Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông báo số 3327/TB-TTVH ngày 16/2/2001 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương về việc thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức biên soạn bộ giáo trình các môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh dùng trong các trường đại học;
Căn cứ Công văn số 1610/CV-KGTW ngày 29/3/2001 của Ban Khoa giáo Trung ương về việc thẩm định Chương trình môn Triết học Mác- Lê nin dùng cho khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật. Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế- Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình các môn: Triết học Mác - Lê nin dùng cho khoa ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh và Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học.
Điều 2. Chương trình môn Triết học Mác - Lê nin, môn Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh và chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh thay thế chương trình môn Triết học Mác - Lê nin, chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng trong các trường đại học và cao đẳng ban hành theo Quyết định số 2054/QĐ-CT-HS ngày 31/8/1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và được thực hiện thống nhất từ năm học 2002 - 2003 ở các trường đại học.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn giáo trình các môn học này và hướng dẫn các trường thực hiện sau khi giáo trình được Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức thẩm định.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Đại học, Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN DÙNG CHO CÁC KHỐI NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN, TỰ NHIÊN, KỸ THUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
(ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGDĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục đích.
Trang bị cho sinh viên một cách tương đối có hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác-Lê nin.
Bước đầu biết vận dụng các nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lê nin vào nghiên cứu các khoa học cụ thể, cũng như phân tích những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.
2. Yêu cầu.
Để đạt các mục đích trên, cần thực hiện các yêu cầu sau:
Trình bày các nguyên lý cơ bản phù hợp với giáo trình quốc gia môn Triết học Mác - Lê nin.
Đáp ứng mục tiêu đào tạo của các trường đại học và đặc điểm của sinh viên.
Đảm bảo tính sư phạm: Trình bày rõ ràng, lô gíc; sau mỗi chương có tóm tắt, câu hỏi ôn tập và tài liệu tham khảo.
Số đơn vị học trình: 6 đơn vị học trình (90 tiết)
Số tiết giảng: 66
Số tiết xêmina: 24.
Học phần I
|
| Số tiết giảng | Số tiết thảo luận |
Chương I | Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội: | 2 tiết |
|
Chương II | Khái niệm lịch sử triết học trước Mác: | 7 tiết |
|
Chương III | Sự ra đời và phát triển của triết học Mác -Lênin: | 3 tiết |
|
Chương IV | Vật chất và ý thức: | 4 tiết | 3 |
Chương V | Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật: | 2 tiết | |
Chương VI | Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật: | 5 tiết | 6 |
Chương VII | Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: | 6 tiết | |
Chương VIII | Lý luận nhận thức: | 4 tiết | 3 |
| Cộng: | 33 tiết | 12 tiết |
Học phần II
|
| Số tiết giảng | Số tiết thảo luận |
Chương IX: | Xã hội và tự nhiên: | 2 tiết | |
Chương X: | Hình thái kinh tế-xã hội: | 7 tiết | 6 |
Chương XI: | Giai cấp và đấu tranh giai cấp Giai cấp, dân tộc, nhân loại: | 6 tiết | |
Chương VII: | Nhà nước và cách mạng xã hội: | 5 tiết | 3 |
Chương XIII: | Ý thức xã hội: | 6 tiết | |
Chương XIV: | Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin: | 5 tiết | 3 |
Chương XV: | Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại | 2 tiết |
|
| Cộng: | 33 tiết | 12 tiết |
Chương 1:
TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. TRIẾT HỌC LÀ GÌ
1. Triết học và đối tượng của triết học.
Khái niệm triết học; sự hình thành phát triển của triết học.
Đối tượng của triết học; sự biến đổi đối tượng triết học qua các giai đoạn lịch sử.
2. Triết học hạt nhân lý luận của thế giới quan.
Thế giới quan; các loại thế giới quan.
Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan.
II. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM
1. Vấn để cơ bản của triết học.
Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học.
Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học.
2. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy vật và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật.
Chủ nghĩa duy tâm và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm.
Nhất nguyên luận và nhị nguyên luận trong triết học.
Giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, chia ra hai phái: phái thừa nhận khả năng nhận thức và phái phủ nhận hoặc hoài nghi khả năng nhận thức.
Hoài nghi luận và thuyết không thể biết: mặt tích cực và sai lầm của nó.
III. BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH1. Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
Đặc trưng của phương pháp siêu hình; giá trị và sai lầm của nó.
Đặc trưng của phương pháp biện chứng; tính đúng đắn, khoa học của nó.
2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng.
Biện chứng tự phát thời cổ đại.
Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức.
Phép biện chứng duy vật do Mác và Ăng ghen sáng lập.
IV. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI1. Vai trò thể giới quan và phương pháp luận của Triết học.
Vai trò thế giới quan của Triết học.
Vai trò phương pháp luận của Triết học.
2. Vai trò của Triết học Mác - Lê nin.
Sự thống nhất giữa lý luận và phương pháp trong triết học Mác - Lê nin. Vai trò của Triết học Mác - Lê nin trong nhận thức và thực tiễn cách mạng.
Vai trò của Triết học Mác - Lê nin với khoa học cụ thể.
Chương 2:
KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC
A. TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ VÀ TRUNG HOA CỔ TRUNG ĐẠI
I. Triết học Ấn Độ cổ, trung đại.
1. Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm về tư tưởng Triết học ấn Độ cổ, trung đại.
2. Các tư tưởng triết học cơ bản của các trường phái:
a) Trường phái Sàm khuya.
b) Trường phái Mimànsà.
c) Trường phái Vêdànta.
d) Trường phái Yoga.
e) Trường phái Nyàyata - Vaisesika.
g) Trường phái Jaina.
h) Trường phái Lokàyata.
i) Phật giáo (Buddha).
II. Triết học Trung Hoa cổ - trung đại.
1. Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của Triết học Trung Hoa cổ, trung đại.
2. Một số học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Hoa cổ, trung đại:
a) Thuyết âm - Dương, Ngũ hành.
b) Nho gia.
c) Đạo gia.
d) Mặc gia.
e) Pháp gia.
B. LỊCH SỬ TƯ TƯƠNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM
I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm tư tưởng triết học Việt Nam.
II. Những tư tưởng triết học cơ bản.
1. Về thế giới quan. Tư tưởng duy vật và duy tâm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
2. Về những vấn đề chính trị - xã hội.
a) Tư tưởng yêu nước Việt Nam:
Tư tưởng về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền.
Tư tưởng về nguồn gốc, động lực của cuộc chiến tranh giữ nước và cứu nước.
b) Tư tưởng về đạo làm người:
Vị trí tư tưởng về "đạo" trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Sự biến đổi tư tưởng về đạo qua các giai đoạn lịch sử.
C. LỊCH SỬ TƯ TƯỚNG TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRƯỚC MÁC
I. Triết học Hy Lạp cổ đại.
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại.
2. Một số nhà triết học tiêu biểu:
a) Hêraclit (520-460 trước Công Nguyên).
b) Đêmôcrit (460-370 trước Công Nguyên).
c) Platôn (427-347 trước Công Nguyên).
d) Arixtot (384-322 trước Công Nguyên).
II. Triết học Tây âu thời Trung cổ.
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Tây âu thời Trung cổ.
2. Một số đại biểu của phái duy danh và duy thực:
a) Tomat Đacanh (1225-1274).
b) Đơn xcôt (1265-1308).
c) Rôgiê Bêcơn (1214-1294).
III. Triết học thời phục hưng và cận đại.
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học thời phục hưng và cận đại.
2. Một số nhà triết học tiêu biểu:
a) Phranxi Bêcơn (1561-1621).
b) Tômat Hốpxơ (1588-1679).
c) Rơne Đêcáctơ (1596-1654).
d) Xpinôda (1632-1677).
đ) Giôn Lốc cơ (1682-1704).
e) Gioócgiơ Becơli (1684-1753).
g) Đavit Hium (1711-1766).
h) Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII: Lametri (1709-1751), Hôbách (1729-1789), Điđơrô (1713- 1784), Henvêtiuyt (1715-1771).
IV. Triết học cổ điển Đức.
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học cổ điển Đức.
2. Một số nhà triết học tiêu biểu:
a) Cantơ (1724-1804).
b) Hê ghen (1770-1831).
c) Lutvích Phoiơ bắc (1804-1872). .
Chương 3:
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
I. Những điểu kiện của sự ra đời Triết học Mác.
1. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện tính hơn hẳn so với phương thức sản xuất phong kiến.
Đồng thời các mâu thuẫn xã hội vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng trở nên gay gắt.
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển và giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử.
Nảy sinh nhu cầu ra đời lý luận mới giải đáp những vấn đề thực tiễn của thời đại đặt ra.
Triết học Mác ra đời là sự giải đáp lý luận những vấn đề của thời đại trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng.
2. Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên.
a) Nguồn gốc lý luận.
Triết học cổ điển Đức với tính cách là nguồn gốc trực tiếp của lý luận Triết học Mác.
Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với sự phát triển quan niệm duy vật về lịch sử.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và tác động qua lại giữa quan điểm chính trị - xã hội và quan điểm Triết học của Mác.
b) Những tiền đề khoa học tự nhiên.
Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên thời đó.
Vai trò của chúng trong việc phát triển tư duy biện chứng.
II. Quá trình hình thành và phát triển của Triết học Mác.
1. C.Mác và Ph.Ăng ghen, những nhà sáng lập triết học Mác. Quá trình chuyển biến tư tưởng qua các ông từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản (1842-1844).
2. Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học thông qua các tác phẩm:
"Bản thảo Kinh tế - Triết học năm 1844". Vấn đề "Lao động bị tha hóa".
"Gia đình thần thánh".
"Hệ tư tưởng Đức": Quan niệm duy vật lịch sử Tác phẩm chín muồi đầu tiên của Chủ nghĩa Mác.
"Sự khốn cùng của Triết học".
"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản": Tác phẩm đánh dấu mốc kết thúc giai đoạn hình thành Triết học Mác và Chủ nghĩa Mác.
3. Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận Triết học.
Tổng kết thực tiễn và các thành tựu khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển lý luận.
4. Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện.
a) Cái mới về chất của Triết học Mác.
Sự thống nhất chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật triệt để. Quan niệm duy vật lịch sử - một cống hiến vĩ đại của Mác.
Sự thống nhất tính cách mạng và tính khoa học, lý luận và thực tiễn tạo nên tính sáng tạo của Triết học Mác.
b) Ý nghĩa.
Thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Triết học Mác - công cụ nhận thức và vũ khí lý luận cải tạo xã hội.
Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác; đưa chử nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học và đưa phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác.
5. Lênin phát triển Triết học Mác.
Phát triển thông qua cuộc đấu tranh bảo vệ Triết học Mác đặc biệt trong hoàn cảnh "cuộc khủng hoảng tư tưởng ở nước Nga sau cuộc cách mạng 1905 - 1907.
Phát triển thông qua sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác trong thực tiễn cách mạng.
Chương 4:
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I. VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CƠ BẢN CỦA NÓ
1. Định nghĩa vật chất.
Quan điểm của các nhà duy vật thời cổ đại.
Quan điểm của các nhà duy vật thời cận đại.
Định nghĩa của Lê nin về vật chất - giá trị khoa học và ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa đó.
2. Vật chất và vận động.
Quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động.
Quan điểm duy vật biện chứng về vận động.
Bản chất của vận động.
Vận động là phương thức tồn tại và là thuộc tính cố hữu của vật chất.
Các hình thức vận động cơ bản và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.
Vận động với đứng im (cân bằng).
3. Không gian và thời gian.
Quan điểm duy tâm , siêu hình về không gian và thời gian.
Quan điểm duy vật biện chứng về không gian và thời gian.
Khái niệm không gian và thời gian; không gian và thời gian với vật chất vận động. Những tính chất của không gian và thời gian.
4. Tính thống nhất vật chất của thế giới.
Nội dung quan điểm về tính thống nhất vật chất của thế giới.
Ý nghĩa phương pháp luận.
II. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
1. Nguồn gốc của ý thức.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Nguồn gốc xã hội của ý thức.
2. Bản chất của ý thức.
Ý thức là phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người:
Ý thức là phản ánh có tính sáng tạo.
3. Kết cấu của ý thức.
Xét theo chiều ngang: Tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí, v.v...
Xét theo chiều dọc: tự ý thức, tiềm thức, vô thức
4. Vai trò và tác dụng của ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Sai lầm của quan điểm duy tâm và duy vật tầm thường.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của ý thức.
Ý nghĩa phương pháp luận: xuất phát từ khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, chống chủ quan duy ý chí.
Chương 5:
HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến.
Những quan điểm khác nhau trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng.
Định nghĩa về mồi liên hệ phổ biến.
2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến.
Tính khách quan.
Tính phổ biến - mồi liên hệ phổ biến.
Tính đa dạng, phong phú.
Một số mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
II. NGUYÊN LÝ VÊ SỰ PHÁT TRIỂN
1. Nhũng quan điểm khác nhau về sự phát triển.
Quan điểm siêu hình.
Quan điểm biện chứng.
Định nghĩa về sự phát triển.
Phân biệt vận động và phát triển.
2. Tính chất của sự phát triển.
Tính khách quan.
Tính phổ biến.
Tính kế thừa.
Tính đa dạng, phong phú.
III. NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA TỪ NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ VÀ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Quan điểm toàn diện.
Quan điểm phát triển.
Quan điểm lịch sử cụ thể.
Chương 6:
CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. KHÁI LƯỢC VỀ PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC
Khái niệm và phạm trù.
Phạm trù triết học và phạm trù của các khoa học cụ thể.
II. CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG VÀ CÁI ĐƠN NHẤT
Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
Mối quan hệ giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất. Ý nghĩa phương pháp luận:
III. NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
Khái niệm nguyên nhân và kết quả.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Ý nghĩa phương pháp luận.
IV. TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN
Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên.
Mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận.
V. NỘI D UNG VÀ HÌNH THỨC
Khái niệm nội dung và hình thức.
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Ý nghĩa phương pháp luận.
VI. BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG
Khái niệm bản chất và hiện tượng.
Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Ý nghĩa phương pháp luận.
VI. KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC
Khái niệm khả năng và hiện thực.
Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực. Ý nghĩa phương pháp luận.
Chương 7:’
NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. QUY LUẬ T LÀ GÌ
a) Định nghĩa quy luật.
b) Phân loại quy luật.
Các cơ sở để phân loại quy luật.
Các loại quy luật:
Các quy luật riêng.
Các quy luật chung.
Các quy luật phổ biến.
Quy luật của tự nhiên.
Quy luật của xã hội.
Quy luật của tư duy.
c) Quy luật của phép biện chứng duy vật.
Quy luật của phép biện chứng duy vật mang tính khách quan và phổ biển.
Vai trò của ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
II. QUY LUẬT CHUYÊN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯƠNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI.
1. Khái niệm chất và lượng.
a) Khái niệm về chất.
Định nghĩa về chất.
Quan hệ giữa chất và thuộc tính của sự vật.
Quan hệ giữa chất và kết cấu của sự vật.
b) Khái niệm về lượng.
Định nghĩa về lượng.
Sự biểu thị về lượng.
Tính tương đối giữa lượng và chất.
2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất.
Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy.
Các hình thức cơ bản của bước nhảy: Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần; bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
Tiến hóa và cách mạng trong xã hội.
Khái quát nội dung quy luật.
3. Ý nghĩa phương pháp luận.
Tích lũy về lượng để thay đổi chất, chống tư tưởng chủ quan, duy ý chí đốt cháy giai đoạn.
Tích lũy đủ về lượng thì kiên quyết thực hiện bước nhảy, chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
Vận dụng linh hoạt quy luật, bước nhảy theo những quan hệ cụ thể.
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
1. Khái niệm về mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất, sự đồng nhất.
Định nghĩa về mặt đối lập.
Định nghĩa về mâu thuẫn.
Định nghĩa về sự thống nhất.
Định nghĩa về sự đồng nhất.
Định nghĩa về sự đấu tranh của các mặt đối lập
Định nghĩa về sự chuyển hóa của các mặt đối lập
2. Quá trình diễn biến của mâu thuẫn.
Các giai đoạn tiến đến mâu thuẫn.
Khác nhau - -> xung đột - - -> mâu thuẫn.
Kết quả giải quyết mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.
3. Các loại mâu thuẫn và ý nghĩa của chúng đối với hoạt động của con người.
Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu (mâu thuẫn thứ yếu).
Ba cặp mâu thuẫn này tồn tại trong mọi sự vật, lĩnh vực của hiện thực.
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng (chỉ tồn tại trong xã hội).
4. Ý nghĩa phương pháp luật
Đứng trước bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng phải thấy sự tác động của hai mặt đối lập (mâu thuẫn).
Phải nắm bắt được sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mẫu thuẫn.
Phải phân tích cụ thể mâu thuẫn.
Không được điều hòa mâu thuẫn.
Phải biết sử dụng, giải quyết mâu thuẫn trong hoàn cảnh cụ thể.
IV. Q UY L UẬ T PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng.
Định nghĩa về phủ định.
Định nghĩa về phủ định biện chứng và đặc trưng của phủ định biện chứng.
Định nghĩa về phủ định biện chúng.
Phủ định biện chứng mang tính khách quan và tính kế thừa. Phủ định và khẳng định.
2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định.
Quá trình phủ định biện chứng.
Khẳng phủ phủ khẳng định trên cơ sở mới - Sự phủ định trong thực tế có thể phải qua một số lần phủ định.
Đặc điểm quan trọng nhất của phủ định biện chứng.
Phủ định là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" thể hiện tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại, tính chất tiến lên.
Khái quát nội dung quy luật phủ định của phủ định.
3. Ý nghĩa phương pháp luận.
Trong sự phát triển của sự vật cái mới sẽ ra đời thay thế cái cũ, chống thái độ phủ định sạch trơn.
Biết phát hiện cái mới đích thực, tạo điều kiện cho cái mới ra đời và cho sự phát triển của cái mới.
Khắc phục tư tưởng bảo thủ.
Phải biết kế thừa có chọn lọc, có phê phán những tinh hoa, những mặt tích cực, mặt tốt của cái cũ bổ sung hoàn chỉnh những mặt mới phù hợp với hiện thực khách quan.
Chương 8:
LÝ LUẬN NHẬN THỨC
I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC
1. Quan niệm về nhận thức của một số trào lưu triết học trước Mác.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Những người theo thuyết hoài nghi.
Những người theo thuyết không thể biết.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
2. Quan niệm về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức của duy vật biện chứng.
Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.
Thừa nhận năng lực nhận thức được thể giới của con người.
Khẳng định nhận thức diễn ra theo một quá trình biện chứng tích cực, tự giác và sáng tạo.
Cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn.
Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn.
II. VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
1. Khái niệm thực tiễn.
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn.
Hoạt động lao động sản xuất vật chất.
Hoạt động chính trị - xã hội.
Hoạt động thực nghiệm khoa học.
Mồi quan hệ giữa các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn.
2. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý.
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
3. ý nghĩa phương pháp luận.
Thấy rõ mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức.
Quán triệt quan điểm thực tiễn. Tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
Không thấy được vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, chủ quan duy ý chí.
III. CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA QÚA TRÌNH NHẬN THỨC.
1. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Khái niệm về "nhận thức cảm tính" và "nhận thức lý tính".
Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Vai trò của nhận thức cảm tính đối với nhận thức lý tính
Vai trò của nhận thức lý tính đồi với nhận thức cảm tính.
Ý nghĩa phương pháp luận.
2. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.
Khái niệm về "nhận thức kinh nghiệm" và "nhận thức lý luận".
Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.
Sự tác động của nhận thức kinh nghiệm đối với nhận thức lý luận.
Sự tác động trở lại của nhận thức lý luận đối với nhận thức kinh nghiệm.
Ý nghĩa phương pháp luận.
3. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.
"Nhận thức thông thường" và "nhận thức khoa học".
Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.
Sự tác động của nhận thức thông thường đối với nhận thức khoa học.
Sự tác động trở lại của nhận thức khoa học đối với nhận thức thông thường.
Ý nghĩa phương pháp luận.
IV. CHÂN LÝ
1. Khái niệm về "Chân lý".
Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được thực tiễn kiểm nghiệm.
Chân lý là sản phẩm của quá trình con người nhận thức thế giới. Nó được hình thành và phát triển từng bước phụ thuộc vào sự phát triển của sự vật khách quan, vào những điều kiện lịch sử cụ thể của nhận thức và của hoạt động thực tiễn.
2. Các tính chất của chân lý.
Tính khách quan của chân lý là tính phản ánh độc lập về nội dung của nó đối với ý thức của con người và loài người (chân lý khách quan).
Tính cụ thể của chân lý là tính phản ánh mà trong đó nội dung của chân lý bao giờ cũng gắn liền và phù hợp với một đối tượng nhất định cùng với các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó (chân lý cụ thể).
Tính tương đối của chân lý phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện (chân lý tương đối).
Tính tuyệt đối của chân lý là tính phản ánh đúng đắn đầy đủ và hoàn chỉnh về thế giới khách quan (chân lý tuyệt đối).
Mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối
V. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC KHOA HỌC
I. Phương pháp và phương pháp luận.
Phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm đạt tới một mục tiêu nhất định.
Phân loại phương pháp: Bao gồm phương pháp riêng, phương pháp chung và phương pháp phổ biến.
Phương pháp luận và vai trò của phương pháp luận.
1. Một số phương pháp nhận thức khoa học.
Các phương pháp thu nhận tri thức kinh nghiệm:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thí nghiệm:
Các phương pháp xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học:
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phương pháp diễn dịch và quy nạp.
Phương pháp logíc và lịch sử.
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể
Quan hệ giữa các phương pháp đối với sự hình thành và phát triển các lý thuyết khoa học.
Chương 9:
XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN
I. XÃ HỘI- BỘ PHẬN ĐẶC THÙ CỦA TỰ NHIÊN
Khái niệm xã hội; khái niệm tự nhiên.
Xã hội là bộ phận đặc thù, là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên.
II. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN
1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên - xã hội.
Hệ thống tự nhiên - xã hội.
Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên - xã hội.
Vai trò sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội.
2. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên.
Trình độ phát triển của xã hội.
Trình độ nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.
III. DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. Mối quan hệ giữa dân số và môi trường.
Khái niệm "dân số"; khái niệm "môi trường", "môi trường sinh thái". Mối quan hệ giữa dân số với môi trường.
2. Vai trò của dân số đối với sự phát triển của xã hội.
(Dân số với tư cách là điều kiện thường xuyên, tất yếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội).
Số lượng dân số, chất lượng dân số và vai trò của chúng.
Vai trò của hoạt động người đối với những vấn đề về số lượng và chất lượng dân số.
3. Vai trò của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Môi trường với tư cách là nơi sinh tồn của con người, của xã hội.
Tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) trong sự tác động của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Vai trò của hoạt động người trong việc giải quyết vấn đề môi trường.
Chương10:
HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
I. SẢN XUẤT VẬT CHẤT - CƠ SỞ CỦA SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Sản xuất và sản xuất vật chất. Khái niệm sản xuất vật chất.
Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
II. BIỆN CHỨNG CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Vai trò của quy luật này đối với sự vận động, phát triển của xã hội.
II. BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng.
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
IV. PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI. SỰ PHÁ T TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN
Phạm trị hình thái kinh tế - xã hội.
Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên. Quá trình lịch sử tự nhiên với tính phong phú đa dạng của lịch sử toàn nhân loại.
Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.
V. VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chương 11:
GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP GIAI CẤP - DÂN TỘC - NHÂN LOẠI
I. NHỮNG HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ
1. Thị tộc.
2. Bộ lạc.
3. Bộ tộc.
4. Dân tộc.
5. Gia đình một hình thức cộng đồng xã hội của con người.
II. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
1. Giai cấp, nguồn gốc giai cấp và kết cấu giai cấp.
Định nghĩa giai cấp.
Nguồn gốc giai cấp.
Kết cấu giai cấp.
2. Đấu tranh giai cấp và vai trò của nó trong sự phát triển của xã hội có giai cấp.
Đấu tranh giai cấp và nguyên nhân của đấu tranh giai cấp.
Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp.
Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong thời đại hiện nay.
Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
III. QUAN HỆ GIAI CẤP - DÂN TỘC - NHÂN LOẠI
1. Giai cấp - dân tộc.
2. Giai cấp - nhân loại.
3. Dân tộc - nhân loại.
Chương XII
NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
I. NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước.
Nguồn gốc Nhà nước.
Bản chất của Nhà nước.
2. Đặc trung cơ bản của Nhà nước.
Quản lý dân cư theo lãnh thổ.
Có bộ máy quyền lực chuyên nghiệp.
Có hệ thống thuế khóa.
3. Các kiểu và hình thức nhà nước.
Khái niệm kiểu và hình thức nhà 'nước.
Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sừ.
Nhà nước chiếm hữu nô lệ.
Nhà nước phong kiến.
Nhà nước tư sản.
4. Nhà nước vô sản.
Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI
1. Bản chất và vai trò của cách mạng xã hội.
Khái niệm cách mạng xã hội (phân biệt với tiến hóa, cải cách, đảo chính...).
Nguyên nhân của cách mạng xã hội.
Vai trò của cách mạng xã hội.
2. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách nạng xã hội.
Điều kiện khách quan.
Nhân tố chủ quan.
Quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội.
3. Hình thức và phương pháp cách mạng.
Tính phong phú của hình thức cách mạng.
Tính phổ biến của bạo lực cách mạng.
4. Cách mạng xã hội trong thời đại hiện nay.
Những biến đổi của thời đại và tính tất yếu của cách mạng xã hội.
Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản - xu hướng tất yếu của cách mạng xã hội trong thời đại hiện nay.
Chương 8:
Ý THỨC XÃ HỘI
I. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm tồn tại xã hội.
Khái niệm.
Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội.
2. Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu của nó.
a) Khái niệm ý thức xã hội.
b) Kết cấu của ý thức xã hội.
Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
c) Ý thức xã hội và ý thức cá nhân.
Quan hệ giữa ý thức xã hội với ý thức cá thân.
II. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.
Tồn tại xã hội quyết định sinh ra ý thức xã hội, ý thức xã hội phù hợp với tồn tại xã hội.
Tồn tại xã hội thay đối quyết định làm cho ý thức xã hội thay đổi.
Tính giai cấp của ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp và những biểu hiện của nó.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội.
Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.
III. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
1. Ý thức chính trị.
Khái niệm ý thức chính trị.
Vai trò của ý thức chính trị.
2. Ý thức pháp quyền.
Khái niệm ý thức pháp quyền.
Vai trò của ý thức pháp quyền.
3. Ý thức đạo đức.
Khái niệm ý thức đạo đức.
Vai trò của ý thức đạo đức.
4. Ý thức thẩm mỹ.
Khái mềm ý thức thẩm mỹ.
Vai trò của ý thức thẩm mỹ.
5. Ý thức tôn giáo.
Khái niệm ý thức tôn giáo.
Đặc điểm phản ánh và kết cấu của ý thức tôn giáo.
Thái độ đối với tôn giáo.
6. Ý thức khoa học.
Khái mềm khoa học.
Phân loại khoa học.
Chức năng khoa học.
Vai trò của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong sự phát triển xã hội.
Chương 14:
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
I. BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1. Quan niệm về con người trong triết học trước Mác.
Quan niệm trong triết học phương Đông.
Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác.
2. Quan điểm của triết học Mác - Lê nin về bản chất con người.
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội.
Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
II. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VỚI XÃ HỘI
1. Khái niệm cá nhân.
2. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Sự thống nhất giữa cá nhân với xã hội.
Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội.
Phương hướng giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
II. VAI TRÒ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂÀN CÁ NHÂN TRONG LỊCH SỬ
1. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân.
2. Khái niệm lãnh tụ và vai trò của lãnh tụ.
3. Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ.
4. Phê phán những quan điểm sai lầm.
Chương 15:
MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Mở đầu.
Từ đầu thế kỷ XX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hóa thành rất nhiều trường phái nhưng xoay quanh là hai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý.
Nguyên nhân của sự chuyển hướng này: những mâu thuẫn kinh tế - xã hội trong chủ nghĩa tư bản hiện đại; sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới.
I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC THUỘC HAI TRÀO LƯU TRÊN
1. Chủ nghĩa thực chứng mới.
Vài nét mở đầu.
a) Một số khái niệm và luận điểm cơ bản của: Chủ nghĩa thực chứng ở thế kỷ XIX do Công -tơ đề xướng.
Chủ nghĩa thực chứng mới.
Chủ nghĩa thực chứng lôgic.
Chủ nghĩa ngôn ngữ học thường ngày.
b) Nguyên nhân ra đời chủ nghĩa thực chứng mới.
Do tác động của các mâu thuẫn kinh tế - xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa.
Do tác động của khoa học tự nhiên hiện đại.
c) Đánh giá chủ nghĩa thực chứng mới.
Những đóng góp tích cực.
Những hạn chế và sai lầm.
2. Chủ nghĩa hiện sinh.
Vài nét mở đầu.
a) Một số khái niệm và luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh về các mặt:
Bản thể luận.
Nhận thức luận.
Luân lý học.
Lịch sử - xã hội.
b) Hoàn cảnh lịch sử và nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa hiện sinh.
c) Đánh giá chủ nghĩa hiện sinh.
Mặt đóng góp tích cực.
Mặt hạn chế sai lầm.
3. Chủ nghĩa Phơrớt.
Vài nét mở đầu.
a) Một số khái niệm và luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Phơ rớt.
Lý luận về vô thức.
Lý luận về nhân cách.
Thuyết tính dục và phương pháp chữa bệnh tâm thần.
b) Đánh giá chủ nghĩa Phơ rớt.
Những cống hiến tích cực về nghiên cứu ý thức con người.
Những sai lầm.
4. Chủ nghĩa thực dụng.
Vài nét mở đầu.
a) Một số khái niệm và luận điểm cơ bản.
Về nhận thức luận.
Về chân lý.
b) Đánh giá chủ nghĩa thực dụng.
Những yếu tố gợi mở về nghiên cứu hoạt động của con người.
Những sai lầm chủ yếu.
5. Chủ nghĩa Tô ma mới.
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
1. Tiếp tục ý đồ vượt lên trên sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
2. Xa rời phép biện chứng.
3. Phá vỡ sự thống nhất giữa bản thể luận, nhận thức luận và lôgíc học.
4. Đã đặt ra được nhưng không giải quyết đúng một số vấn đề cấp bách hiện nay của nhân loại.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mác Ăng ghen toàn tập - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.
2. Lê nin toàn tập - NXB Tiến Bộ, Matxcơva.
3. Hồ Chí Minh toàn tập - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1995.
4. Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1999.
5. Giáo trình Quốc gia môn Triết h9c Mác - Lê nin - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1999.
E. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình Triết học Mác - Lênin dùng cho khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật trong các trường đại học. Chương trình Triết học Mác - Lê nin chia thành 2 học phần:
Học phần I: gồm 8 chương: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII.
Học phần II: gồm 7 chương: IX, X, XI, XII, XIII, XIV, XV.
Thời lượng thực hiện 90 tiết (66 tiết giảng, 24 tiết xêmina).
Các trường căn cứ vào phân bổ thời gian chung của từng chương để điều chỉnh số tiết cụ thể cho phù hợp với đối tượng, đặc điểm và kế hoạch cụ thể của từng ngành học, nhưng không quá 1 tiết đối với những chương dành 3 tiết trở xuống, không quá 2 tiết đối với những chương dành 4 tiết trở lên so với quy định chung.
Việc tổ chức xêmina và viết tiểu luận cuối môn học là bắt buộc, các trường cần phát huy sáng tạo bằng các hình thức sinh động phong phú nhằm thu hút gợi mở sinh viên học tập môn Triết học Mác - Lê nin.
Việc tổ chức kiểm tra, thi học phần, đánh giá kết quả môn học theo những quy định chung hiện hành./.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN DÙNG CHO KHỐI NGÀNH KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH TOANH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGDĐT 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Vị trí môn học:
Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin là một trong ba bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác - Lê nin và là nội dung căn bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Trong hệ thống các môn khoa học kinh tế được giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đai học thuộc khối kinh tế, Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin là môn khoa học cơ bản làm cơ sở của các môn khoa học kinh tế khác.
2. Mục đích: Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống, có chọn lọc những kiến thức cơ bản của môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin.
Để sinh viên có căn cứ khoa học hiểu và lý giải đước các đường lối chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tạo niềm tin có cơ sở khoa học vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội.
Cùng với các môn khoa học khác, tiếp tục bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận và tư duy kinh tế của một cừ nhân kinh tế trong tương lai.
3. Yêu cầu:
Những kiến thức cơ bản, bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế được trình bày phải phù hợp với giáo trình quốc gia kinh tế học chính trị Mác - Lê nin.
Đáp ứng và phù hợp với mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế, với thời lượng môn học và đặc điểm của sinh viên các trường đại học.
Đảm bảo tính sư phạm: trình bày rõ ràng, lôgic; sau từng chương có câu hỏi ôn tập và tài liệu tham khảo.
Số đơn vị học trình: 8 = 120 tiết.
Số tiết giảng: 90 tiết.
Số tiết xêmina: 30 tiết.
|
| Số tiết giảng | Số tiết thảo luận theo cụm bài |
| Phần mở đầu |
|
|
Chương I | Đối tượng, phương pháp và chức năng của Kinh tế chính trị Mác-Lênin | 3 tiết |
|
Chương II | Sản xuất và tái sản xuất xã hội: | 5 tiết |
|
Phần thứ nhất: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa | |||
Chương III | Hàng hoá và tiền tệ: | 6 tiết | 3 |
Chương IV | Sản xuất giá trị thặng dư, quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản: | 7 tiết | 3 |
Chương V | Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản: | 3 tiết | |
Chương VI | Tái sản xuất tư bản xã hội: | 4 tiết | 3 |
Chương VII | Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư: | 7 tiết |
|
Chương VIII | Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước | 7 tiết | |
Chương IX | Chủ nghĩa tư bản ngày nay và xu hướng vận động của nó: | 3 tiết | 3 |
| Cộng | 45 tiết | 15 tiết |
Học phần II
Phần thứ hai: Những vấn đế kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
|
| Số tiết giảng | Số tiết thảo luận theo cụm bài |
Chương X | Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản: | 6 tiết | 3 |
Chương XI | Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 4 tiết | |
Chương XII | Sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 4 tiết | 3 |
Chương XIII | Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân: | 4 tiết | |
Chương XIV | Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 4tiết | 3 |
Chương XV | Kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam: | 8 tiết | |
Chương XVI | Kế hoạch hóa và tài chính trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 4 tiết | 3 |
Chương XVII | Lưu thông tiền tệ tín dụng và ngân hàng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 4 tiết | |
Chương XVIII | Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 3 tiết |
|
Chương XVX | Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 4 tiết |
|
| Cộng: | 45 tiết | 15 tiết |
Phần mở đầu
Chương 1:
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
I. ĐỐI TƯỢNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Kinh tế Chính trị.
Chủ nghĩa trọng thương (hình thái tư tưởng Kinh tế Chính trị đầu tiên của giai cấp tư sản).
Kinh tế Chính trị tư sản cổ điển.
Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin do Mác - Ăng ghen sáng lập và được Lênin vận dụng và phát triển.
2. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin.
II. PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1. Phương pháp biện chứng và duy vật.
2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
3. Phương pháp lôgic và lịch sử.
4. Các phương pháp khác.
III. CHỨC NĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1. Chức năng của Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin:
Chức năng nhận thức.
Chức năng tư tưởng.
Chức năng thực tiễn.
Chức năng phương pháp luận.
2. Sự cần thiết phải nghiên cứu Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin.
Chương 2:
SẢN XUẤT VÀ TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI
I. SẢN XUẤT XÃ HỘI
1. Vai trò của sản xuất xã hội và các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất.
Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội.
Các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất
2. Hai mặt của nền sản xuất xã hội - Phương thức sản xuất.
Lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất.
Phương thức sản xuất và mối quan hệ giữa hai mặt của nền sản xuất xã hội.
II. TÁI SẢN XUẤ T XÃ HỘI
1. Tái sản xuất và các loại hình tái sản xuất.
2. Các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
Sản xuất, phân phôi, trao đổi và tiêu dùng.
Mối quan hệ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất.
3. Nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội:
Tái sản xuất của cải vật chất.
Tái sản xuất sức lao động.
Tái sản xuất quan hệ sản xuất.
Tái sản xuất môi trường sinh thái.
III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế.
Khái niệm và vai trò của tăng trưởng kinh tế.
Các nhân tố tăng trưởng kinh tế.
2. Phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế.
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế.
3. Phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Tiến bộ xã hội.
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Phần thứ nhất: PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Chương 3:
HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.
Phân công lao động xã hội.
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cấp, tự túc.
II. HÀNG HÓA1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.
Giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hóa.
2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
Lao động cụ thể.
Lao động trừu tượng.
3. Lượng giá trị hàng hóa. Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
III. TIỀN TỆ
1. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ.
a. Sự phát triển các hình thái giá trị:
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng.
Hình thái giá trị chung.
Hình thái tiền tệ.
b) Bản chất của tiền tệ.
2. Chức năng của tiền tệ. Quy luật lưu thông tiền tệ.
a) Các chức năng của tiền tệ:
Thước đo giá trị.
Phương tiện lưu thông.
Phương tiện cất trữ.
Phương tiện thanh toán.
Tiền tệ thế giới.
b) Quy luật lưu thông tiền tệ.
IV. QUY LUẬ T GIÁ TRỊ
1. Nội dung của quy luật giá trị.
2. Tác dụng của quy luật giá trị.
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh.
Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành kẻ giầu người nghèo.
V. SỰ RA ĐỜI CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1. Điều kiện ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2. Quá trình chuyển kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế tư bản chủ nghĩa.
a. Hai kiểu quá độ lên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Chương 4:
SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ – QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN1. Công thức chung của tư bản.
2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
3. Hàng hóa sức lao động.
Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.
Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
II. SỰ SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
Sản xuất giá trị thặng dư, khái niệm giá trị thặng dư.
Ngày lao động, thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
2. Bản chất của tư bản. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Bản chất của tư bản.
Tư bản bất biến (C), tư bản khả biến (v).
3. Tỷ suất và khôi lượng giá trị thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư.
Khối lượng giá trị thặng dư.
4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Mối quan hệ giữa giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch.
5. Quy luật kinh tế cơ bản (tuyệt đối) của chủ nghĩa tư bản.
Nội dung của quy luật giá trị thặng dư.
Vai trò của quy luật giá trị thặng dư.
Những đặc điểm mới của việc sản xuất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản hiện đại.
III. TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Bản chất của tiền công.
2. Các hình thức cơ bản của tiền công: Tiền công tính theo thời gian.
Tiền công tính theo sản phẩm.
3. Xu hướng vận động của tiền công thực tế.
Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
Những nhân tố làm cho tiền công thực tế có xu hướng hạ thấp.
IV. TÍCH LŨY TƯ BẢN
1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản.
Thực chất của tích lũy tư bản.
Động cơ của tích lũy tư bản.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản:
Trình độ bóc lột giá trị thặng dư (tuyệt đối và tương đối).
Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
Đại lượng tư bản ứng trước.
3. Quy luật chung của tích lũy tư bản.
Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng.
Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sản.
Xu hướng lịch sử của tích lũy tư bản.
Chương 5:
TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN
I. TUẦN HOÀN CỦA TƯ BẢN
1. Ba giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hóa hình thái của tư bản trong quá trình vận động.
2. Các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp:
Tuần hoàn của tư bản tiền tệ.
Tuần hoàn của tư bản sản xuất.
Tuần hoàn của tư bản hàng hóa.
II. CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN
1. Chu chuyển của tư bản.
2. Tư bản cố định và tư bản lưu động.
3. Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước.
4. Tác dụng và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản.
Chương 6:
TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN TRONG TÁI SẢN XUẤT GIẢN ĐƠN VÀ TÁI SẢN XUẤT MỞ RỘNG TƯ BẢN XÃ HỘI
1. Những vấn đề chung của tái sản xuất tư bản xã hội:
Tổng sản phẩm xã hội.
Hai khu vực của nền sản xuất xã hội.
Tư bản xã hội.
Những giả định khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.
2. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn.
3. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội.
II. THU NHẬP QUỐC DÂN VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP QUỐC DÂN TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN1. Thu nhập quốc dân.
2. Phân phối thu nhập quốc dân trong chủ nghĩa tư bản.
III. KHUNG HOẢNG KINH TẾ TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.
2. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.
3. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế.
Chương 7:
CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I. LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN VÀ GIÁ CẢ SẢN XUẤT
1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường.
3. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân.
4. Sự chuyển hóa giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất.
II. TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP VÀ LỢI NHUẬN THUƠNG NGHIỆP
1. Tư bản thương nghiệp.
2. Lợi nhuận thương nghiệp.
3. Chi phí lưu thông và lao động thương nghiệp.
4. Chu chuyển của tư bản thương nghiệp:
III. TƯ BẢN CHO VAY VÀ LỢI TỨC CHO VAY NGÂN HÀNG VÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG
1. Tư bản cho vay.
2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức.
3. Tín dụng tư bản chủ nghĩa.
4. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng.
IV. CÔNG TY CỔ PHẦN, TƯ BẢN GIẢ, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Công ty cổ phần.
2. Tư bản giả.
3. Thị trường chứng khoán.
V. TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp.
2. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa.
3. Các hình thức địa tô.
Địa tô chênh lệch (địa tô chênh lệch I, địa tô chênh lệch II).
Địa tô tuyệt đối.
Địa tô hầm mỏ, địa tô đất xây dựng và địa tô độc quyền.
4. Giá cả ruộng đất
Chương 8:
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do thành chủ nghĩa tư bản độc quyền.
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản cản chủ nghĩa tư bản độc quyền.
a) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.
c) Xuất khẩu tư bản.
d) Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền.
đ) Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc.
3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
a) Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh.
b) Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
a) Nguyên nhân hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
b) Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
a) Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước.
b) Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước.
c) Sự hình thành và phát triển thị trường nhà nước.
d) Sự điều tiết kinh tế của Nhà nước tư sản.
3. Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Chương 9:
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NÓ
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY
1. Những biểu hiện mới về kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
2. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
II. HỆ THỐNG KINH TẾ THẾ GIỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NGÀY NAY
1. Sự phát triển không đều giữa các nước trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới ngày càng tăng.
2. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng đồng vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới.
3. Tốc độ tăng trưởng của các nước tư bản nói chung có xu hướng giảm sút, tài chính - tiền tệ quốc tế không ổn định.
4. Xu hướng tăng cường quân sự hóa trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh".
III. THÀNH TỰU, GIỚI HẠN VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY
1. Hai xu thế vận hành kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.
a) Xu thế phát triển nhanh chóng.
b) Xu thế trì trệ của nền kinh tế.
2. Những biểu hiện mới ngày càng sâu sắc của mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay.
a) Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.
b) Mâu thuẫn giữa các nước kém và đang phát triển với các cường quốc tư bản.
c) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau.
d) Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Chương 10:
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
I. NHỮNG DỰ BÁO CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA VÀ SỰ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN1. Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và các giai đoạn của nó.
Những đặc trưng kinh tế - xã hội cơ bản của chủ nghĩa cộng sản.
Các giai đoạn của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
2. Dự báo về khả năng quá độ lên chủ nghĩa cộng sản bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
II. QUAN ĐIỂM CỦA V.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Những phát triển mới của V.I.Lê nin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ.
Lý luận về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản ở một số nước, thậm chí ở một nước.
Lý luận về thời đại mới và khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
Lý luận về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa chưa phát triển.
2. Đặc điểm kinh tế của thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội. .
3. Nội dung kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội và chính sách kinh tế mới (NEP).
a) Nội dung kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Công nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Hợp tác hóa.
Tiến hành cách mạng văn hóa.
b) Chính sách kinh tế mới (NEP) là hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội một cách gián tiếp, lâu dài, thận trọng và có hệ thống.
Chương 11:
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ S Ự QÚA ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1. Tính tất yếu khách quan của thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.
II. NHIỆM VỤ KINH TẾ CƠ BẢN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Phát triển lực lượng sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
III. QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Thời kỳ 1955 - 1964.
2. Thời kỳ 1965 - 1975.
3. Thời ký 1976 - 1985.
4. Thời kỳ 1986 đến nay.
Chương 12:
SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT VÀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. SỞ HỮU TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Sở hữu và vai trò của nó.
Khái niệm sở hữu.
Sở hữu về mặt pháp lý và về mặt kinh tế.
Vai trò của sở hữu ở nước ta.
2. Cơ cấu các hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
II. NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Tính tất yếu khách quan tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế. kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân v.v...
3. Mối quan hệ thống nhất và mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế.
Chương 13:
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LÀ NHIỆM VỤ TRUNG TÂM TRONG SUỐT THƠI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Tác dụng toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
II. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM MỚI VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
1. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Các quan điểm mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
III. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
1. Nội dung và đặc điểm của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
Trang bị kỹ thuật - công nghệ cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân trên cơ sở áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả.
Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
IV. NHỮNG TIỀN ĐỀ CẦN THIẾT ĐỂ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HOÁ
1. Tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
2. Phát triển nguồn nhân lực.
3. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ.
4. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Chương 14:
KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG THƠI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Kinh tế nông thôn.
2. Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
II. PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nông thôn.
2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Từng bước cơ khí hóa nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Xây dựng nông thôn mới:
Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.
Nâng cao đời sống vật chất văn hóa cho dân cư nông thôn.
Ngăn chặn sự xung đột lợi ích trong nội bộ nông thôn, giữa nông thôn và thành thị.
III. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM.
1. Phương hướng và nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đôi với kinh tế nông thôn.
Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn.
Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản.
Phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước là nền tảng của kinh tế nông thôn.
2. Các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với kinh tế nông thôn.
Chương 15:
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆTNAM
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Nền kinh tế thị trường còn ở trình độ kém phát triển.
2. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
3. Cơ chế vận hành của nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
IV. CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI ChỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Sự cần thiết chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2. Cơ chế thị trường.
3. Sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy tác dụng tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Chương 16:
KẾ HOẠCH HÓA VÀ TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. TÍNH KẾ HOẠCH VÀ HOẠCH HÓA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tính kế hoạch của sự phát triển kinh tế.
2. Kế hoạch hóa sự phát triển nền kinh tế quốc dân.
Quan hệ giữa dự báo, chiến lược và kế hoạch hóa.
Kế hoạch hóa và nội dung của nó.
Sự đổi mới kế hoạch hóa ở nước ta.
II. TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QÚA ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ớ VIỆT NAM
1. Bản chất, chức năng và vai trò của tài chính.
Hai chức năng của tài chính.
Vai trò tài chính.
2. Hệ thống tài chính ở Việt Nam hiện nay.
Các khâu trong hệ thống tài chính.
Các yếu tố hợp thành hệ thống tài chính quốc gia.
3. Chính sách tài chính ở nước ta hiện nay.
Chương 17:
LƯU THÔNG TIỀN TỆ, TÍN DỤNG VÀ NGÂN HÀNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. LƯU THÔNG TIỀN TỆ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở VIỆT NAM
1. Vị trí và tác dụng của lưu thông tiền tệ.
2. Đặc điểm của quan hệ tiền tệ và lưu thông tiền tệ ở nước ta hiện nay.
3. Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát tiền tệ ở nước ta hiện nay.
II. TÍN DỤNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ờ VIỆT NAM
1. Các hình thức tín dụng.
2. Chức năng và vai trò của tín dụng.
3. Chính sách tín dụng nước ta hiện nay.
III. NGÂN HÀNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Tác dụng của ngân hàng trong nền kinh tế quá độ
2. Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.
a) Ngân hàng Thương mại và chức năng của nó.
b) Các chức năng của Ngân hàng Nhà nước.
3. Phương hướng tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng hiện nay ở nước ta.
Chương 18:
LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. LỢI ÍCH KINH TẾ
1. Bản chất, đặc trưng cơ bản của lợi ích kinh tế
2. Cơ cấu lợi ích kinh tế.
3. Vai trò của lợi ích kinh tế và sự vận dụng ở nước ta.
II. PHÂN PHỐI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Bản chất và vị trí của phân phối.
2. Các hình thức phân phồl cơ bản trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Phân phôi theo lao động.
Phân phối theo tài sản hay vốn và những đóng góp khác.
Phân phối ngoại thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội.
III. CÁC HÌNH THỨC THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ờ VIỆT NAM1. Các hình thức thu nhập:
Tiền lương, tiền công.
Lợi nhuận, lợi tức, lợi tức cổ phần.
Thu nhập từ hoạt động kinh tế gia đình.
Thu nhập từ các quỹ phúc lợi xã hội, quỹ tiêu dùng công cộng.
2. Thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập cá nhân ở nước tá.
Chương 19:
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
1. Những nguyên tắc cơ bản:
Bình đẳng.
Cùng có lợi.
Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia.
Giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và ngày càng củng cố sự định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Các hình thức cơ bản của kinh tế đôi ngoại: Ngoại thương.
Đầu tư quốc tế
Hợp tác về khoa học - công nghệ.
Sự hợp tác tín dụng quốc tế.
Các hình thức kinh tế đối ngoại khác.
III. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
1. Định hướng chung: Chủ động hội nhập quốc tế và khu vực; đa phương, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại v.v...
2. Chính sách ngoại thương: Tăng kim ngạch xuất khẩu, chính sách mặt hàng xuất khẩu.
Chính sách nhập khẩu và mặt hàng nhập khẩu
Giải quyết đúng mối quan hệ giữa chính sách tự do hóa thương mại với bảo hộ thương mại.
Xác định tỷ giá hối đoái sát với sức mua của đồng tiền Việt Nam.
3. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.
Hoàn thiện Luật Đầu tư nước ngoài; cải cách hành chính.
Có chiến lược kinh tế đối ngoại cùng với quy hoạch và thực hiện nghiêm ngặt quy hoạch; kiểm soát vốn đầu tư bên ngoài.
Phát huy tiềm lực trong nước, coi nguồn vốn trong nước là chính; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
Xây dựng kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác thành nền tảng của kinh tế quốc dân.
Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích đất nước.
4. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của kinh tế đối ngoại.
D. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin với thời lượng. 120 tiết (8 đơn vị học trình gồm: 90 tiết giảng, 30 tiết xêmina) chia làm hai học phần:
Học phần I: gồm phần mở đẩu và phần thứ nhất của chương trình.
Học phần II: là phần thứ hai của chương trình.
Chương trình này dùng chung cho tất cả các hệ đào tạo bậc đại học khối ngành chuyên kinh tế - quản trị kinh doanh.
Việc tổ chức xêmina và viết đề án môn học là bắt buộc, các trường cần phát huy sáng tạo bằng các hình thức phong phú để thu hút, gợi mở, tạo sự tiếp thu chủ động của sinh viên, nhằm đạt hiệu quả cao đối với môn học.
Việc tổ chức kiểm tra, thi học phần, đánh giá kết quả học tập môn học theo những quy định chung hiện hành./.
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN DÙNG CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
(ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/ QĐ-BGDĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục đích:
Cung cấp cho sinh viên một cách tương đối có hệ thống, có chọn lọc những kiến thức cơ bản của môn Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin; Để sinh viên nắm được các quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối, chính sách kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tạo sự nhất trí và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội.
Tiếp tục bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận và tư duy kinh tế, vận dụng các kiến thức kinh tế - chính trị vào việc phân tích các vấn đề kinh tế, xã hội và thực tiễn của đất nước.
2. Yêu cầu:
Trình bầy những kiến thức cơ bản, bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật phù hợp với giáo trình quốc gia môn Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin.
Đáp ứng mục tiêu đào tạo, thời lượng của môn học và đặc điểm sinh viên các trường đại học.
Đảm bảo tính sư phạm: Trình bày rõ ràng, lô gích; sau các chương có tóm tắt, cầu hỏi ôn tập và tài liệu tham khảo.
Số đơn vị học trình: 5 = 75 tiết.
Số tiết giảng: 55 tiết.
Số tiết xêmina: 20 tiết.
Chương I - Đối tượng, phương pháp, chức năng của Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin: | 4 tiết |
Chương II - Tái sản xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế. | 5 tiết |
Phần thứ nhất: Những vấn đề kinh tế chính tri của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa |
|
Chương III - Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa: | 6 tiết |
Chương IV - Sản xuất giá trị thặng dư - Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản: | 4 tiết |
Chương V - Sự vận động của tư bản và tái sản xuất tư bản xã hội: | 4 tiết |
Chương VI - Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư | 4 tiết |
Chương VII - Chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và chủ nghĩa tư bản ngày nay: | 4 tiết |
Phần thứ hai: Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam |
|
Chương VIII - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam | 4 tiết |
Chương IX - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 4 tiết |
Chương X - Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 3 tiết |
Chương XI - Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: | 4 tiết |
Chương XII - Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 3 tiết |
Chương XIII - Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 3 tiết |
Chương XIV - Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: | 3 tiết |
Giảng dạy lý thuyết | 55 tiết |
Thảo luận: Theo cụm vấn đề: | 3 tiết |
Chương II | 3 tiết |
Chương III | 3 tiết |
Chương IV,V | 4 tiết |
Chương VIII, IX, X | 4 tiết |
Chương XII,XIII, XIV | 3 tiết |
Thảo luận | 20 tiết |
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1:
ĐỐI TƯỢNG PHUƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1. Nền sản xuất xã hội.
a) Vai trò của nền sản xuất xã hội và các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội.
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
b) Hai mặt của nền sản xuất xã hội.
Lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất.
Phương thức sản xuất.
2. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế Chính trị Mác - Lênin.
Đối tượng của Kinh tế Chính trị Mác - Lênin.
Quy luật kinh tế.
II. PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Phương pháp biện chứng duy vật.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
Các phương pháp khác.
III. CHỨC NĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1. Chức năng của Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin.
Chức năng nhận thức.
Chức năng tư tưởng.
Chức năng thực tiễn.
Chức năng phương pháp luận.
2. Vai trò môn Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin trong hệ thống kiến thức kinh tế - xã hội và sự cần thiết học tập Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin.
Chương 2:
TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI
1. Các khái niệm cơ bản về tái sản xuất xã hội.
Tái sản xuất, tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng, tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.
2. Các khâu của quá trình tái sản xuất.
Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng.
Mối quan hệ giữa các khâu: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng.
3. Những nội dung của tái sản xuất xã hội.
Tái sản xuất của cải vật chất.
Tái sản xuất sức lao động.
Tái sản xuất quan hệ sản xuất.
Tái sản xuất môi trường sinh thái.
4. Hiệu quả của tái sản xuất xã hội.
Khái niệm và ý nghĩa tăng hiệu quả tái sản xuất
Các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả tái sản xuất.
5. Xã hội hóa sản xuất.
Khái niệm xã hội hóa sản xuất.
Xã hội hóa sản xuất là quá trình kinh tế khách quan.
II. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI
1. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
Khái niềm và vai trò của tăng trưởng kinh tế.
Các nhân tố tăng trưởng kinh tế.
Phát triển kinh tế và ý nghĩa của nó.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
2. Tiến bộ xã hội.
Khái niệm tiến bộ xã hội.
Biểu hiện của tiến bộ xã hội.
3. Quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.
Tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.
Các kiểu kết hợp phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Chương 3:
SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, TỒN TẠI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.
Phân công lao động xã hội.
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.
Những đặc trưng của sản xuất hàng hóa.
Ưu thế của sản xuất hàng hóa.
II. HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó.
Khái niệm hàng hóa.
Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất làng hóa.
Lao động cụ thể.
Lao động trừu tượng.
3. Lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng tới nó.
Giá trị cá biệt và giá trị xã hội của hàng hoá.
Thời gian lao động xã hội cần tihết.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá.
III. TIỀN TỆ
1. Nguồn gốc, bản chất tiền tệ.
Các hình thái giá trị - Sự xuất hiện tiền tệ.
Bản chất của tiền tệ.
2. Chức năng của tiền tệ
Thước đo giá trị
Phương tiện lưu thông
Phương tiện cất trữ
Phương tiện thanh toán
Tiền tệ thế giới
3. Quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát.
Quy luật lưu thông tiền tệ.
Lạm phát, nguyên nhân và hậu qủa của lạm phát.
IV. QUY LUÂT GIÁ TRỊ, CẠNH TRANH VÀ YÊU CẦU
1. Quy luật giá trị
Yêu cầu của quy luật giá trị
Phương thức vận động của yêu cầu giá trị.
Tác dụng của quy luật giá trị.
2. Cạnh tranh và quan hệ cung - cầu
Cạnh tranh trong nền sản xuất hàng hoá và vai trò của nó.
Quan hệ cung cầu và giá cả hàng hoá.
V. THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường và chức năng của thị trường.
Khái niệm, vai trò, phân loại thị trường.
Các chức năng của thị trường.
2. Giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
Giá cả thị trường.
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
Chương 4:
SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
I. SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN
1. Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn chung của công thức đó
Công thức chung của tư bản .
Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
2. Hàng hoá sức lao động.
Điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá.
Hai thuộc tính của hàng hoá hoá sức lao động.
II. SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Mục đích, đạc điểm của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
2. Bản chất tư bản, tư bản bất biến, tư bản khả biến.
Bản chất tư bản.
Tư bản bất biến, tư bản khả biến.
3. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư.
Khối lượng giá trị thặng dư.
4. Giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch.
Khái niệm ngày lao động.
Giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối, siêu ngạch.
5. Nội dung và vai trò quy luật giá trị thặng dư.
Nội dung quy luật giá trị thặng dư.
Vai trò quy luật giá trị thặng dư và hậu quả của nó.
III. TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản.
2. Hình thức tiền công cơ bản.
Tiền công tính theo thời gian.
Tiền công tính theo sản phẩm.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
IV. TÍCH LŨY TƯ BẢN
1. Thực chất của tích lũy tư bản và các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản.
Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản.
Các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản.
2. Tích tụ và tập trung tư bản. Cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Tích tụ và tập trung tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Chương 5:
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TƯ BẢN VÀ TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI
I. TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN
1. Khái niệm tuần hoàn, chu chuyển của tư bản.
Ba giai đoạn vận động và sự biến hóa hình thái của tư bản.
Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
2. Tốc độ chu chuyển của tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến nó.
Tốc độ chu chuyển của tư bản.
Các nhân tố làm tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.
3. Tư bản cố định, tư bản lưu động. Hao mòn tư bản cố định.
Tư bản cố định, tư bản lưu động.
Hao mòn tư bản cố định.
II. TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1. Tái sản xuất tư bản xã hội.
2: Điều kiện thực hiện sản phẩm trong tái sản xuất giản đơn - điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng.
3. Khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Khủng hoảng kinh tế.
Chu kỳ kinh tế.
Chương 6:
CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I. LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN VÀ GIÁ CẢ SẢN XUẤT
1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
2. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Sự chuyển hóa giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất.
II. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ LỢI NHUẬN CỦA CHÚNG
1. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp.
Nguồn gốc tư bản thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản
2. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay.
Sự hình thành tư bản cho vay.
Lợi tức và tỷ suất lợi tức.
3. Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán.
Công ty cổ phần.
Tư bản giả.
Thị trường chứng khoán.
4. Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô.
Tư bản kinh doanh nông nghiệp.
Bản chất địa tô tư bản chủ nghĩa.
Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa.
Chương 7:
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN, CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY
I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Nguyên nhân hình thành.
Bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền.
2. Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.
Xuất khẩu tư bản.
Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của các nhà tư bản.
Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc.
II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
2. Những hình thức chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Sự kết hợp về nhân sự giữa nhà nước và các tổ chức độc quyền.
Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước.
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.
III. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY
1. Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
IV. NHỮNG THÀNH TỰU, HẬU QỦA VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN1. Những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được.
Phát triển lực lượng sản xuất.
Xã hội hóa sản xuất.
2. Những hậu quả chủ nghĩa tư bản gây ra.
Hai cuộc chiến tranh thế giới và hàng trăm cuộc chiến tranh cục bộ.
Nạn ô nhiễm môi trường.
Sự nghèo khổ, lạc hậu của nhân dân các nước chậm phát triển.
3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản đang trong quá trình bị diệt vong mặc dù hiện tại vẫn đang có khả năng thích nghi, tự điều chỉnh.
Chủ nghĩa xã hội sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới - quy luật khách quan của lịch sử.
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Chương 8:
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ờ VIỆT NAM
1. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tính tất yếu và khả năng, tiền đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Đặc điểm thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Phát triển lực lượng sản xuất: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
II. SỞ HỮU VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM1. Sở hữu và các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ
Các hình thức sở hữu cơ bản.
2. Các thành phần kinh tế trong thời ký quá độ ở Việt Nam.
Tính tất yếu và lợi ích của sự tồn tại nhiều thành phân kinh tế trong thời ký quá độ.
Đặc điểm các thành phần kinh tế trong thời ký quá độ.
Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế.
3. Nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chương 9:
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NỀN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÀ HỘI Ớ VIỆT NAM
I. TÍNH TẤT YẾU VÀ TÁC DỤNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết hợp công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ trung tâm trong suất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI VÀ VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM1. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức.
Khái niệm cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.
Những đặc điểm cơ bản của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.
Sự hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Các đặc điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ở VIỆT NAM
1. Thực hiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
2. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
3. Củng cố, tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
IV. NHỮNG TIỀN ĐỀ KHÁCH QUAN ĐỂ CÔNG NGHỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1. Tạo vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ theo yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Điều tra cơ bản, quy hoạch và dự báo phát triển.
5. Mở rộng quan hệ kinh tế đôi ngoại.
6. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Chương 10:
KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG HỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ờ VIỆT NAM
1. Kinh tế nông thôn.
2. Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
II. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM
1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2. Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển kinh tế nông thôn với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
Ngăn chặn sự xung đột lợi ích trong nội bộ nông thôn, giữa nông thôn và thành thị.
Chương 11:
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
I. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA Ờ VIỆT NAM
1. Sự tồn tại khách quan và lợi ích của việc phát triển kinh tế hàng hóa.
2. Đặc điểm kinh tế hàng hóa trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Nền kinh tế hàng hóa còn ở trình độ kém phát triển.
Nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế.
Nền kinh tế hàng hóa phát triển theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Nền kinh tế hàng hóa phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Các giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa.
II. CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LUÝ CỦA NHÀ NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA1. Cơ chế thị trường, ưu thế và khuyết tật của nó.
Khái niệm cơ chế thị trường.
Ưu thế và khuyết tật của cơ chế thị trường.
2. Vai trò Nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Phát huy ưu thế của cơ chế thị trường và hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường.
Thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kết hợp phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.
3. Các công cụ để quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kế hoạch và thị trường.
Xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả
Hệ thống pháp luật.
Các công cụ tài chính (thuế, ngân sách...).
Các công cụ tiền tệ (cung ứng tiền, kiềm chế lạm phát...).
Điều tiết kinh tế đối ngoại (thuế xuất - nhập khẩu, hạn ngạch - quota), tỷ giá hối đoái, trợ cấp xuất khẩu v.v....
Chương 12:
TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG, NGÂN HÀNG VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. TÀI CHÍNH
1. Bản chất, chức năng, vai trò của tài chính.
Bản chất của tài chính.
Chức năng của tài chính.
Vai trò của tài chính.
2. Hệ thống tài chính và chính sách tài chính trong thời ký quá độ ở Việt Nam.
Hệ thống tài chính.
Chính sách tài chính trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
II. TÍN DỤNG, NGÂN HÀNG VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
1. Tín dụng.
Bản chất và hình thức tín dụng.
Chức năng và vai trò của tín dụng.
2. Ngân hàng.
Tác dụng của ngân hàng.
Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng.
Các công cụ của ngân hàng nhà nước.
3. Lưu thông tiền tệ.
Vị trí, tác dụng của lưu thông tiền tệ.
Đặc điểm của quan hệ tiền tệ và lưu thông tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.
Chương 13:
LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. LỢI ÍCH KINH TẾ
1. Bản chất, vai trò của lợi ích kinh tế.
Bản chất của lợi ích kinh tế.
Vai trò của lợi ích kinh tế.
2. Hệ thống lợi ích kinh tế.
Lợi ích cá nhân.
Lợi ích tập thể.
Lợi ích xã hội.
II. PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở VIỆT NAM
1. Vị trí của vấn đề phân phối thu nhập.
2. Tính tất yếu khách quan của nhiều hình thức thu nhập cá nhân trong thời kỳ quá độ.
3. Các hình thức phân phối cơ bản trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Phân phối theo lao động.
Phân phối thông qua phúc lợi tập thể và xã hội.
Phân phối theo vốn.
4. Từng bước thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập cá nhân.
III. CÁC HÌNH THỰC THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở VIỆT NAM
1. Tiền lương, tiền công.
2. Lợi nhuận, lợi tức, lợi tức cổ phần.
3. Thu nhập từ các quỹ tiêu dùng công cộng.
4. Thu nhập từ hoạt động kinh tế gia đình.
Chương 14:
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. TÍNH KHÁCH QUAN CỦA VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
1. Đặc điểm của nền kinh tế thế giới ngày nay.
Toàn cầu hóa kinh tế và hai mặt của nó.
Thị trường thế giới ngày nay.
2. Lợi ích của mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đối với nước ta.
Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh; thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, sức mạnh của thời đại.
Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước.
II. NHỮNG HÌNH THỨC KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CHỦ YẾU HIỆN NAY
1. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất.
Nhận gia công.
Xây dựng những xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ từ nước ngoài.
Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hóa.
2. Hợp tác khoa học - kỹ thuật.
3. Ngoại thương.
4. Đầu tư quốc tế.
5. Tín dụng.
6. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế
III. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NGUYÊN TẮC CƠ BẢN NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CA O HIỆU QỦA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
1. Về mục tiêu.
2. Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế đối ngoại.
3. Nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại:
Bình đẳng.
Cùng có lợi.
Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia.
Giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
1. Đảm bảo sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế xã hội.
2. Có chính sách thích hợp đối với từng hình thức kinh tế đối ngoại.
3. Xây dựng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
4. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại.
5. Xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
D. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin với thời lượng 75 tiết (5 đơn vị học trình gồm: 55 tiết giảng, 20 tiết Xêmina), 1 học phần.
Chương trình này dùng chung cho tất cả các hệ đào tạo bậc đại học thuộc các ngành không chuyên kinh tế - quản trị kinh doanh.
Các trường căn cứ vào phân bố thời gian chung của từng chương để điều chỉnh số tiết cho phù hợp với đối tượng, đặc điểm và kế hoạch cụ thể của từng ngành học, song không quá 1 tiết đối với các chương dành từ 3 tiết trở xuống, không quá 2 tiết đối với các chương dành từ 4 tiết trở lên so với quy định chung.
Việc tổ chức xêmina là bắt buộc, các trường cần phát huy sáng tạo bằng các hình thức sinh động, phong phú nhằm thu hút, gợi mở tạo được sự chủ động tiếp thu của sinh viên đối với môn học.
Việc tổ chức kiểm tra, thi học phần, đánh giá môn học theo những quy định chung hiện hành./.
- 1Quyết định 70/2007/QĐ-BGDĐT ban hành bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành kỹ thuật trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 08/2013/TT-BGDĐT về Chương trình môn Triết học khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 6007/BGDĐT-GDTC năm 2023 về tăng cường thực hiện Chương trình Y tế trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Nghị định 29-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 3Quyết định 70/2007/QĐ-BGDĐT ban hành bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành kỹ thuật trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 08/2013/TT-BGDĐT về Chương trình môn Triết học khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 6007/BGDĐT-GDTC năm 2023 về tăng cường thực hiện Chương trình Y tế trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 45/2002/QĐ-BGDĐT về Chương trình các môn Triết học Mác - Lê nin dùng cho các khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành.
- Số hiệu: 45/2002/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/10/2002
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Minh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 62
- Ngày hiệu lực: 13/11/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra