Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 44/2005/QĐ-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 03 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ ĐỂ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐƯỢC GIA HẠN HOẶC XÓA TÊN TRONG DANH SÁCH PHẢI DI DỜI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 ;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh ;
Căn cứ Quyết định số 19/2003/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về thủ tục chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý môi trường triệt để ;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2002/NQ-HĐ ngày 29 tháng 6 năm 2002 của Hội đồng nhân dân thành phố về đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các Khu công nghiệp và vùng phụ cận ;
Căn cứ Quyết định số 80/2002/QĐ-UB ngày 08 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt đề án thực hiện chương trình di dời ô nhiễm vào các Khu công nghiệp và vùng phụ cận ;
Xét đề nghị của Thường trực Ban chỉ đạo công tác di dời tại tờ trình số 1213/TTr-BCĐ ngày 29 tháng 12 năm 2004 và công văn số 8702/TNMT-QLMT ngày 23 tháng 12 năm 2004 về đóng góp ý kiến dự thảo quy định điều kiện để cơ sở được xử lý ô nhiễm tại chỗ của Sở Tài nguyên và Môi trường ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành Quy định điều kiện, thủ tục và trình tự để các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường thành phố được gia hạn thời gian hoặc xóa tên trong danh sách phải di dời.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký .

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo công tác di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường thành phố, Thủ trưởng các sở, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện và Giám đốc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận :
- Như điều 3
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực HĐND. TP
- Thường trực UBND. TP
- VPHĐ-UB : các PVP
- Các Tổ NCTH
- Lưu (CNN/T)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Thiện Nhân

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

 

QUY ĐỊNH

VỀ ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ ĐỂ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐƯỢC GIA HẠN THỜI GIAN DI DỜI HOẶC RÚT TÊN KHỎI DANH SÁCH DI DỜI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44 /2005/QĐ-UB ngày 16 tháng 3 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Điều 1. Đối tượng để được xem xét gia hạn thời gian di dời hoặc rút tên khỏi danh sách di dời :

- Gia hạn di dời : Các doanh nghiệp đã có tên trong danh sách di dời, đang sản xuất tại địa điểm có quy hoạch sử dụng cho mục đích khác, nhưng chưa triển khai ít nhất trong 2 năm tới, đã thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm có kết quả, không bị người dân khiếu nại về ô nhiễm môi trường.

- Rút tên khỏi danh sách di dời : Các doanh nghiệp đã có tên trong danh sách di dời, đang sản xuất tại địa điểm được quy hoạch cho sản xuất ngành nghề đó, đã đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm, chất thải đạt các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, không bị người dân khiếu nại về gây ô nhiễm.

Điều 2. Điều kiện để được xem xét giải quyết :

2.1- Điều kiện ngành nghề :

Những ngành nghề sau đây không được xem xét gia hạn thời gian di dời :

1. Ngành hóa chất : sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất Pin ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất làm lạnh, phèn, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn, dược liệu, sản xuất phân bón ;

2. Ngành tái chế chất phế thải : Giấy, nhựa, kim loại, dầu nhớt cặn ;

3. Ngành luyện cán cao su ;

4. Ngành thuộc da ;

5. Ngành xi mạ điện ;

6. Ngành sản xuất bột giấy ;

7. Ngành sản xuất nước chấm các loại, muối ;

8. Ngành sản xuất cồn ;

9. Ngành sản xuất thuốc lá ;

10. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp ;

11. Ngành giết mổ gia súc ;

12. Ngành chế biến than đá.

2.2- Điều kiện về quy hoạch địa điểm sản xuất :

- Địa điểm sản xuất hiện tại của doanh nghiệp được quy hoạch cho mục đích sử dụng khác, nhưng trong thời gian ít nhất là 2 năm tới, kể từ ngày 01-01-2005, chưa triển khai quy hoạch này. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể được gia hạn thời gian di dời đến khi quy hoạch được triển khai.

- Địa điểm sản xuất hiện tại của doanh nghiệp phù hợp với quy hoạch của phường-xã về bố trí sản xuất kinh doanh tại địa phương.

2.3- Điều kiện về xử lý chất thải :

- Đối với doanh nghiệp xin kéo dài thời gian di dời tối đa tới tháng 12/2006 : Đã tiến hành các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm có kết quả đáng kể (nhưng một số tham số có thể chưa đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, song được Sở Tài nguyên và Môi trường chấp nhận, không bị người dân xung quanh khiếu nại về ô nhiễm.

- Đối với các doanh nghiệp xin kéo dài thời gian di dời đến khi quy hoạch sử dụng đất đối với vị trí sản xuất của doanh nghiệp được triển khai : Đã tiến hành các biện pháp đầu tư thiết bị sản xuất mới, đầu tư xử lý chất thải, đảm bảo chất thải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, không bị người dân xung quanh khiếu nại về gây ô nhiễm.

- Đối với các doanh nghiệp xin rút tên khỏi danh sách di dời : Đã tiến hành đầu tư thiết bị sản xuất mới, xử lý chất thải, thực hiện sản xuất sạch hơn, đảm bảo chất thải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, không bị người dân khiếu nại về gây ô nhiễm môi trường.

Điều 3. Hồ sơ và trình tự thực hiện :

3.1- Bước 1 :

Doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét gia hạn di dời hoặc rút tên khỏi danh sách di dời (mẫu 1), trong đó có nêu chi tiết về hoạt động sản xuất, phương án khắc phục ô nhiễm và cam kết bảo đảm các tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường, không để nhân dân khiếu nại, nộp tại Ủy ban nhân dân quận-huyện (Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường của quận-huyện).

3.2- Bước 2 :

Ủy ban nhân dân quận-huyện cho ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế của doanh nghiệp tại địa phương, lấy ý kiến tham khảo của Ủy ban nhân dân phường (nơi doanh nghiệp trú đóng) về việc doanh nghiệp hiện nay đang bị khiếu kiện về tình trạng sản xuất gây ô nhiễm môi trường ở những nội dung gì và ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xác nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại chỗ.

Sau khi có đầy đủ các ý kiến chấp thuận trên, Ủy ban nhân dân quận-huyện có văn bản thỏa thuận (mẫu 2) cho doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý như đã cam kết, có báo cáo về Ban chỉ đạo di dời của thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi (15 ngày làm việc).

3.3- Bước 3 :

Doanh nghiệp tiến hành lập phương án và tiến hành mua sắm, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm như đã cam kết và theo văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân quận-huyện. Khi hoàn tất phải có văn bản nghiệm thu chất thải có đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hay không và ý kiến đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường.

3.4- Bước 4 :

- Doanh nghiệp có văn bản đề nghị được gia hạn thời gian di dời hoặc rút tên khỏi danh sách di dời, có đính kèm văn bản nghiệm thu và ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nộp cho Ban chỉ đạo công tác di dời của thành phố.

- Ban chỉ đạo công tác di dời xem xét và trình Ủy ban nhân dân thành phố gia hạn thời gian di dời hoặc rút tên khỏi danh sách di dời (15 ngày làm việc).

Điều 4. Tổ chức thực hiện :

4.1- Ban chỉ đạo di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường thành phố có nhiệm vụ triển khai thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện quyết định này.

4.2- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Ban chỉ đạo di dời của thành phố để tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, sửa đổi phù hợp./.

 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Mẫu 1 (dành cho cơ sở) :áp dụng đối với các cơ sở xin gia hạn di dời và rút tên ra khỏi danh sách di dời.

CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐƠN VỊ

Tên đơn vị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số : ………/…….

V/v đề nghị gia hạn di dời hoặc rút tên khỏi danh sách di dời

 

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 200

Kính gởi : Ban chỉ đạo công tác di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường quận/huyện

I. Các thông tin chung của cơ sở :

1. Tên cơ sở :………………………………………………………………...

2. Địa chỉ văn phòng :……………..Điện thoại…………..Fax……………..

3. Địa chỉ nhà xưởng sản xuất :……………………………………………...

4. Cơ quan chủ quản :………………………………………………………..

5. Ngành nghề sản xuất : ……………………………………………………

6. Quy mô : (tấn/năm hoặc sản phẩm/năm) :………………………………..

7. Vấn đề ô nhiễm môi trường :

 - Nước thải (SX và SH) :………..m3/ngày/đêm

 - Khí thải/tiếng ồn/độ rung

 - Chất thải rắn

 - Chất thải nguy hại

II. Báo cáo chi tiết kết quả thực hiện giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong thời gian qua (nếu có) :

1. Mô tả chi tiết các hoạt động, quá trình triển khai thực hiện các

 biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường :

 - Cơ quan tư vấn về xử lý ô nhiễm môi trường:…………………………...

 - Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đã triển khai thực tế :…………

 - Thời gian thực hiện việc xử lý của cơ sở :……………………………….

 - Kinh phí đã thực hiện việc xử lý của cơ sở :

 + Tổng số kinh phí thực hiện :……………….VN đồng

 + Nguồn kinh phí thực hiện :…………………

 - Kết quả quan trắc các yếu tố môi trường (nếu có) :……………………..

2. Đánh giá tổng quan các kết quả đã đạt được sau khi thực hiện các biện pháp xử lý :……………………………………………………………….

III. Kế hoạch xử lý chất thải sắp tới để có thể được gia hạn di dời hoặc rút tên khỏi danh sách di dời :

1. Giảm thiểu chất thải theo nguyên tắc gì :

 - Đổi mới công nghệ sản xuất

 - Thực hiện sản xuất sạch hơn

 - Xây dựng trạm xử lý chất thải

2. Cơ quan tư vấn thiết kế để thực hiện :

 - Tự làm :

 - Thuê (viết tên, địa chỉ cụ thể) :

 - Kèm bản sao hợp đồng tư vấn thiết kế để giảm thiểu ô nhiễm

 (nếu thuê).

3. Thời gian dự kiến triển khai :………………

4. Kinh phí dự kiến triển khai :………………., nguồn :…………..

5. Dự kiến các tiêu chuẩn môi trường sẽ đạt được sau khi triển khai

 (có đối chiếu với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam) :……………

IV. Cam kết của cơ sở :

Cơ sở doanh nghiệp đảm bảo có đủ điều kiện xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và thực hiện đúng tiến độ đã cam kết.

Đề nghị Ủy ban nhân dân quận-huyện xem xét và chấp thuận cho cơ sở được gia hạn thời gian di dời đến :……………………., và tiến hành xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, thời hạn xây dựng hệ thống là……ngày kể từ ngày được chấp thuận.

Nếu đến thời hạn phải hoàn thành việc đưa vào vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm mà các chất thải của doanh nghiệp không đạt các tiêu chuẩn đã cam kết và không được Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận, thì doanh nghiệp sẽ phải ngưng sản xuất để khắc phục. Khi khắc phục xong, có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường đã đáp ứng các tiêu chuẩn đã cam kết thì cơ sở mới được sản xuất trở lại.

Trân trọng kính chào.

Nơi nhận : THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ/CƠ SỞ

- Như trên  (Ký tên và đóng dấu)

- Lưu

• Hồ sơ đính kèm (nếu có)

* Mẫu 2 (dành cho UBND Quận/huyện) :áp dụng đối với các cơ sở xin gia hạn di dời hoặcrút tên khỏi danh sách di dời.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số : ………/…….

V/v gia hạn di dời hoặc rút tên khỏi danh sách di dời

 

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 200

 

 

 

Kính gởi : Cơ sở/doanh nghiệp…………………………..

- Căn cứ vào quy hoạch và phát triển kinh tế của quận/huyện………………

- Căn cứ vào ý kiến xác nhận của UBND phường/xã/thị trấn ………………

- Xét đề nghị của cơ sở/doanh nghiệp ………………………………………

- Căn cứ vào ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường tại công văn số……..

Ủy ban nhân dân quận/huyện chấp thuận cho :

1. Cơ sở/doanh nghiệp :……………………………………………………...

2. Địa chỉ văn phòng :……………..Điện thoại…………..Fax……………...

3. Địa chỉ nhà xưởng sản xuất :……………………………………………...

4. Cơ quan chủ quản :………………………………………………………..

5. Ngành nghề sản xuất : ……………Quy mô (tấn/năm) hoặc sản phẩm/năm) :…………………………

6. Vấn đề ô nhiễm môi trường :

 - Nước thải (SX và SH) :………..m3/ngày/đêm

 - Khí thải/tiếng ồn/độ rung

 - Chất thải rắn

 - Chất thải nguy hại

7. Về mặt quy hoạch, cơ sở/doanh nghiệp………………. đã được UBND quận/huyện chấp thuận cho cơ sở tiếp tục hoạt động tại địa điểm trên từ nay đến hết ngày…..tháng…..năm……được gia hạn thời gian di dời để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường theo kế hoạch đã đăng ký ngày….tháng….. năm 2005 gởi UBND quận/huyện………. và ý kiến chấp thuận của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày…..tháng….. năm 2005.

 Thời gian thực hiện : hoàn thành chậm nhất vào ngày..…..tháng…… năm 2005, và phải được Sở Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu. Nếu kết quả nghiệm thu đạt các tiêu chuẩn đã cam kết, doanh nghiệp được gia hạn thời gian di dời như đã đăng ký và được chấp thuận hoặc được rút tên khỏi danh sách di dời của quận-huyện.

Trân trọng kính chào.

Nơi nhận : CHỦ TỊCH

- Như trên  (Ký tên và đóng dấu)

- BCĐ công tác di dời TP

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- UBND phường/xã nơi DN/cơ sở trú đóng

- Lưu VT

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 44/2005/QĐ-UB về điều kiện, thủ tục và trình tự để các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường thành phố được gia hạn hoặc xóa tên trong danh sách phải di dời do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 44/2005/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/03/2005
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/03/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 04/04/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản