Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2006/QĐ-UBND

Phan Thiết, ngày 31 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CẤP BỆNH VIỆN HUYỆN VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2005 – 2008

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cấp Bệnh viện huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 - 2008;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1505/TTr-SKHĐT ngày 30/5/2006 về việc phê duyệt Đề án “Nâng cấp Bệnh viện huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực” tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung chủ yếu Đề án “Nâng cấp Bệnh viện huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực” tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2008 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Đề án “Nâng cấp Bệnh viện huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực” tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2008 đã được phê duyệt, Thủ trưởng các Sở, Ngành liên quan (Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường), Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án trong kế hoạch hàng năm theo đúng chức năng, nhiêm vụ của Ngành và địa phương mình.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




 Hồ Dũng Nhật

 

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN NÂNG CẤP BỆNH VIỆN HUYỆN VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2005 - 2008

(Kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2006 của UBND Tỉnh Bình Thuận)

I. Tên Đề án:

“Nâng cấp Bệnh viện huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực” tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2008.

II. Đơn vị lập Đề án :

1. Cơ quan chủ trì: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Bình Thuận.

2. Cơ quan phối hợp: Sở Y tế tỉnh Bình Thuận.

III. Nội dung Đề án:

1. Mục tiêu của Đề án:

Nâng cấp hệ thống Bệnh viện huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực (liên huyện), bao gồm một số Phòng khám đa khoa khu vực trọng yếu nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế phục vụ công tác chẩn đoán, cấp cứu và điều trị; nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế, tăng cường hiệu quả hoạt động của các Bệnh viện huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực nhằm đưa các dịch vụ kỹ thuật y tế về gần dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng; đồng thời, làm giảm tình trạng quá tải của các Bệnh viện tuyến trên.

2. Nhiệm vụ chủ yếu:

a) Về cơ sở vật chất:

Giai đoạn 2005-2008 tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng Bệnh viện một số huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực (bao gồm một số Phòng khám đa khoa khu vực):

* Bệnh viện Đa khoa khu vực: Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa khu vực phía Bắc (Bắc Bình) và Bệnh viện Đa khoa khu vực phía Nam (Đức Linh) với quy mô mỗi Bệnh viện 200 giường.

* Bệnh viện huyện:

- Xây dựng mới Bệnh viện huyện Hàm Tân và Bệnh viện huyện Hàm Thuận Nam, quy mô 50 giường/bệnh viện.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng một số hạng mục để hoàn chỉnh 05 Bệnh viện huyện sau:

+ Bệnh viện huyện Tánh Linh (70 giường): đầu tư mới các khoa dược, giặt, dinh dưỡng, cầu nối, cổng tường rào, nhà bảo vệ, ga ra ô tô, nhà xe 2 bánh, nhà đặt máy phát điện, sân vườn, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.

+ Bệnh viện Thị xã Lagi (120 giường): đầu tư xây dựng các hạng mục khoa khám - hành chính, khoa y tế cộng đồng, khoa lây lao, khoa dinh dưỡng, nhà xác - giải phẫu bệnh lý, ga ra ô tô, nhà xe 2 bánh, sân vườn, đường nội bộ, cổng tường rào, nhà bảo vệ, cầu nối, đài nước 50 m3, bể nước 100m3, hệ thống xử lý nước thải.

+ Bệnh viện huyện Hàm Thuận Bắc (60 giường): đầu tư xây dựng các hạng mục cổng tường rào, sân vườn, hệ thống xử lý nước thải, điện hạ thế, nhà đặt máy phát điện, ga ra ô tô, nhà xe 2 bánh, nhà xác, lò thiêu bông băng, cầu nối, hệ thống xử lý nước thải.

+ Bệnh viện huyện Tuy Phong (70 giường): đầu tư xây dựng khoa ngoại (mới), cổng tường rào, nhà bảo vệ, nhà xe 2 bánh, cầu nối, trạm biến áp, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống xử lý nước thải, thoát nước tổng thể, kho dược, kho vật tư y tế.

+ Bệnh viện huyện Phú Quý (50 giường): sửa chữa nâng cấp, cải tạo khối khám đa khoa - hành chính, khối điều trị và các hạng mục phụ trợ, hệ thống xử lý nước thải.

* Phòng khám khu vực: Đầu tư cải tạo, nâng cấp 04 phòng khám khu vực (PKKV Mê Pu - huyện Đức Linh, PKKV Bắc Ruộng - huyện Tánh Linh, PKKV Mũi Né – thành phố Phan Thiết và PKKV Phan Rí Cửa - Tuy Phong) với quy mô 30 giường/Phòng khám khu vực.

b) Về trang thiết bị:

Đầu tư các trang thiết bị nhằm đáp ứng về cơ bản trang thiết bị thiết yếu theo danh mục do Bộ Y tế ban hành theo quy mô của từng loại Bệnh viện tập trung vào một số lĩnh vực: phương tiện cấp cứu và hồi sức, chẩn đoán (máy thở, máy gây mê, máy theo dõi bệnh nhân, máy tạo oxy, máy X quang, siêu âm, điện tim, máy nội soi dạ dày, bàn mổ...); chăm sóc sản khoa thiết yếu bao gồm cả chăm sóc sơ sinh, các chuyên khoa nội, nhi, truyền nhiễm, các thiết bị phục vụ xét nghiệm (máy phân tích sinh hóa, huyết học, phân tích nước tiểu, máy đo điện giải, máy đo đông máu...); phương tiện vận chuyển cấp cứu; hệ thống xử lý chất thải y tế (rắn, lỏng).

c) Về đào tạo cán bộ:

Tập trung tổ chức đào tạo ngắn hạn (6 tháng) cho cán bộ y tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng vận hành trang thiết bị y tế để sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị được đầu tư, tập trung vào các chuyên ngành ngoại, sản, nội, nhi, hồi sức cấp cứu, gây mê, chẩn đoán và xét nghiệm, các kỹ thuật y học...

3. Kinh phí thực hiện Đề án:

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 220.000 triệu đồng. Trong đó:

- Đầu tư xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất là: 170.500 triệu đồng.

- Mua sắm trang thiết bị y tế là: 47.800 triệu đồng.

- Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn là: 1.500 triệu đồng.

Biểu chi tiết về kinh phí thực hiện Đề án:

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Đơn vị

Tổng cộng

Xây lắp

Thiết bị

Đào tạo

 

TỔNG CỘNG

219.887

170.502

47.852

1.533

1

Bệnh viện ĐKKV phía Bắc

32.780

26.500

6.280

 

2

Bệnh viện ĐKKV phía Nam

37.787

29.500

8.287

 

3

Bệnh viện huyện Tánh Linh

9.086

6.000

3.086

 

4

Bệnh viện thị xã LaGi

16.326

9.300

7.026

 

5

Bệnh viện huyện Hàm Tân

36.420

30.500

5.920

 

6

Bệnh viện huyện Hàm Thuận Nam

23.487

21.200

2.287

 

7

Bệnh viện huyện Hàm Thuận Bắc

7.804

5.500

2.304

 

8

Bệnh viện huyện Tuy Phong

9.254

6.500

2.754

 

9

Bệnh viện huyện đảo Phú Qúy

7.298

3.000

4.298

 

10

Phòng khám ĐKKV Phan Rí Cửa (H.Tuy Phong)

12.389

10.989

1.400

 

11

Phòng khám ĐKKV Bắc Ruộng (H.Tánh Linh)

13.913

12.773

1.140

 

12

Phòng khám ĐKKV Mê Pu (huyện Đức Linh)

10.370

9.050

1.320

 

13

Phòng khám ĐKKVC- Mũi Né (Tp. Phan Thiết)

6.940

5.190

1.750

 

4. Giải pháp về vốn:

a) Về xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị:

- Đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% (173.500 triệu đồng) cho các Bệnh viện và phòng khám trên địa bàn 6 huyện miền núi (Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh) và huyện đảo Phú Quý; cụ thể:

+ Bệnh viện đa khoa khu vực phía Bắc (huyện Bắc Bình).

+ Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam (huyện Đức Linh).

+ Bệnh viện huyện Tánh Linh.

+ Bệnh viện huyện Hàm Tân.

+ Bệnh viện huyện Hàm Thuận Bắc.

+ Bệnh viện huyện Hàm Thuận Nam.

+ Bệnh viện huyện Phú Quý.

+ Phòng khám ĐKKV Mê Pu (huyện Đức Linh).

+ Phòng khám ĐKKV Bắc Ruộng (huyện Tánh Linh)

- Đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% (31.500 triệu đồng) và ngân sách Tỉnh đầu tư 30% (13.500 triệu đồng) cho các Bệnh viện, Phòng khám trên địa bàn 3 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng (Tuy Phong, thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết); danh mục các công trình đề nghị Trung ương hỗ trợ 70% gồm:

+ Bệnh viện thị xã Lagi.

+ Bệnh viện huyện Tuy Phong.

+ Phòng khám ĐKKV Mũi Né (thành phố Phan Thiết).

+ Phòng khám ĐKKV Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong).

b) Ngân sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn:

+ Đề nghị Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% tiền học phí các lớp đào tạo ngắn hạn (438 triệu đồng).

+ Ngân sách Tỉnh đầu tư 100% (1.095 triệu đồng) chi tiền ăn ở cho cán bộ đi học.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh phụ trách khối văn xã làm Trưởng Ban, Giám đốc Sở Y tế là Phó Ban Thường trực, các thành viên gồm lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường.

2. Sở Y tế là cơ quan Thường trực, có trách nhiệm phổ biến nội dung Đề án đến các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố; xây dựng kế hoạch, dự toán chi hàng năm của Đề án và tổ chức thực hiện việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đấu thầu mua sắm trang thiết bị theo quy chế đầu tư xây dựng và quy chế đấu thầu của Nhà nước. Đồng thời liên kết với các cơ sở đào tạo mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến huyện. Định kỳ hàng năm có sơ, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Bộ Y tế và UBND Tỉnh. Quá trình thực hiện Đề án, nếu có vấn đề phát sinh, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND Tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính bố trí vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách Trung ương cấp và bố trí phần vốn địa phương để đảm bảo nguồn vốn thực hiện Đề án theo kế hoạch và tiến độ hàng năm.

4. Các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện thuận lợi để Đề án triển khai đạt kết quả.

5. Bệnh viện các huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực, Phòng khám đa khoa khu vực có trách nhiệm quản lý việc nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng, đưa vào khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư, tổ chức cử cán bộ y tế đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch hàng năm nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn huyện./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 44/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án Nâng cấp Bệnh viện huyện và Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 - 2008

  • Số hiệu: 44/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/05/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Hồ Dũng Nhật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/06/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 14/01/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản