- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022-2030 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 442/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 08 tháng 3 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022 - 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 399/TTr-SNV ngày 02/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3573/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định theo dõi, đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện cải cách hành chính đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và các cơ quan ngành dọc cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số #sovb/QĐ-UBND ngày #nbh/3/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)
1. Mục đích
- Theo dõi, phát hiện và chỉ đạo khắc phục kịp thời hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Phân tích, đánh giá và xếp hạng kết quả cải cách hành chính hằng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất công tác cải cách hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, giúp xác định các nhiệm vụ, giải pháp, trọng tâm qua từng giai đoạn.
- Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương và sự chủ động của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác cải cách hành chính.
- Phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của tập thể lãnh đạo, cho người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền.
2. Yêu cầu
- Các tiêu chí đánh giá phải bám sát các quy định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh về cải cách hành chính; khả thi và phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tham gia đánh giá và trách nhiệm của các cơ quan cung cấp thông tin
- Đánh giá thực chất và khách quan kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hằng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này dùng để theo dõi, thẩm định, đánh giá xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hằng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Đối tượng áp dụng
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh);
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện);
- Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ quan ngành dọc cấp tỉnh) gồm: Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Công an tỉnh, Kho bạc nhà nước- Chi nhánh Quảng nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Các đơn vị trực thuộc Sở, Ban, ngành; UBND cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã).
1. Đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch, công bằng trong việc đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Kết quả đánh giá, xếp hạng thực hiện công tác cải cách hành chính thông qua tiêu chí của bộ Chỉ số cải cách hành chính; các quy định, hướng dẫn của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời xem xét các đặc thù về yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện thực tế của mỗi cơ quan, mỗi cấp.
3. Căn cứ vào số liệu, kết quả theo dõi, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thành viên Hội đồng thẩm định kết quả đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính của tỉnh.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ kết quả tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
5. Các thành viên Hội đồng thẩm định, Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đối với kết quả thẩm định thuộc lĩnh vực phân công phụ trách.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG
Điều 4. Nội dung Chỉ số cải cách hành chính
1. Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng theo các lĩnh vực sau:
- Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính;
- Cải cách thể chế;
- Cải cách thủ tục hành chính;
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính;
- Cải cách chế độ công vụ;
- Cải cách tài chính công;
- Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số;
- Tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Tổng số điểm của các nội dung cải cách hành chính theo thang điểm chuẩn là 100 điểm, số thập phân được làm tròn 2 chữ số.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị không được giao chức năng nhiệm vụ để triển khai thì Hội đồng thẩm định áp dụng phương pháp tính điểm đặc thù do không thực hiện nhiệm vụ trên thực tế, ví dụ: Thanh tra tỉnh không thực hiện triển khai đối với các nội dung liên quan đến một cửa, một cửa liên thông, khảo sát hài lòng; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh không thực hiện triển khai đối với nội dung kiểm soát thủ tục hành chính...
Phương pháp tính điểm đặc thù được áp dụng theo công thức: “Tổng điểm đạt được theo kết quả thẩm định/(100 - Số điểm đặc thù)”.
4. Kế thừa kết quả đánh giá một số tiêu chí đối với các cơ quan ngành dọc đã được cơ quan cấp trên đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính.
Điều 5. Trình tự, thời gian tổ chức thẩm định, đánh giá, xếp hạng
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ quy định, hướng dẫn của cấp trên thực hiện tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính và gửi hồ sơ thẩm định về Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp trên phần mềm quản lý chấm điểm của tỉnh tại địa chỉ: www.parindex.quangnam.gov.vn, chậm nhất ngày 15 tháng 10 hằng năm.
2. Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định của tỉnh thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương giải trình bổ sung các nội dung theo đề nghị của Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định tỉnh (nếu có).
4. Trên cơ sở giải trình bổ sung của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định của tỉnh xem xét, ghi nhận hoặc điều chỉnh kết quả thẩm định lần đầu.
5. Hội đồng thẩm định của tỉnh thông qua báo cáo kết quả thẩm định của Tổ giúp việc; trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kết quả xếp hạng trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.
6. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phê duyệt và công bố Chỉ số xếp hạng kết quả cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương thì Phần mềm quản lý chấm điểm - Bộ chỉ số cải cách hành chính các cấp tỉnh sẽ được mở để các cơ quan, đơn vị, địa phương trích xuất Bảng kết quả chấm điểm của đơn vị mình phục vụ việc phân tích, đánh giá kết quả đạt được; xây dựng và triển khai kế hoạch, biện pháp, giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Điều 6. Cách thức tự đánh giá, chấm điểm
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định trong Chỉ số Cải cách hành chính được UBND tỉnh ban hành hàng năm.
Thực hiện cập nhập nội dung và điểm tự đánh giá lên Phần mềm quản lý chấm điểm - Bộ chỉ số cải cách hành chính các cấp tỉnh Quảng Nam.
2. Tài liệu kiểm chứng
- Việc tự đánh giá, chấm điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương bắt buộc phải có các tài liệu kiểm chứng kèm theo để xác định mức độ tin cậy của việc đánh giá, chấm điểm. Tài liệu kiểm chứng phải đúng theo quy định và hướng dẫn của Sở Nội vụ đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần (trừ trường hợp không yêu cầu tài liệu kiểm chứng). Nếu không có tài liệu kiểm chứng hoặc tài liệu kiểm chứng không đúng quy định sẽ không được điểm tại tiêu chí, tiêu chí thành phần đó.
- Ngoài việc cung cấp tài liệu kiểm chứng theo hướng dẫn, cơ quan, đơn vị, địa phương có thể bổ sung các tài liệu kiểm chứng khác (nếu có) đủ độ tin cậy để chứng minh kết quả tự đánh giá.
- Đối với các tiêu chí, tiêu chí thành phần không có tài liệu kiểm chứng hoặc tài liệu kiểm chứng không có đầy đủ thông tin kiểm chứng, các cơ quan, đơn vị, địa phương giải trình rõ về cách đánh giá tại Báo cáo tự đánh giá, chấm điểm và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin giải trình.
- Trường hợp có tiêu chí, tiêu chí thành phần chưa được cấp trên quy định, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai hoặc do đặc thù mà không triển khai thì không đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần đó. Số điểm của các tiêu chí không đánh giá, chấm điểm sẽ được giảm trừ hoặc được bổ sung tiêu chí khác thay thế các tiêu chí không thực hiện.
- Tài liệu kiểm chứng cập nhật trên Phần mềm quản lý chấm điểm - Bộ chỉ số cải cách hành chính các cấp tỉnh Quảng Nam phải có chữ ký số chuyên dùng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ các tài liệu kiểm chứng là hình ảnh minh họa).
3. Hồ sơ đề nghị thẩm định của các cơ quan, đơn vị, địa phương phải do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu được phân công phụ trách công tác cải cách hành chính xem xét, phê duyệt và gửi Sở Nội vụ trên Phần mềm quản lý chấm điểm - Bộ chỉ số cải cách hành chính các cấp tỉnh Quảng Nam để tổng hợp, trình Hội đồng thẩm định của tỉnh bao gồm:
a) Báo cáo tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính;
b) Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính được trích xuất từ Phần mềm quản lý chấm điểm - Bộ chỉ số cải cách hành chính các cấp tỉnh Quảng Nam; không tiếp nhận hồ sơ giấy hoặc hồ sơ, tài liệu được gửi qua các hình thức khác.
4. Thời điểm xác nhận hoàn thành Báo cáo tự đánh giá chỉ số cải cách hành chính và tài liệu kiểm chứng kèm theo được ghi nhận sau khi cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành nộp hồ sơ trên Phần mềm quản lý chấm điểm - Bộ chỉ số cải cách hành chính các cấp tỉnh Quảng Nam và phần mềm tự động thông báo: “đã nộp báo cáo thành công”.
Điều 7. Hội đồng thẩm định đánh giá kết quả cải cách hành chính
1. Hội đồng đánh giá kết quả cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương như sau:
- Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện: thành phần Hội đồng gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân (làm Chủ tịch Hội đồng), các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thủ trưởng các phòng, ban có liên quan và công chức chuyên trách phụ trách công tác cải cách hành chính.
- Đối với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cơ quan ngành dọc cấp tỉnh: thành phần Hội đồng gồm thủ trưởng cơ quan (làm Chủ tịch Hội đồng), lãnh đạo cấp phó cơ quan, trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và công chức chuyên trách cải cách hành chính.
2. Hội đồng thẩm định, đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính cấp tỉnh do Giám đốc Sở Nội vụ thống nhất với các cơ quan và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh: Chủ tịch Hội đồng;
- Giám đốc Sở Nội vụ: Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Các thành viên là lãnh đạo các cơ quan có liên quan.
3. Căn cứ vào điều kiện thực tế có thể mời thêm các thành phần khác tham gia Hội đồng để việc đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính bảo đảm các nguyên tắc tại Điều 3 Quy chế này.
1. Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định, đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính cấp tỉnh do Giám đốc Sở Nội vụ thành lập, thành phần:
- Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng,
- Các thành viên là công chức các cơ quan có thành viên tham gia Hội đồng thẩm định. Danh sách thành viên của Tổ giúp việc do Giám đốc Sở Nội vụ quyết định sau khi thống nhất với các cơ quan liên quan.
2. Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định, đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương do người đứng đầu thành lập; căn cứ vào điều kiện thực tế, chức năng nhiệm vụ quyết định số lượng, thành phần phân công nhiệm vụ cho các thành viên phù hợp.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ giúp việc và thành viên Tổ giúp việc do Tổ trưởng Tổ giúp việc phân công.
1. Sở Nội vụ chủ trì xây dựng nội dung phiếu điều tra xã hội học và triển khai thực hiện điều tra đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính.
2. Đối tượng điều tra xã hội học
- Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đánh giá công tác cải cách hành chính của sở, huyện và cơ quan ngành dọc;
- Lãnh đạo UBND cấp huyện đánh giá công tác cải cách hành chính cấp Sở và cơ quan ngành dọc;
- Lãnh đạo Sở đánh giá công tác cải cách hành chính đối với UBND cấp huyện.
- Lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đánh giá công tác cải cách hành chính sở chủ quản;
- Lãnh đạo UBND cấp xã đánh giá công tác cải cách hành chính thuộc UBND cấp huyện;
- Công chức công tác các Sở, Ban, ngành, các cơ quan ngành dọc đánh giá công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị đang công tác;
- Công chức cấp huyện đánh giá công tác cải cách hành chính tại UBND cấp huyện.
3. Phương án điều tra xã hội học: Triển khai việc điều tra theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
4. Triển khai tổ chức điều tra Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính: Sở Nội vụ chủ trì thực hiện và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả xác định Chỉ số hài lòng đối với các sở, cơ quan ngành dọc và UBND cấp huyện trước ngày 30 tháng 10 hằng năm.
Điều 10. Thẩm định kết quả tự đánh giá Chỉ số cải cách hành chính
1. Hội đồng thẩm định kết quả đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính của tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Các căn cứ để thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm
a) Hồ sơ đề nghị thẩm định của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo Khoản 3 Điều 6.
b) Hồ sơ, tài liệu để kiểm chứng cho các tiêu chí, tiêu chí thành phần theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
c) Các chương trình, kế hoạch, quy định, chỉ đạo của cấp trên về cải cách hành chính.
d) Kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác cải cách hành chính và các lĩnh vực công tác có liên quan.
e) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác ngành, lĩnh vực và báo cáo chuyên đề của các cơ quan chuyên môn.
f) Kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng; kết quả điều tra xã hội học khác có liên quan và thông tin qua đường dây nóng đã được xác minh, thẩm tra (nếu có).
g) Các nguồn thông tin khác.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương vận dụng các căn cứ trên đây để tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị cấp dưới cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của ngành, địa phương và phạm vi thẩm quyền quản lý.
3. Cách thức thẩm định hồ sơ, công bố kết quả
- Tổ giúp việc của Hội đồng thẩm định kết quả đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính tỉnh tiến hành tổng hợp, thẩm định điểm tự đánh giá kết quả cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương dựa trên báo cáo tự đánh giá của cơ quan, đơn vị và các căn cứ thẩm định khác nêu tại khoản 2 Điều này.
- Kết thúc thẩm định lần 1, Tổ trưởng Tổ giúp việc có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương giải trình làm rõ hoặc bổ sung thêm các tài liệu kiểm chứng đối với các tiêu chí, tiêu chí thành phần chưa thống nhất với kết quả tự đánh giá. Trên cơ sở tài liệu kiểm chứng hoặc giải trình bổ sung của các cơ quan, đơn vị, địa phương, thành viên Tổ giúp việc xem xét cho ý kiến đối với các tiêu chí.
- Trường hợp vượt thẩm quyền thì có ý kiến đề xuất cụ thể để Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.
- Tổ giúp việc tổng hợp kết quả thẩm định báo cáo Hội đồng thẩm định kết quả đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính của tỉnh.
c) Hội đồng thẩm định họp xem xét kết quả tổng hợp việc đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Không xem xét giải trình bổ sung hoặc kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương sau khi Hội đồng thẩm định đã thống nhất thông qua kết quả thẩm định Chỉ số cải cách hành chính.
d) Hội đồng thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt kết quả xếp hạng công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố kết quả xếp hạng công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Điều 11. Chỉ số và xếp hạng kết quả cải cách hành chính
1. Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng, Chỉ số Cải cách hành chính được xác định bằng công thức như sau:
Trong đó: | PARI : Chỉ số Cải cách hành chính (%) p : Điểm đạt được sau thẩm định P : Điểm tối đa theo thang điểm chuẩn |
2. Quy định xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương:
- Cơ quan, đơn vị được xếp hạng TỐT khi Chỉ số cải cách hành chính đạt từ 85% đến 100%.
- Cơ quan, đơn vị được xếp hạng KHÁ khi Chỉ số cải cách hành chính đạt từ 75% đến dưới 85%.
- Cơ quan, đơn vị được xếp hạng TRUNG BÌNH khi Chỉ số cải cách hành chính đạt từ 60% đến dưới 75%.
- Cơ quan, đơn vị được xếp hạng YẾU khi Chỉ số cải cách hành chính thấp hơn 60%.
3. Không xếp hạng “ TỐT” về kết quả cải cách hành chính đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương có từ 5% hồ sơ trễ hẹn trở lên hoặc chỉ số hài lòng dưới 80%.
4. Công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính
- Hội đồng thẩm định kết quả đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố kết quả xếp hạng công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Kinh phí triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm được đảm bảo bằng nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh và thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cơ quan ngành dọc cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện.
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt Quy chế này trong phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương và chỉ đạo việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Tùy vào tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng Quy chế đánh giá, xếp hạng chỉ số cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
2. Căn cứ nội dung, tiêu chí đánh giá, thang điểm, xây dựng và đưa vào triển khai tiêu chí đánh giá chỉ số cải cách hành chính áp dụng trong nội bộ của cơ quan phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính đối với cơ quan, tổ chức trực thuộc phù hợp với thực tế của từng cơ quan, đơn vị để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính.
3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phân công nhiệm vụ cho công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm cải cách hành chính tham mưu theo dõi, tổ chức tự đánh giá tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị mình theo đúng quy định.
4. Các cơ quan chủ trì các nội dung cải cách hành chính theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp tình hình, kết quả triển khai cải cách hành chính đối với lĩnh vực được giao phụ trách để hằng năm phối hợp với Sở Nội vụ trong việc thẩm định, đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
5. Căn cứ kết quả xếp hạng cải cách hành chính, quyết định việc khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong công tác cải cách hành chính; chấn chỉnh, xử lý kịp thời các cơ quan, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ công tác hoặc vi phạm các quy định, chỉ đạo về cải cách hành chính; xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Hằng năm nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, cập nhập Chỉ số cải cách hành chính phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xác định cơ cấu điểm cụ thể của từng nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần; xây dựng hướng dẫn chấm điểm đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần.
- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp phù hợp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
2. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính hằng năm.
3. Căn cứ kết quả xếp hạng được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương khi Chỉ số cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương được xếp hạng “Khá” trở lên. Đối với cơ quan ngành dọc, kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính hằng năm là một trong những căn cứ để hiệp y thương khen thưởng.
- Không đề nghị xem xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương xếp hạng từ “Trung bình” trở xuống.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có Chỉ số cải cách hành chính của 02 năm liên tiếp xếp hạng “Trung bình”.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Bố trí đủ kinh phí thực hiện Kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính hằng năm; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán kinh phí triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính theo Kế hoạch.
Điều 16. Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng Nam phối hợp chặt chẽ với Hội đồng thẩm định, Sở Nội vụ trong việc tuyên truyền, phổ biến Quy chế này; công bố kết quả xếp hạng cải cách hành chính hằng năm, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; chủ động phát hiện, cung cấp các thông tin, tài liệu góp phần phục vụ công tác thẩm định của Hội đồng.
Điều 17. Trong quá hình triển khai thực hiện, nếu gặp vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
- 1Quyết định 3573/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Kế hoạch 62/KH-UBND kiểm tra công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2023 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 3Kế hoạch 30/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023 của tỉnh Cà Mau
- 4Kế hoạch 61/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023 do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 3323/QĐ-UBND năm 2023 về Quy định đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Quyết định 2588/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1Quyết định 3573/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi Quy chế đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 442/QĐ-UBND
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022-2030 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Kế hoạch 62/KH-UBND kiểm tra công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2023 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 6Kế hoạch 30/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023 của tỉnh Cà Mau
- 7Kế hoạch 61/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023 do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 3323/QĐ-UBND năm 2023 về Quy định đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 2588/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Quyết định 442/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 442/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Hồ Quang Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực