UBND TỈNH QUẢNG TRỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2006/QĐ-UBND | Đông Hà, ngày 10 tháng 5 năm 2006 |
V/V PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ QUỸ BẢO TRỢ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;
Căn cứ Quyết định số 56/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;
Căn cứ Quyết định số 700/1999/QĐ-UB ngày 25/5/1999 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc thành lập Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều lệ Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh chỉ đạo Giám đốc Quỹ Điều hành hoạt động của Quỹ theo đúng quy định tại Điều lệ này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ, Giám đốc Quỹ và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG TRỊ |
QUỸ BẢO TRỢ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH QUẢNG TRỊ
(đã được phê duyệt tại Quyết định số 46/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Điều 1. Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Trị là Quỹ nhân đạo phi lợi nhuận trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Quảng Trị nhằm bảo trợ những người bị tác hại của chất độc da cam do hậu quả chiến tranh để lại.
Điều 2. Mục đích của Quỹ là huy động mọi nguồn viện trợ nhân đạo trong và ngoài nước và các hình thức gây Quỹ để bảo trợ, giúp đỡ các nạn nhân và gia đình các nạn nhân có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Điều 3. Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản (kể cả tài khoản ngoại tệ) tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại tỉnh Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị.
Quỹ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản lý Quỹ, gồm đại diện của lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh, một số tổ chức Chính trị - Xã hội và một số cá nhân có uy tín trong xã hội.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QUỸ
Quỹ có chức năng xây dựng và phát triển nguồn tài chính, bảo trợ các nạn nhân chất độc da cam về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện cho các nạn nhân và gia đình họ hòa nhập vào cộng đồng, vươn lên trong đời sống.
1. Tổ chức tuyên truyền, vận động sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Nhà nước, các tổ chức Kinh tế - Xã hội - Khoa học, cá nhân trong, ngoài tỉnh và quốc tế đối với nạn nhân chất độc da cam.
2. Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Chính quyền các cấp, các Đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội để tổ chức thực hiện việc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
3. Tham gia và kiến nghị với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng các chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam và các hình thức, biện pháp để bảo trợ các đối tượng này.
1. Tiếp nhận mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước để đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ của quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Quy định các đối tượng, hình thức, phương thức và mức giúp đỡ.
3. Được tham dự các hội nghị, hội thảo trong tỉnh và ngoài nước về chất độc da cam liên quan đến hoạt động của quỹ khi xét thấy cần thiết và được phép của nhà nước.
1. Hội đồng Quản lý của Quỹ:
a) Hội đồng Quản lý Quỹ là cơ quan cao nhất của Quỹ do UBND tỉnh quyết định, gồm đại diện của các Ban Ngành liên quan hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị. Hội đồng quản lý Quỹ có thể mời Chủ tịch danh dự. Phó Chủ tịch Thường trực là Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị.
b) Nhân sự tham gia Hội đồng Quản lý Quỹ do Thủ trưởng các đơn vị quyết định cử, sau khi hiệp thương với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị. Việc thay thế các thành viên của Hội đồng Quản lý Quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ và Giám đốc Sở Nội vụ.
2. Hội đồng Quản lý Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quyết định chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ và các hình thức tuyên truyền, vận động, kêu gọi sự giúp đỡ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức quốc tế ủng hộ cho Quỹ.
- Quy định các đối tượng, hình thức, phương thức và mức giúp đỡ của Quỹ.
- Chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban Điều hành.
- Thông qua các quy định về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, nguyên tắc, lề lối làm việc và hoạt động của Quỹ.
- Phê duyệt báo cáo về tài chính (tiếp nhận, quản lý, sử dụng; tiền và vật chất ủng hộ cho Quỹ).
- Đề nghị UBND tỉnh cho rút tên trong danh sách và bổ sung thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ.
- Hội đồng Quản lý Quỹ làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Hội đồng Quản lý Quỹ họp định kỳ 6 tháng một lần, khi cần thiết có thể họp đột xuất.
1. Giám đốc Quỹ và các bộ phận chức năng:
- Giám đốc Quỹ là đại diện theo pháp luật của Quỹ, do chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ bổ nhiệm.
- Giúp Giám đốc trong việc điều hành Quỹ có thể có Phó Giám đốc, phụ trách kế toán, thủ quỹ và một số bộ phận chuyên môn. Phó Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.
- Phụ trách kế toán của Quỹ do Chủ tịch Hội đồng Quản lý bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc và căn cứ vào tiêu chuẩn do Bộ Tài chính quy định.
- Trưởng, Phó các bộ phận chuyên môn do Giám đốc Quỹ bổ nhiệm.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Quỹ:
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.
- Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng Nghị quyết của Hội đồng Quản lý, Điều lệ hoạt động của Quỹ và đúng pháp luật.
- Ký các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
- Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của Quỹ với Hội đồng Quản lý và cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Quỹ.
- Chịu trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo Điều lệ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản.
3. Ban Kiểm soát Quỹ:
- Quỹ phải có Ban Kiểm soát Quỹ. Ban Kiểm soát Quỹ phải ít nhất phải có 3 thành viên: Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và ủy viên. Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ quyết định thành lập Ban Kiểm soát và bổ nhiệm các thành viên.
- Ban Kiểm soát Quỹ hoạt động độc lập và có nhiệm vụ sau đây:
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo đúng Điều lệ và các quy định của pháp luật.
+ Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng Quản lý Quỹ về kết quả kiểm soát các hoạt động, và tình hình tài chính của Quỹ.
ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CỦA QUỸ
Đối tượng được Quỹ Bảo Trợ giúp đỡ là những người bị ảnh hưởng chất độc da cam do chiến tranh để lại, gây tác hại đến sức khỏe bản thân và gia đình, được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Điều 10. Các hình thức giúp đỡ
Tùy theo Điều kiện và khả năng, Quỹ có thể giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam theo những hình thức sau:
1. Khám, chữa bệnh, chỉnh hình và phục hồi chức năng, nghỉ an dưỡng.
2. Học nghề và tạo điều kiện về việc làm.
3. Cung cấp phương tiện sinh hoạt thiết yếu cho những người tàn tật.
4. Hỗ trợ vốn phát triển kinh tế gia đình.
5. Hỗ trợ xây dựng nhà tình thương.
6. Trợ cấp đột xuất khi ốm đau, kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn.
Điều 11. Phương thức và mức giúp đỡ
1. Bằng tiền hoặc hiện vật cho các đối tượng được quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Điều lệ này.
2. Cho vay không lấy lãi để học nghề, phát triển sản xuất.
3. Mức giúp đỡ do Hội đồng Quản lý quỹ quy định cụ thể.
TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ QUỸ
Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam được quản lý theo chế độ tài chính Nhà nước, được miễn thuế. Tiền nhàn rỗi tạm thời của Quỹ được gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu của Kho bạc hoặc Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Quỹ có các nguồn thu sau đây:
1. Thu từ sự đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước.
2. Tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện theo ủy quyền của tổ chức cá nhân tài trợ.
3. Thu lãi từ các khoản tiền gửi, các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
1. Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam được sử dụng vào việc giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam theo các quy định tại Điều 10, 11, 12 của Điều lệ này và được trích 5% trên cơ sở số thu, quyên góp, ủng hộ (không kể thu tài trợ, viện trợ có mục đích, địa chỉ cụ thể) để chi cho các hoạt động sau:
- Công tác tuyên truyền, vận động
- Hỗ trợ cho các hoạt động ủng hộ quyên góp
- Phụ cấp cộng tác viên
- Khen thưởng
2. Việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của Quỹ tuân thủ các nguyên tắc, chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị.
Điều 15. Khen thưởng và kỷ luật
Những tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc xây dựng Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam được khen thưởng theo quy định của Nhà nước và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị.
Những tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Hiệu lực thi hành và sửa đổi Điều lệ
Chỉ có Hội đồng Quản lý Quỹ mới có quyền đề nghị sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Điều lệ này đã được Hội đồng Quản lý Quỹ thông qua và có hiệu lực kể từ ngày được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt.
- 1Quyết định 1520/QĐ-UBND năm 2013 công nhận Quỹ Nhân đạo và bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Sơn La đủ điều kiện hoạt động
- 2Quyết định 1521/QĐ-UBND năm 2013 về cấp Giấy phép thành lập và Công nhận Điều lệ Quỹ Nhân đạo và bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 823/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 1266/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Lê Khả Phiêu do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Quyết định 564/QĐ-UBND năm 2022 công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum
- 1Nghị định 177/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện
- 2Quyết định 56/2000/QĐ-BTC về Quy chế quản lý tài chính Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 1520/QĐ-UBND năm 2013 công nhận Quỹ Nhân đạo và bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Sơn La đủ điều kiện hoạt động
- 5Quyết định 1521/QĐ-UBND năm 2013 về cấp Giấy phép thành lập và Công nhận Điều lệ Quỹ Nhân đạo và bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 823/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 1266/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Lê Khả Phiêu do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8Quyết định 564/QĐ-UBND năm 2022 công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum
Quyết định 46/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều lệ Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 46/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/05/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Lê Hữu Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/05/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực