Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 440/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP CÔNG DÂN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Tiếp công dân năm 2013; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại; Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;
Căn cứ Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình giải quyết tố cáo; Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Thanh tra Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ảnh;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tiếp công dân của Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 8513/QĐ-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân của Bộ Công Thương.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định ngày.
| BỘ TRƯỞNG |
TIẾP CÔNG DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 440/QĐ-BCT ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Quy chế này quy định về trách nhiệm tiếp công dân, việc tổ chức và hoạt động tiếp công dân tại cơ quan Bộ Công Thương; trách nhiệm tiếp công dân, việc tổ chức và hoạt động tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm khối các Vụ chức năng thuộc Bộ).
Điều 2. Mục đích tiếp công dân
1. Lắng nghe, tiếp nhận các thông tin, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, góp ý kiến của công dân về những hành vi vi phạm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh được thực hiện theo Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ảnh.
Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết thì tiếp nhận giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo được quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20 tháng 10 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; Luật Tố cáo năm 2011, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo, Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình giải quyết tố cáo.
2. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh được quy định tại Điều 7 Luật Tiếp công dân năm 2013.
Điều 3. Địa điểm tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân của Bộ được thực hiện tại Phòng Tiếp công dân trong khuôn viên Trụ sở của Bộ (số 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội).
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bố trí địa điểm tiếp dân phù hợp với tình hình của đơn vị và đảm bảo quy định tại Điều 19 Luật Tiếp công dân năm 2013.
Địa điểm tiếp dân phải thuận tiện, lịch sự, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thuận lợi. Tại địa điểm tiếp công dân phải niêm yết Lịch tiếp công dân và Nội quy tiếp công dân. Lịch tiếp công dân phải ghi cụ thể thời gian, chức vụ người tiếp công dân. Nội quy tiếp công dân phải nghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hoạt động tiếp công dân
Việc tiếp công dân phải tuân thủ nguyên tắc tiếp công dân theo quy định tại Điều 3 Luật Tiếp công dân năm 2013 và tuân thủ các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 6 Luật Tiếp công dân năm 2013.
Việc tiếp công dân phải được mở sổ ghi chép đầy đủ và lưu giữ theo đúng quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của cán bộ tiếp dân, người tiếp dân và những trường hợp được từ chối tiếp công dân được quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Tiếp công dân năm 2013.
Điều 5. Điều kiện bảo đảm hoạt động tiếp công dân
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách tiếp công dân. Cán bộ tiếp dân phải thường xuyên nắm bắt, nghiên cứu các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, am hiểu nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững các quy định về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, có phẩm chất tốt, có kỹ năng giao tiếp, có trách nhiệm đối với công việc được giao để thực hiện tốt công tác tiếp dân theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cử cán bộ tiếp dân tham gia bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân do Bộ tổ chức.
Điều 6. Tổ chức tiếp công dân của Lãnh đạo Bộ
1. Bộ trưởng tiếp công dân định kỳ mỗi tháng một ngày vào ngày thứ 6 của tuần thứ 3 của tháng. Trường hợp Bộ trưởng đi vắng sẽ ủy quyền cho một đồng chí Thứ trưởng tiếp công dân thay Bộ trưởng.
2. Trường hợp khi xét thấy khẩn thiết, Bộ trưởng sẽ bố trí tiếp công dân ngoài lịch tiếp công dân theo định kỳ. Thanh tra Bộ có trách nhiệm xem xét vụ việc cụ thể và báo cáo Bộ trưởng thời gian tiếp công dân.
3. Văn phòng Bộ có nhiệm vụ chuẩn bị việc tiếp dân định kỳ của Bộ trưởng tại Phòng Tiếp công dân của Bộ. Thanh tra Bộ có trách nhiệm cử cán bộ hướng dẫn công dân đến nơi tiếp và thực hiện các quy định về tiếp công dân của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng theo dõi và giải quyết các công việc tiếp theo sau khi tiếp công dân.
Điều 7. Tổ chức tiếp công dân thường xuyên của Bộ
1. Việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên của Bộ được thực hiện trong các ngày làm việc của cơ quan Bộ (trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết) tại Phòng Tiếp công dân. Thanh tra Bộ là cơ quan thường trực tiếp công dân của Bộ.
2. Đối với trường hợp khiếu nại, tố cáo phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực, Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan để tổ chức tiếp công dân.
3. Đối với trường hợp tiếp công dân của các Vụ, Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Công Thương được thực hiện tại Phòng Tiếp công dân cần được trao đổi trước với Thanh tra Bộ hoặc cùng phối hợp với Thanh tra Bộ.
4. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ
a) Thanh tra Bộ có trách nhiệm:
- Xây dựng Nội quy tiếp công dân và niêm yết công khai tại nơi tiếp công dân để công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh biết và thực hiện;
- Cử cán bộ chuyên trách tiếp công dân vào các ngày làm việc;
- Tiếp nhận đầy đủ, trung thực mọi thông tin phản ánh, kiến nghị và đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; lập hồ sơ tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo Lãnh đạo Bộ để tổ chức giải quyết những đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền hoặc chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, đảm bảo thời hạn và nội dung giải quyết theo quy định của pháp luật;
- Thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ tình hình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.
b) Văn phòng Bộ có trách nhiệm:
- Chuẩn bị Phòng Tiếp công dân của Cơ quan Bộ, thuận tiện, lịch sự, bảo đảm các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc tiếp công dân;
- Phối hợp với Công an phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong việc giữ gìn an ninh, trật tự nơi tiếp công dân;
- Thực hiện chính sách, chế độ bồi dưỡng cho cán bộ tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo tại cơ quan Bộ theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Tiếp công dân tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
- Căn cứ vào Quy chế này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ban hành Quy chế Tiếp công dân, xây dựng nội quy tiếp dân và niêm yết công khai tại địa điểm tiếp dân của đơn vị.
- Hàng tháng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải bố trí tiếp công dân ít nhất một ngày.
1. Hàng quý (trước ngày 15 của tháng cuối quý) Thanh tra Bộ có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phát sinh trong Bộ.
2. Hàng quý (trước ngày 15 của tháng cuối quý) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ báo cáo bằng văn bản về công tác tiếp công dân gửi Thanh tra Bộ để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ và Thanh tra Chính phủ theo quy định.
Điều 10. Đôn đốc, kiểm tra, xử lý
1. Thanh tra Bộ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật và các quy định tại Quy chế này.
2. Mọi hành vi vi phạm các quy định về tiếp công dân của Quy chế này thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật hiện hành./.
- 1Quyết định 8513/QĐ-BCT năm 2014 Quy chế Tiếp công dân của Bộ Công Thương
- 2Quyết định 2575/QĐ-TTCP năm 2015 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân trung ương do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Thông tư 320/2016/TT-BTC quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Kế hoạch 1524/KH-BTTTT năm 2017 Bộ trưởng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015 về Nội quy, Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng
- 7Quyết định 13/QĐ-UBDT năm 2018 về Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc
- 8Quyết định 307/QĐ-TANDTC năm 2020 về Quy chế tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao
- 9Quyết định 320/QĐ-BKHĐT năm 2021 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 10Thông tư 166/2021/TT-BQP quy định về tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng
- 1Luật khiếu nại 2011
- 2Luật tố cáo 2011
- 3Nghị định 75/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khiếu nại
- 4Nghị định 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo
- 5Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 6Thông tư 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 8Luật tiếp công dân 2013
- 9Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân
- 10Thông tư 07/2014/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 2575/QĐ-TTCP năm 2015 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân trung ương do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 13Thông tư 02/2016/TT-TTCP sửa đổi Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 14Thông tư 320/2016/TT-BTC quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Kế hoạch 1524/KH-BTTTT năm 2017 Bộ trưởng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 16Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015 về Nội quy, Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng
- 17Quyết định 13/QĐ-UBDT năm 2018 về Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc
- 18Quyết định 307/QĐ-TANDTC năm 2020 về Quy chế tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao
- 19Quyết định 320/QĐ-BKHĐT năm 2021 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 20Thông tư 166/2021/TT-BQP quy định về tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng
Quyết định 440/QĐ-BCT năm 2017 Quy chế Tiếp công dân của Bộ Công thương
- Số hiệu: 440/QĐ-BCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/02/2017
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra