Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4628/QĐ-BNN-PC

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 126/NQ-CP NGÀY 14/8/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT NHẰM NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG THAM NHŨNG, LỢI ÍCH NHÓM, LỢI ÍCH CỤC BỘ

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy Bộ, Đảng ủy Khối CS Bộ;
- Văn phòng Ban cán sự đảng Bộ;
- Công đoàn NN & PTNT Việt Nam;
- Đoàn Thanh niên Bộ;
- Lưu: VT, PC.

BỘ TRƯỞNG




Lê Minh Hoan

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 126/NQ-CP NGÀY 14/8/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT NHẰM NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG THAM NHŨNG, LỢI ÍCH NHÓM, LỢI ÍCH CỤC BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4628/QĐ-BNN-PC ngày 03 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và thực hiện có hiệu quả các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 126/NQ-CP).

- Cụ thể hóa quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 126/NQ- CP liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ thành nhiệm vụ, đề án triển khai công việc cụ thể. Giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để thực hiện nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ những nội dung nhiệm vụ chủ yếu tại Nghị quyết số 126/NQ-CP thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị quy định về tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào Kế hoạch này xây dựng kế hoạch của đơn vị mình và triển khai thực hiện.

2. Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Bộ (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 30 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu để tổng hợp kết quả chung của Bộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Giao Vụ Tài chính chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tại Phụ lục ban hành kèm theo trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ và các đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, hướng dẫn của Bộ Tài chính và chế độ tài chính hiện hành.

4. Giao Vụ Pháp chế chủ trì theo dõi, đôn đốc, đánh giá và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết theo quy định./.

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 126-NQ/CP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4628/QĐ-BNN-PC ngày 03 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

Tên nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Thời gian hoàn thành

I

Đổi mới, nâng cao trách nhiệm, chất lượng và tập trung các nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

1

Trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL do Bộ chủ trì soạn thảo

1.1

a) Tiếp tục thực hiện nghiêm:

- Luật Ban hành văn bản QPPL, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật;

- Quy trình đề xuất, lập Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL của Bộ; Quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của Bộ.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế

Văn bản QPPL

Thường xuyên

b) Khi tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành văn bản QPPL phải đúng thẩm quyền về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật; hồ sơ đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản QPPL bảo đảm đầy đủ các tài liệu theo quy định và bảo đảm chất lượng của từng tài liệu.

Không trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật.

1.2

a) Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 40-NQ/BCSĐ ngày 20/6/2023 của Ban cán sự đảng Bộ về nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

b) Nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng của đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đề xuất xây dựng văn bản QPPL, cũng như tổ chức xây dựng, trình ban hành văn bản QPPL do đơn vị chủ trì đề xuất, xây dựng.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế, Văn phòng Ban cán sự Đảng

Các văn bản chỉ đạo

Thường xuyên

1.3

Đổi mới, nâng cao trách nhiệm, chất lượng đề xuất, lập kế hoạch xây dựng văn bản

1.3.1

Đề xuất, lập Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL hàng năm của Bộ, bảo đảm chất lượng, tiến độ và theo đúng Quy trình ban hành theo Quyết định số 2179/QĐ-BNN- PC ngày 02/6/2023 của Bộ trưởng;

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế

Văn bản đề xuất của các đơn vị

Thường xuyên

1.3.2

Lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL trên cơ sở tiến hành tổng kết, đánh giá thực tiễn, đánh giá đầy đủ tác động của chính sách và theo đúng quy trình, quy định;

Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL năm của Bộ

1.3.3

Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL hằng năm của Bộ, đảm bảo tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình được ban hành kèm theo Quyết định số 3334/QĐ-BNN-PC ngày 05/9/2022 của Bộ trưởng;

Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL của đơn vị

1.3.4

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Nghị quyết của Quốc hội mà Bộ được giao chủ trì soạn thảo, bảo đảm đúng thời hạn, chất lượng. Kịp thời báo cáo Bộ về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết để tìm cách tháo gỡ, đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc đó.

 

 

Hồ sơ dự án, dự thảo văn bản QPPL

 

1.4

a) Làm tốt công tác truyền thông, tiếp thị chính sách thông qua việc tổ chức lấy ý kiến và nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL đối với:

- Các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, dự thảo văn bản QPPL;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam và các tổ chức, Hiệp hội, Hội, các chuyên gia, nhà khoa học, người làm thực tiễn bằng các hình thực phù hợp, hiệu quả.

b) Tăng cường phản biện xã hội, truyền thông, tiếp thị đối với các văn bản QPPL có tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế

Hội nghị, hội thảo, văn bản lấy ý kiến, đăng tải thông tin lấy ý kiến rộng rãi

Thường xuyên

c) Nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế Bộ, ý kiến của Thành viên Chính phủ đối với các đề nghị xây dựng văn bản, dự án, dự thảo văn bản. Trường hợp không tiếp thu phải có báo cáo giải trình đầy đủ.

- Văn bản tổng hợp tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý

- Báo cáo Tiếp thu, giải trình ý kiến Thẩm định; Báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ

1.5

Nâng cao trách nhiệm, chất lượng:

- Thẩm định dự thảo thông tư của Bộ trưởng;

- Kiểm tra hồ sơ các dự án, dự thảo văn bản QPPL trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, ban hành.

Vụ Pháp chế

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Báo cáo thẩm định,văn bản góp ý

Thường xuyên

1.6

Tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản QPPL.

Văn phòng Bộ

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Vụ Pháp chế

Văn bản góp ý/thẩm định thủ tục hành chính

Thường xuyên

1.7

Nâng cao trách nhiệm, chất lượng về đánh giá tác động chính sách trong dự án, dự thảo văn bản QPPL.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế

Báo cáo đánh giá tác động chính sách

Theo dự án/dự thảo văn bản QPPL

1.8

Tổ chức nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn thiện:

- Quy trình xây dựng, ban hành; kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quy trình đề xuất, lập Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Vụ Pháp chế

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Báo cáo đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình

Năm 2024- 2025 (khi có sự thay đổi Luật Ban hành VB QPPL, các Nghị định hướng dẫn

1.9

Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu, hồ sơ đề xuất, xây dựng, ban hành văn bản QPPL đầy đủ, khoa học theo quy định pháp luật về lưu trữ bảo đảm thuận lợi khi tra cứu, kiểm tra, thẩm tra, giám sát. Không để sai sót, mất mát hồ sơ tài liệu.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế

Hồ sơ, tài liệu được lưu trữ, bảo quản theo quy định

Thường xuyên

2

Trong tham gia xây dựng văn bản QPPL do Bộ, Ngành khác chủ trì soạn thảo

 

2.1

Chủ động, sát sao, tích cực phối hợp với bộ, ngành khác trong quá trình xây dựng, ban hành các văn bản QPPL có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhất là các dự án luật, dự thảo nghị định có tác động trực tiếp đối với công tác quản lý nhà nước và hoạt động của Bộ, Ngành Nông nghiệp và PTNT.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế

Văn bản QPPL

Thường xuyên

2.2

Tổ chức nghiên cứu sâu, toàn diện, đầy đủ các nội dung, nội hàm, các đơn vị chủ trì được phân công theo đúng chuyên môn, đồng thời yêu cầu đơn vị được giao chủ trì tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị liên quan trong Bộ để tham mưu Lãnh đạo Bộ văn bản tham gia ý kiến góp ý xây dựng văn bản QPPL do các bộ, ngành, cơ quan khác đề nghị, bảo đảm đúng thời hạn, chất lượng.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế

Văn bản góp ý

Thường xuyên

II

Đổi mới, nâng cao trách nhiệm, chất lượng trong công tác rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

1

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động cấp phép thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ

Báo cáo kết quả rà soát

Trước 31/12/2023

2

Tổ chức triển khai rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác.

Vụ Pháp chế

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

- Báo cáo kết quả rà soát

- Báo cáo Bộ trưởng đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát

Theo yêu cầu rà soát

3

Tăng cường công tác tự kiểm tra Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; kiểm tra văn bản hành chính do các đơn vị thuộc Bộ ban hành hoặc tham mưu ban hành.

Vụ Pháp chế

Đơn vị chủ trì soạn thảo Thông tư

Báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bản

Theo Kế hoạch hằng năm của từng lĩnh vực

III

Đổi mới, nâng cao trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả trong công tác tổ chức thi hành pháp luật

1

Tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật liên quan đến hoạt động cấp phép tại một số đơn vị thuộc Bộ(nếu cần thiết)

Vụ Pháp chế

Văn phòng Bộ, Vụ Khoa học và CN và Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Báo cáo kết quả kiểm tra

Trước 31/12/2023

2

Tổ chức kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Vụ Pháp chế

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Thông báo/Kết luận kiểm tra

Theo Kế hoạch hằng năm

3

Tổ chức thu thập phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân và từ các nguồn khác.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế

Văn bản xử lý hoặc văn bản kiến nghị xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.

Thường xuyên

4

Tổ chức kiểm tra công tác tổ chức thi hành pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Vụ Pháp chế

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Báo cáo kết quả kiểm tra

Hằng năm

IV

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật

1

Chủ động báo cáo, xin ý kiến của Ban cán sự đảng Bộ về những chính sách quan trọng, những định hướng lớn trong dự án, dự thảo văn bản QPPL

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Văn phòng Ban cán sự Đảng Vụ Pháp chế

Báo cáo xin ý kiến

Thường xuyên

2

Xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tham mưu xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật.

Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Thanh tra Bộ Vụ Pháp chế Vụ Tổ chức cán bộ

Văn bản xử lý vi phạm

Thường xuyên

3

Nâng cao năng lực, phẩm chất cho cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật thông qua việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công chức nhằm nêu cao tinh thần cảnh giác, không để bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh nhằm cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, làm sai lệch chủ trương chính sách, nội dung văn bản QPPL.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Vụ Pháp chế Vụ Tổ chức cán bộ

Tổ chức lớp tập huấn hoặc cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan khác tổ chức

Thường xuyên

V

Tăng cường nhân lực và các điều kiện cần thiết cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật

1

Đề án xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị có liên quan

Đề án

Năm 2023 - 2024

2

Rà soát, xây dựng các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị có liên quan

Văn bản QPPL/Văn bản hành chính

Năm 2023- 2024

3

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn tham gia quá trình xây dựng văn bản QPPL.

Vụ Pháp chế

Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Báo cáo nghiên cứu, đề xuất

Năm 2023- 2024

4

Nghiên cứu đề xuất Phương án kiện toàn tổ chức/bộ phận pháp chế tại các Cục thuộc Bộ. Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế tại Bộ, các đơn vị thuộc Bộ.

Vụ Tổ chức cán bộ

Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ

Báo cáo nghiên cứu, đề xuất

Năm 2023- 2024./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4628/QĐ-BNN-PC năm 2023 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 126/NQ-CP về giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng,

  • Số hiệu: 4628/QĐ-BNN-PC
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/11/2023
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Lê Minh Hoan
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/11/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản