Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4326/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 8 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;
Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị khóa IX “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Chương trình hành động số 12-CTrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX về Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1122/STTTT-CNTT ngày 08 tháng 7 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| KT. CHỦ TỊCH |
ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015, TẦM NHÌN ĐẾN 2020
(Ban hành kèm Quyết định số 4326/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
- Nghiên cứu thử nghiệm và đưa vào ứng dụng các giải pháp công nghệ cho hệ thống giao thông thông minh nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện hữu trên địa bàn thành phố, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông;
- Xây dựng hạ tầng lưu trữ dữ liệu và công cụ tính toán nhằm phục vụ cho các giải pháp về giao thông trong giai đoạn 2013 - 2015; chuẩn bị cho giai đoạn 2016 - 2020;
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ để giải quyết các vấn đề liên quan đến giao thông đô thị, tiến đến làm chủ công nghệ về giao thông và nội địa hóa các giải pháp cho hệ thống giao thông thông minh ITS.
- Xây dựng Chương trình tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giao thông vận tải;
- Thử nghiệm và đưa vào ứng dụng thành công các giải pháp công nghệ phục vụ cho các hệ thống quan trắc giao thông, hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông và hệ thống thông tin giao thông;
- Xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống lưu trữ dữ liệu và công cụ tính toán nhằm phục vụ cho các giải pháp về giao thông thông minh;
- Xây dựng và triển khai hệ thống thu thập, quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu về hạ tầng giao thông;
- Hình thành Trung tâm quản lý điều hành giao thông làm đầu mối kết nối toàn bộ hệ thống điều khiển giao thông hiện hữu và trong tương lai như hệ thống đường sắt đô thị, đường cao tốc, hệ thống thu phí, các bãi đậu xe…
- Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực quản lý và vận hành hệ thống giao thông thông minh.
1. Xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giao thông vận tải
a) Nội dung thực hiện:
Nghiên cứu xây dựng Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin dựa trên mô hình kiến trúc tổng thể (Enterprise Architecture - EA) phục vụ mục đích đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào áp dụng trong ngành giai đoạn 2013 - 2016.
b) Tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: 2013 - 2014
d) Nguồn kinh phí: Kinh phí công nghệ thông tin của thành phố.
2. Ứng dụng các giải pháp công nghệ xây dựng các hệ thống quan trắc giao thông, hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông và hệ thống thông tin giao thông
a) Nội dung thực hiện
- Thí điểm các giải pháp giám sát, quan trắc và thu thập thông tin giao thông, hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông tại một tuyến đường hay xảy ra ùn tắc với quy mô khoảng 10 nút giao thông lớn và 5 nút giao thông nhỏ. Thử nghiệm các giải pháp điều khiển giao thông thông minh nhằm điều tiết và tối ưu hóa lưu lượng giao thông tại tuyến đường này.
- Mở rộng quy mô thí điểm: Trên cơ sở kết quả thí điểm, triển khai rộng rãi các giải pháp trên đến các trục đường của thành phố đã có sẵn hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông (các tuyến đường được trang bị hệ thống đèn tín hiệu giao thông từ nguồn vốn vay ODA và các nguồn khác).
- Dự án “Triển khai thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh”.
b) Tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
- Đơn vị phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an thành phố, Kênh thông tin VOV giao thông, VOH giao thông và các đơn vị khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2013 - 2015
d) Nguồn kinh phí: Kinh phí công nghệ thông tin của thành phố.
3. Xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống lưu trữ dữ liệu và các công cụ tính toán cho các giải pháp về giao thông thông minh
a) Nội dung thực hiện
- Đưa các giải pháp về giao thông chạy thử nghiệm trên các hệ thống lưu trữ và tính toán hiệu năng cao hiện có;
- Xác định các yêu cầu về lưu trữ dữ liệu và tính toán của các giải pháp về giao thông, đặc biệt là hệ thống giao thông thông minh;
- Nghiên cứu, thiết kế và triển khai hệ thống lưu trữ và tính toán hiệu năng cao quy mô lớn cho giai đoạn 2016 - 2020.
- Các dự án:
Dự án Xây dựng và triển khai Hệ thống hạ tầng lưu trữ dữ liệu giao thông.
Dự án Triển khai Hệ thống tính toán hiệu năng cao.
b) Tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: 2013 - 2015.
d) Nguồn kinh phí: Kinh phí công nghệ thông tin của thành phố.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hạ tầng giao thông; công cụ thu thập, tích hợp, lưu trữ và cung cấp dữ liệu giao thông đô thị theo thời gian thực
a) Nội dung thực hiện
- Khảo sát các loại dữ liệu về hạ tầng giao thông hiện hữu, phân tích đặc điểm của dữ liệu, nhu cầu sử dụng và yêu cầu lưu trữ đối với từng loại dữ liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý khai thác, quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị bao gồm mạng lưới giao thông đường bộ (hệ thống cầu đường, chiếu sáng, công viên, cây xanh, cấp thoát nước, mạng lưới vận tải hành khách công, không gian ngầm…), mạng lưới giao thông đường thủy, đường sắt; hoàn thiện, đưa vào sử dụng bản đồ số về hệ thống giao thông;
- Xây dựng chuẩn dữ liệu phục vụ cho việc lưu trữ, tích hợp và cấp phát dữ liệu giao thông;
- Phát triển số lượng nguồn cung cấp dữ liệu đầu vào cho hệ thống giao thông thông minh; xây dựng các công cụ rút trích dữ liệu giao thông từ tín hiệu GPS, các thiết bị giám sát hành trình gắn trên các loại phương tiện khác nhau (đường bộ và đường thủy) và từ camera quan sát giao thông cùng các công cụ bổ khuyết dữ liệu giao thông theo thời gian thực;
- Thiết lập hệ thống tích hợp, lưu trữ và cung cấp dữ liệu giao thông có khả năng tích hợp và lưu trữ dữ liệu giao thông thu thập từ nhiều nguồn khác nhau (như GPS, các phương pháp thủ công, các hệ thống giao thông khác) theo thời gian thực; cung cấp về Trung tâm và cho các công cụ tính toán hiệu năng cao để phân tích đưa ra các dự báo và phương án tối ưu hóa dòng giao thông;
- Xây dựng hệ thống thông tin giao thông cho người dân thông qua các loại hình như website, các ứng dụng trên smart phone, SMS, bảng thông tin giao thông điện tử, thông qua VOV giao thông hoặc VOH;
- Xây dựng hệ thống thông tin cho người sử dụng xe buýt tại các điểm đầu cuối bến, trạm dừng, nhà chờ, trên xe buýt, website và các ứng dụng trên smart phone.
- Các dự án:
Dự án “Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố”.
Dự án “Thiết lập hệ thống kiểm soát và thông tin xe buýt”.
Dự án “Xây dựng ứng dụng cung cấp thông tin giao thông trên Web và thiết bị di động - giai đoạn 1”.
Dự án “Ứng dụng phần mềm mô phỏng trong thiết kế và quản lý giao thông đô thị”.
Dự án “Cung cấp thông tin giao thông trên web và di động - giai đoạn 2”.
Dự án “Ứng dụng GIS trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố”.
b) Tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an thành phố, Kênh thông tin VOH giao thông, VOV giao thông và các đơn vị khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 - 2015
d) Nguồn kinh phí: Kinh phí công nghệ thông tin của thành phố.
5. Hình thành Trung tâm quản lý điều hành giao thông
a) Nội dung thực hiện
- Hình thành Trung tâm quản lý điều hành giao thông làm đầu mối kết nối toàn bộ hệ thống điều khiển giao thông hiện hữu và trong tương lai như hệ thống đường sắt đô thị, đường cao tốc, hệ thống thu phí, các bãi đậu xe.
- Trung tâm quản lý điều hành giao thông được trang bị hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại gồm phần cứng lẫn phần mềm nhằm đáp ứng công tác quản lý điều hành giao thông chung cho toàn thành phố cũng như cung cấp thông tin kịp thời cho người dân thông qua các kênh thông tin như bảng quang báo, website, các kênh thông tin giao thông như VOV, VOH.
b) Tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải
- Đơn vị phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ, Kênh thông tin VOV giao thông, VOH giao thông và các đơn vị khác có liên quan;
c) Thời gian thực hiện: 2013 - 2015, hướng đến 2020
d) Nguồn kinh phí: Kinh phí công nghệ thông tin của thành phố và nguồn vốn ODA.
6. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc quản lý và vận hành hệ thống giao thông thông minh - Intelligent Transportation System (ITS)
a) Nội dung thực hiện
- Tổ chức các khóa học ngắn hạn, dài hạn trong hoặc ngoài nước (với hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo sau đại học) cho các cán bộ, chuyên viên về việc quản lý và vận hành hệ thống hạ tầng giao thông thông minh ITS;
- Đưa các nội dung liên quan đến hệ thống giao thông thông minh ITS vào các chương trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học; triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về giao thông cho sinh viên;
- Xây dựng các đề tài luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn cao học và luận án tiến sỹ hướng đến việc giải quyết các bài toán giao thông của thành phố.
b) Tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
- Đơn vị phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: 2013 - 2015
d) Nguồn kinh phí: Kinh phí công nghệ thông tin của thành phố và nguồn vốn ODA.
7. Nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm công nghệ và thiết bị phục vụ hệ thống giao thông đô thị
a) Nội dung thực hiện
- Tuyển chọn và thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất thử nghiệm công nghệ phần cứng, phần mềm, thiết bị phục vụ hệ thống giao thông đô thị trong hiện tại và lâu dài;
- Tập hợp đồng thời đào tạo lực lượng nghiên cứu về hệ thống giao thông đô thị;
- Triển khai thử nghiệm, chuyển giao các công nghệ, thiết bị phục vụ hệ thống giao thông đô thị.
Các dự án:
- Đề tài “Nghiên cứu và thiết kế hệ thống đèn đường thông minh”.
- Đề tài “Nghiên cứu và thiết kế chế tạo hệ thống vạch dừng xe thông minh”.
b) Tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ
- Đơn vị phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố và các đơn vị khác có liên quan;
c) Thời gian thực hiện: 2013 - 2015, hướng đến 2020
d) Nguồn kinh phí: Kinh phí công nghệ thông tin của thành phố.
8. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ quản lý và vận hành hệ thống giao thông đô thị
a) Nội dung thực hiện
- Nghiên cứu, tham mưu và xây dựng các chính sách về quản lý giao thông đô thị, hướng đến phục vụ cho việc phát triển hệ thống giao thông thông minh của thành phố;
- Nghiên cứu các cơ chế, chính sách bắt buộc, hỗ trợ người tham gia giao thông nhằm cơ cấu lại tỷ lệ sử dụng phương tiện công cộng và cá nhân theo hướng phù hợp với cơ sở hạ tầng sẵn có;
- Nghiên cứu các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ người tham gia giao thông tham gia cung cấp dữ liệu đầu vào cho hệ thống giao thông minh.
b) Tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
- Đơn vị phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: 2013 - 2015
d) Nguồn kinh phí: Kinh phí công nghệ thông tin của thành phố.
9. Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông hiện hữu, kết nối và khai thác thông tin phục vụ triển khai Hệ thống giao thông thông minh
a) Nội dung thực hiện: Điều tra, khảo sát nhằm đánh giá năng lực hoạt động của các hệ thống đèn tín hiệu và biển quang báo đã được đầu tư trong các dự án bằng nguồn vốn trong nước và ngoài nước tại thành phố. Tiến hành kết nối hệ thống đèn tín hiệu và biển quang báo đã có về Trung tâm quản lý điều hành giao thông của thành phố nhằm khai thác thông tin phục vụ triển khai hệ thống Giao thông thông minh.
Các dự án:
- Dự án “Phục hồi hệ thống điều khiển giao thông hiện hữu (do Pháp và Ngân hàng thế giới tài trợ)”.
- Dự án “Trang bị thiết bị và thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin giao thông ở khu vực đã được đầu tư hệ thống đèn tín hiệu từ nguồn vốn giao thông ODA của Pháp và Ngân hàng Thế giới”.
b) Tổ chức thực hiện
- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải
- Đơn vị phối hợp: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố, VOV giao thông, VOH giao thông và các đơn vị khác có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: 2013 - 2015
d) Nguồn kinh phí: Kinh phí công nghệ thông tin của thành phố.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Từ các nguồn vốn ngân sách đầu tư cho công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, giao thông vận tải của thành phố và nguồn vốn ODA.
1. Ban Chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin - truyền thông thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện chương trình này.
2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
- Chủ trì tổ chức triển khai và thực hiện chương trình, tổng hợp và đề xuất Ủy ban nhân dân bố trí kinh phí thực hiện hằng năm cho các dự án, hạng mục công việc thành phần của chương trình.
- Tổ chức cung cấp thông tin, dự báo, theo dõi cập nhật, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình; Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ 6 tháng và đề xuất các cơ chế chính sách cần thiết để thúc đẩy thực hiện Chương trình.
- Tổ chức sơ kết hàng năm thực hiện Chương trình để rút kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện.
3. Định kỳ quý III hằng năm, các đơn vị chủ trì các nhiệm vụ trong chương trình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu, bố trí kinh phí kịp thời để triển khai thực hiện các nội dung trong Chương trình theo đúng chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
5. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan có trách nhiệm:
- Phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình.
- Định kỳ quý III hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai các dự án, hạng mục công việc thuộc chương trình sẽ triển khai trong năm tiếp theo gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp báo cáo đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 2992/QĐ-UBND năm 2007 về Kế hoạch thực hiện công tác giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 do Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 09/2008/QĐ-UBND quy định về tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 3117/QĐ-UBND năm 2008 về kế hoạch thực hiện công tác kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông năm 2008 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 1212/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020
- 5Quyết định 921/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục và giao nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ năm 2016 tỉnh Hà Tĩnh
- 6Quyết định 5953/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 2992/QĐ-UBND năm 2007 về Kế hoạch thực hiện công tác giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 do Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 09/2008/QĐ-UBND quy định về tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 6Quyết định 3117/QĐ-UBND năm 2008 về kế hoạch thực hiện công tác kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông năm 2008 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 25/2011/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 10Nghị quyết 16-NQ/TW năm 2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 11Quyết định 1212/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020
- 12Quyết định 921/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục và giao nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ năm 2016 tỉnh Hà Tĩnh
- 13Quyết định 5953/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030
Quyết định 4326/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình “Ứng dụng Khoa học công nghệ giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến 2020" do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 4326/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/08/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Mạnh Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 47
- Ngày hiệu lực: 12/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra