.
Điều 2. Đối tượng nộp, đơn vị thu lệ phí
1. Đối tượng nộp lệ phí là công dân Việt Nam khi thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ khẩu với cơ quan công an thì phải nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định tại Điều 4 Chương III của Quy định này (trừ các trường hợp được miễn nộp lệ phí quy định tại Điều 3 Chương II của Quy định này).
2. Cơ quan thu lệ phí là cơ quan công an trực tiếp thực hiện việc đăng ký và quản lý cư trú.
Điều 3. Các trường hợp được miễn nộp lệ phí đăng ký cư trú
1. Bố, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ.
2. Thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh.
3. Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
4. Hộ gia đình thuộc diện xóa đói, giảm nghèo.
5. Công dân thuộc xã vùng cao, miền núi, thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, chi tiết tại bảng danh mục ban hành kèm theo Quy định này.
6. Cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
7. Đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xóa tên trong hộ khẩu, sổ tạm trú.
MỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU LỆ PHÍ
Điều 4. Mức thu lệ phí đăng ký cư trú
Công dân hiện ở khu vực nào (căn cứ theo địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú) thì nộp lệ phí đăng ký cư trú theo mức thu quy định tương ứng với khu vực đó, cụ thể:
TT | Mức thu Danh mục lệ phí | Đơn vị tính | Các phường thuộc thành phố Phan Thiết | Các xã, phường, thị trấn còn lại |
1 | Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú | Đồng/lần đăng ký | 10.000 | 5.000 |
2 | Cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú | Đồng/lần cấp | 15.000 | 7.500 |
3 | Cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà | Đồng/lần cấp | 8.000 | 4.000 |
4 | Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, số tạm trú | Đồng/lần đính chính | 5.000 | 2.500 |
Điều 5. Tổ chức thu, nộp và quản lý sử dụng tiền lệ phí
1. Cơ quan công an trực tiếp thu lệ phí được trích để lại một phần tiền lệ phí theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền lệ phí thực thu được để chi phí cho việc thu lệ phí như sau:
a) Công an các phường thuộc thành phố Phan Thiết được trích 50% (năm mươi phần trăm);
b) Công an tại các xã, phường, thị trấn còn lại được trích toàn bộ 100% (một trăm phần trăm).
2. Số tiền được trích theo tỷ lệ (%) quy định tại khoản 1 Điều này được để lại cho đơn vị thu và sử dụng để chi phí cho việc thu lệ phí theo các nội dung sau đây:
a) In, mua biểu mẫu, tờ khai, đơn và hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu, cấp chứng minh nhân dân, sổ sách, ép plastic, chi mua văn phòng phẩm;
b) Chi phí bổ sung, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định kỳ các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công việc, dịch vụ và thu lệ phí;
c) Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí trong đơn vị. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.
Số tiền được trích lại cho đơn vị thu được phản ảnh theo dõi vào sổ sách kế toán của đơn vị thu lệ phí và sử dụng chi cho nội dung nêu trên.
3. Số tiền còn lại sau khi trích để lại tổ chức thu phí theo tỷ lệ (%) quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Hàng năm, đơn vị thu lệ phí phải lập dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, thuế cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản tạm giữ tiền lệ phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành của Nhà nước. Tổ chức thu lệ phí phải quyết toán số thu, chi hàng năm theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền lệ phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
CHỨNG TỪ THU LỆ PHÍ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ THU LỆ PHÍ; CƠ QUAN THUẾ
Biên lai thu lệ phí do cơ quan thuế thống nhất phát hành. Đơn vị thu lệ phí phải lập và giao biên lai thu lệ phí cho đối tượng nộp lệ phí theo đúng quy định hiện hành về chế độ phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế. Trường hợp đơn vị thu lệ phí có nhu cầu sử dụng mẫu chứng từ thu lệ phí khác với mẫu chứng từ quy định chung thì phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Điều 7. Đơn vị thu lệ phí có trách nhiệm
1. Thực hiện việc công khai và trả lời chất vấn về chế độ thu lệ phí. Hình thức công khai:
- Niêm yết ở những vị trí thuận lợi để đối tượng nộp lệ phí dễ nhận biết. Nội dung niêm yết: tên lệ phí, đối tượng thuộc diện nộp lệ phí, đối tượng thuộc diện miễn, giảm nộp lệ phí, mức thu, chứng từ thu, thủ tục thu, nộp lệ phí;
- Thông báo công khai văn bản quy định mức thu lệ phí.
2. Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu lệ phí theo Quy định này phải đăng ký với cơ quan thuế về loại lệ phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu (mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính). Định kỳ hàng tháng phải kê khai số tiền thu lệ phí và nộp tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất trong 20 ngày tháng tiếp theo. Đơn vị thu phải thực kê khai đầy đủ các nội dung theo biểu mẫu quy định (mẫu số 01/PHLP, ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính) và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai.
3. Thực hiện việc thu lệ phí theo đúng đối tượng, mức thu quy định tại Quy định này.
4. Đơn vị thu lệ phí mở tài khoản tạm giữ tiền lệ phí tại Kho bạc Nhà nước ở địa phương nơi thu để theo dõi, quản lý tiền lệ phí. Định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần (tùy theo số tiền lệ phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước), đơn vị thu lệ phí phải nộp toàn bộ số tiền đã thu được trong kỳ vào tài khoản "Tạm giữ tiền lệ phí" (nếu số tiền lệ phí thu được vào các ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ thì phải nộp vào ngày làm việc đầu tiên của tuần kế tiếp) và phải theo dõi, hạch toán khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành.
5. Thực hiện chế độ kế toán và quyết toán số tiền thu lệ phí theo quy định hiện hành của Nhà nước:
a) Mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ánh đầy đủ số thu, số trích, nộp và quản lý, sử dụng số tiền lệ phí;
b) Quản lý, sử dụng biên lai thu và các chứng từ kế toán có liên quan theo đúng chế độ quản lý ấn chỉ, chứng từ quy định;
c) Thực hiện quyết toán lệ phí theo năm dương lịch. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm cho cơ quan quản lý và cơ quan thuế chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán lệ phí theo biểu mẫu quy định (mẫu số 02/PHLP, ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính). Quyết toán lệ phí phải phản ánh đầy đủ toàn bộ số tiền lệ phí đã thu; số tiền được trích để lại; số tiền phải nộp, đã nộp; số tiền còn phải nộp hoặc nộp thừa. Tổ chức thu lệ phí có trách nhiệm nộp đủ số tiền lệ phí còn thiếu vào ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán lệ phí. Số tiền lệ phí nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán được khấu trừ vào số phải nộp kỳ tiếp sau.
Đơn vị thu lệ phí chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu quyết toán phí, nếu đơn vị cố tình báo cáo sai để trốn nộp, gian lận tiền của ngân sách Nhà nước, thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp đầy đủ tài liệu, sổ sách, hóa đơn, chứng từ kế toán liên quan đến việc quản lý lệ phí theo yêu cầu của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Điều 8. Cơ quan thuế có trách nhiệm
1. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thu lệ phí thực hiện việc kê khai, thu, nộp, mở sổ sách, chứng từ kế toán và quyết toán lệ phí theo đúng quy định pháp luật về phí, lệ phí và các quy định cụ thể tại Quy định này.
2. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, thu, nộp và quyết toán lệ phí; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền về thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp lệ phí vào ngân sách Nhà nước, chế độ mở sổ kế toán, quản lý sử dụng và lưu giữ chứng từ thu lệ phí.
3. Cục thuế tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức in ấn, phát hành, quản lý chứng từ thu lệ phí theo quy định về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính; bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ chứng từ phục vụ cho công tác thu của các đơn vị thu lệ phí.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về lệ phí.
2. Tổ chức, cá nhân nộp lệ phí không đồng ý với quyết định thu lệ phí, có quyền gửi đơn khiếu nại đến tổ chức, cá nhân thu lệ phí trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp lệ phí. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại phải thực hiện quyết định thu lệ phí.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tổ chức, cá nhân thu lệ phí phải giải quyết và trả lời cho người khiếu nại bằng văn bản. Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình thì phải chuyển đơn khiếu nại hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại.
4. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, thì người khiếu nại có quyền tiếp tục khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tại tòa án.
5. Mọi cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo các cơ quan có thẩm quyền về quyết định hành chính, hành vi hành chính và những hành vi vi phạm pháp luật khác về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo.
1. Cá nhân không nộp hoặc nộp không đủ số tiền lệ phí thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền lệ phí theo mức quy định tại Quy định này, còn bị phạt tiền theo quy định tại Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí. Việc xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Mọi trường hợp thu tiền phạt phải cấp biên lai thu tiền phạt cho người nộp tiền (loại biên lai do Bộ Tài chính phát hành) và phải ghi đúng số tiền đã thu.
2. Đơn vị, cá nhân thu lệ phí vi phạm chế độ thu, nộp tiền lệ phí, tiền phạt; chế độ kê khai, nộp lệ phí vào ngân sách Nhà nước; chế độ kế toán và quyết toán lệ phí thì bị xử lý theo Pháp lệnh Phí, lệ phí và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 11. Trong quá trình thực hiện, nếu có sự thay đổi về đối tượng thu, đối tượng miễn, giảm, các khu vực được miễn, giảm và những vấn đề cần điều chỉnh, đơn vị trực tiếp thu lệ phí kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để tham mưu trình UBND tỉnh xem xét ban hành quy định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 12. Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh phối hợp hướng dẫn thi hành. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện Quy định này./.
CÁC XÃ VÙNG CAO, MIỀN NÚI, THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN ĐỂ THỰC HIỆN MIỄN THU LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2008/QĐ-UBND ngày 06/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
STT | Tên huyện | Địa bàn đặc biệt khó khăn | |
Xã | Thôn | ||
I | Huyện Tuy Phong | 1. Xã Phong Phú |
|
|
| 2. Xã Phan Dũng |
|
|
| 3. Xã Hồng Phong |
|
|
| 4. Xã Phan Sơn |
|
|
| 5. Xã Phan Lâm |
|
II | Huyện Bắc Bình | 6. Xã Hòa Thắng |
|
|
| 7. Xã Bình An |
|
|
| 8. Xã Phan Tiến |
|
|
| 9. Xã Phan Điền |
|
|
| 10. Xã Hồng Liêm |
|
|
| 11. Xã Thuận Hòa |
|
III | Huyện Hàm | 12. Xã Đa Mi |
|
| Thuận Bắc | 13. Xã La Dạ |
|
|
| 14. Xã Đông Giang |
|
|
| 15. Xã Đông Tiến |
|
|
|
| 1. Thôn Ku Kê thuộc xã Thuận Minh |
IV | Huyện Hàm | 16. Xã Hàm Thạnh |
|
| Thuận Nam | 17. Xã Thuận Quý |
|
|
| 18. Xã Mỹ Thạnh |
|
|
| 19. Xã Hàm Cần |
|
|
| 20. Xã Tân Thắng |
|
V | Huyện Hàm Tân | 21. Xã Tân Nghĩa |
|
|
| 22. Xã Tân Hà |
|
|
| 23. Xã Sông Phan |
|
|
| 24. Xã Sùng Nhơn |
|
VI | Huyện Đức Linh | 25. Xã Trà Tân |
|
|
| 26. Xã Đông Hà |
|
|
|
| 2. Thôn 7 thuộc xã Đức Tín |
|
| 27. Xã Gia Huynh |
|
|
| 28. Xã Suối Kiết |
|
VII | Huyện Tánh Linh | 29. Xã La Ngâu |
|
|
| 30. Xã Măng Tố |
|
|
|
| 3. Thôn Tà Pứa thuộc xã Đức Phú |
- 1Quyết định 15/2000/QĐ-CTUBBT về mức thu và tỷ lệ trích chi phí về lệ phí đăng ký và quản lý hộ khẩu trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 31/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực năm 2017
- 1Quyết định 15/2000/QĐ-CTUBBT về mức thu và tỷ lệ trích chi phí về lệ phí đăng ký và quản lý hộ khẩu trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 31/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực năm 2017
- 1Nghị định 24/2006/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- 2Luật Cư trú 2006
- 3Nghị định 107/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật cư trú
- 4Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 5Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 6Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 106/2003/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Thông tư 60/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định 85/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 10Chỉ thị 24/2007/CT-TTg về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 07/2008/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú do Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 47/2008/QĐ-UBND về chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 47/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/06/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra