Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4340/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “THIẾT KẾ MẪU HÈ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị; Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30/06/2009 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông vận tải về việc Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 09/5/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội tại Tờ trình số 5326/TTr-SXD ngày 25/7/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành “Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” bao gồm phần Hướng dẫn sử dụng và phần Bản vẽ mẫu để các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội nghiên cứu áp dụng khi lập thiết kế xây dựng, cải tạo hè đường đô thị.
Đối với khu vực xung quanh các công trình văn hóa, di tích, các công trình có yêu cầu kiến trúc riêng, các công trình cần bảo tồn, các tuyến phố hoặc vị trí có công năng đặc biệt khác như tuyến phố đi bộ, khu vực trước trụ sở các sứ quán và tổ chức quốc tế ... và các khu vực có công trình đặc biệt khác, vật liệu lát hè và kết cấu vỉa hè có thể được lựa chọn riêng biệt phù hợp với tính chất công trình, yêu cầu về bảo tồn và theo thiết kế được các cơ quan chuyên ngành thẩm định, phê duyệt.
Điều 2. Trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức có liên quan:
1. Sở Xây dựng:
a) Xác nhận hồ sơ “Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, gửi Sở Giao thông vận tải và UBND các quận, huyện, thị xã để thực hiện;
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, cải tạo hè đường đô thị;
c) Cung cấp hồ sơ thiết kế mẫu cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa hè đường đô thị khi có đề nghị.
2. Sở Giao thông vận tải:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn Thành phố;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cải tạo hè đường đô thị theo quy định;
c) Lập danh mục các tuyến phố chính, đặc biệt quan trọng và thực hiện xem xét, chấp thuận hồ sơ thiết kế hè đường trước khi phê duyệt thiết kế đối với các tuyến phố này;
d) Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác quản lý hè đường quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 09/5/2013 của UBND Thành phố Hà Nội.
3. Sở Quy hoạch Kiến trúc: Nghiên cứu, quy định cụ thể về chủng loại, màu sắc vật liệu lát hè, chủng loại cây xanh, các yêu cầu đối với các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật khi tổ chức lập Đồ án thiết kế đô thị cho các tuyến phố.
4. UBND các quận, huyện, thị xã:
a) Tổ chức rà soát, kiểm tra hiện trạng vỉa hè trên địa bàn và xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện việc sửa chữa, cải tạo theo lộ trình, tuân thủ thiết kế mẫu hè đường đô thị, đảm bảo đồng bộ và cải thiện mỹ quan đô thị;
b) Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cải tạo hè đường đô thị theo phân cấp;
c) Chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị trực thuộc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo phân cấp về hệ thống hè đường đô thị; chỉ cấp giấy phép tạm thời sử dụng hè phố làm nơi đỗ xe và trung chuyển vật liệu xây dựng đối với những hè phố đã có kết cấu đảm bảo khả năng chịu tải trọng;
d) Lựa chọn các đơn vị chuyên ngành có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện duy tu, duy trì thường xuyên và hoàn trả hè đường sau khi thi công công trình hạ tầng kỹ thuật;
đ) Chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng hè đường ngoài mục đích giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho kết cấu hè đường và không gây hư hỏng, xuống cấp cho vật liệu lát hè phố.
5. Các chủ đầu tư công trình xây dựng, cải tạo hè đường đô thị trên địa bàn Thành phố có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng mẫu thiết kế mẫu hè đường đô thị phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành; thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 09/5/2013 của UBND thành phố Hà Nội.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. /.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THIẾT KẾ MẪU HÈ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Phần 1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
I. Nguyên tắc chung khi thiết kế hè đường đô thị:
1. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
2. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, bền vững và mỹ quan đô thị trong xây dựng và cải tạo hè đường đô thị trên một đoạn tuyến liên tục hoặc cả tuyến đường đô thị về: kết cấu hè, chủng loại vật liệu, quy cách, kích thước, màu sắc.
3. Thiết kế xây dựng vỉa hè phải theo hướng ưu tiên dành cho người đi bộ. Chức năng vỉa hè phải gắn kết mật thiết với các công trình phục vụ và khu vực đô thị như vị trí đi bộ qua đường, bến taxi, bến xe buýt, nhà ga metro, trung tâm thương mại dịch vụ, quảng trường, công viên,...
3. Vỉa hè phải bảo đảm bằng phẳng và thoát nước, mép vỉa hè phải thẳng đều dọc theo mép mặt đường. Kết cấu vỉa hè phải được thiết kế đảm bảo bền vững, đồng bộ về chủng loại vật liệu, cao độ và độ dốc. Màu sắc, hoa văn phải tươi sáng, hài hòa cảnh quan đô thị, tránh sử dụng kết cấu có màu sắc rực rỡ gây mất tập trung cho người lái xe. Bề mặt các hố ga, giếng thăm trên vỉa hè phải thiết kế bằng cao độ mặt hè và đảm bảo công tác duy tu thường xuyên hệ thống hố ga, giếng thăm.
4. Vỉa hè phải được xây dựng và cải tạo phù hợp với quy hoạch chung khu vực và quy hoạch tuyến đường, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, thông thoáng và mỹ quan, bảo đảm thoát nước chung và thuận tiện sử dụng, chú ý các yêu cầu đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. Chiều rộng tối thiểu vỉa hè phụ thuộc vào cấp đường thiết kế; độ dốc ngang vỉa hè nên giới hạn từ 1,0% đến 2,0% có hướng dốc về phía mặt đường.
5. Đỉnh bó vỉa cao hơn mép đường xe chạy tối thiểu là 12,5cm. Bó vỉa dọc theo vỉa hè phải bảo đảm đồng bộ, liên tục trên một đoạn tuyến hoặc cả tuyến, bảo đảm an toàn giao thông, có bố trí các vị trí hạ thấp bó vỉa, vỉa hè phù hợp tạo thuận lợi cho người sử dụng. Tại các lối rẽ vào khu nhà ở chiều cao bó vỉa nên chọn là 5cm và dùng bó vỉa dạng vát xiên. Cao độ mặt bó gốc cây nên lấy bằng cao độ mặt hè.
6. Khoảng cách dọc theo vỉa hè từ 25-30m (đối với hè sử dụng vỉa dạng đứng) cần bố trí hạ hè tạo lối lên xuống cho xe đạp, xe máy. Tại các vị trí bố trí lối đi qua đường dành cho người đi bộ, vị trí điểm dừng đỗ xe buýt phải thiết kế hạ hè tạo lối đi cho người tàn tật.
7. Tại các vị trí lối ra vào cơ quan, công sở, bệnh viện, trường học, các ngõ phố đô thị ... có lưu lượng xe cơ giới ra vào nhỏ hơn 10 xe/h thì sử dụng kết cấu vỉa hè kết hợp với bó vỉa dạng hạ thấp đồng bộ nhằm tăng khả năng chịu lực kết cấu vỉa hè. Chiều rộng đoạn hè hạ thấp từ bó vỉa đến vị trí vuốt nối cao độ mặt hè khoảng 1,5m (đối với hè có chiều rộng >3m).
8. Vị trí bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm dưới hè đường phải thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 16.2, mục 16 của TCXDVN 104-2007 - Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế. Các công trình phục vụ khác như nhà chờ xe buýt, bảng thông tin du lịch, cột quảng cáo ... trên hè phố cần được thiết kế đồng bộ theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành, đảm bảo mỹ quan đô thị.
9. Đối với khu vực xung quanh các công trình văn hóa, di tích, các công trình có yêu cầu kiến trúc đặc biệt, các công trình cần bảo tồn, các tuyến phố hoặc vị trí có công năng đặc biệt khác như tuyến phố đi bộ, khu vực trước trụ sở các sứ quán và tổ chức quốc tế ... và các khu vực có công trình đặc biệt khác: Vật liệu lát hè và kết cấu vỉa hè có thể được lựa chọn riêng biệt phù hợp với tính chất công trình, yêu cầu về bảo tồn và theo thiết kế được các cơ quan chuyên ngành thẩm định, phê duyệt.
II. Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế mẫu hè đường đô thị:
TT | Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn | Ký hiệu |
1. | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị | QCVN 07:2010/BXD |
2. | Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng | QCXDVN 01: 2002/BXD |
3. | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ | QCVN 41: 2012/BGTVT |
4. | Tải trọng và tác động | 22TCN 2737:1995 |
5. | Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế | TCXDVN 104-2007 |
6. | Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế | TCVN 9257-2012 |
7. | Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế | 22TCN 211-06 |
8. | Áo đường cứng - Tiêu chuẩn thiết kế | 22TCN 223-95 |
9. | Gạch bê tông tự chèn | TCVN 6476:1999 |
10. | Gạch bê tông | TCVN 6477:2011 |
11. | Đá ốp lát tự nhiên | TCVN 4732:2007 |
12. | Gạch terrazzo | TCVN 7744:2007 |
13. | Công tác đất - Thi công và nghiệm thu | TCVN 4447:2012 |
14. | Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cát gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ô tô | 22TCN 246-98 |
15. | Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật | TCVN 4314:2003 |
16. | Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị | TCXDVN-259:2001 |
17. | Đường và hè phố - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. | TCXDVN 265:2002 |
18. | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế | TCVN 5574:2012 |
19. | Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế | TCXDVN 7957 :2008 |
III. Kết cấu hè, bó vỉa:
1. Cấu tạo hè và phạm vi áp dụng:
Loại kết cấu | Cấu tạo | Phạm vi áp dụng |
1.KC D1: Đá tự nhiên | + Đá tự nhiên dày ≥ 3 cm + Vữa xi măng mác 100# dày 2cm; + bê tông đá 1x2 cấp B12,5 (mác 150#) dày 8cm; + 01 lớp giấy dầu; + Nền đất hoặc cát đầm chặt K ≥ 0,90; | Khu phố cổ, khu vực hồ Gươm và phụ cận, một số vị trí quan trọng thuộc khu phố cũ, khu trung tâm chính trị Ba Đình, Hoàng thành Thăng Long, các khu vực quan trọng tại trung tâm các quận, thị xã. |
2. KC D2: Đá tự nhiên | + Đá tự nhiên dày ≥ 3cm; + Vữa xi măng mác 100# dày 2cm; + bê tông đá 2x4 cấp B20 (mác 250#) dày 15 cm; + 01 lớp giấy dầu; + Nền đất hoặc cát đầm chặt K ≥ 0,90; | Các vị trí vỉa hè được hạ thấp tại lối chính ra vào các cơ quan, trường học, bệnh viện, ... và lối vào các ngõ phố có phương tiện cơ giới (tải trọng nhỏ hơn 2,5 tấn) lưu thông. Áp dụng đối với các khu vực sử dụng loại kết cấu vỉa hè KC D1. |
3. KC T1: Gạch Terrazzo | + Gạch Terrazzo, dày 3cm; + Vữa xi măng mác 100# dày 2cm; + bê tông đá 1x2 cấp B12,5 (M150), dày 8cm; + 01 lớp giấy dầu; + Nền đất hoặc cát đầm chặt K ≥ 0,90; | Khu vực hồ Gươm và phụ cận, khu phố cũ, khu trung tâm chính trị Ba Đình, Hoàng thành Thăng Long, khu vực Hồ Tây ... mà hiện trạng đang sử dụng gạch Terrazzo. Các khu vực khác đảm bảo không có phương tiện cơ giới lưu thông hoặc dừng đỗ trên hè. |
4. KC B1: Gạch block tự chèn | + Gạch block tự chèn M200 hoặc M300, dày 6cm, 10cm (hoặc đá tự nhiên tự chèn dày 6cm, gạch bê tông tự chèn dày 6cm, 8cm); + Đệm cát vàng dày 5cm; + Cát vàng gia cố xi măng 8% đầm chặt K ≥ 0,95, dày 10cm; + Nền đất hoặc cát đầm chặt K ≥ 0,90 | Khu phố cũ, khu vực Hồ Tây, các khu phố thuộc các quận và thị xã, các khu đô thị mới, các tuyến đường đi qua các thị trấn, thị tứ thuộc các huyện. |
5. KC B2: Gạch block tự chèn | + Gạch block tự chèn M200 hoặc M300, dày 6cm, 10cm (hoặc đá tự nhiên tự chèn dày 6cm, gạch bê tông tự chèn dày 6cm, 8cm); + Đệm cát vàng dày 5cm; + bê tông đá 2x4 cấp B20 (mác 250#) dày 15 cm; + 01 lớp giấy dầu; + Nền đất hoặc cát đầm chặt K ≥ 0,90; | Các vị trí vỉa hè được hạ thấp tại lối chính ra vào các cơ quan, trường học, bệnh viện, ... và lối vào các ngõ phố có phương tiện cơ giới (tải trọng nhỏ hơn 2,5 tấn) lưu thông. Áp dụng đối với các khu vực sử dụng loại kết cấu vỉa hè KC B1. |
2. Hướng dẫn sử dụng mẫu kết cấu hè:
a. Quy cách vật liệu lát hè:
- Đá tự nhiên: Kích thước chiều rộng từ 10cm đến 40cm, chiều dài tương ứng từ 20cm đến 60cm; bề mặt nhám chống trơn trượt. Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4732:2007 “Đá ốp lát tự nhiên” với các chỉ tiêu cơ lý tương ứng như sau:
Với nhóm đá granit:
+ Độ bền uốn: ≥ 10 MPa;
+ Độ hút nước: < 0,5%;
+ Độ cứng vạch bề mặt, theo thang Mohs: ≥ 6;
+ Độ chịu mài mòn sâu: ≤ 205mm3;
Với nhóm đá hoa:
+ Độ bền uốn: ≥ 7MPa;
+ Độ hút nước: < 0,2%;
+ Độ cứng vạch bề mặt, theo thang Mohs: ≥ 4;
+ Độ chịu mài mòn sâu: ≤ 44mm3;
- Gạch Terrazzo: Kích thước hình vuông hoặc hình chữ nhật có cạnh từ 20cm đến 40cm. Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 7744:2007 “Gạch terrazzo” với các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu như sau:
+ Độ hút nước: ≤ 8,0%.
+ Độ chịu mài mòn bề mặt: ≤ 0,5g/cm2;
+ Độ bền uốn trung bình: ≥ 5,0MPa;
- Gạch block tự chèn: Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6476-1999 “Gạch bê tông tự chèn” với các chỉ tiêu cơ bản như sau:
+ Cường độ chịu nén: ≥ 20Mpa (loại M200);
+ Độ hút nước: ≤ 8%;
+ Độ mài mòn: < 0,5g/cm2;
+ Màu trang trí gạch phải đồng đều trong lô, chiều dày lớp màu trang trí không nhỏ hơn 7mm.
- Các lớp kết cấu vỉa hè phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tương ứng.
b. Khi sử dụng vật liệu lát là đá tự nhiên kích thước >30cm thì chiều dày viên đá phải ≥ 4cm.
c. Đối với vỉa hè sử dụng gạch Terrazzo: Các vị trí vỉa hè được hạ thấp tại lối chính ra vào các cơ quan, trường học, bệnh viện, ... và các ngõ phố có phương tiện cơ giới (tải trọng nhỏ hơn 2,5 tấn) lưu thông lưu lượng thấp thì sử dụng các lớp kết cấu bên dưới lớp lát như mẫu KC D2, riêng gạch lát phải lựa chọn loại gạch có cường độ cao đảm bảo không gãy, vỡ khi có phương tiện cơ giới lưu thông, hình thức và màu sắc gạch lát đồng bộ với loại gạch Terrazzo lát vỉa hè của tuyến phố.
d. Khi sử dụng mẫu kết cấu hè KC B2, trong thiết kế cần có giải pháp thoát nước cho lớp đệm cát vàng dày 5cm.
e. Mẫu kết cấu hè KC B1, KC B2 (gạch block tự chèn) áp dụng cả với vật liệu là đá tự nhiên dạng tự chèn (kích thước 10cm x 20cm dày 6cm) hoặc gạch bê tông dạng tự chèn (kích thước 10cm x 20cm dày 6cm, 8cm) - xem bản vẽ VH16.
g. Khi sử dụng đá tự nhiên (dạng tấm) hoặc gạch Terrazzo, sau khi lát, mạch giữa viên gạch phải được lấp đầy bằng hồ xi măng hoặc vật liệu tương đương.
h. Khái toán chi phí xây dựng 1m2 hè phố theo từng loại kết cấu (để tham khảo, đơn giá áp dụng tại thời điểm Tháng 7/2014):
TT | Loại kết cấu | Đơn vị | Giá trị khái toán sau thuế (đồng/m2) | Ghi chú |
1 | KC D1 | Đồng/m2 | 625.000 | Tham khảo giá đá Thanh Hóa trên thị trường |
2 | KC D2 | Đồng/m2 | 740.000 | |
3 | KC T1 | Đồng/m2 | 315.000 | Lát gạch terrazzo dày 3 cm |
4 | KC B1 | Đồng/m2 | 210.000 | Gạch block tự chèn M200 |
5 | KC B2 | Đồng/m2 | 455.000 | |
6 | DTC 1 | Đồng/m2 | 619.000 | Đá tự chèn 10x20x6cm, tham khảo giá đá Thanh Hóa trên thị trường |
7 | DTC 2 | Đồng/m2 | 864.000 |
3. Cấu tạo bó vỉa và phạm vi áp dụng:
a. Bó vỉa bê tông xi măng đá 1x2 cấp B22,5 (mác 300#) trở lên, đúc sẵn tại nhà máy, sử dụng cho các kết cấu lát hè bằng gạch block tự chèn hoặc gạch bê tông:
Loại kết cấu | Hình dạng | Kích thước (rộngxcao) cm | Phạm vi áp dụng |
BV1 BV2 | Vỉa đứng | 18x22 | Các tuyến phố không có hoặc ít nhà dân dọc theo hè đường. Vỉa BV2 chỉ sử dụng tại vị trí lưng đường cong (đoạn siêu cao). |
BV3A
| Vỉa đứng hạ thấp | 18x22 | Đoạn vỉa hè được hạ thấp tại lối chính ra vào các cơ quan, bệnh viện,.... Vỉa BV4A chỉ sử dụng tại vị trí lưng của đường cong (đoạn siêu cao). |
BV3B
| Vát xiên hạ thấp | 18x22 | Đoạn vỉa hè được hạ thấp tại lối ra vào các trường học, ngõ phố. Vỉa BV4B chỉ sử dụng tại vị trí lưng của đường cong (đoạn siêu cao). |
BV5
| Vỉa vát | 26x23 | Các tuyến phố có nhiều nhà dân dọc theo hè đường. Vỉa BV6 chỉ sử dụng tại vị trí lưng của đường cong (đoạn siêu cao). |
b. Bó vỉa liền đan rãnh bằng bê tông xi măng đá 1x2 cấp B22,5 (mác 300#) trở lên, sử dụng cho các tuyến đường xây dựng mới đảm bảo độ dốc dọc thoát nước tự chảy theo tiêu chuẩn TCXDVN 104:2007.
- BV17 (vỉa đứng) áp dụng cho các tuyến đường không có hoặc ít nhà dân dọc theo hè đường.
- BV18 (vỉa vát) áp dụng cho các tuyến đường có nhiều nhà dân dọc theo vỉa hè.
- BV19 (hạ thấp) áp dụng tại lối lên xuống vỉa hè.
c. Bó vỉa đá tự nhiên, tạo nhám bề mặt, sử dụng cho các kết cấu lát hè bằng đá tự nhiên và gạch terrazzo:
Loại kết cấu | Hình dạng | Kích thước (rộngxcao) cm | Phạm vi áp dụng |
BV7 BV8 | Vỉa vát | 26x23 | Các tuyến phố có nhiều nhà dân dọc theo hè đường.
Vỉa BV8 chỉ sử dụng tại vị trí lưng của đường cong (đoạn siêu cao). |
BV9
| Vỉa đứng | 18x22 | Các tuyến phố không có hoặc ít nhà dân dọc theo hè đường. Vỉa BV10 chỉ sử dụng tại vị trí lưng đường cong (đoạn siêu cao). |
BV11A
| Vỉa đứng hạ thấp | 18x22 | Đoạn vỉa hè được hạ thấp tại lối chính ra vào các cơ quan, bệnh viện,... Vỉa BV12A chỉ sử dụng tại vị trí lưng của đường cong (đoạn siêu cao). |
BV11B
| Vát xiên hạ thấp | 18x22 | Đoạn vỉa hè được hạ thấp tại lối ra vào các trường học, ngõ phố. Vỉa BV12B chỉ sử dụng tại vị trí lưng của đường cong (đoạn siêu cao). |
BV13
| Vỉa đứng | 15x22 | Các tuyến phố không có hoặc ít nhà dân dọc theo hè đường. Vỉa BV14 chỉ sử dụng tại vị trí lưng của đường cong (đoạn siêu cao). |
BV15A
| Vỉa đứng hạ thấp | 15x22 | Đoạn vỉa hè được hạ thấp tại lối chính ra vào các cơ quan, bệnh viện,... Vỉa BV16A chỉ sử dụng tại vị trí lưng của đường cong (đoạn siêu cao). |
BV15B
| Vát xiên hạ thấp | 15x22 | Đoạn vỉa hè được hạ thấp tại lối ra vào các trường học, ngõ phố. Vỉa BV16B chỉ sử dụng tại vị trí lưng của đường cong (đoạn siêu cao). |
d. Bó vỉa kết hợp rãnh thu nước (BV20) áp dụng cho các tuyến phố chưa có hệ thống rãnh thu gom nước thải nhà dân, đặc biệt là tại các khu vực hè phố hẹp không bố trí được hệ thống cống, rãnh thoát nước riêng biệt. Khi áp dụng cần liên hệ với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội để được hướng dẫn.
4. Kết cấu vỉa hè tại vị trí hạ thấp tạo lối lên xuống và kết cấu gạch tạo cảm giác dẫn hướng:
- Tại các vị trí có bố trí vạch sơn đi qua đường dành cho người đi bộ, vị trí điểm dừng đỗ xe buýt phải thiết kế, xây dựng hạ thấp bó vỉa và vỉa hè tạo lối lên xuống thuận tiện cho người qua lại, bề rộng vị trí hạ vỉa hè không nhỏ hơn 1,2m. Bó vỉa phải được hạ thấp theo cao độ vỉa hè và cao hơn so với mép đan rãnh hoặc mép mặt đường nhưng không được quá 02cm, đường dốc lên hè phố có mặt chính và hai mặt bên có độ dốc không lớn hơn độ dốc theo tỷ lệ 1/12 để cho người khuyết tật dễ dàng tiếp cận sử dụng.
- Trên vỉa hè phải bố trí kết cấu tấm lát tạo cảm giác dọc theo vỉa hè và ngang vỉa hè kết nối các vị trí thiết yếu như lối qua đường, nhà chờ xe buýt, nhà ga, ... nhằm hướng dẫn người khiếm thị sử dụng thuận lợi và đảm bảo an toàn giao thông.
- Các vật liệu tấm lát tạo ra âm thanh khác với vật liệu lát vỉa hè hoặc tạo cảm giác (tấm lát dẫn hướng có các rãnh dọc trên bề mặt để tạo gờ chỉ hướng đi và tấm lát dừng bước có các điểm tròn chỉ ở phía trước có chướng ngại vật) được sử dụng bằng vật liệu không trơn trượt (có thể được chế tạo từ cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp hoặc vật liệu khác), bề mặt có màu vàng thẫm, chiều rộng tấm lát tối thiểu từ 60cm trở lên.
IV. Bố trí cây xanh, cột đèn chiếu sáng, lan can dẫn hướng và các công trình HTKT trên hè:
1. Cây xanh:
a. Trồng cây bóng mát trên hè phố:
- Đối với các tuyến phố hiện trạng đã có cây xanh: thực hiện cải tạo, thay thế theo danh mục cây được trồng của Phụ lục 02 - Đề án Cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn năm 2014 - 2015 đã được phê duyệt tại Quyết định số 6816/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 của UBND Thành phố.
- Đối với các tuyến phố xây dựng mới: cây trồng mới phải thuộc danh mục 15 loài cây, gồm: Thàn mát (Sưa trắng), Muồng hoàng yến, Bằng lăng nước, Ngọc lan trắng, Hoàng lan, Sếu (Cơm nguội), Sấu, Sao đen, Chẹo, Long não, Lát hoa, Vàng anh, Muồng nhạt, Giáng hương, Nhội (xem minh họa một số loài cây tại các bản vẽ VH-23).
- Cây xanh trồng mới phải có đường kính thân (tại vị trí 1,3m tính từ mặt đất) ≥ 15cm với chiều cao và tán cây đảm bảo không ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông, chiều cao phát triển từ 6-8m. Thân cây thẳng, phân cành cao, dáng cân đối, không sâu bệnh, có hoa đẹp, chịu được thời tiết khắc nghiệt, cây ít rụng lá, xanh tốt quanh năm.
- Nên trồng 1-2 loại cây trên tuyến phố có chiều dài dưới 2km, tuyến phố dài trên 2km có thể trồng 1-3 loại cây tùy theo từng loại cung đường. Cây xanh trên hè trồng thành hàng theo khoảng cách 5-10m; khoảng cách từ gốc cây ra mép bó vỉa là 1m ÷ 1,2m tùy theo chiều rộng hè (xem minh họa tại các bản vẽ VH-25); trồng cây cách góc phố 10m tính từ điểm đường giao nhau gần nhất không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông, trồng cách nhà ở hoặc công trình xây dựng 2-3m; chú ý trồng cây ở khoảng cách giữa hai nhà dân, không trồng tại vị trí chính diện trước nhà dân; đảm bảo quy định về hành lang an toàn lưới điện và bảo vệ an toàn các công trình thuộc lưới điện cao áp, đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.
b. Bồn gốc cây:
- Kích thước bồn gốc cây xác định tùy thuộc vào chiều rộng của vỉa hè và loại cây trồng, đối với vỉa hè có chiều rộng từ 3,0m đến 5,0m kích thước bồn gốc cây tối thiểu 1,4m, đối với vỉa hè có chiều rộng trên 5,0m kích thước bồn gốc cây tối thiểu 1,6m.
- Thành phần kết cấu bồn gốc cây:
+ Bó bồn cây bằng đá tự nhiên (áp dụng cho khu vực có kết cấu lát hè đá tự nhiên hoặc gạch terrazzo):
. Đá xẻ 10 x 15cm.
. Vữa XM M100# dày 2cm.
. Bê tông đá 2x4 cấp B12,5 (M150#) dày 8cm.
. Nền đầm chặt k ≥ 0,9.
+ Bó bồn cây bằng gạch chỉ (áp dụng cho khu vực có kết cấu lát hè gạch block tự chèn hoặc gạch terrazzo):
. Gạch chỉ đặc.
. Vữa XM M100# dày 2cm.
. Bê tông đá 2x4 cấp B12,5 (M150#) dày 8cm.
. Nền đầm chặt k ≥ 0,9.
- Bề mặt bồn gốc cây được lát hoặc phủ bằng một số loại vật liệu như: gạch xi măng lỗ M150-M200; tấm hợp kim đúc sẵn hoặc tấm composit; cỏ hoặc cây lá mầu; các loại cây hoa dễ chăm sóc.
c. Tăng cường mảng xanh trên vỉa hè:
- Vỉa hè, bờ tường trước các khu vực công cộng như: cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, ... và có chiều rộng hè thích hợp, nên nghiên cứu, tận dụng diện tích bề mặt để bố trí cây xanh, cỏ hoặc cây lá màu, hoa cảnh nhằm tăng diện tích mảng xanh công cộng, tăng diện tích hấp thu nước mặt, giúp cây xanh sinh trưởng phát triển tốt hơn.
- Quy mô của mảng xanh vỉa hè được xác định tùy theo điều kiện thực tế của từng công trình nhưng phải đảm bảo tối thiểu lối bộ hành (được lát gạch, đá) theo quy định (xem minh họa tại bản vẽ VH-13). Mảng xanh vỉa hè có bề mặt bó vỉa bằng cao độ mặt vỉa hè, phải bảo đảm khả năng thoát nước để tránh ngập úng. Cần lựa chọn chủng loại cỏ, cây lá màu hoặc hoa hài hòa với cảnh quan chung của khu vực, phù hợp với điều kiện nơi hè phố và nên ưu tiên sử dụng các chủng loại cây dễ duy tu, chăm sóc.
2. Bố trí cột đèn chiếu sáng, lancan dẫn hướng:
- Hình thức, chiều cao cột đèn chiếu sáng phải được lựa chọn hài hòa với cảnh quan chung của khu vực và phù hợp với chiều rộng đường và hè phố. Vị trí đặt cột đèn chiếu sáng trên hè phố cách mép bó vỉa 50-70cm tùy theo chiều rộng hè (xem minh họa tại các bản vẽ VH-25).
- Trên các tuyến phố có lưu lượng giao thông lớn, tốc độ cao và tại các nút giao thông hoặc gần điểm đỗ xe buýt, cần bố trí lan can dẫn hướng (bằng vật liệu không gỉ) dẫn hướng để tăng cường an toàn giao thông cho người đi bộ (xem minh họa một số mẫu lan can tại bản vẽ VH-26).
- Tại các vị trí tuyệt đối không cho phép phương tiện cơ giới dừng đỗ trên hè hoặc nơi có các công trình cần được bảo vệ, nên bố trí các trụ bêtông bảo vệ chiều cao dưới 40cm tính từ mặt hè, vị trí trên hè phố cách mép bó vỉa 50-70cm. Sử dụng trụ bêtông cấp B22,5 - mác 300# trở lên, đúc sẵn tại nhà máy với hình dáng, kích thước hợp lý và được hoàn thiện đảm bảo mỹ quan, phù hợp với hình thức hè phố.
3. Bố trí công trình HTKT khác trên hè:
- Vị trí các công trình HTKT trên hè thực hiện theo định hướng mặt cắt ngang phối hợp giữa các công trình HTKT trong quy hoạch chi tiết của từng tuyến đường.
- Hố ga: thực hiện theo thiết kế mẫu kết cấu hố ga (trên vỉa hè) do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Phần 2
BẢN VẼ MẪU
DANH MỤC BẢN VẼ THIẾT KẾ MẪU HÈ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
CƠ QUAN TỔ CHỨC LẬP THIẾT KẾ MẪU SỞ XÂY DỰNG HÀ NỘI |
| ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CCIC HÀ NỘI | THIẾT KẾ MẪU HÈ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ | BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: /QĐ-UBND NGÀY…. THÁNG …NĂM 2014 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
DANH MỤC BẢN VẼ | HOÀN THÀNH: THÁNG 8 NĂM 2014 | KÝ HIỆU BẢN VẼ: DMBV |
- 1Quyết định 577/QĐ-UBND năm 2014 về thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, định mức đối với công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Quyết định 1928/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt thiết kế mẫu (bước thiết kế bản vẽ thi công - dự toán) Nhà hội trường đa năng xã quy mô 150 chỗ ngồi và Nhà văn hóa thôn quy mô 50 chỗ ngồi phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 874/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ đồ án Thiết kế đô thị hai bên tuyến phố Khâm Thiên, tỷ lệ 1/500 (đoạn từ phố Lê Duẩn đến Ô Chợ Dừa) do thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 450/QĐ-UBND năm 2019 về Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5Quyết định 1303/QĐ-UBND năm 2019 về "Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội"
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật giao thông đường bộ 2008
- 5Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
- 8Thông tư 10/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 72/2012/NĐ-CP về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật
- 12Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 13Quyết định 15/2013/QĐ-UBND quy định quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 14Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 15Quyết định 577/QĐ-UBND năm 2014 về thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, định mức đối với công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 16Quyết định 1928/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt thiết kế mẫu (bước thiết kế bản vẽ thi công - dự toán) Nhà hội trường đa năng xã quy mô 150 chỗ ngồi và Nhà văn hóa thôn quy mô 50 chỗ ngồi phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 17Quyết định 874/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ đồ án Thiết kế đô thị hai bên tuyến phố Khâm Thiên, tỷ lệ 1/500 (đoạn từ phố Lê Duẩn đến Ô Chợ Dừa) do thành phố Hà Nội ban hành
- 18Quyết định 450/QĐ-UBND năm 2019 về Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Quyết định 4340/QĐ-UBND năm 2014 về "Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội"
- Số hiệu: 4340/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/08/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Quốc Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra