Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2008/QĐ-UBND | Mỹ Tho, ngày 31 tháng 12 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị quyết số 191/2008/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Những quy định ban hành kèm theo Quyết định này được thực hiện từ ngày 01/01/2009.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Giao Giám đốc Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức có liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ, CHẾ ĐỘ CHI TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỘI NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Điều 1. Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước bao gồm: tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
Điều 2. Đối tượng được hưởng chế độ công tác phí là cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật trong các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền cử đi công tác trong nước; đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Điều 3. Các điều kiện để được thanh toán công tác phí:
- Được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác;
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
- Có đủ các chứng từ hợp pháp để thanh toán theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Những trường hợp không được thanh toán công tác phí:
- Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;
- Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với cán bộ đi học;
- Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;
- Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 5. Thanh toán tiền tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác:
1. Người đi công tác được thanh toán tiền tàu, xe bao gồm:
- Tiền vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan đến nơi công tác và ngược lại;
- Cước qua phà, đò ngang cho bản thân và phương tiện của người đi công tác, phí sử dụng đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (nếu có) mà người đi công tác đã trực tiếp chi trả.
Các giá vé trên không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu.
Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét duyệt thanh toán tiền vé máy bay, vé tàu, vé xe cho cán bộ, công chức đi công tác bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
2. Quy định về tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác trong nước:
- Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class) dành cho đối tượng cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp lãnh đạo từ 1,3 trở lên;
- Hạng ghế thường dành cho các chức danh cán bộ, công chức còn lại.
3. Đối với những vùng không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi công tác phải thuê phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện mà người đi công tác đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận với chủ phương tiện (có tính đến giá vận tải phương tiện khác đang thực hiện cùng thời điểm tại vùng đó cho phù hợp).
4. Trường hợp người đi công tác sử dụng xe ô tô cơ quan, phương tiện do cơ quan thuê hoặc cơ quan bố trí thì người đi công tác không được thanh toán tiền tàu xe.
5. Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:
- Đối với các đối tượng cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng cơ quan không bố trí được xe ô tô cho người đi công tác mà người đi công tác phải tự túc phương tiện khi đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực vùng sâu) và từ 15 km trở lên (đối với vùng còn lại) thì được cơ quan, đơn vị thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện khi đi công tác. Mức thanh toán khoán tự túc phương tiện được tính theo số ki lô mét (km) thực tế và đơn giá thuê xe. Đơn giá thuê xe do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định căn cứ theo số km thực tế với mức giá thuê phổ biến đối với phương tiện loại trung bình tại địa phương và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị;
- Đối với các đối tượng cán bộ không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu cán bộ đi công tác cách trụ sở cơ quan trên 15 km trở lên mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện tương đương với mức giá vé tàu, vé xe của tuyến đường đi công tác và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
MỤC II. CÁC CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ CỤ THỂ
1. Phụ cấp lưu trú là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi trả cho người đi công tác phải nghỉ lại nơi đến công tác để hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
2. Mức phụ cấp lưu trú:
- Tối đa không quá 80.000 đồng/người/ngày cho người đi công tác ngoài tỉnh;
- Tối đa không quá 60.000 đồng/người/ngày cho người đi công tác trong tỉnh (ra ngoài địa bàn là các huyện, thành, thị nơi cơ quan đóng trụ sở);
- Tối đa không quá 40.000 đồng/người/ngày cho người đi công tác trong huyện, thành, thị (ra ngoài địa bàn là các xã, phường, thị trấn nơi cơ quan đóng trụ sở và có khoảng cách trên 10 km).
3. Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), căn cứ mức chi phụ cấp lưu trú quy định nêu trên thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp nhưng không quá 60.000 đồng/người/ngày cho người đi công tác ngoài tỉnh; không quá 40.000 đồng/người/ngày cho người đi công tác trong tỉnh (ra ngoài địa bàn là các huyện, thành, thị nơi cơ quan đóng trụ sở); không quá 30.000 đồng/người/ngày cho người đi công tác trong huyện, thành, thị (ra ngoài địa bàn là các xã, phường, thị trấn nơi cơ quan đóng trụ sở và có khoảng cách trên 10 km) và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Điều 7. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
1. Người được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo phương thức thanh toán khoán theo các mức như sau:
a) Đi công tác ngoài tỉnh:
- Tối đa không quá 180.000 đồng/người/ngày khi đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh;
- Tối đa không quá 160.000 đồng/người/ngày khi đi công tác ở quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tối đa không quá 140.000 đồng/người/ngày khi đi công tác ở huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh;
- Tối đa không quá 120.000 đồng/người/ngày khi đi công tác tại các vùng còn lại.
b) Đi công tác trong tỉnh:
- Tối đa không quá 110.000 đồng/người/ngày khi đi công tác tại thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công;
- Tối đa không quá 90.000 đồng/người/ngày khi đi công tác tại các huyện còn lại trong tỉnh.
Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ nghỉ là giấy đi đường có ký duyệt đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác.
2. Trường hợp mức khoán nêu trên không đủ để thuê chỗ nghỉ thì người được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn hợp pháp) như sau:
- Đối với các đối tượng là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng nghỉ tối đa là 480.000 đồng/ngày/phòng;
- Đối với các đối tượng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng nghỉ tối đa không vượt quá 420.000 đồng/ngày/phòng;
- Đối với các chức danh cán bộ, công chức còn lại thanh toán theo giá thuê phòng thực tế của khách sạn thông thường, nhưng mức thanh toán tối đa không vượt quá 360.000 đồng/ngày/phòng 2 người. Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo mức thuê phòng tối đa không quá 360.000 đồng/ngày/phòng.
Điều 8. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng:
- Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng thì được áp dụng thanh toán tiền công tác phí theo hình thức khoán. Mức khoán tối đa không quá 84.000 đồng/người/tháng;
- Đối với cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại, phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng như văn thư đi gửi công văn, cán bộ quản lý thị trường, cán bộ kiểm lâm … thì tuỳ theo điều kiện và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí cho cán bộ đi công tác theo mức khoán tối đa không quá 240.000 đồng/người/tháng.
Điều 9. Trường hợp đi công tác theo đoàn công tác liên ngành, liên cơ quan:
- Trường hợp tổ chức đi theo đoàn tập trung thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác trong đoàn; cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.
- Trường hợp không đi tập trung theo đoàn mà người đi công tác tự đi đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền công tác phí cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.
- Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi đi công tác thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân (tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, họp Ban của Hội đồng nhân dân, giám sát, tiếp xúc cử tri...) thì được thanh toán tiền công tác phí từ nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Điều 10. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác (về số lượng người và thời gian đi công tác) bảo đảm hiệu quả công tác, sử dụng kinh phí tiết kiệm và trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 11. Cơ quan, đơn vị có người đến công tác không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác để chi các khoản công tác phí cho người đến công tác tại cơ quan, đơn vị mình.
Điều 12. Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ chi tiêu hội nghị theo quy định này là:
- Các hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác do các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức được quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Các hội nghị do các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức; kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và cuộc họp các Ban của Hội đồng nhân dân; các hội nghị do các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện triệu tập cuộc họp toàn ngành ở huyện để tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác năm, tổ chức cuộc họp tập huấn triển khai có mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn khác cùng cấp tham dự thì phải được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.
3. Khi tổ chức hội nghị, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải nghiên cứu sắp xếp địa điểm hợp lý, thực hiện lồng ghép các nội dung vấn đề, công việc cần xử lý; kết hợp các loại cuộc họp với nhau một cách hợp lý; chuẩn bị kỹ, đầy đủ, đúng yêu cầu nội dung cuộc họp. Tuỳ theo tính chất, nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc họp, người triệu tập cuộc họp phải cân nhắc kỹ và quyết định thành phần, số lượng người tham dự cuộc họp cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
4. Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị phải thực hiện đúng chế độ chi tiêu theo quy định này, không phô trương hình thức, không được tổ chức liên hoan, chiêu đãi, thuê biểu diễn văn nghệ, không chi các hoạt động kết hợp tham quan, nghỉ mát, không chi quà tặng, quà lưu niệm. Kinh phí tổ chức hội nghị được bố trí sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ăn, chỗ nghỉ cho đại biểu dự họp. Đại biểu dự họp tự trả tiền ăn, tiền thuê chỗ nghỉ bằng tiền công tác phí và một phần tiền lương của mình.
Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị chỉ được chi hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê chỗ nghỉ, tiền đi lại cho những đại biểu được mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; không được hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê chỗ nghỉ, tiền đi lại đối với đại biểu là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, đại biểu từ các doanh nghiệp.
Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu được Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp mời tham dự kỳ họp, họp các Ban của Hội đồng nhân dân được thanh toán tiền công tác phí từ nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Điều 14. Thời gian tổ chức hội nghị:
Thời gian tổ chức các cuộc hội nghị được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, như sau:
- Họp tổng kết công tác năm không quá 1 ngày;
- Họp sơ kết, tổng kết chuyên đề từ 1 đến 2 ngày tuỳ theo tính chất và nội dung của chuyên đề;
- Họp tập huấn, triển khai nhiệm vụ công tác từ 1 đến 3 ngày tuỳ theo tính chất và nội dung của vấn đề;
Các lớp tập huấn từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước, từ nguồn kinh phí thuộc các chương trình, dự án, thì thời gian mở lớp tập huấn thực hiện theo chương trình tập huấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các cuộc họp khác thì tuỳ theo tính chất và nội dung mà bố trí thời gian tiến hành hợp lý nhưng không quá 2 ngày.
Thời gian các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, họp các Ban của Hội đồng nhân dân không thực hiện theo quy định này.
Điều 15. Nội dung chi tổ chức hội nghị:
Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị được chi các nội dung sau:
- Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có địa điểm nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự);
- Tiền tài liệu cho đại biểu tham dự hội nghị;
- Tiền thuê xe ô tô đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức hội nghị;
- Tiền nước uống trong cuộc họp;
- Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền tàu xe cho đại biểu là khách mời không hưởng lương;
- Các khoản chi khác như tiền làm thêm giờ, tiền thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường v.v...
- Đối với các khoản chi về khen thưởng thi đua trong cuộc họp tổng kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền không được tính trong kinh phí tổ chức hội nghị, mà phải tính vào khoản chi khen thưởng, chi tuyên truyền của cơ quan, đơn vị.
MỤC II. CÁC MỨC CHI TIÊU HỘI NGHỊ
Điều 16. Một số mức chi cụ thể:
1. Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước:
- Hội nghị cấp tỉnh tổ chức: mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 80.000 đồng/người/ngày;
- Hội nghị cấp huyện tổ chức: mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 60.000 đồng/người/ngày;
- Hội nghị cấp xã tổ chức: mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 24.000 đồng/người/ngày;
Trường hợp cơ quan tổ chức hội nghị có tổ chức ăn tập trung thì thực hiện chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và thực hiện thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu hưởng lương từ ngân sách nhà nước tối đa không quá các mức chi quy định nêu trên.
2. Chi hỗ trợ tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời không hưởng lương theo mức thanh toán khoán hoặc theo hoá đơn thực tế quy định về chế độ thanh toán tiền công tác phí nêu tại Điều 7 Mục II Chương I Quy định này.
3. Chi thuê giảng viên, báo cáo viên chỉ áp dụng đối với các cuộc họp tập huấn nghiệp vụ (nếu có), theo mức chi quy định tại Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
4. Chi nước uống: tối đa không quá 8.000 đồng/người/ngày.
5. Chi hỗ trợ tiền tàu, xe cho đại biểu là khách mời không hưởng lương theo quy định về thanh toán chế độ công tác phí nêu tại Điều 5 Mục I Chương I Quy định này.
6. Chi tiền công tác phí cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu được Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp mời tham dự kỳ họp, họp các Ban của Hội đồng nhân dân theo quy định về thanh toán chế độ công tác phí nêu tại Điều 5 Mục I Chương I; Điều 6 và Điều 7 Mục I Chương I Quy định này.
Điều 17. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao hàng năm để thực hiện chi công tác phí, chi tổ chức hội nghị cho phù hợp.
Điều 18. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ, được quyết định mức chi công tác phí, chi tổ chức hội nghị cao hơn hoặc thấp hơn mức chi theo quy định này và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách, đặc điểm hoạt động của đơn vị.
Điều 19. Các doanh nghiệp nhà nước được vận dụng chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị theo quy định này để thực hiện phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Điều 20. Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí chỗ nghỉ mà cán bộ đến công tác không phải trả tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ. Nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đã được cơ quan, đơn vị đến công tác bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan, đơn vị cử đi công tác thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã thanh toán cho cơ quan, đơn vị đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Những khoản chi công tác phí, chi hội nghị không đúng theo quy định này khi kiểm tra phát hiện, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính các cấp có quyền xuất toán và yêu cầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thu hồi nộp cho công quỹ. Người quyết định tổ chức hội nghị, quyết định thanh toán công tác phí vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ; lợi dụng thanh toán chi hội nghị, công tác phí để thu lợi bất chính phải hoàn trả, bồi thường số tiền đã chi không đúng quy định cho cơ quan, tổ chức và bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 60/2010/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Long An
- 2Nghị quyết 07/2008/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 03/2007/NQ-HĐND về chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VII, kỳ họp thứ 13 ban hành
- 3Nghị quyết 03/2007/NQ-HĐND về chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VII, kỳ họp thứ 10 ban hành
- 4Nghị quyết 14/2007/NQ-HĐND quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Nghị quyết 101/2007/NQ-HĐND về chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh Đồng Nai
- 6Quyết định 886/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành và bãi bỏ văn bản không còn phù hợp do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 1Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Quyết định 114/2006/QĐ-TTg về chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 23/2007/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 6Thông tư 127/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 23/2007/TT-BTC Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 57/2007/TT-BTC Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 51/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị quyết 191/2008/NQ-HĐND quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VII, kỳ họp thứ 16 ban hành
- 9Quyết định 60/2010/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Long An
- 10Nghị quyết 07/2008/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 03/2007/NQ-HĐND về chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VII, kỳ họp thứ 13 ban hành
- 11Nghị quyết 03/2007/NQ-HĐND về chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VII, kỳ họp thứ 10 ban hành
- 12Nghị quyết 14/2007/NQ-HĐND quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 13Nghị quyết 101/2007/NQ-HĐND về chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh Đồng Nai
Quyết định 46/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- Số hiệu: 46/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Trần Thanh Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra