- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 3Quyết định 120/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4510/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 07 tháng 12 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TRỒNG RỪNG VÀ BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN TỈNH BÌNH ĐỊNH, GIAI ĐOẠN 2010-2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 120/QT-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ văn bản số 597/UBND-TH ngày 29/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc chủ trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 3496/TTr-SNN ngày 12/10/2016 và đề nghị của Sở Tài chính tại Văn bản số 3320/STC-HCSN ngày 23/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương và dự toán Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2010-2020 với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên công trình: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2020.
2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định.
3. Đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý khu Sinh thái Cồn Chim-Đầm Thị Nại.
4. Đơn vị tư vấn thực hiện: Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp, nông thôn Bình Định.
5. Địa điểm thực hiện: Huyện Hoài Nhơn; Phù Mỹ; Phù Cát; Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
7. Nội dung Đề cương nhiệm vụ:
7.1. Đối tượng
a) Các yếu tố về điều kiện tự nhiên: Khí hậu, thời tiết, đặc điểm địa hình, đặc điểm đất đai... ảnh hưởng đến cây trồng;
b) Các yếu tố về điều kiện kinh tế, đặc điểm xã hội: Giao thông, nguồn điện, nguồn nước; dân số, lao động, thu nhập, phát triển kinh tế... có ảnh hưởng trực tiếp đến khu quy hoạch;
c) Các yếu tố về giống và kỹ thuật... ảnh hưởng đến công tác trồng cây và công tác bảo vệ rừng.
Trong quy hoạch
- Huyện Phù Mỹ : Mỹ Chánh, Mỹ Cát
- Huyện Phù Cát: Cát Minh
- Huyện Tuy Phước: Phước Sơn, Phước Thuận
- TP. Quy Nhơn: Phường Nhơn Bình
Ngoài quy hoạch
- Huyện Hoài Nhơn: Xã Tam Quan Bắc, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Hải và Hoài Mỹ.
- Huyện Phù Cát: Xã Cát Khánh.
- Huyện Tuy Phước: Xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa.
- TP. Quy Nhơn: Phường Đống Đa, Nhơn Bình.
7.3. Công tác chuẩn bị
a) Thu thập tài liệu, bản đồ: Thu thập hồ sơ quản lý rừng của chủ rừng; bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch sử dụng đất...;
b) Xây dựng đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch. Trình chủ đầu tư tổ chức hội nghị thông qua; chỉnh sửa và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thiết kế kỹ thuật: Dự kiến các vị trí cần điều tra, khảo sát lên bản đồ để phục vụ công tác ngoại nghiệp.
a) Làm việc với các bên liên quan: Làm việc với chủ rừng và chính quyền các địa phương có liên quan về việc triển khai lập báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch;
b) Xác định phạm vi ranh giới: Đo đạc, khoanh vẽ chu vi khu vực có thể nền cao;
c) Khảo sát đối tượng rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch: Khảo sát về các yếu tố địa hình, tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng hiện có... ;
d) Điều tra dân sinh kinh tế, xã hội; tập quán của nhân dân trong khu vực có ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng;
đ) Thu thập các tài liệu, số liệu về khí hậu, thủy văn;
e) Thu thập định mức kinh tế kỹ thuật: Phục vụ tính toán khối lượng công việc và nhu cầu vốn đầu tư;
g) Thu thập tư liệu hiện có tại địa phương: Các tư liệu về định hướng phát triển của địa phương có ảnh hưởng đến khu vực rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch;
h) Hoàn chỉnh số liệu, bản đồ ngoại nghiệp và kiểm tra kết quả điều tra ngoại nghiệp;
i) Làm việc với chủ đầu tư thống nhất số liệu và dự kiến điều chỉnh, bổ sung quy hoạch;
k) Tổ chức hội nghị lần 1 thông qua hiện trạng và định hướng rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
a) Tính diện tích và các loại biểu: Từ kết quả đo đạc tính tổng diện tích vùng rà soát, bổ sung, quy hoạch; tổng hợp và tính toán các loại biểu;
b) Số hóa bản đồ:
- Cập nhật các kết quả khảo sát, đo đạc thực địa tại thời điểm điều tra. Nội dung bản đồ hiện trạng phải phản ánh trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm khảo sát (để lập báo cáo). Số liệu về diện tích phải chính xác và được kiểm tra lại trên thực địa để đảm bảo đầy đủ tính thực tiễn và pháp lý;
- Bản đồ hiện trạng có tỷ lệ 1/10.000, hệ VN 2000. Nội dung bản đồ phải thể hiện đầy đủ các lô trạng thái rừng, đất chưa có rừng, số hiệu khoảnh, số hiệu tiểu khu vv...
c) Thành lập cơ sở dữ liệu trên máy tính: Xây dựng cơ sở dữ liệu về bản đồ, dữ liệu về diện tích, vv... Truy xuất và thống kê dữ liệu theo đơn vị hành chính (xã/phường) và theo chủ quản lý để thuận tiện cho khai thác và chia sẻ thông tin;
d) Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo: Xuất phát từ định hướng rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và hiện trạng vùng rà soát xác định các mục tiêu cần đạt được. Qua phân tích đánh giá, đề ra phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch;
e) Viết báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch
- Dự thảo báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch;
- Xây dựng bản đồ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch: Bản đồ rà soát, bổ sung, quy hoạch có cùng tỷ lệ với bản đồ hiện trạng.
- Phê duyệt rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
g) Hội nghị thông qua báo cáo lần 2; chỉnh sửa báo cáo, kiểm tra và in ấn giao nộp
- Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị với nội dung đóng góp ý kiến dự thảo báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch;
- Các ý kiến đóng góp được đơn vị lập quy hoạch giải trình, tiếp thu và bổ sung để hoàn thiện báo cáo. Sau đó, kiểm tra, in ấn và giao nộp thành quả;
- Thẩm định báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành thẩm định báo cáo quy hoạch;
- Phê duyệt báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
8. Tổng dự toán: 103.929.000 đồng. (Một trăm lẻ ba triệu, chín trăm hai mươi chín nghìn đồng).
9. Nguồn vốn thực hiện: Vốn Ngân sách tỉnh.
10. Thời gian thực hiện: Năm 2016-2017.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Ban Quản lý Khu sinh thái Cồn Chim - Đầm Thị Nại và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1442/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch trồng rừng và cây xanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 63/QĐ-UBND về phân bổ kế hoạch vốn trồng rừng thay thế (đợt 1) năm 2016 đối với diện tích trồng rừng thay thế nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên
- 3Quyết định 3769/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt phân bổ kế hoạch vốn ủy thác trồng rừng thay thế cho địa phương, đơn vị thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2016-2017
- 4Quyết định 1671/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp Văn Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- 5Quyết định 1674/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung cơ sở 1, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
- 6Quyết định 466/QĐ-UBND Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 3Quyết định 120/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 1442/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch trồng rừng và cây xanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 63/QĐ-UBND về phân bổ kế hoạch vốn trồng rừng thay thế (đợt 1) năm 2016 đối với diện tích trồng rừng thay thế nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên
- 7Quyết định 3769/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt phân bổ kế hoạch vốn ủy thác trồng rừng thay thế cho địa phương, đơn vị thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2016-2017
- 8Quyết định 1671/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp Văn Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- 9Quyết định 1674/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung cơ sở 1, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
- 10Quyết định 466/QĐ-UBND Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
Quyết định 4510/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương và dự toán Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2010-2020
- Số hiệu: 4510/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết