Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 45/2008/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ "ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP"

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề "Điện tử công nghiệp";
Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề: "Điện tử công nghiệp";

Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị - Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề "Điện tử công nghiệp" và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 2 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: Điện tử công nghiệp

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: - Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương;

- Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 28

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện tử trong lĩnh vực công nghiệp; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách khoa học, hợp lí.

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp.

+ Phân tích, giải thích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.

- Kỹ năng:

+ Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.

+ Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.

+ Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc.

1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiến pháp, pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân.

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

+ Có hiểu biết về truyền thống dân tộc, của giai cấp công nhân. Đạo đức và nhân cách của người công nhân nói chung và công nhân điện tử nói riêng.

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp. Sống lành mạnh giản dị phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có sức khoẻ để làm việc lâu dài trong các điều kiện khác nhau về không gian và thời gian.

+ Có hiểu biết các loại hình thể dục thể thao để tham gia trong hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Có sức khoẻ và ý thức bảo vệ tổ quốc.

+ Biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần cảnh giác giữ gìn bí mật cơ quan, bí mật quốc gia. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học: 2550h

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210h; Trong đó thi tốt nghiệp: 90h

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 h

- Thời gian học các môn học, môđun đào tạo nghề: 2340h

+ Thời gian học bắt buộc: 1920h; Thời gian học tự chọn: 420h

+ Thời gian lý thuyết: 780h; Thời gian học thực hành: 1560h

3. Danh mục các môn học, mô-đun đào tạo; thời gian và phân bổ thời gian đào tạo; đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

3.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học. mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

I

Các môn học chung

 

 

210

 

 

MH01

Chính trị

2

4

30

 

 

MH02

Pháp luật

1

1

15

 

 

MH03

Giáo dục thể chất

1

1

30

 

 

MH04

Giáo dục quốc phòng

1

2

45

 

 

MH05

Tin học

1

2

30

 

 

MH06

Ngoại ngữ

1

2

60

 

 

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

1920

660

1260

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

 

 

 

MH 07

Vẽ kỹ thuật

1

1

30

15

15

MH 08

Điện kỹ thuật

1

1

60

45

15

MH 09

Linh kiện điện tử

1

1

45

30

15

MH 10

Đo lường điện tử

1

1

45

30

15

MH 11

Mạch điện tử

1

2

60

45

15

MH 12

Vi mạch tương tự

1

2

60

45

15

MH 13

Kỹ thuật xung - số

1

2

90

75

15

MH 14

An toàn lao động

1

1

30

15

15

MH 15

Vẽ Điện

1

2

30

15

15

MĐ 16

Máy điện

1

2

90

30

60

MĐ 17

Kỹ thuật cảm biến

2

2

180

60

120

MĐ 18

Trang bị điện

2

2

45

15

30

MĐ 19

Điện cơ bản

1

1

180

60

120

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

 

 

 

MĐ 20

Điện tử cơ bản

1

1

105

15

90

MĐ 21

Điện tử công suất

2

3

135

45

90

MĐ 22

Thực tập kỹ thuật xung - số

2

3

90

15

75

MĐ 23

Vi xử lý

2

4

135

45

90

MĐ 24

PLC

2

4

210

60

150

MĐ 25

Thực tập tốt nghiệp

2

4

300

 

300

 

Tổng cộng

 

 

2130

 

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A và 2A)

4. Hướng dẫn sử dụng CTKTĐTCN để xác định chương trình dạy nghề.

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các mô đun tự chọn được thực hiện vào cuối khoá học nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người học. Đáp ứng được các yêu cầu khác nhau sau khi tốt nghiệp khi tham gia đào thị trường lao động.

- Căn cứ đào nhu cầu thị trường tại nơi đào tạo các trường tổ chức lựa chọn 2 trong 4 mô đun tự chọn để đào tạo đảm bảo sao cho đủ 420 giờ theo quy định của chương trình.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; Thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn và phân bổ thời gian

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

(Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MĐ 26

Kỹ thuật truyền thanh

2

4

210

60

150

MĐ 27

Kỹ thuật truyền hình

2

4

210

60

150

MĐ 28

Rô bốt công nghiệp

2

4

210

60

150

 

Tổng cộng

 

 

420

 

 

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học đào tạo nghề tự chọn:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3A)

4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học:

- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút

 + Thực hành: Không quá 8 giờ

4.5.2. Thi tốt nghiệp

STT

Môn thi tốt nghiệp

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

- Mô đun tốt nghiệp (Tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

4.7. Các chú ý khác:

- Các môn học chung được tổ chức thực hiện theo quy định chung của từng trường, đảm bảo sao cho phù hợp với qui mô đào tạo và lực lượng giáo viên.

- Môn pháp luật nên tổ chức ở đầu khoá; học chung với việc hướng dẫn nội qui, quy định của nhà trường để học sinh có thể chấp hành tốt các quy định của nhà trường và pháp luật ngay từ đầu khoá học.

- Môn chính trị nên tổ chức ở cuối khoá gần với kỳ thi tốt nghiệp, để sau khi học xong học sinh có thể tham gia thi tốt nghiệp đảm bảo chất lượng./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 2 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: Điện tử công nghiệp

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 36

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

1. Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện tử trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách khoa học, hợp lí.

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp.

+ Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.

+ Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.

+ Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.

+ Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc.

+ Tổ chức, quản lý nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm.

+ Hướng dẫn nghề nghiệp cho thợ có trình độ thấp hơn.

1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiến pháp, pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân.

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

+ Có hiểu biết về truyền thống dân tộc, của giai cấp công nhân. Đạo đức và nhân cách của người công nhân nói chung và công nhân điện tử nói riêng.

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp. Sống lành mạnh giản dị phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc.

+ Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng mọi yêu cầu của công việc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có sức khoẻ để làm việc lâu dài trong các điều kiện khác nhau về không gian và thời gian.

+ Có hiểu biết các loại hình thể dục thể thao để tham gia trong hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Có sức khoẻ và ý thức bảo vệ tổ quốc.

+ Biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần cảnh giác giữ gìn bí mật cơ quan, bí mật quốc gia. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 năm

- Thời gian học tập: 13 tuần

- Thời gian thực học: 3750 h

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 180 h; Trong đó thi tốt nghiệp: 120h

2.2 Phân bổ thời gian thực học

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450 h

- Thời gian học các môn học, môđun đào tạo nghề: 3300 h

+ Thời gian học bắt buộc: 2760 h; Thời gian học tự chọn: 540 h.

+ Thời gian học lý thuyết: 1095h. Thời gian học thực hành: 2205 h.

3. Danh mục các môn học mô-đun đào tạo; thời gian và phân bổ thời gian đào tạo; đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học. mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

I

Các môn học chung

 

 

450

 

 

MH01

Chính trị

2

4

90

 

 

MH02

Pháp luật

1

1

30

 

 

MH03

Giáo dục thể chất

1

1

60

 

 

MH04

Giáo dục quốc phòng

1

1

75

 

 

MH05

Tin học

1

1

75

 

 

MH06

Ngoại ngữ

1

2

120

 

 

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

2760

915

1845

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

 

 

 

MH 07

Vẽ kỹ thuật

1

1

30

15

15

MH 08

Điện kỹ thuật

1

1

60

45

15

MH 09

Linh kiện điện tử

1

1

45

30

15

MH 10

Đo lường điện tử

1

1

45

30

15

MH 11

Mạch điện tử

1

2

60

45

15

MH 12

Vi mạch tương tự

1

2

60

45

15

MH 13

Kỹ thuật xung - số

1

2

90

75

15

MH 14

An toàn lao động

1

1

30

15

15

MH 15

Vẽ Điện

1

2

30

15

15

MĐ 16

Máy điện

1

3

90

30

60

MĐ 17

Kỹ thuật cảm biến

2

3

180

60

120

MĐ 18

Trang bị điện

2

3

45

15

30

MĐ 19

Điện cơ bản

1

1

180

60

120

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

 

 

 

MĐ 20

Điện tử cơ bản

1

1

105

15

90

MĐ 21

Điện tử công suất

2

3

135

45

90

MĐ 22

Thực tập kỹ thuật xung - số

2

3

90

15

75

MĐ 23

Vi xử lý

2

4

135

45

90

MĐ 24

PLC

2

4

210

60

150

MĐ 25

Điện tử nâng cao

3

5

180

60

120

MĐ 26

Kỹ thuật CD

3

5

120

45

75

MĐ 27

Vi điều khiển

3

5

165

60

105

MĐ 28

Vi mạch số lập trình

3

5

165

60

105

MĐ 29

Thực tập PLC nâng cao

3

6

210

30

180

MĐ 30

Thực tập tốt nghiệp

3

6

300

 

300

 

Tổng cộng

 

 

3210

 

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B và 2B)

4. Hướng dẫn sử dụng CTKTĐTCN để xác định chương trình dạy nghề.

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các mô đun tự chọn được thực hiện đào cuối khoá học nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người học. Đáp ứng được các yêu cầu khác nhau sau khi tốt nghiệp khi tham gia vào thị trường lao động.

- Căn cứ vào nhu cầu thị trường tại nơi đào tạo các trường tổ chức lựa chọn 3 trong 6 mô đun để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 540 giờ, đủ với thời lượng quy định trong chương trình.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; Thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian:

Mã MH, MĐ

Tên môn học

Thời gian

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MĐ 31

Kỹ thuật truyền thanh

2

4

210

60

150

MĐ 32

Kỹ thuật truyền hình

2

4

210

60

150

MĐ 33

Rô bốt công nghiệp

2

4

210

60

150

MĐ 34

Cấu trúc máy tính

2

4

120

60

60

MĐ 35

Profibus

3

6

120

60

60

MĐ 36

Xử lý lỗi

3

6

120

60

60

 

Tổng cộng

 

 

540

 

 

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học đào tạo nghề tự chọn:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3B)

4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học:

- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút

 + Thực hành: Không quá 8 giờ

4.5.2. Thi tốt nghiệp

STT

Môn thi tốt nghiệp

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 h

 

- Mô đun tốt nghiệp (Tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 h

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

4.7. Các chú ý khác:

- Các môn học chung được tổ chức thực hiện theo quy định chung của từng trường, đảm bảo sao cho phù hợp với qui mô đào tạo và lực lượng giáo viên.

- Môn pháp luật nên tổ chức ở đầu khoá; học chung với việc hướng dẫn nội qui quy định của nhà trường để học sinh có thể chấp hành tốt các quy định của nhà trường và pháp luật ngay từ đầu khoá học.

- Môn chính trị nên tổ chức ở cuối khoá gần với kỳ thi tốt nghiệp, để sau khi học xong học sinh có thể tham gia thi tốt nghiệp đảm bảo chất lượng./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 45/2008/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề "điện tử công nghiệp" do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 45/2008/QĐ-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/05/2008
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Đàm Hữu Đắc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Ngày hết hiệu lực: 04/02/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản