Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LÂM NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 456-LS/NR | Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 1989 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY PHẠM KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG BẠCH ĐÀN TRẮNG VÀ KEO LÁ TO (QPN 12-89)
BỘ TRƯỞNG LÂM NGHIỆP
Căn cứ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ vào Điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu xây dựng xét duyệt ban hành và quản lý các quy phạm quy trình kỹ thuật dùng trong sản xuất công nghiệp, ban hành kèm theo Nghị định số 124-CP ngày 24-8-1963 của Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ kết luận của Hội đồng khoa học kỹ thuật (tiểu ban Lâm sinh) họp ngày 1-8-1989;
Theo đề nghị của các ông Chủ nhiệm chương trình trồng rừng PAM-3352, Vụ trưởng Vụ lâm sinh - Công nghiệp rừng, Vụ kỹ thuật.
| Trần Sơn Thuỷ (Đã ký) |
KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG BẠCH ĐÀN TRẮNG (EUCALYPTUS CAMALDULENSIS) CHO 4 TỈNH TRỒNG RỪNG THEO DỰ ÁN PAM-3352 VÀ NHỮNG TỈNH CÓ ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA TƯƠNG TỰ
(Ban hành theo Quyết định số 456-LS/CNR ngày 4-9-1989)
1. Độ dốc: Dưới 20o
2. Độ dày tầng đất hữu hiệu: Trên 50cm (với quy ước tầng đất chứa dưới 50% đá lẫn hay kết von ít bị nén chặt).
Trong trường hợp kết von nếu có điều kiện cày ngâm thì phá vỡ tầng kết von, không hạn chế độ dày tầng đất.
3. Loại đất: Trồng trên các loại đất hiện có ở vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng không được trồng trên các loại đất sau đây:
- Đất trên nền đá vôi có độ kiềm cao.
- Đất sét nặng, chặt bí.
- Đất rừng có thực bì xâm lấn còn phát triển mạnh.
Các yếu tố khí hậu, thời tiết 4 tỉnh vùng PAM-3352 đều phù hợp với Bạch đàn trắng (E. camaldulensis).
Điều 5. Thu hái giống, trong những lâm phần, hoặc những cây đã được tuyển chọn, từ 6 tuổi trở lên.
- Thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống, theo đúng quy trình sản xuất hạt giống của ngành.
Sử dụng các xuất xứ sau:
- Trong nước: Nghĩa Bình và Phú Khánh.
- Nước ngoài: Petford; Katherine, Edith River.
Địa điểm vườn ươm phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Gần khu vực trồng rừng tập trung
- Gần đường giao thông
- Gần nguồn đất làm ruột bầu.
- Vị trí vườn ươm đặt nơi tương đối bằng phẳng, thoáng gió không bị các mái núi che lấp và không bị ngập úng vào mùa mưa, tránh hướng gió hại.
- Cho đất vào những khay gỗ, hoặc tôn, kích thước dài 1m, rộng 0,50m, thành cao 0,10m, đáy có đục lỗ 5-6 lỗ, đường kính 5cm.
- Khử trùng đất trong các khay trước lúc gieo 5-7 ngày bằng dung dịch Benlat hoặc boocđô nồng độ 1% liều lượng 1lít/1m2.
- Trước lúc gieo hạt 1 ngày, tưới cho luống gieo, hoặc khay đủ ẩm.
Điều 8. Xử lý hạt giống và gieo ươm
Căn cứ vào kế hoạch trồng rừng và phẩm chất hạt giống mà xác định lượng hạt cần gieo.
- Gieo hạt trước vụ trồng 2,5-3 tháng. Ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím (PMnO4), nồng độ 0,05% ở nhiệt độ 30-40oC trong 24 giờ (thay nước 2 lần trong thời gian xử lý, sau đó rửa chua bằng nước sạch, tải ra hong phơi thoáng gió trong 2 giờ, quá trình hong phải đảo hạt cho đều.
- Mỗi kg hạt gieo trên 60-100m2 (hạt nhập ngoại gieo thưa hơn).
Cách gieo: Cần chia hạt ra gieo làm nhiều lần trong mỗi vụ gieo hạt. Mỗi lần gieo, chia hạt làm 4 phần, trộn đều với cát hoặc đất bột, tỷ lệ 1 hạt 4 đất (theo khối lượng) vãi đều hạt trên mặt luống hoặc trên khay, gieo lặp lại 4 lần cho hạt đều trên mặt luống.
- Sau khi gieo xong, dùng đất mịn tơi rắc đều phủ kín hạt. Sau đó ủ một lớp rạ mỏng kín mặt luống. Dùng ôdoa có lỗ nhỏ, hoặc bình phun thuốc trừ sâu (đã rửa sạch thuốc) tưới nhẹ và tưới đều, tránh trôi hạt. Khi cây mọc đều, bỏ vật che tủ, cắm ràng ràng, có độ che phủ 70-80% cho tới lúc cây đủ tiêu chuẩn.
Các khay đã gieo hạt được xếp sát nhau thành luống tại vườn ươm. Vườn ươm phải có mái che 50% ánh sáng và chống mưa rào. Nếu số lượng khay ít có thể di chuyển vào những nơi thuận tiện để chăm sóc.
- Hàng ngày tưới nước đủ ẩm, từ 7-10 ngày phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, sâu hại một lần bằng dung dịch thuốc benlat, hoặc boođô nồng độ 0,5%, liều lượng 1 lít/1m2. Sau khi tưới thuốc phải tưới nước lã để rửa thuốc trên lá của cây con.
Gieo được 3- 4 ngày hạt nảy mầm, khi cây có 2-6 lá cao 2-6 cm, tỉa những cây tốt đem cấy dần vào bầu, những cây còn lại tiếp tục chăm sóc, cấy vào những đợt sau.
- Vỏ bầu, làm bằng chất dẻo (PE) với kích cỡ như sau:
- Chiều cao: 11cm
- Đường kính 4,5-5cm
- Thành phần ruột bầu: (hỗn hợp ruột bầu) cần tận dụng nguyên liệu tại chỗ như: lấy đất tại vườn ươm, đất dưới lớp thực bì ràng ràng, dưới lớp cây bụi. Đất đập nhỏ, sàng nhặt hết cỏ, sỏi lẫn... đem trộn với phân chuồng hoai, phân supe lân theo tỷ lệ sau:
+ Đất: 92-95%
+ Phân chuồng hoai 4-6%
- Supe lân: 1-2%
(Tỷ lệ tính theo trọng lượng hỗn hợp ruột bầu).
- Tạo luống đặt bầu
Rẫy sạch cỏ dại, san phẳng nền vườn, lên luống rộng 1m, ránh luống 0,60m, chiều dài từ 5-10m.
Trước khi đóng bầu từ 7-10 ngày phun một trong các loại dung dịch: benlat, boocđô, vôfatoc, 666 nồng độ 1% liều lượng 1lít/2m2 trên toàn bộ diện tích để phòng trừ sâu bệnh.
- Đóng bầu
- Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ quy định ở điều 10 (mỗi mẻ trộn khoảng 100kg), nếu đất quá khô cần tưới nước đủ ấm để dễ trộn đều.
- Cho đất vào vỏ bầu, phần đáy khoảng 1-2cm phải nện chặt để định hình bầu và giữ đất trong bầu không bị rơi vãi ra ngoài, sau đó tiếp tục cho đất đầy tới miệng bầu.
- Xếp bầu:
- Bầu được xếp sát nhau trên luống đắp đất quanh luống thành gờ cao 3-4 cm (có thể đóng bầu trong nhà sau đó vận chuyển ra xếp tại vườn).
- Bầu được đóng trước khi cấy cây từ 20 - 30 ngày, vài ba ngày tưới một lần, giữ ẩm cho ruột bầu, trước khi cấy 1-2 ngày, nhổ sạch cỏ và phá váng.
- Cấy vào buổi sáng, nếu trời râm mát có thể cấy cả ngày.
- Tưới đủ ẩm trên luống bầu 1-2 ngày trước khi cấy.
- Bứng những cây đạt tiêu chuẩn (Điều 9), đựng vào khay có chứa nước để cây không bị héo. Lượng cây bứng mỗi lần đủ cấy khoảng 1 giờ, sau đó lại bứng tiếp, tránh làm gẫy ngọn, dập nát thân cây và đứt hết rễ.
- Mỗi bầu cấy 1 cây mầm. Dùng que chọc lỗ, đường kính 1cm ở mặt bầu để cấy ở độ sâu sát lá mầm. Dùng đất hai bên thành bầu ém nhẹ, giữ cho cây không bị nghiêng ngả, tạo điều kiện cho rễ cây tiếp xúc với đất.
- Cấy xong cần tưới nhẹ để rửa lá mầm và ruột bầu tự lấp các chỗ trống khi cấy.
- Sau thời gian cấy 7-10 ngày tiến hành kiểm tra, cấy dặm vào những bầu có cây bị chết.
Điều 13. Chăm sóc và bảo vệ cây con
- Che bóng cho luống cây bằng dàn che hoặc cắm cây ràng ràng có độ che phủ 50%
- Khi cây con cứng cáp, phát triển đều (5-10 ngày sau khi cấy) dỡ dần dàn che và vật che phủ. Tiếp tục tưới nước đủ ẩm cho cây con, lượng nước được tăng dần theo tuổi cây và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (mưa, ẩm...) để quyết định số lượng nước tưới.
- Hàng ngày tưới vào buổi sáng và chiều râm mát.
- Từ 15 đến 25 ngày phá váng một lần, kết hợp với nhặt cỏ trên các bầu và quanh luống.
Nếu có điều kiện thì bón thúc như sau:
- Loại phân: N, P, K tổng hợp hoặc Supe lân.
- Cách bón và liều lượng: có thể bón tới 5 lần:
+ Lần thứ nhất: 20 ngày tuổi, bón 0,05g/1bầu.
+ Lần thứ hai: 30 ngày tuổi, bón 0,10g/1bầu
+ Lần thứ ba: 40 ngày tuổi, bón 0,15g/1 bầu.
+ Lần thứ tư: 50 ngày tuổi, bón 0,20g/1bầu.
+ Lần thứ năm: 60 ngày tuổi, bón 0,30g/1 bầu.
(Tổng cộng cả 5 lần bón 0,8g/1bầu).
Hòa tan hoàn toàn phân trong nước, rồi tưới cho cây ươm: 15lít/500 bầu cây. Sau khi tưới phân phải tưới nước lã để rửa cho lá cây. Tránh tưới phân vào những ngày mưa, đất bầu quá ẩm.
- Mỗi lần tưới phân, cũng là một lần tưới nước.
- Tháng thứ 3 không tưới phân, chỉ tưới nước.
- Ngừng chăm sóc 15-20 ngày trước khi đem cây đi trồng.
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét rãnh thoát nước, bảo đảm vườn khô ráo, không bị úng nước.
- Mỗi tháng phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại một lần, bằng các loại thuốc như benlat, boocđô, nồng độ 0,5% với liều lượng 0,5-1lít/m2 (vận dụng quy trình phòng chống rơm lá thông).
- Kiểm tra thấy có hiện tượng sâu bệnh hại phát sinh mạnh, phải tăng cường các biện pháp phòng chống để ngăn ngừa nạn dịch có thể xảy ra.
- Tiêu chuẩn cây 2,5 đến 3 tháng tuổi, cao 20-35 cm, đường kính cổ rễ 2mm. Hình dạng cây cân đối, không bị cong queo sâu bệnh.
- Bốc xếp cây. Luống bầu đã được tưới đủ ẩm, nhấc nhẹ từng bầu, xén hết rễ mọc quá dài ở đáy bầu (nếu có). Lần lượt xếp vào khay, giữ cho cây thẳng đứng, không bị nghiêng đổ, vỡ bầu, sau đó chuyển dần đến hiện trường trồng.
Những cây chưa đủ tiêu chuẩn, được xếp lại thành luống tiếp tục chăm sóc để trồng vào các đợt sau.
- Thực bì được phát toàn diện, đánh gốc các loại cỏ dại có khả năng xâm lấn, đâm chồi khỏe. Thực bì xếp thành đống, theo dải để khô và đốt.
Điều 18. Làm đất bằng thủ công
- Cuốc băng theo đường đồng mức, tạo thành bậc thang, tùy mật độ và tùy tỷ lệ hỗn giao giữa các loại cây (chính, phụ) mà bố trí băng rộng hẹp. Lúc đầu tạo băng rộng 0,60 - 0,80m sau sẽ tiếp tục tạo băng rộng 1m, trong quá trình chăm sóc rừng.
Cuốc hố trồng, kích thước 30cm x 30cm x 30cm.
Nếu có điều kiện thì cuốc hố 40cm x 40cm x 40cm.
Những vùng đất có điều kiện thì cày bằng cơ giới. Cày ngầm theo băng với độ sâu 50-60 cm. Sau khi cày, cuốc hố trên băng với kích thước 20cm x 20cm x 20cm.
Trên băng kết hợp trồng cây nông nghiệp hoặc cây họ đậu để bồi dưỡng đất chống xói mòn và tăng thêm thu nhập.
Đối với giống bạch đàn nhập từ nước ngoài phải bón lót, còn đối với giống bạch đàn trong nước nếu có điều kiện thì bón lót khi lấp hố, trước khi trồng 7-10 ngày.
- Mỗi hố bón:
+ Phân chuồng hoai 1kg/1 hố.
+ Phân hóa học (NPK) 0,05-0,07/1hố.
+ Phân được trộn với đất, vun xuống đáy hố, sau đó lấp đầy hố và vun lên
thành vồng cao hơn miệng hố.
1. Mật độ trồng 2500 cây/1ha.
Nếu trồng hỗn giao với cây họ đậu, số lượng cây bạch đàn chiếm 2/3 đến 3/4 so với tổng số cây trồng, cả hai loại cây không vượt quá 3.300 cây/1ha.
2. Thời vụ.
Trồng vào vụ Xuân và Xuân hè - tháng 2, 3 và đến hết tháng 5.
3. Tiến hành trồng
- Tưới ẩm cây con trước khi trồng 1-2 ngày.
- Đánh bầu không để bầu vỡ, biến dạng.
- Chọn cây đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định mới được trồng, vận chuyển cây bằng thủ công hoặc cơ giới đều phải đảm bảo cây không bị gãy ngọn, sây sát vỏ.
- Trước khi trồng tuyển chọn lại một lần nữa (sau khi đào bứng, vận chuyển bốc xếp...) loại trừ những cây không đạt yêu cầu kỹ thuật.
Nếu vỏ bầu bằng PE phải xé bầu, dùng cuốc trộn đều đất trong hố, và đào thành lỗ đủ để đặt bầu thấp hơn miệng hố 1-1,5cm, vun đất vào gốc cây, giữ cho cây thẳng đứng và dùng chân ấn nhẹ cho đất chặt dần dần quanh hố.
4. Thời tiết trồng.
Chọn những ngày có mưa phùn, hoặc mưa rào nhẹ, râm rét, không nắng gắt để trồng.
- Cây được chuyển đến hiện trường phải trồng ngay, vì một lý do nào đó không trồng được, thì phải tập trung cây lại một vị trí râm mát thuận tiện cho việc chăm sóc. Tưới nước 2-3 ngày một lần. Nếu thời gian chờ đợi quá 7 ngày, phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại định kỳ một tuần một lần.
- Không để cây con ở hiện trường trồng quá 15 ngày.
CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ
- Trồng xong, sau 2 đến 3 tuần kiểm tra cây nào chết trồng dặm ngay. Định kỳ 3 tháng kiểm tra, phát hiện cây chết, tiếp tục trồng dặm, để chuẩn bị nghiệm thu theo công đoạn.
- Để tạo khả năng sinh trưởng đồng đều cho toàn lâm phần, phải tuyển chọn những cây có chất lượng tốt và trồng dặm vào những ngày thời tiết râm mát, giao cho những công nhân có tay nghề bậc cao đảm nhận trồng.
- Thực hiện chăm sóc: từ 2 đến 3 năm
- Mỗi năm chăm sóc: từ 2 đến 3 lần.
- Nội dung chăm sóc: cuốc, xới, nhặt cỏ, vun đất vào quanh gốc cây đường kính 0,80 - 1m. Gỡ và cắt tận tốc giây leo, phát sạch thực bì xâm lấn.
- Trong quá trình chăm sóc, cần cuốc xới để tạo thành băng bậc thang rộng 1m.
- Nếu có điều kiện, tiến hành bón thúc bằng phân NPK.
Trường hợp khi trồng không bón lót thì bón thúc sau khi trồng 3-4 tuần.
- Trường hợp khi trồng đã bón lót thì bón thúc sau khi trồng vào đầu mùa xuân năm thứ hai. Với số lượng: phân NPK 75-100g/gốc.
- Ngoài nghiệm thu công việc sản xuất hàng ngày, nghiệm thu sản phẩm từng công đoạn (sản phẩm dở dang), còn phải nghiệm thu "theo giai đoạn" nhằm đánh giá hiệu quả của một quá trình sản xuất tương đối dài từ 3-5 năm.
- Sản phẩm nghiệm thu theo giai đoạn, được so sánh với thiết kế và so với biểu quy định (xem biểu), bao gồm các chỉ tiêu:
+ Diện tích thực trồng so với diện tích còn lại và so với thiết kế.
+ Tỷ lệ sống.
+ Tình hình sinh trưởng (xanh tốt, tốc độ nhanh chậm, độ đồng đều), chiều cao bình quân; đường kính bình quân; trữ lượng trên héc-ta.
+ Tình hình sâu bệnh hại.
| Năm đầu | Hết kỳ | Thành thục | Ghi chú | ||||
trồng Loại cây | So sánh diện tích | Tỷ lệ sống (%) | Diện tích (%) | Tỷ lệ sống (%) | Diện tích (%) | V | Số cây (cây) |
|
- Bạch đàn trắng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bạch đàn trắng + hỗn giao với cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
(Sai số cho phép đối với các chỉ tiêu trên là ± 3%).
- Cần tăng cường các biện pháp phòng chống cháy và sâu bệnh hại - cần thiết kế đường băng cản lửa.
- Cấm chăn thả trâu bò trong 3 năm đầu.
- Cấm người chặt phá.
- Thường xuyên có người tuần tra, canh gác, trông nom bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện những tác nhân phá hoại.
Hết thời kỳ chăm sóc, sau 4 năm tiến hành tỉa thưa theo quy trình tỉa thưa nuôi dưỡng.
Điều 28. Xây dựng hồ sơ lý lịch rừng và lưu trữ
Các cơ sở sản xuất đều phải xây dựng hồ sơ lý lịch rừng trồng bao gồm:
- Tài liệu thiết kế rừng.
- Tài liệu thi công.
- Tài liệu nghiêm thụ sản phẩm qua mỗi công đoạn.
- Tài liệu theo dõi, quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng (từ khâu hạt giống đến sản phẩm cuối cùng).
Hồ sơ tài liệu này là cơ sở để nghiệm thu, thanh toán, kiểm tra đánh giá cả quá trình sản xuất. Hồ sơ được xây dựng cho từng lô, từng khoảnh rừng... tổng hợp và lưu trữ cho đến khi khai thác rừng.
Căn cứ vào nội dung, yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất, từng cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật cụ thể cho đơn vị mình, nhưng không được trái với những quy định trong quy phạm này.
KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG KEO LÁ TO (ACACIA MANGIUM) CHO 4 TỈNH TRỒNG RỪNG THEO DỰ ÁN PAM-3352 VÀ NHỮNG TỈNH CÓ ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA TƯƠNG TỰ
(Ban hành theo Quyết định số 456-LS/CNR ngày 4-9-1989)
Điều 1. Quy phạm này quy định những yêu cầu và nội dung kỹ thuật cơ bản, từ khâu hạt giống, gieo ươm tạo cây con, trồng, chăm sóc nuôi dưỡng, đến khi rừng cung cấp được sản phẩm gỗ, củi... và phát huy tác dụng cải tạo đất, cải tạo môi trường. Chu kỳ kinh doanh 8-10 năm, với năng suất 8-10m3/ha/năm.
- Độ cao: 0-400m
- Độ dày tầng đất hữu hiệu: trên 10cm (với tầng đất quy ước chứa trên 50% đá lẫn hay kết von).
- Loại đất: hầu hết các loại đất hiện có ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ, thuộc 4 tỉnh vùng PAM-3352, đều trồng được Keo lá to.
- Trừ đất bị lây nặng ở độ sâu chưa tới 30cm, sét nặng, mực nước ngầm cao (10-15cm).
Điều kiện khí hậu của 4 tỉnh vùng PAM-3352 đều phù hợp cho Keo lá to.
Điều 5. Thu hái, chế biến, bảo quản
Hạt giống trong nước hoặc nhập ở nước ngoài phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật quy định trong Điều lệ giống.
- Tuổi cây mẹ lấy giống 5 tuổi trở lên ở những khu rừng đã được tuyển chọn, chuyển hóa hoặc những khu rừng chuyên doanh giống.
- Thu hoạch quả về, phải tiến hành chế biến ngay đảm bảo độ thuần trên 85%.
- Hạt chưa gieo ngay cần phải cất trữ, bảo quản khô trong các dụng cụ như: chum vại, hoặc túi chất dẻo, sau 2 năm hạt còn tỷ lệ nẩy mầm trên 65%.
Căn cứ vào tuổi cây con, thời vụ trồng, để quyết định thời vụ gieo. Phải chú ý chống rét, nhất là sương muối về mùa đông. Chống nóng và mưa rào vào mùa hè cho cây mầm và cây con.
1. Lập vườn ươm và chọn đất
- Vị trí vườn phải thoáng ráo, không bị ngập úng về mùa mưa, mặt vườn tương đối bằng phẳng, có độ dốc dưới 5o.
- Đất cát pha, hoặc thịt nhẹ có độ pH = 5-6.
- Đất vườn ươm phải cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ và tiến hành xử lý các loại mầm mống sâu bệnh hại.
2. Tạo bầu (đóng bầu)
- Vỏ bầu: bằng chất dẻo (PE).
- Kích cỡ:
+ Chiều cao vỏ bầu 11-12cm
+ Đường kính 4,5cm - 5cm.
- Thành phần ruột bầu
+ Đất 93-95% (đất thịt nhẹ tơi xốp, đất dưới tán rừng, dưới thảm thực bì cây bụi, cây ràng ràng hoặc đất mặt vườn ươm còn giàu mùn).
+ Phân chuồng hoai: 4-5%.
+ Phân Supe lân: 1-2%.
Đảm bảo thành phần ruột bầu có độ pH từ 5-6.
- Đóng và xếp bầu: Hỗn hợp được trộn đều, lần lượt đóng vào vỏ bầu theo kỹ thuật: bỏ đất ém chặt phần đáy bầu. Sau đó đổ đất cho đầy bầu, bảo đảm phần trên tơi xốp hơn. Bầu đóng xong được xếp vào luống (luống rộng 1m, dài 5-10m). Các bầu xếp sát nhau, đắp đất thành gờ xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả.
Hạt giống được đổ vào chậu hay thùng, sau đó rót nước sôi (97-100oC) vào với lượng nước gấp 2 lượng hạt. Ngâm hạt cho tới khi nào nước nguội, vớt hạt ra rửa sạch bằng nước lã. Nếu lượng nước gấp 5 lần lượng hạt thì chỉ ngâm hạt trong thời gian 30 giây đến một phút, sau đó vớt ra ngâm vào nước lã 12 giờ (một phần hạt 20 phần nước lã).
Hạt xử lý xong có thể gieo ngay, hay hong cho ráo rồi gieo hoặc ủ vào túi vải, khoảng 12 giờ, rửa chua lại một lần nữa, tiếp tục đem hạt ủ. Sau 2-3 ngày chọn những hạt nứt nanh đem gieo vào bầu.
- Trước khi gieo phải tưới đủ ẩm cho bầu (0,5 - 1lít/1m2).
- Dùng dụng cụ chuyên dùng (dao, que nhọn...) chọc lỗ vào bầu sau khoảng 1-1,5cm rồi gieo hạt vào, dùng tay gạt đất vào lỗ và ém nhẹ, 1 bầu gieo 1 hạt.
- Gieo xong phải tưới nước ngay, bằng ô-doa có gương sen lỗ nhỏ, hoặc bình bơm thuốc trừ sâu đã rửa sạch tưới nhẹ để hạt tiếp xúc với đất.
- Để đề phòng mưa rào, nắng nóng... trên các luống gieo, phải dùng rơm rạ, cây ràng ràng... che mặt luống, khi cây mầm mọc được 3-4 ngày thì bỏ dần vật che tủ, tạo điều kiện đủ ánh sáng cho cây mạ phát triển nhanh chóng. Sau 7-10 ngày tra dặm những bầu hạt không mọc.
- Hàng ngày tưới 1-2 lần để giữ ẩm cho cây con, lượng nước tưới 1-2lít/1m2 thời gian đầu, sau đó tăng dần lên 2-3lít/1m2 (tùy điều kiện thời tiết), tưới vào sáng sớm và chiều râm mát.
- Làm cỏ phá váng 15-20 ngày một lần, kết hợp với các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
Điều 11. Chuẩn bị trước khi xuất vườn ươm cây con
- Trước khi trồng 15-20 ngày, phải hãm cây và ngừng hẳn chăm sóc.
- Tưới đủ ẩm cho cây con trước lúc trồng 1-2 ngày để dễ bứng, tránh vỡ bầu.
- Trường hợp cây đã đủ tiêu chuẩn trồng, nhưng vì lý do nào đó (thời tiết, chuẩn bị đất, tổ chức sản xuất...) chưa trồng được, thì tiến hành đảo bầu, kết hợp với tuyển chọn, phân loại cây tốt, xấu. Cây tốt sẽ đem trồng, cây xấu tiếp tục chăm sóc trồng các đợt tiếp theo.
Điều 12. Tiêu chuẩn cây con đem trồng
- Tuổi cây con = 2,5 - 3 tháng.
- Chiều cao (H) = 20 - 35cm.
- Đường kính (D) = 2 - 3mm.
- Cây sinh trưởng tốt, phát triển cân đối, không bị cong queo, sâu bệnh.
- Những nơi thực bì thưa, xấu, không cản trở cho việc làm đất, có thể không cần xử lý thực bì. Nếu thực bì là cỏ tranh, tế guột, dùng phương pháp phát đốt toàn diện.
- Nếu thực bì là cây bụi cao, có thể phát đốt toàn diện, hoặc theo băng.
Điều 14. Làm đất bằng thủ công
Cuốc băng theo đường đồng mực, tạo thành bậc thang lúc đầu tạo băng rộng 0,60 - 0,80m, sau tiếp tục tạo băng rộng 1m trong quá trình chăm sóc.
- Kích thước hố: 30cm x 30cm x 30cm. Có điều kiện thì cuốc: 40cm x 40cm x 40cm.
- Lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày. Dùng lớp đất mặt trộn đều với đất quanh hố, lấp đầy miệng hố.
Nơi có điều kiện thì làm đất bằng cơ giới:
- Cày toàn diện, cày theo băng.
- Cày ngầm sâu 0,50m - 0,60m. Cày trước khi trồng ít nhất 15-20 ngày. Cuốc hố trên băng cày với kích thước 20cm x 20cm x 20cm. Có thể cuốc hố trước, hoặc vừa cuốc vừa trồng.
1. Thời vụ
Trồng vào vụ xuân, xuân hè, từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5. Chủ yếu là tháng 3, 4.
- Riêng đối với các vùng có mùa đông rét đậm kéo dài cho phép trồng thêm vụ trồng phụ vào mùa thu.
2. Mật độ trồng
- Trồng thuần loại: 2500cây/1 ha.
- Trồng hỗn giao (là cây hỗ trợ) cây Keo chiếm 1/3 - 1/4 so với tổng số cây trồng.
3. Tiến hành trồng
- Vận chuyển cây con, phải tránh va chạm mạnh, làm biến dạng hoặc vỡ bầu.
- Trước khi bỏ cây con xuống hố thì xé túi bầu.
Dùng cuốc trộn lại đất trong hố cho đều, sau đó lấp đất thêm đầy hố và đào một lỗ trong hố sâu độ 15cm, đặt nhẹ bầu sao cho bầu cây không bị nghiêng ngả, lấp đất dần lèn chặt, đến khi đất đầy ngang miệng hố.
CHĂM SÓC, QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG
Sau khi trồng 2-3 tuần và sau 3 tháng đầu tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống, trồng dặm kịp thời những cây bị chết.
- Để đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây phát triển đồng đều, khi dặm phải tuyển chọn cây con có tiêu chuẩn tốt nhất và trồng vào những ngày thời tiết thuận lợi nhất.
Điều 19. Chăm sóc rừng và bón phân
- Chăm sóc từ 2 đến 3 năm.
- Mỗi năm từ 2 đến 3 lần.
+ Nội dung kỹ thuật chăm sóc
- Cuốc xới nhặt cỏ quanh gốc
- Cuốc sâu 8-10 cm vun vào gốc cây với đường kính 0,8cm - 1m.
- Phát thực bì xâm lấn, cắt sát gốc và gỡ hết dây leo.
- Kết hợp san băng theo đường đồng mực, lần đầu san băng rộng 0,60m, các lần sau tiếp tục san băng rộng dần đến 1m.
- Nếu có điều kiện bón thúc bằng phân NPK.
+ Trường hợp khi trồng không bón lót thì bón thúc sau khi trồng 3-4 tuần.
- Trường hợp khi trồng có bón lót thì bón thúc vào vụ xuân năm thứ hai, kết hợp với công việc chăm sóc, với lượng phân bón 50g/1gốc cây.
Ngoài nhiệm vụ nghiệm thu công việc hàng ngày, nghiệm thu theo công đoạn sản xuất (sản phẩm dở dang), phải nghiệm thu theo giai đoạn (giai đoạn 3 năm, hoặc 5 năm).
- Nội dung nghiệm thu: đánh giá diện tích thành rừng, khối lượng gỗ cây đứng, tổng số cây... thể hiện trên 3 tiêu chuẩn:
+ Diện tích thực trồng, diện tích rừng còn lại so với thiết kế.
+ Tỷ lệ sống.
+ Tình hình sinh trưởng (đường kính bình quân D, chiều cao bình quân H, cây xanh tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, chậm, độ đồng đều của rừng...).
| Năm đầu | Hết thời gian | Thành thục | Ghi chú | ||||
trồng Loại cây | So sánh diện tích | Tỷ lệ sống (%) | Diện tích (%) | Tỷ lệ sống (%) | Diện tích (%) | V | Số cây con (cây) |
|
- Keo lá to thuần loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Keo lá to + cây khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
(Sai số cho phép của các chỉ tiêu trên là ±5%).
Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định trong biểu trên, đơn vị sẽ lập biểu so sánh, tính toán về diện tích, chất lượng rừng, sản phẩm thu hoạch được về củi, gỗ... nhằm đánh giá đúng hiệu quả (theo Điều 1 Chương I).
- Có biện pháp phòng chống cháy, sâu bệnh hại rừng.
- Cấm thả trâu bò trong 2 năm đầu.
- Cấm người vào rừng chặt phá.
- Thường xuyên có người tuần tra, canh gác, trông nom, bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện những tác nhân phá hoại để ngăn ngừa.
- Sau 3 năm (hết thời kỳ chăm sóc), tiến hành tỉa thưa, theo quy trình tỉa thưa nuôi dưỡng rừng.
Điều 23. Xây dựng hồ sơ lý lịch rừng và lưu trữ
- Các cơ sở sản xuất đều phải xây dựng hồ sơ lý lịch rừng trồng bao gồm:
+ Tài liệu thiết kế rừng.
+ Tài liệu thi công.
+ Tài liệu nghiệm thu sản phẩm qua mỗi công đoạn và giai đoạn sản xuất.
+ Tài liệu theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng (từ khâu hạt giống đến sản phẩm cuối cùng).
Hồ sơ tài liệu thu thập được, là cơ sở để nghiệm thu thanh toán, đồng thời là tài liệu để kiểm tra đánh giá cả quá trình sản xuất.
Hồ sơ được xây dựng theo từng lô, khoảnh tập hợp lại, lưu trữ cho đến khi khai thác rừng.
Căn cứ vào yêu cầu nội dung, nhiệm vụ và mục đích sản xuất, từng cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật cụ thể cho đơn vị mình, nhưng không được trái với những điều quy định trong Quy phạm này.
Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và định mức lao động
Cho bạch đàn trắng (E.camaldulensis) và keo lá to (Acacia mangium)
| Đơn vị | Loài cây | Ghi chú | |
| tính | Bạch đàn trắng | Keo lá to |
|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
I. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT |
|
|
|
|
- Tuổi cây giống | Năm | Trên 6 | Trên 5 |
|
- Mật độ gieo | m2/kg | 60-100 |
| Keo 1 hạt/1 bầu |
- Tỷ lệ vào bầu | % | 100 | 100 |
|
- Tuổi cây con đem trồng | tháng | 2,5-3 | 2,5-3 |
|
- Mật độ trồng |
|
|
|
|
+ Thuần loại | Cây/ha | 2.500 | 2.500 |
|
+ Hỗn giao |
|
| 1/3-1/4 | So với tổng số cây/ha |
- Tỷ lệ trồng dặm | % | 10-15 | 8-10 |
|
- Phương pháp làm đất |
|
|
|
|
+ Cuốc hố thủ công | cm | 30x30x30 | 30x30x30 |
|
| cm | 40x40x40 | 40x40x40 | Nếu có điều kiện |
+ Bằng cơ giới |
| Cày băng | Cày băng | Nếu có điều kiện |
II- ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU |
|
|
|
|
- Hạt giống |
|
|
|
|
+ Hạt giống nội | kg/ha | 0,1 | 0,1 |
|
+ Hạt giống ngoại | kg/ha | 0,012-0,015 | 0,1 |
|
- Vỏ bầu (PE) | vỏ bầu/ha | 3.000 | 3.000 | (có tỷ lệ hao hụt + dặm) |
- Phân |
|
|
|
|
+ Chuồng hoai | kg/ha | 3.000 | 1.500 |
|
+ Phân vô cơ (NPK) | kg/ha | 180 | 130 | Chú ý P có tỷ lệ cao |
Thuốc phòng trừ sâu bệnh hại |
|
|
|
|
- Sâu hại | kg/ha | 3-5 | 3-5 |
|
- Bệnh hại | kg/ha | 1 | 1 |
|
III- ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG |
|
|
|
|
1. Gieo ươm | Công/ha | 40 | 35 |
|
2. Trồng rừng | Công/ha | 188-214 | 183-209 |
|
- Thiết kế | Công/ha | 5 | 5 |
|
- Phát thực bì | Công/ha | 30 | 30 |
|
- Đào hố | Công/ha | 50-70 | 50-70 | (Hố 40x40x40 công tăng tới 70) |
- Lấp hố | Công/ha | 20-25 | 20-25 |
|
- Vận chuyển + bỏ phân | Công/ha | 20 | 20 | (Bỏ phân vào từng hố) |
- Đào, bứng, vận chuyển trồng cây | Công/ha | 25 | 25 |
|
- Trồng dặm | Công/ha | 2-3 | 2-3 |
|
- Lao động quản lý | Công/ha | 20 | 20 |
|
- Phục vụ sinh hoạt | Công/ha | 1 | 1 |
|
- Bảo vệ | Công/ha | 15 | 15 |
|
Tổng cộng: 228 - 254 223 -249
công công
3. Chăm sóc:
- Bạch đàn trắng, keo lá to: chăm sóc trong 2 năm đến 3 năm.
- Mỗi năm chăm sóc từ 2 lần đến 3 lần.
- Mỗi lần chăm sóc 25 - 30 công/1ha (kết hợp san băng).
- Kỹ thuật chăm sóc:
+ Cuốc xới quanh gốc, đường kính 0,8-1m
+ Gỡ dây leo, cắt sát gốc, phát thực bì xâm lấn
+ Bón thúc phân (nếu có điều kiện).
+ Kết hợp san băng.
- 1Nghị định 124-CP năm 1963 ban hành điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu, xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý các quy phạm, quy trình kỹ thuật dùng trong sản xuất công nghiệp do của Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 245-CT năm 1991 về trồng rừng bạch đàn do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 35-CP năm 1981 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trưởng trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12509-1:2018 về Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản - Phần 1: Nhóm loài cây sinh trưởng nhanh
Quyết định 456-LS/NR năm 1989 ban hành quy phạm kỹ thuật trồng rừng bạch đàn trắng và keo lá to của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp
- Số hiệu: 456-LS/NR
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/09/1989
- Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp
- Người ký: Trần Sơn Thuỷ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra