Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4410/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 04/2022/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND Thành phố về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 983/TTr-SGTVT ngày 19/10/2022 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3337/TTr-SNV ngày 31/10/2022 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (sau đây gọi tắt là Ban Duy tu) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định; có trụ sở và hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo chi thường xuyên từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật.
2. Ban Duy tu có chức năng thực hiện công tác quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động về tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, quản lý, duy tu, bảo trì, đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trong đô thị và ngoài đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở Giao thông vận tải quản lý, gồm: đường bộ; cầu đường bộ; cầu vượt; hè phố; đường phố; dải phân cách; hệ thống báo hiệu đường bộ; đèn tín hiệu điều khiển giao thông; hệ thống quản lý và giám sát giao thông; trạm kiểm tra tải trọng xe; cầu và hầm dành cho người đi bộ; hầm cơ giới đường bộ; hệ thống thoát nước trên các tuyến đường vành đai trên cao, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh khu vực ngoại thành; hành lang an toàn đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa: luồng chạy tàu thuyền, cảng thủy nội địa, hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng; công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm đường bộ giao cắt với đường sắt do thành phố Hà Nội quản lý và các nhiệm vụ khác do UBND Thành phố và Sở Giao thông vận tải giao.
1. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa
a) Tổ chức thực hiện quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông do UBND Thành phố giao Sở Giao thông vận tải quản lý tài sản: lập, quản lý hồ sơ, mở sổ và thực hiện kế toán, hạch toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông.
b) Thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa (từ bước đề xuất chủ trương thực hiện đến bước kết thúc, thanh lý hợp đồng) được Sở Giao thông vận tải giao, gồm: Tổ chức khảo sát, đề xuất chủ trương thực hiện, lập kế hoạch, dự toán, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục có liên quan, trình cấp có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt; là bên mời thầu triển khai tổ chức lựa chọn nhà thầu; thương thảo, ký hợp đồng, phụ lục hợp đồng, tổ chức thực hiện tuần kiểm, giám sát, nghiệm thu, quản lý chất lượng, tạm ứng, thanh quyết toán vốn, thanh lý hợp đồng thực hiện công tác quản lý, vận hành, khai thác, duy tu, bảo dường thường xuyên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo chức năng, nhiệm vụ được giao đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phát hiện kịp thời và đề xuất các giải pháp không để xảy ra mất an toàn giao thông do nguyên nhân về kết cấu hạ tầng giao thông theo đúng các quy định hiện hành.
c) Tổ chức thực hiện hoạt động tuần kiểm đường bộ đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao quản lý theo đúng quy định.
d) Quản lý, thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế (từ bước chuẩn bị dự án đến khi kết thúc dự án), tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Sở Giao thông vận tải (chủ đầu tư) giao, gồm: khảo sát, lập kế hoạch, danh mục kiểm định, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được giao quản lý, trình cấp có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt; lập, trình thẩm định, phê duyệt dự án; là bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu; thương thảo, ký hợp đồng, phụ lục hợp đồng; tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu; tạm ứng, thanh quyết toán vốn; bàn giao đưa vào sử dụng; thanh lý hợp đồng... các dự án theo đúng các quy định hiện hành.
đ) Đề xuất, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động, phương án, giải pháp để: đảm bảo an toàn, duy trì tuổi thọ công trình giao thông; phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông và có các biện pháp kịp thời để bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được giao quản lý theo quy định; tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông và xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố.
e) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được giao quản lý.
g) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, các đường khác và công bố tải trọng, khổ giới hạn của cầu, đường bộ theo nhiệm vụ được UBND Thành phố, Sở Giao thông vận tải giao.
h) Phản ánh tình hình các sự cố về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, sự cố mất an toàn giao thông để người tham gia giao thông được biết qua kênh thông tin như: VOV giao thông, các cơ quan báo chí, truyền thông và các ứng dụng công nghệ thông tin khác.
i) Đề xuất, tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
k) Đề xuất xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy trình quản lý, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá trong công tác quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
2. Giúp Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, thực hiện các dự án đầu tư công, dự án PPP và các dự án sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thuộc lĩnh vực giao thông vận tải (từ bước chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án) do UBND Thành phố và Sở Giao thông vận tải giao.
a) Tổ chức lập, lựa chọn, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn (nếu có), để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công do Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ.
b) Tổ chức lập, trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án; là bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu; thương thảo, ký hợp đồng, phụ lục hợp đồng; tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh quyết toán vốn; bàn giao đưa vào sử dụng, thanh lý hợp đồng các dự án đầu tư xây dựng, dự án có sử dụng đất, dự án công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực giao thông vận tải do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác được UBND Thành phố và Sở Giao thông vận tải giao theo đúng các quy định hiện hành.
3. Tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch, xây dựng đề án, chế độ, chính sách, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên ngành giao thông vận tải được giao; các thủ tục về sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được UBND Thành phố và Sở Giao thông vận tải giao, gồm: đề xuất chủ trương, tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn (nếu có), thương thảo, ký hợp đồng, phụ lục hợp đồng, trình thẩm định, phê duyệt, ban hành... theo đúng các quy định hiện hành.
4. Quản lý tài chính, tài sản cơ quan và thực hiện công tác thanh quyết toán nguồn kinh phí được giao theo quy định của pháp luật. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; vị trí việc làm; Quản lý, sử dụng viên chức, lao động hợp đồng và thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ viên chức và lao động hợp đồng thuộc phạm vi quản lý của Ban Duy tu theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Sở Giao thông vận tải.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ban Duy tu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Duy tu theo hướng dẫn chung của Sở Giao thông vận tải và Thành phố.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được UBND Thành phố, Sở Giao thông vận tải giao và ủy quyền theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông
a) Lãnh đạo Ban Duy tu gồm Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc (thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập).
b) Giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Sở Giao thông vận tải và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Duy tu; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Sở Giao thông vận tải.
c) Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành hoạt động của Ban.
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc. Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Duy tu gồm:
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Kế hoạch tổng hợp;
- Phòng Giám sát duy tu đường bộ và tổ chức giao thông;
- Phòng Giám sát duy tu cầu hầm và đường thủy nội địa;
- Phòng Giám sát duy tu đèn tín hiệu giao thông;
- Phòng Chất lượng kỹ thuật hạ tầng giao thông.
b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng và các viên chức khác, số lượng viên chức tối thiểu và số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các viên chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, viên chức của Thành phố và Sở Giao thông vận tải.
Điều 4. Số lượng người làm việc
Số lượng người làm việc của Ban Duy tu được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Ban Duy tu và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của Sở Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông hoạt động theo cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định trái với quy định tại Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Giao thông vận tải; Giám đốc Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 498/QĐ-UBND năm 2021 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Nam Định, thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định
- 2Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2022 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Lai Châu
- 3Quyết định 35/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Quyết định 498/QĐ-UBND năm 2021 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Nam Định, thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định
- 5Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 6Quyết định 25/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 04/2022/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội
- 8Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2022 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Lai Châu
- 9Quyết định 35/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
Quyết định 4410/QĐ-UBND năm 2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 4410/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/11/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/11/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra