- 1Thông tư liên tịch 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triễn nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 50/2007/TTLT-BTC-BNN- BTS sửa đổi Thông tư 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài Chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 4Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2007/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 04 tháng 9 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư;
Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/4/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Thủy sản và Thông tư liên tịch số 50/2007/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/4/2006 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 114/TTr-SNN-STC ngày 15/8/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, các văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN NGƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
- Quy định này quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế do Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm để thực hiện hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy nông, chế biến, bảo quản nông, lâm sản, ngành nghề nông thôn và khuyến ngư trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến thủy sản (sau đây gọi chung là hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản).
- Hoạt động khuyến nông, khuyến ngư cấp tỉnh do ngân sách tỉnh bảo đảm; hoạt động khuyến nông, khuyến ngư cấp huyện do ngân sách huyện bảo đảm.
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí khuyến nông, khuyến ngư phải đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền; cuối quý, cuối năm quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành.
2. Đối tượng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến ngư
Nông dân, ngư dân, hộ gia đình, công nhân nông, lâm trường, chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, thủy sản, ngành nghề nông thôn.
Điều 2. Nội dung chi hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, gồm:
1. Chi biên soạn giáo trình, tài liệu kỹ thuật, tài liệu mẫu để hướng dẫn, tập huấn, đào tạo khuyến nông, khuyến ngư (ngoài phần Trung ương đã biên soạn, hướng dẫn).
2. Chi hỗ trợ tuyên truyền cho công tác khuyến nông, khuyến ngư trong phạm vi cấp tỉnh, hội thi; chi in ấn tờ tin, ấn phẩm, áp phích.
3. Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, gắn với từng mô hình khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh.
4. Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư của địa phương. Tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước gắn với chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh.
5. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, mô hình công nghệ cao, chuyển giao kết quả khoa học công nghệ, phù hợp với chiến lược, quy hoạch về phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh.
6. Mua bản quyền tác giả, mua công nghệ mới phù hợp với điều kiện của địa phương, theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Chi thuê cán bộ kỹ thuật trong hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
8. Chi hỗ trợ kiểm tra đánh giá, giám sát hoạt động khuyến nông, khuyến ngư tại cơ sở.
9. Chi hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ khuyến nông, khuyến ngư.
10. Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động khuyến nông, khuyến ngư (nếu có).
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng kinh phí khuyến nông, khuyến ngư từ Ngân sách Nhà nước cho các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phải thực hiện theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và theo đúng cam kết với cơ quan khuyến nông, khuyến ngư. Quy định này quy định cụ thể thêm một số khoản chi sau:
1. Về chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất:
a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch về giống, vật tư chính (thức ăn, phân bón, hóa chất, thuốc) trong trường hợp áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất mà nhu cầu đầu tư tăng thêm so với mức bình thường.
b) Trường hợp mô hình trình diễn áp dụng kỹ thuật mới không có mức chi phí hiện hành để so sánh chênh lệch, thì mức hỗ trợ tối đa 40% mức chi phí về giống và tối đa 20% chi phí vật tư chính (thức ăn, phân bón, hóa chất, thuốc); đối với miền núi, vùng sâu, biên giới (bao gồm các xã có tên trong danh sách kèm theo) hỗ trợ tối đa 60% mức chi phí về giống và tối đa 40% chi phí vật tư chính; đối với các hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới được hỗ trợ tối đa 80% mức chi phí về giống và tối đa 60% chi phí vật tư chính.
c) Đối với một số mô hình có tính đặc thù riêng, mức hỗ trợ cụ thể như sau:
+ Mô hình công nghệ cao hỗ trợ tối đa 40% mức chi phí về giống và tối đa 20% chi phí vật tư chính và một phần kinh phí chuyển giao công nghệ, nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/mô hình.
+ Mô hình áp dụng công cụ, cải tiến kỹ thuật: Hỗ trợ tối đa 30% giá trị công cụ, nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/mô hình.
+ Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề khác (không bao gồm lò sấy của mô hình bảo quản chế biến): Hỗ trợ tối đa 50% thiết bị chính nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng/mô hình; đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa (danh sách các xã kèm theo) hỗ trợ tối đa 75% thiết bị chính, nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 125 triệu đồng/mô hình.
+ Mô hình chế biến bảo quản sản phẩm thủy sản trên bờ (không bao gồm nhà máy, phân xưởng), cơ khí hậu cần dịch vụ thủy sản: Hỗ trợ tối đa 30% trang thiết bị nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/mô hình;
2. Về mua bản quyền, quy trình công nghệ mới, phải gắn với mô hình cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Nhà nước hỗ trợ tối đa 70% chi phí mua bản quyền (không bao gồm kinh phí mua nhà xưởng, nhà lưới, nhà kính, thiết bị công nghệ).
Quy mô mô hình, mức hỗ trợ cho từng mô hình cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện xem xét quyết định kinh phí duyệt từng mô hình cụ thể, trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của từng mô hình, nhưng không vượt quá tỷ lệ tối đa quy định tại Quyết định này.
3. Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn tính bằng mức lương tối thiểu cho một người/tháng trong những ngày làm việc, thời gian ký hợp đồng căn cứ vào chu kỳ của từng cây, con, nhưng tối đa không quá 9 tháng cho một năm.
4. Chi triển khai điểm trình diễn mô hình, bao gồm: Tập huấn cho người sản xuất, tham quan, tổng kết mô hình, tối đa không quá 7 triệu đồng/1 mô hình; riêng mô hình đòi hỏi kỹ thuật cao tối đa không quá 10 triệu đồng/1 mô hình. Trong đó: Chi bồi dưỡng, tập huấn, tham quan cho người sản xuất gắn liền với từng mô hình khuyến nông, khuyến ngư, với mức hỗ trợ tiền ăn cho học viên là nông dân là 15.000 đồng/người/ngày. Bồi dưỡng cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 40.000 đồng/người/ngày.
5. Chi hỗ trợ quản lý kiểm tra đánh giá, giám sát hoạt động khuyến nông, khuyến ngư tỉnh và huyện, tối đa không quá 5% trên tổng số chi cho hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, trong đó: 2% cho cơ quan khuyến nông, khuyến ngư cấp trên và 3% cho đơn vị thực hiện triển khai mô hình.
Điều 4. Điều kiện để thực hiện mô hình trình diễn và được hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến ngư
1. Điều kiện để thực hiện mô hình trình diễn kỹ thuật khuyến nông, khuyến ngư là áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới về giống cây, con so với giống cây, con hoặc công nghệ hiện đang sử dụng.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có địa điểm trực tiếp triển khai mô hình trình diễn phù hợp với quy trình kỹ thuật, nội dung của mô hình (được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất có thời hạn)
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã đầu tư vốn cho mô hình hoặc cam kết sẽ đầu tư cho mô hình (ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước) và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của cơ quan khuyến nông, khuyến ngư.
- Chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nước.
Điều 5. Lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước
Việc lập dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí chi cho các nhiệm vụ khuyến nông, khuyến ngư thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính, cụ thể như:
1. Về lập dự toán:
Dự toán được lập hàng năm căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Quyết định của UBND tỉnh và công văn hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Sở Tài chính, tình hình dự toán năm trước, nội dung và khối lượng công việc khuyến nông, khuyến ngư cần thực hiện trong năm kế hoạch, định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và một số mức chi quy định tại Quyết định này.
a) Đối với kinh phí khuyến nông, khuyến ngư cấp tỉnh:
Trung tâm khuyến nông tỉnh lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khuyến nông, khuyến ngư gửi Sở Nông nghiệp & PTNT; Sở Nông nghiệp & PTNT xem xét, tổng hợp gửi Sở Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách của tỉnh báo cáo UBND tỉnh, để trình HĐND tỉnh theo quy định hiện hành.
b) Đối với kinh phí khuyến nông, khuyến ngư cấp huyện:
Trạm khuyến nông ở các huyện lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khuyến nông, khuyến ngư của huyện gửi Phòng Kinh tế huyện; Phòng Kinh tế xem xét, tổng hợp gửi Phòng Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách của huyện báo cáo UBND huyện, để trình HĐND huyện theo quy định hiện hành.
Dự toán kinh phí khuyến nông, khuyến ngư tại Điểm a trên đây phải chi tiết theo từng nội dung chi quy định tại Điều 2, Chương II của Quy định này, đơn vị triển khai thực hiện vào nhóm mục chi của Mục lục Ngân sách Nhà nước.
2. Về phân bổ và giao dự toán:
a) Đối với kinh phí khuyến nông, khuyến ngư cấp tỉnh: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, Sở Nông nghiệp & PTNT lập phương án phân bổ kinh phí khuyến nông, khuyến ngư cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh chi tiết theo nội dung chi, đơn vị triển khai thực hiện và theo nhóm mục chi của Mục lục Ngân sách Nhà nước (có chia ra quý), gửi Sở Tài chính để xem xét thẩm tra.
Sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & PTNT giao dự toán cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh; đồng thời gửi Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
b) Đối với kinh phí khuyến nông, khuyến ngư cấp huyện: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, Phòng Kinh tế lập phương án phân bổ kinh phí khuyến nông, khuyến ngư cho Trạm Khuyến nông chi tiết theo nội dung chi, đơn vị triển khai thực hiện và theo nhóm mục chi của Mục lục Ngân sách Nhà nước (có chia ra quý), gửi Phòng Tài chính để xem xét thẩm tra.
Sau khi có ý kiến thống nhất của Phòng Tài chính, Phòng Kinh tế giao dự toán cho Trạm Khuyến nông; đồng thời gửi Phòng Tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
3. Về chấp hành dự toán:
Căn cứ vào dự toán chi Ngân sách Nhà nước của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị thực hiện rút dự toán Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi kinh phí khuyến nông, khuyến ngư theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, các định mức, chế độ chi tiêu hiện hành và các quy định tại Quyết định này.
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khuyến nông theo quy định tại Quyết định này được phản ánh và quyết toán vào Loại 01 Khoản 04 “Các hoạt động dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi”, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khuyến ngư được phản ánh và quyết toán vào Loại 02 Khoản 02 “Ươm, nuôi trồng, bảo vệ thủy sản và các hoạt động dịch vụ có liên quan” theo chương tương ứng của các Bộ, ngành, địa phương và chi tiết theo Mục lục Ngân sách Nhà nước.
4. Về xét duyệt và thẩm tra báo cáo quyết toán:
a) Đối với cấp tỉnh:
Hàng quý, năm Trung tâm khuyến nông tỉnh lập báo cáo quyết toán toàn bộ kinh phí thực hiện tại đơn vị (bao gồm cả kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư ) gửi cơ quan Tài chính cùng cấp xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán.
b) Đối với cấp huyện:
+ Các Trạm Khuyến nông huyện nếu thực hiện đơn vị dự toán cấp I thì việc thực hiện báo cáo quyết toán kinh phí như đối với cấp tỉnh.
+ Trường hợp Trạm Khuyến nông huyện là đơn vị dự toán cấp II thì lập báo cáo và gửi quyết toán đến Phòng Kinh tế huyện xét duyệt và tổng hợp gửi báo cáo cho Phòng Tài chính huyện.
+ Trình tự lập, mẫu biểu báo cáo, thời gian nộp và xét duyệt báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 6. Cấp thanh tra, kiểm tra
Sở Nông nghiệp & PTNT, Phòng Kinh tế các huyện phối hợp với Sở Tài chính, Phòng Tài chính cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ khuyến nông, khuyến ngư, bảo đảm việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông, khuyến ngư đúng mục đích và hiệu quả.
Điều 7. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp & PTNT) để Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét giải quyết.
Điều 8. Việc sửa đổi, bổ sung bản Quy định này do Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Giám đốc Sở Tài chính đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định./.
CÁC XÃ MIỀN NÚI, XÃ VÙNG SÂU, XÃ BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của UBND tỉnh)
STT | CÁC XÃ TRONG HUYỆN |
1 | Huyện Đồng Phú (10 xã): |
Tân Hòa, Tân Hưng, Tân Phước, Đồng Tâm, Tân Tiến, Đồng Tiến, Tân Lập, Thuận Lợi, Tân Lợi, Tân Phú. | |
2 | Huyện Phước Long (16 xã): |
Đức Hạnh, Đắc Ơ, Bù Gia Mập, Đa Kia, Long Hà, Phú Trung, Long Bình, Long Hưng, Phú Nghĩa, Bình Thắng, Bình Phước, Long Hà, Long Tân, Bù Nho, Phú Riềng, Sơn Giang. | |
3 | Huyện Bù Đăng (12 xã): |
Đồng Nai, Đăk Nhau, Đăng Hà, Bom Bo, Thống Nhất, Thọ Sơn, Nghĩa Trung, Phước Sơn, Minh Hưng, Đoàn Kết, Đức Liễu, Phú Sơn. | |
4 | Huyện Chơn Thành (04 xã): |
Minh Thắng, Tân Quan, Nha Bích, Minh Lập. | |
5 | Huyện Bình Long (13 xã): |
Minh Đức, Thanh An, Đồng Nơ, An Phú, Thanh Lương, Thanh Phú, Thanh Bình, Tân Khai, Tân Hiệp, Phước An, An Khương, Tân Lợi, Tân Hưng. | |
6 | Huyện Lộc Ninh (10 xã): |
Lộc Thành, Lộc Khánh, Lộc Quang, Lộc Hòa, Lộc An, Lộc Thuận, Lộc Thiện, Lộc Tấn, Lộc Thịnh, Lộc Thạnh. | |
7 | Huyện Bù Đốp (07 xã): |
Tân Tiến, Tân Thành, Thiện Hưng, Thanh Hòa, Hưng Phước, Phước Thiện, Thanh Bình. |
- 1Quyết định 38/2011/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 46/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 720/QĐ-UBND.HC năm 2009 phê duyệt Đề án khuyến nông, khuyến ngư đến năm 2020 do UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3Quyết định 661/QĐ-UBND phê duyệt qui mô, định mức đầu tư và kinh phí hỗ trợ thực hiện các mô hình, hoạt động khuyến nông - khuyến ngư năm 2010 do tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ban hành
- 4Quyết định 1320/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực
- 1Thông tư liên tịch 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triễn nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 50/2007/TTLT-BTC-BNN- BTS sửa đổi Thông tư 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài Chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 4Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 5Thông tư 79/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư
- 8Quyết định 720/QĐ-UBND.HC năm 2009 phê duyệt Đề án khuyến nông, khuyến ngư đến năm 2020 do UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 9Quyết định 661/QĐ-UBND phê duyệt qui mô, định mức đầu tư và kinh phí hỗ trợ thực hiện các mô hình, hoạt động khuyến nông - khuyến ngư năm 2010 do tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ban hành
Quyết định 46/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 46/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/09/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/09/2007
- Ngày hết hiệu lực: 19/06/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực