BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2000/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2000 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ biên bản nghiệm thu chương trình số 937/TM ngày 06 tháng 10 năm 2000 của Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình giáo dục quốc phòng;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên giáo dục quốc phòng các trường Trung học phổ thông và Trung học chuyên nghiệp.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên giáo dục quốc phòng các trường Trung học phổ thông và Trung học chuyên nghiệp được tổ chức thực hiện tại các trường đại học Sư phạm.
Điều 3: Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Hiệu trưởng các trường đại học Sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Văn Trọng (Đã ký) |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2000/QĐ-BGD &Đtngày 18 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I- MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
1- Mục tiêu:
Đào tạo từ sinh viên tốt nghiệp đại học Sư phạm, giáo viên đang kiêm nhiệm giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng (GDQP) tại các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp; sau khi tốt nghiệp giảng dạy được môn học Giáo dục quốc phòng; có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý, chỉ đạo môn học ở các Sở Giáo dục và Đào tạo.
2- Yêu cầu:
a/ Về phẩm chất, năng lực:
- Có phẩm chất đạo đức của người giáo viên, yêu nghề, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục và củng cố nền quốc phòng toàn dân.
- Có kiến thức cơ bản về quốc phòng; có năng lực giảng dạy môn học GDQP; có khả năng quản lý, chỉ đạo công tác quân sự địa phương của nhà trường.
b/ Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững một số nội dung cơ bản về đường lối quân sự, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng; lịch sử, truyền thống, tổ chức QĐNDVN; tâm lý học quân sự và giáo dục học quân sự.
- Nắm chắc các nội dung cơ bản về quân sự ở cấp phân đội nhỏ. Có hiểu biết về quân, binh chủng và ngành nghề trong quân đội.
- Thành thạo phương pháp giáo dục, huấn luyện các nội dung về giáo dục quốc phòng cho học sinh. Biết vận dụng vào thực tế để làm tốt nhiệm vụ giảng dạy và thực hiện công tác quân sự địa phương ở trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp.
3- Đối tượng:
Tuyển chọn từ:
- Sinh viên tốt nghiệp đại học Sư phạm có nguyện vọng
- Giáo viên đang kiêm nhiệm giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng ở các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và chuyên viên các Sở Giáo dục-Đào tạo chưa qua đào tạo, bồi dưỡng.
1- Tổng thời gian tham gia đào tạo 6 tháng = 26 tuần
26 tuần x 30 tiết/tuần = 780 tiết
2- Thời gian không đào tạo 2 tuần: 2 tuần x 30 tiết/tuần = 60 tiết gồm:
- Khai giảng, bế giảng và làm thủ tục nhập học, ra trường
- Nghỉ lễ, tết (nếu có) và dự trữ của Hiệu trưởng
3- Thời gian thực tế cho các hoạt động đào tạo 24 tuần:
24 tuần x 30 tiết/tuần = 720 tiết
Trong đó:
- Lên lớp: 268 tiết = 37%
- Thực hành: 236 tiết =33%
- Thực tập, thực tế 4 tuần: 120 tiết: = 17%
- Ôn thi học phần và thi TN: 96 tiết = 13% (Trong đó: thi TN 2 tuần = 60 tiết)
A/ Khoa học xã hội và nhân văn
HỌC PHẦN 1:MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐƯỜNG LỐI, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC PHÒNG
STT | Tên bài giảng | Số tiết | Các H.T giảng dạy | Ghi chú | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành |
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 | Một số vấn đề cơ bản của học thuyết Mác-Lê Nin, tư tưởng HCM về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc Nhiệm vụ Quốc phòng-An ninh và xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ mới Xây dựng LLVTND Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Kết hợp kinh tế với quốc phòng Xây dựng lực lượng dự bị dộng viên Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ Phòng chống chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, chống phá cách mạng Việt nam Tổ chức, xây dựng và hoạt động tác chiến khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) Sự hình thành và phát triển của Nghệ thuật quân sự Việt Nam Viết tiểu luận | 6 6 4 4 6 4 4 6 6 8 6 | 6 4 4 4 4 4 4 4 6 8 | 2 2 2 | 6* | *Tự viết thêm ngoài giờ |
| Cộng: | 60 | 48 | 6 | 6 |
|
HỌC PHẦN 1I:CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG QĐNDVN
STT | Tên bài giảng | Số tiết | Các H.T giảng dạy | Ghi | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành | chú |
1 2 3 4 5 6 7 | Lịch sử truyền thống QĐNDVN Tổ chức QĐNDVN Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo QĐNDVN Công tác Đảng-Công tác Chính trị trong QĐNDVN Công tác tổ chức trong QNDVN Công tác tư tưởng trong QNDVN Thi học phần | 8 6 6 8 6 6 5 | 8 6 6 6 4 4 | 2 2 2 |
|
|
| Cộng: | 45 | 34 | 6 |
|
|
HỌC PHẦN 1II:TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ VÀ GIÁO DỤC HỌC QUÂN SỰ
STT | Tên bài giảng | Số tiết | Các H.Tt giảng dạy | Ghi chú | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành |
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 | Nhân cách và con đường hình thành nhân cách Tâm lý học tập thể Chuẩn bị tâm lý cho học sinh trong học tập Cơ sở tâm lý giáo dục kỷ luật quân sự Các nguyên tắc phương pháp giáo dục Các hình thức giáo dục-đào tạo trong quân đội Tự giáo dục và chỉ đạo tự giáo dục Giáo dục phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp Thi học phần | 6 6 4 4 6 6 4 6 3 | 6 6 2 2 4 6 2 4 | 2 2 2 2 2 |
|
|
| Cộng: | 45 | 32 | 10 |
|
|
HỌC PHẦN IV:ĐIỀU LỆNH
STT | Tên bài giảng | Số tiết | Các H.T giảng dạy | Ghi chú | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành |
|
1 2 3 4 | Điều lệnh đội ngũ - Đội ngũ từng người không có súng - Đội ngũ từng người có súng - Đội hình trung đội, đại đội - Tổ chức đội hình chào cờ Điều lệnh quản lý bộ đội - Chức trách, lễ tiết, tác phong quân nhân - 10 lời thề danh dự, 12 điều kỷ luật - Tuần tra canh gác - Xây dựng nếp sống văn minh kỷ luật trong nhà trường Phòng chống các tệ nạn xã hội và xây dựng phương án bảo vệ trường Thi học phần Cộng: | 16 4 6 4 30 | 2 4 6 12 |
| 14 14 |
|
HỌC PHẦN V:QUÂN SỰ CHUNG
STT | Tên bài giảng | Số tiết | các h.t giảng dạy | Ghi chú | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành |
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 | Địa hình quân sự Phòng chống bom đạn địch và thiên tai Vũ khí huỷ diệt lớn Thể thao quốc phòng Luật nghĩa vụ quân sự Pháp lệnh dân quân tự vệ Luật Sỹ quan QĐNDVN Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự Thi học phần Cộng: | 12 2 8 6 4 4 2 2 5 45 | 4 2 8 2 2 2 2 2 24 |
| 8 4 2 * 2* 16 | * nghiên cứu |
HỌC PHẦN VI:MỘT SỐ LOẠI BINH KHÍ KỸ THUẬT BỘ BINH
S T T | Tên bài giảng | Số tiết | các h.t giảng dạy | Ghi chú | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành |
|
1 2 3 4 5 6 7 8 | Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPD, RPK, B40, B41 Giới thiệu một số loại vũ khí tự tạo Chất nổ, cách gói buộc chất nổ Lưu đạn, tập ném lưu đạn bài 1 bài 2 Mìn và cách dò gỡ Công sự nguỵ trang, vật cản Máy băn điện tử, Laser Thi học phần Cộng: | 17 4 10 8 6 2 8 5 60 | 17 4 4 2 2 2 4 35 |
| 6 6 4 4 20 |
|
HỌC PHẦN VII:KỸ THUẬT BẮN SÚNG
STT | Tên bài giảng | Số tiết | Các h.t giảng dạy | Ghi chú | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành |
|
1 2 3 4 | Kỹ thuật bắn súng AK, CKC bài 1 Kỹ thuật bắn súng AK, CKC bài 2 Kỹ thuật bắn súng ngắn K54 Bắn đạn thật súng AK bài 1 Cộng: | 24 10 6 5 45 | 6 2 2 10 |
| 18 8 4 5* 35 | *Lấy điểm thi học phần |
HỌC PHẦN VIII:CHIẾN THUẬT CÁ NHÂN VÀ TỔ BỘ BINH
STT | Tên bài giảng | Số tiết | Các H.T giảng dạy | Ghi chú | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành |
|
1 2 3 | Chiến thuật cá nhân - Các tư thế và kỹ thuật vân động - Lợi dụng địa hình, địa vật Chiến thuật tổ Thi học phần Cộng: | 30 24 6 60 | 4 4 8 |
| 26 20 46 |
|
HỌC PHẦN IX:CHIẾN THUẬT TIỂU ĐỘI, TRUNG ĐỘI BỘ BINH
STT | Tên bài giảng | Số tiết | Các H.T giảng dạy | Ghi chú | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành |
|
1 2 3 | Chiến thuật tiẻu đội - Trong chiến đấu tiến công - Trong chiến đấu phòng ngự Chiến thuật trung đội - Trong chiến đấu tiến công - Trong chiến đấu phòng ngự Thi học phần Cộng: | 15 10 5 30 | 5 4 9 |
| 10 6 16 |
|
HỌC PHẦN X:CÔNG TÁC BẢO ĐẢM HẬU CẦN
STT | Tên bài giảng | Số tiết | Các H.T giảng dạy | Ghi | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành | chú |
1 2 3 4 5 6 | Công tác bảo đảm hậu cần thường xuyên Công tác bảo đảm hậu cần chiến đấu Công tác bảo đảm quân y Cấp cứu đầu tiên vết thương chiến tranh Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương Thi học phần Cộng: | 8 6 8 8 12 3 45 | 6 6 6 8 4 30 | 2 2 4 | 8 8 |
|
HỌC PHẦN XI:TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
STT | Tên bài giảng | Số tiết | Các H.T giảng dạy | Ghi | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành | chú |
1 2 3 4 5 6 | Lý luận chung về phương pháp giảng dạy môn học GDQP Tổ chức và phương pháp giảng dạy các bài điều lệnh Tổ chức và phương pháp giảng dạy các bài kỹ thuật Tổ chức và phương pháp giảng dạy các bài chién thuật Phương pháp tổ chức hội thao quốc phòng Soạn bài giảng và thực hành giảng dạy | 6 10 10 13 6 30 | 4 6 6 6 4 | 2 | 4 4 7 2 30 |
|
| Cộng: | 75 | 26 | 2 | 47 |
|
HỌC PHẦN XII:VĂN HOÁ VĂN NGHỆ VÀ TRÒ CHƠI QUÂN SỰ
STT | Tên bài giảng | Số tiết | Các H.T giảng dạy | Ghi chú | ||
|
|
| Lên lớp | Thảo luận | Thực hành |
|
1 2 3 | Nội dung quân sự hoá "4 hoá" Trò chơi quân sự Những bài ca truyền thống và quốc tế vũ Cộng: | 2 26 17 45 | 2 2 |
| 26 17 43 |
|
Nội dung "4 hoá": - Quân sự hoá 1 số môn Văn hoá
- Quân sự hoá 1 số khoa mục thể thao
- Văn nghệ hoá giáo dục truyền thống
- Quân sự hoá 1 số trò chơi (trò chơi quân sự )
E/ Hướng dẫn sử dụng chương trình:
1- Chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên GDQP các trường Trung học phổ thông và Trung học chuyên nghiệp được xây dựng dựa trên nền chương trình đào tạo sỹ quan dự bị. Một số học phần lý luận mang tính kế thừa và phát triển từ chương trình GDQP cho sinh viên bậc đại học ban hành năm 2000; đồng thời chương trình đề cập một số nội dung về kỹ năng quân sự theo chương trình ban hành năm 2000 cho học sinh Trung học phổ thông và Trung học chuyên nghiệp để giáo viên có cơ sở làm quen và tiếp cận ngay với nội dung bài giảng về GDQP ở các bậc học này.
2- Chương trình được ban hành nhưng chưa có giáo trình, để đáp ứng kịp thời kế hoạch đào tạo các trường được Lãnh đạo Bộ giao nhiệm vụ cần có sự phối hợp chặt chẽ với các trường quân sự trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện.
Căn cứ vào chương trình khung các trường xây dựng chương trình chi tiết, biên soạn đề cương bài giảng và thực hành giảng dạy theo kế hoạch. Tài liệu sử dụng để tham khảo biên soạn bài giảng gồm có:
- Giáo trình GDQP dùng trong hệ thống các trường chính trị, hành chính, đoàn thể (NXB QĐND)
- Giáo trình GDQP dùng cho học sinh, sinh viên (NXBQĐND và NXBGD)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh-giáo trình đào tạo bậc đại học (NXBQĐND)
- Tài liệu tập huấn giáo viên GDQP các trường đại học-cao đẳng năm 2000 (Vụ Giáo dục Quốc phòng)
- Chương trình, tài liệu, giáo trình đào tạo sỹ quan dự bị và đào tạo sỹ quan ngắn hạn (Cục Nhà trường BTTM)
- Các tài liệu về binh khí kỹ thuật do trường Sỹ quan Lục quân 1 biên soạn.
3- Chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên GDQP đã được Hội đồng thẩm định chương trình giáo trình GDQP của liên Bộ phê duyệt. Tuy nhiên để bổ sung, điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh về chương trình, về công tác tổ chức, bảo đảm và làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo dài hạn, trong quá trình thực hiện sẽ có tổ chức rút kinh nghiệm giữa khoá học và tổng kết khi kết thúc khoá đào tạo đầu tiên.
- 1Thông báo 83/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng Trung ương tại phiên họp Hội đồng giáo quốc phòng Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 13/2009/TT-BGDĐT ban hành chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 607/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 29-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 2Thông báo 83/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng Trung ương tại phiên họp Hội đồng giáo quốc phòng Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 607/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 46/2000/QĐ-BGDĐT về chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên giáo dục quốc phòng các trường Trung học phổ thông và Trung học chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 46/2000/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/10/2000
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Văn Vọng
- Ngày công báo: 08/01/2001
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 02/11/2000
- Ngày hết hiệu lực: 03/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực