ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2017/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 20 tháng 11 năm 2017 |
BAN HÀNH “QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2017, bãi bỏ khoản 3 Điều 5 tại Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành “Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 44/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Quy định này quy định cụ thể các hoạt động liên quan đến quản lý chất thải rắn xây dựng (sau đây viết tắt là CTRXD) trên địa bàn tỉnh Hà Nam, bao gồm phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRXD.
CTRXD không bao gồm chất thải nguy hại, chất thải y tế và các loại chất thải các ngành sản xuất phát sinh trong quá trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ được phân loại cụ thể tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ.
Các nội dung khác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTRXD
1. Phân loại CTRXD:
a) Chất thải rắn có khả năng tái chế sử dụng: Thủy tinh, sắt thép, gỗ giấy, chất dẻo...
b) Chất thải rắn có thể được tái chế sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác: Bùn, đất hữu cơ, gạch, ngói, vữa, bê tông sử dụng làm vật liệu san lấp, tái chế làm vật liệu xây dựng.
c) Chất thải rắn không tái chế, tái sử dụng được phải đem chôn lấp theo quy trình quy định.
d) CTRXD lẫn với chất thải nguy hại khác thì phải thực hiện việc phân tách phần chất thải nguy hại, nếu không thể tách được thì toàn bộ phải được quản lý như chất thải nguy hại bị lẫn.
2. Điểm lưu trữ, trạm trung chuyển, thu gom và vận chuyển:
a) Các chủ nguồn thải CTRXD phải bố trí thiết bị hoặc khu lưu trữ CTRXD trong khuôn viên công trường, hoặc trạm trung chuyển, địa điểm lưu trữ theo quy định của chính quyền địa phương.
b) Các đơn vị thu gom hoặc tự vận chuyển CTRXD phải có các phương tiện bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định, được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành theo quy định.
Khi vận chuyển phải đảm bảo không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi.
Điều 4. Tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn xây dựng
1. Tái sử dụng, tái chế: cần phân loại CTRXD tại nơi phát thải để tái sử dụng, tái chế ngay tại công trường trong kế hoạch quản lý CTRXD của chủ nguồn thải, như: bùn, đất hữu cơ dùng trồng cây; gạch vụn, bê tông, tấm tường, gạch lát... dùng san nền;
2. Xử lý chất thải rắn xây dựng: CTRXD được xử lý tại các cơ sở xử lý đủ điều kiện tiếp nhận. Khuyến khích việc xử lý một số CTRXD tại nơi phát sinh với công nghệ phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn, môi trường.
Điều 5. Điểm lưu trữ, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý CTRXD
1. Các điểm lưu trữ, trạm trung chuyển CTRXD phải phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời phải thuận lợi về giao thông, đảm bảo hoạt động chuyên chở, có khả năng tiếp nhận và lưu giữ khối lượng CTRXD phù hợp với khả năng thu gom, vận chuyển trên địa bàn và không gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường và mỹ quan đô thị.
2. Cơ sở xử lý CTRXD được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định
Điều 6. Đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng
1. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động thu gom phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng với mọi hình thức đầu tư: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC); xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng - chuyển giao - khai thác (BTO); hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức đầu tư khác theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Cơ chế ưu đãi đầu tư: Thực hiện theo Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.
1. Đối với công trình xây dựng (không bao gồm nhà ở):
a) Trước khi triển khai thi công chủ nguồn thải phải lập kế hoạch quản lý CTRXD theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng trình chủ đầu tư chấp thuận;
Chủ đầu tư phê duyệt và gửi thông báo kế hoạch quản lý CTRXD đến cơ quan cấp phép xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tối thiểu 07 (bảy) ngày trước khi khởi công xây dựng công trình;
Chủ nguồn thải báo cáo kết quả thực hiện quản lý CTRXD sau khi công trình hoàn thành đến chủ đầu tư, cơ quan cấp phép xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn;
b) Ký hợp đồng với chủ thu gom, vận chuyển và chủ xử lý CTRXD để vận chuyển và xử lý hoặc tự xử lý tại nơi phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
2. Đối với công trình nhà ở:
Chủ đầu tư các công trình nhà ở phải lập và gửi thông báo thực hiện quản lý CTRXD theo mẫu Phụ lục 2 của Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng đến cơ quan cấp phép xây dựng (nếu công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng) và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tối thiểu 07 (bảy) ngày trước khi khởi công xây dựng công trình;
Điều 8. Chủ thu gom, vận chuyển
1. Thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành theo quy định;
2. Có sổ theo dõi quản lý thu gom, vận chuyển CTRXD nội dung theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng;
3. Cung cấp thông tin về năng lực cho Sở Xây dựng để quản lý, công bố trên website. Mẫu cung cấp thông tin theo Phụ lục 3A, 3B Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng;
Điều 9. Trách nhiệm của chủ xử lý
1. Tiếp nhận và xử lý CTRXD từ các chủ thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng ký kết với chủ nguồn thải và có phiếu ghi khối lượng, thành phần CTRXD được vận chuyển đến hàng ngày có xác nhận của hai bên;
2. Có sổ theo dõi quản lý thu gom, vận chuyển CTRXD nội dung theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng;
3. Cung cấp thông tin về năng lực cho Sở Xây dựng để quản lý, công bố trên website. Mẫu cung cấp thông tin theo Phụ lục 4 Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng.
Điều 10. Các Sở ban ngành của tỉnh
1. Sở Xây dựng:
a) Thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận các vị trí quy hoạch điểm lưu trữ, trạm trung chuyển, cơ sở xử lý CTRXD (nếu có);
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý CTRXD trên địa bàn tỉnh;
c) Phối hợp với Sở Tài chính tổ chức thẩm định phương án giá dịch vụ xử lý CTRXD đối với các cơ sở xử lý CTRXD được đầu tư từ ngân sách nhà nước;
2. Sở Tài chính: Chủ trì thẩm định phương án giá dịch vụ xử lý CTRXD đối với các cơ sở xử lý CTRXD được đầu tư từ ngân sách nhà nước
3. Công an tỉnh:
- Chỉ đạo các phòng, đơn vị quản lý về môi trường trực thuộc thường xuyên kiểm tra, phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác quản lý CTRXD trên địa bàn của tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các Sở, ngành chức năng của tỉnh trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý CTRXD trên địa bàn tỉnh
4. Các Sở, ngành của tỉnh liên quan đến các hoạt động quản lý CTRXD.
a) Theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị được giao tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quản lý CTRXD;
b) Phối hợp với Sở Xây dựng, Công an tỉnh và các đơn vị trong quá trình thẩm định, giám sát thực hiện các dự án đầu tư xây dựng có phát thải CTRXD, phối hợp trong quá trình xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác quản lý CTRXD.
Điều 11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Căn cứ quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất, nghiên cứu điểm lưu trữ, trạm trung chuyển, cơ sở xử lý CTRXD (nếu có) trình Sở Xây dựng thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.
2. Xây dựng đơn giá dịch vụ CTRXD tại các điểm lưu trữ, trạm trung chuyển và đơn giá xử lý (nếu tính cả vào điểm lưu trữ, trung chuyển) trình Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.
3. Xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm quản lý CTRXD trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý CTRXD.
Điều 12. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Giao cho Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Phủ Lý có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định này;
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc các bên liên quan phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2124/QĐ-UBND năm 2016 về phân bổ kinh phí hỗ trợ xử lý chất thải rắn ở nông thôn và quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do thành phố Hải Phòng ban hành
- 2Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3Quyết định 1460/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
- 4Quyết định 29/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 23/2016/QĐ-UBND
- 5Quyết định 23/2018/QĐ-UBND quy định về phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 6Quyết định 31/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7Quyết định 30/2018/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm về quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 50/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Thông tư 121/2008/TT-BTC hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn do Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật bảo vệ môi trường 2014
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Luật Đầu tư 2014
- 5Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 2124/QĐ-UBND năm 2016 về phân bổ kinh phí hỗ trợ xử lý chất thải rắn ở nông thôn và quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do thành phố Hải Phòng ban hành
- 9Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 10Quyết định 1460/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
- 11Quyết định 29/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 23/2016/QĐ-UBND
- 12Quyết định 23/2018/QĐ-UBND quy định về phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 13Quyết định 31/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 14Quyết định 30/2018/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm về quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 15Quyết định 50/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 44/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 44/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/11/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Trương Minh Hiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực