Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2019/QĐ-UBND

Long An, ngày 18 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 20/2017/TT-BCT ngày 29/9/2017 của Bộ Công Thương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BCT;

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 2461/TTr-SCT ngày 09/10//2019.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này là Quy định về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch, đề án và quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/11/2019 và thay thế Quyết định số 61/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch, đề án và quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tài chính;
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Cục KTVB QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
- CT; các PCT.UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- PCVP.Phan;
- Phòng KTTC;
- Lưu: VT, Dung.
QĐ-SCT-XAY DUNG THAM DINH DE AN KHUYEN CONG

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Trần Văn
Cần

 

QUY ĐỊNH

XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số          /2019/QĐ-UBND ngày      tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công (sau đây gọi chung là hoạt động khuyến công) và quy định về quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Long An.

2. Đối tượng điều chỉnh

a) Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn).

b) Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.

c) Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.

Điều 2. Nội dung hoạt động khuyến công

Thực hiện theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP; Thông tư số 20/2017/TT-BCT ngày 29/9/2017 của Bộ Công Thương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BCT.

Chương II

XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH VÀ ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG

Điều 3. Xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến công

1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) xây dựng Chương trình khuyến công của tỉnh từng giai đoạn trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Kế hoạch khuyến công phải phù hợp với Chương trình khuyến công của tỉnh từng giai đoạn. Kế hoạch khuyến công hàng năm do Sở Công Thương, UBND cấp huyện, cấp xã chủ trì hướng dẫn xây dựng và tổng hợp trên cơ sở báo cáo đăng ký của các đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo đăng ký các đề án khuyến công gồm:

a) Nội dung về kết quả thực hiện công tác khuyến công năm trước; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch khuyến công của năm hiện tại; mục tiêu và định hướng công tác khuyến công của năm sau.

b) Danh mục đề án, nhiệm vụ đăng ký kế hoạch khuyến công (theo Mẫu số 2, ban hành kèm Quyết định).

3. UBND cấp huyện căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, xây dựng đề án, nhiệm vụ khuyến công gửi Sở Công Thương (qua Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp) tổng hợp trình Hội đồng thẩm định các đề án khuyến công và chương trình xúc tiến thương mại (Hội đồng thẩm định) để thẩm định.

4. Căn cứ vào kết quả thẩm định, Sở Công Thương lập thủ tục trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 4. Lập đề án khuyến công

Việc lập các đề án khuyến công phải đảm bảo các yêu cầu, điều kiện sau:

1. Phù hợp với chủ trương, chính sách chung về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.

2. Phù hợp với đối tượng, nội dung, danh mục ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công và phù hợp với nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến công.

3. Phù hợp với các chương trình, kế hoạch khuyến công của tỉnh đã được phê duyệt.

4. Phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến công.

Điều 5. Nội dung và thời gian đăng ký đề án khuyến công

1. Nội dung đề án khuyến công, gồm:

a) Đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đơn vị thụ hưởng, địa điểm thực hiện. b) Sự cần thiết và căn cứ của đề án.

c) Mục tiêu: Nêu cụ thể những mục tiêu của đề án cần đạt được.

d) Quy mô đề án: Nêu quy mô của đề án; nêu tóm tắt các đặc điểm vượt trội chính của đề án như về công nghệ, máy móc, sản phẩm hoặc nội dung khác đề xuất hỗ trợ.

e) Nội dung và tiến độ: Xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện và tiến độ thực hiện; tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nội dung công việc.

g) Dự toán kinh phí: Được lập chi tiết theo mẫu (Mẫu số 1, ban hành kèm Quyết định).

h) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ phương án tổ chức thực hiện đề án.

i) Hiệu quả của đề án: Nêu rõ hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, tính bền vững, khả năng nhân rộng (nếu có) của đề án sau khi kết thúc hỗ trợ.

2. Thời gian đăng ký đề án khuyến công

a) Các đơn vị gửi thông tin xây dựng đề án khuyến công về Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp trước ngày 15/12 để tổng hợp và xây dựng đề án cho năm sau.

b) Các đơn vị gửi đề án về Sở Công Thương trước ngày 15/2 hàng năm.

c) Sở Công Thương tổng hợp các đề án khuyến công trình Hội đồng thẩm định trước ngày 25/2 hàng năm.

Điều 6. Hội đồng và nội dung thẩm định đề án khuyến công

1. Hội đồng thẩm định

a) Hội đồng thẩm định các đề án khuyến công tỉnh do Giám đốc Sở Công Thương quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định có thể mời các chuyên gia, các sở, ngành tham gia thẩm định các đề án khuyến công.

b) Hội đồng thẩm định các đề án khuyến công cấp huyện, xã do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo UBND cấp huyện, Lãnh đạo Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng là Phó Chủ tịch và các thành viên. Hội đồng thẩm định có thể mời các chuyên gia, đại diện các phòng chuyên môn liên quan tham gia thẩm định các đề án.

2. Nội dung thẩm định

a) Mức độ phù hợp của đề án với quy định tại Điều 4 của Quy định này.

b) Mục tiêu, sự cần thiết và hiệu quả của đề án; tính hợp lý về sử dụng kinh phí, nguồn lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật khác.

c) Năng lực của đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đơn vị thụ hưởng.

d) Khả năng kết hợp, lồng ghép với các dự án, chương trình mục tiêu khác.

e) Sự phù hợp và đầy đủ của hồ sơ, tài liệu của đề án.

Điều 7. Cách thức triển khai thực hiện đề án nhóm, đề án điểm

Nội dung các đề án khuyến công nhóm, điểm được xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định này; đồng thời tuân thủ các quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.

1. Đề án nhóm

a) Đề án nhóm gồm: Đề án đào tạo nghề, truyền nghề; nâng cao năng lực quản lý, khởi sự thành lập doanh nghiệp; tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm; hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ xây dựng, đăng ký nhãn hiệu;

b) Đề án nhóm không yêu cầu phải xác định địa điểm, đơn vị thụ hưởng, đơn vị phối hợp khi thẩm định. Riêng đề án nhóm hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phải lập theo từng lĩnh vực, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của vùng, địa phương trên cơ sở danh mục ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy định này; phải xác định địa điểm, đơn vị thụ hưởng, chủng loại máy móc thiết bị khi thẩm định và xác định đơn vị phối hợp, thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị khi lập kế hoạch triển khai để làm cơ sở ký kết hợp đồng khuyến công.

2. Đề án điểm

a) Khi thẩm định, các nội dung hoạt động khuyến công trong năm đầu kế hoạch phải xác định cụ thể địa điểm, đơn vị thụ hưởng, đơn vị phối hợp (trừ các nội dung theo nhóm thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này);

b) Đối với việc xây dựng kế hoạch các năm tiếp theo: Đơn vị thực hiện chịu trách nhiệm rà soát, điều chỉnh nội dung hoạt động khuyến công phù hợp với tình hình thực tế, lập thành kế hoạch khuyến công cho năm dự toán ngân sách trên cơ sở đã xác định cụ thể các nội dung yêu cầu như đối với năm đầu kế hoạch để thẩm định theo quy định;

c) Đề án điểm sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch kinh phí trong năm đầu kế hoạch, sẽ được ưu tiên bố trí kinh phí các năm tiếp theo để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 8. Điều kiện hỗ trợ

Theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công.

Điều 9. Báo cáo thực hiện đề án

1. Đơn vị thực hiện định kỳ lập báo cáo tiến độ thực hiện đề án khuyến công theo mẫu (Mẫu số 3, ban hành kèm Quyết định) gửi Sở Công Thương trước ngày 15 hàng tháng.

2. Khi kết thúc thực hiện đề án, đơn vị thực hiện lập báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề án, báo cáo khối lượng hoàn thành và kinh phí thực hiện hợp đồng (kèm hồ sơ khi thanh lý, quyết toán hợp đồng).

3. Tổng hợp báo cáo đột xuất, báo cáo phục vụ kiểm tra, thanh tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Điều 10. Kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công

1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công.

2. Sở Công Thương lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công; đề xuất thành phần đoàn kiểm tra và có văn bản gửi các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện nơi triển khai thực hiện đề án, đơn vị thực hiện đề án.

3. Sau khi kiểm tra, Trưởng đoàn có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp, đánh giá kết quả kiểm tra thông qua Sở Công Thương, báo cáo UBND tỉnh.

4. Các đơn vị thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công có trách nhiệm lập báo cáo theo yêu cầu của Sở Công Thương, đoàn kiểm tra và cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin liên quan đến quá trình thực hiện kế hoạch, đề án. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công.

Chương III

CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG

Điều 11. Nguồn, nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công

1. Nguồn kinh phí khuyến công

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3, Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công.

2. Quản lý kinh phí khuyến công

a) Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công tỉnh do Sở Công Thương xây dựng gửi Sở Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

b) Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công cấp huyện do Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng xây dựng gửi Phòng Tài chính Kế hoạch để tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

c) Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công cấp xã do UBND cấp xã xây dựng gửi Phòng Tài chính Kế hoạch để tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

3. Sử dụng kinh phí khuyến công

a) Kinh phí khuyến công bảo đảm chi cho những hoạt động khuyến công do UBND tỉnh, cấp huyện quản lý và tổ chức thực hiện đối với hoạt động, sản xuất sản phẩm có ý nghĩa trong tỉnh phù hợp với chiến lược, quy hoạch về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

b) Các đề án, nhiệm vụ: Tổ chức hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài; hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài; hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp và sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cụm công nghiệp; các đề án truyền thông nếu đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện theo Luật Đấu thầu. Ngoài các đề án, nhiệm vụ thực hiện theo Luật Đấu thầu, các đề án, nhiệm vụ khác thực hiện theo phương thức xét chọn.

Điều 12. Nội dung và mức chi hoạt động khuyến công

1. Nội dung chi: Theo Điều 6 Thông tư số 28/2018/TT-BTC.

2. Một số mức chi chung: Theo Điều 7 Thông tư số 28/2018/TT-BTC.

3. Một số mức chi đặc thù

a) Chi hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật, bao gồm: Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh khả thi; dự án thành lập doanh nghiệp và chi phí liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 7 triệu đồng/doanh nghiệp.

b) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, bao gồm: Xây dựng; mua máy móc thiết bị; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhưng không quá 700 triệu đồng/mô hình.

c) Mức hỗ trợ với các cơ sở công nghiệp nông thôn đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng để các tổ chức, cá nhân khác học tập, bao gồm: Hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ; hoàn thiện quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 80 triệu đồng/mô hình.

d) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; bao gồm các chi phí: Thay thế nguyên, nhiên, vật liệu; đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ; đào tạo nâng cao năng lực quản lý; đào tạo nâng cao trình độ tay nghề công nhân; tiêu thụ sản phẩm; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhưng không quá 400 triệu đồng/mô hình.

đ) Chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 250 triệu đồng/cơ sở. Trường hợp chi hỗ trợ dây chuyền công nghệ thì mức hỗ trợ tối đa không quá 1,5 lần mức hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

e) Chi hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, bao gồm: Hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng, chi thông tin tuyên truyền và chi hoạt động của Ban tổ chức hội chợ triển lãm trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm khác trong nước, mức hỗ trợ 80% giá thuê gian hàng.

g) Chi tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tại nước ngoài. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí, bao gồm: Thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng; trang trí chung; chi phí tổ chức khai mạc nếu là hội chợ triển lãm riêng của Việt Nam (giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng, thông tin tuyên truyền); chi phí tổ chức hội thảo, trình diễn sản phẩm (thuê hội trường, thiết bị, trang trí, khánh tiết); chi phí cho cán bộ tổ chức chương trình. Các khoản chi phí được xác định trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

h) Chi hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đi tham gia khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài. Số người được hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

i) Chi tổ chức bình chọn và trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, tỉnh.

Chi tổ chức bình chọn và trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, tỉnh. Mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/lần đối với cấp huyện; không quá 80 triệu đồng/lần đối với cấp tỉnh.

Chi thưởng cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được bình chọn như sau: Đạt giải cấp huyện không quá 03 triệu đồng/sản phẩm; đạt giải cấp tỉnh không quá 05 triệu đồng/sản phẩm.

k) Chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/nhãn hiệu.

l) Chi hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong các lĩnh vực: Lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ, thiết bị mới. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 30 triệu đồng/cơ sở.

m) Chi xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin ấn phẩm; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác. Mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng với cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng theo phương thức đấu thầu, trường hợp đặt hàng giao nhiệm vụ thực hiện theo đơn giá được cấp thẩm quyền phê duyệt.

n) Chi hỗ trợ thành lập hội, hiệp hội ngành nghề cấp huyện, tỉnh. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí thành lập nhưng không quá 50 triệu đồng/hội, hiệp hội.

o) Chi hỗ trợ để hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 150 triệu đồng/cụm liên kết.

p) Chi hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp (hỗ trợ sau khi cơ sở công nghiệp nông thôn đã hoàn thành việc đầu tư); Mức hỗ trợ tối đa 50% lãi suất cho các khoản vay để đầu tư nhà, xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong 02 năm đầu nhưng không quá 400 triệu đồng/cơ sở. Việc hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam trả nợ trước hoặc trong hạn, không áp dụng đối với các khoản vay đã quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Với mức lãi suất cho vay thấp nhất trong khung lãi suất áp dụng cho các khoản vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ của Ngân hàng phát triển Việt Nam.

q) Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng/cơ sở.

r) Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 1.000 triệu đồng/cụm công nghiệp.

s) Chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/cụm công nghiệp.

t) Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, bao gồm: San lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 3.000 triệu đồng/cụm công nghiệp.

u) Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo:

Chi đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động áp dụng theo Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Chi đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp để duy trì, phát triển nghề và hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề ở nông thôn. Mức chi theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

v) Chi thù lao cho Cộng tác viên khuyến công: Mức chi thù lao cho Cộng tác viên khuyến công tối đa không quá 0,7 lần mức lương cơ sở/người/tháng.

x) Chi hỗ trợ các phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp và các cơ sở công nghiệp nông thôn:

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp: Chi phí mua sắm ban đầu trang thiết bị, dụng cụ quản lý dùng để trưng bày. Mức hỗ trợ tối đa không quá 400 triệu đồng/phòng trưng bày.

Cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia: Chi phí mua sắm ban đầu trang thiết bị, dụng cụ quản lý dùng để trưng bày. Mức hỗ trợ tối đa không quá 60 triệu đồng/phòng trưng bày đối với cơ sở có sản phẩm cấp quốc gia; tối đa không quá 50 triệu đồng/phòng trưng bày đối với cơ sở có sản phẩm cấp khu vực.

y) Chi quản lý chương trình đề án khuyến công: Thực hiện theo Khoản 22 Điều 8 Thông tư số 28/2018/TT-BTC.

Điều 13. Ngành nghề hưởng chính sách khuyến công và hệ số ưu tiên

Tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm a và b, khoản 2, Điều 1, Quy định này đầu tư sản xuất vào các ngành nghề sau đây được hưởng các chính sách khuyến công quy định tại Điều 2 Quy định này:

1. Ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công

Theo Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 45/2012/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư số 20/2017/TT-BCT.

2. Ưu tiên theo địa bàn

a) Các huyện biên giới, huyện có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Mức hỗ trợ tối đa bằng 1,5 lần mức hỗ trợ quy định tại Điều 12 Quy định này.

b) Các huyện điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, các xã trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hàng năm hay từng giai đoạn. Mức hỗ trợ tối đa bằng 1,25 lần mức hỗ trợ quy định tại Điều 12 Quy định này.

3. Ưu tiên theo ngành nghề

a) Ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản; công nghiệp hỗ trợ; áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp. Đối với công nghiệp hỗ trợ: Áp dụng với các cơ sở sản xuất thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa bằng 1,5 lần mức hỗ trợ quy định tại Điều 12 Quy định này.

b) Ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được cấp giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền; sản phẩm thuộc các chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực; công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp trọng điểm của quốc gia, vùng, miền, của tỉnh và cấp huyện; các cơ sở sản xuất đã có hợp đồng xuất khẩu hoặc sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu; các cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu, vật liệu chính của quá trình sản xuất được cung cấp từ địa bàn tỉnh, chiếm trên 50% tổng giá trị nguyên liệu, vật liệu. Mức hỗ trợ tối đa bằng 1,5 lần mức hỗ trợ quy định tại Điều 12 Quy định này.

c) Với các cơ sở công nghiệp nông thôn sử dụng từ 50 lao động trở lên. Mức hỗ trợ tối đa bằng 1,25 lần mức hỗ trợ quy định tại Điều 12 Quy định này.

4. Nguyên tắc xét ưu tiên

a) Ưu tiên xét giao kế hoạch kinh phí

- Ưu tiên lựa chọn các đề án điểm.

- Về địa bàn: Khi xét giao kế hoạch kinh phí khuyến công cơ quan quản lý chương trình xét ưu tiên lần lượt các địa bàn theo thứ tự từ Điểm a đến Điểm b, khoản 2 Điều này.

- Về ngành nghề: Khi xét giao kế hoạch kinh phí khuyến công ưu tiên lần lượt theo thứ tự đối với các đề án, nhiệm vụ khuyến công quy định tại Điểm b, sau đó đến Điểm a, khoản 3 Điều này.

Tùy theo khả năng nguồn ngân sách cấp hàng năm, cơ quan quản lý chương trình sẽ cân đối và ưu tiên phân bổ kế hoạch kinh phí cho các đề án điểm, theo địa bàn trước sau đó xét đến ưu tiên về ngành nghề.

b) Trong trường hợp đề án vừa thuộc địa bàn ưu tiên vừa thuộc ngành nghề ưu tiên, chỉ được chọn một mức hỗ trợ cao nhất. Đối với hoạt động sản xuất sạch hơn không quy định thứ tự ưu tiên. Thứ tự ưu tiên xét trên hiệu quả và sự cấp thiết của đề án do cơ quan quản lý chương trình xem xét, quyết định.

c) Trong trường hợp các đề án, nhiệm vụ khuyến công triển khai trên địa bàn có điều kiện như nhau, ngành nghề như nhau, ưu tiên xét giao cho đơn vị có kinh nghiệm, năng lực tổ chức thực hiện tốt hơn.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này.

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định, nếu có vướng mắc gì cần sửa đổi, bổ sung Quy định này, các sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị thực hiện đề án, kịp thời phản hồi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Quyết định số        /2019/QĐ-UBND ngày      /10/2019 của UBND tỉnh)

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung chi

Tổng kinh phí

Trong đó

Kinh phí khuyến công địa phương

Kinh phí đóng góp của đơn vị thụ hưởng

Nguồn khác

Ghi chú

A

B

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

1. (Tên đơn vị thực hiện đề án) cam kết chưa được hỗ trợ từ bất kỳ kinh phí nào của Nhà nước cho cùng một nội dung chi đề nghị hỗ trợ từ kinh phí khuyến công.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư vốn có văn bản cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án (sau khi trừ đi số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ).

 

 

…, ngày…. tháng….năm 20…
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

1 Đối với các đề án thực hiện trong nhiều năm: Tại các cột 1, 2, 3, 4 bổ sung thêm các cột để lập kế hoạch kinh phí chi tiết theo từng năm.

2 Cột số 5 ghi rõ nguồn vốn khác.


Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Quyết định số         /2019/QĐ-UBND ngày      /10/2019 của UBND tỉnh)

DANH MỤC ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG NĂM 20....

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên đề án

Đơn vị thực hiện

Mục tiêu và nội dung chính

Dự kiến kết quả đạt được

Thời gian

Tổng kinh phí thực hiện

Trong đó

Ghi chú(1)

 

Kinh phí khuyến công địa phương

Kinh phí đóng góp của đơn vị thụ hưởng

Nguồn khác

 

Bắt đầu (tháng)

Kết thúc (tháng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…, ngày…. tháng….năm 20…
Thủ trưởng(2)
(Ký tên, đóng dấu)

 

(1) Ghi rõ nguồn kinh phí tại cột nguồn khác vào cột ghi chú.

(2) Thủ trưởng đơn vị là Giám đốc Sở Công Thương ký đối với đề án do Sở Công Thương đăng ký; Giám đốc Trung tâm Khuyến công cấp vùng ký đối với đề án do Trung tâm Khuyến công cấp vùng đăng ký; Thủ trưởng cơ quan chủ quản ký đối với các đề án do tổ chức kinh tế - xã hội đăng ký; Thủ trưởng của các tổ chức dịch vụ khuyến công khác ký.


Mẫu số 03

(Ban hành kèm theo Quyết định số        /2019/QĐ-UBND ngày      /10/2019 của UBND tỉnh)

ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG

(Hợp đồng số:     /HĐKC ngày   tháng   năm 20….)

Tháng      năm 20…

I. ĐỀ ÁN (tên đề án ghi theo hợp đồng):

1. Thời gian thực hiện theo hợp đồng: - Bắt đầu:…………………

                                                              - Kết thúc:………………..

2. Kết quả thực hiện

2.1. Báo cáo cụ thể các công việc đã thực hiện theo từng nội dung, tiến độ trong đề án và hợp đồng; các chỉ tiêu đã đạt được; nêu khó khăn tồn tại (nếu có).

2.2. Dự kiến kế hoạch thực hiện tháng tới.

3. Tình hình sử dụng kinh phí

3.1.Tình hình sử dụng kinh phí

Đvt: 1.000 đồng

TT

Khoản chi

(1)

Tổng theo dự toán

Đã chi(4)

Ghi chú

Tổng

Khuyến công địa phương(2)

Nguồn khác(3)

Tổng

Khuyến công địa phương

Nguồn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Số kinh phí khuyến công địa phương của đề án đã nhận theo hợp đồng:

4. Nhận xét, kiến nghị

 

 

........., Ngày….. tháng…năm 20....
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

(1) Phân mục các khoản chi theo dự toán kinh phí tại đề án.

(2) Theo dự toán tại phụ lục hợp đồng đã ký.

(3). Theo dự toán tại đề án.

(4). Đã chi đến thời điểm báo cáo.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU GỬI KÈM CỦA MỘT SỐ DẠNG ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm Quyết định số        /2019/QĐ-UBND ngày      /10/2019 của UBND tỉnh)

TT

Dạng đề án

Tài liệu bổ sung

1

Đào tạo nghề, truyền nghề

Chương trình đào tạo, giáo trình hoặc tài liệu đào tạo nghề có xác nhận của Sở Công Thương (nếu có).

2

Hoạt động biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo nghề, khởi sự, quản trị doanh nghiệp công nghiệp nông thôn và đào tạo cán bộ khuyến công

Đề cương chương trình, giáo trình hoặc tài liệu sẽ biên soạn.

3

Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới

Dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, kèm quyết định đầu tư của chủ đầu tư (trừ trường hợp hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác).

4

Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở công nghiệp nông thôn

Dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kèm theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền (trừ trường hợp hộ kinh doanh cá thể).

5

Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp

- Văn bản của chủ đầu tư đề nghị hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, trong đó có cam kết đủ vốn đối ứng để thực hiện.

- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập cụm công nghiệp.

- Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp của cấp có thẩm quyền (trường hợp quyết định của doanh nghiệp, phải kèm theo văn bản thẩm tra của đơn vị có chức năng).

6

Hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

- Văn bản của chủ đầu tư đề nghị hỗ trợ đầu tư xây dựng hạng mục công trình (hoặc gói thầu) hạ tầng của cụm công nghiệp, trong đó có cam kết đủ vốn đối ứng để thực hiện.

- Báo cáo tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp đến thời điểm xây dựng kế hoạch hỗ trợ.

- Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp.

- Bản sao hợp lệ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp (nếu có).

- Bản sao hợp lệ: Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của hạng mục công trình (hoặc gói thầu) đề nghị hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

7

Hỗ trợ hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cụm công nghiệp

- Văn bản của chủ đầu tư đề nghị hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường của cụm công nghiệp, trong đó có cam kết đủ vốn đối ứng để thực hiện.

- Báo cáo tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp đến thời điểm xây dựng kế hoạch hỗ trợ.

- Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp; quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp (nếu có).

- Bản sao hợp lệ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hạng mục công trình xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường chung của cụm công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 45/2019/QĐ-UBND quy định về xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch, đề án và quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Long An

  • Số hiệu: 45/2019/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/10/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Long An
  • Người ký: Trần Văn Cần
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản