Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 431/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 28 tháng 3 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẢI TẠO ĐƯỜNG GIAO THÔNG KẾT HỢP GẠT LŨ PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, HỖ TRỢ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÁC XÃ NGHÈO MIỀN NÚI HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 13/TT-BXD ngày 15/08/2013 của Bộ Xây dựng về việc quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;

Căn cứ Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-TTHĐ ngày 30/10/2015 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Cải tạo đường giao thông kết hợp gạt lũ phòng chống giảm nhẹ thiên tai, hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp các xã nghèo miền núi huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình;

Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành quy định tạm thời về thiết kế mặt đường BTXM thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông;

Căn cứ Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”;

Căn cứ Văn bản số 9334/BKHĐT-KTĐPLT ngày 30/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án Cải tạo đường giao thông kết hợp gạt lũ phòng chống giảm nhẹ thiên tai, hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp các xã nghèo miền núi huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình; Văn bản số 938/BKHĐT-KTĐPLT ngày 05/02/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thông báo danh mục dự án quan trọng, cấp bách sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Yên Mô tại Tờ trình số 54/TTr-UBND ngày 26/03/2016 và kết quả thẩm định của Sở Giao thông Vận tải tại Văn bản số 507/SGTVT-TĐ ngày 25/03/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án xây dựng Cải tạo đường giao thông kết hợp gạt lũ phòng chống giảm nhẹ thiên tai, hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp các xã nghèo miền núi huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, gồm những nội dung sau:

1. Tên dự án: Cải tạo đường giao thông kết hợp gạt lũ phòng chống giảm nhẹ thiên tai, hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp các xã nghèo miền núi huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

2. Chủ đầu tư: UBND huyện Yên Mô.

3. Tổ chức tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư: Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Hoàng Mai.

4. Chủ nhiệm lập dự án: Kỹ sư Vũ Linh Năm.

5. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Tạo điều kiện cho nhân dân các xã miền núi Yên Đồng, Yên Thái, Yên Thành, Yên Lâm và Yên Hòa (trong đó có 03 xã nghèo của tỉnh là Yên Đồng, Yên Thái, Yên Thành) khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, giảm nhẹ thiên tai, hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra, qua đó ổn định đời sống nhân dân trong vùng, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, góp phần hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển ngành chung của cả nước, gắn với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

6.1. Phần đường:

6.1.1. Bình đồ:

- Tuyến 1 thuộc địa phận xã Yên Hòa:

+ Điểm đầu tuyến giao với đường trục xã.

+ Điểm cuối tuyến giao với đường liên thôn (Đông Trại).

+ Chiều dài tuyến: L = 2.365,17m

- Tuyến 2 thuộc địa phận xã Yên Thành:

+ Điểm đầu tuyến giao với đường ĐT480D.

+ Điểm cuối tuyến giao với đường đê Hồ Yên Thắng (thôn Thượng Phường).

+ Chiều dài tuyến: L = 1.976,48m.

- Tuyến 3 thuộc địa phận xã Yên Thành:

+ Điểm đầu tuyến giao tuyến 2 tại Km0+611,95 (làng Bạch Liên).

+ Điểm cuối tuyến giao với đường đê Hồ Yên Thắng (núi Chăn).

+ Chiều dài tuyến: L = 634,92m.

- Tuyến 4 thuộc địa phận xã Yên Thành:

+ Điểm đầu tuyến giao với đường trục xã (UBND xã Yên Thành).

+ Điểm cuối tuyến giao với đường đê Hồ Yên Thắng (thôn Tiên Dương).

+ Chiều dài tuyến: L = 1.367,09m.

- Tuyến 5 thuộc địa phận xã Yên Đồng:

+ Điểm đầu tuyến giao với đường ĐT480D (thôn Khê Hạ Đồi).

+ Điểm cuối tuyến giao với đường liên xã (thôn Yên Duyên).

+ Chiều dài tuyến: L=1.858,83m.

- Tuyến 6 thuộc địa phận xã Yên Đồng:

+ Điểm đầu giao với tuyến 5 tại Km1+510,58 (thôn Yên Duyên).

+ Điểm cuối giao với tuyến 8 tại Km0+536,84 (thôn Khê Hạ).

+ Chiều dài tuyến: L = 1.327,59m.

- Tuyến 7 thuộc địa phận xã Yên Đồng:

+ Điểm đầu giao với tuyến 6 tại Km0+670.62m (thôn Khê Trung).

+ Điểm cuối giao với đường liên xã (thôn Yên Lạc).

+ Chiều dài tuyến: L = 704,91m.

- Tuyến 8 thuộc địa phận xã Yên Đồng:

+ Điểm đầu giao với đường liên xã (thôn Khê Hạ).

+ Điểm cuối tại chùa Nguồi (thôn Khê Trung).

+ Chiều dài tuyến: L= 1.115,34m.

- Tuyến 9 thuộc địa phận xã Yên Đồng:

+ Điểm đầu giao với đường liên xã (thôn Thừa Tiên).

+ Điểm cuối giao với đường liên xã (thôn Yên Hóa - nhà máy gạch Yên Thành).

+ Chiều dài tuyến: L=1.346,39m.

- Tuyến 10 thuộc địa phận xã Yên Thành:

+ Điểm đầu giao với đường liên xã (thôn Yên Hóa).

+ Điểm cuối là cuối thôn Kênh.

+ Chiều dài tuyến: L=1.059,64m.

- Tuyến 11 thuộc địa phận xã Yên Thành:

+ Điểm đầu giao với đường đê Cầu Ghềnh.

+ Điểm cuối giao với đường liên xã (thôn Giang Khương).

+ Chiều dài tuyến: L= 941,68m.

- Tuyến 12 thuộc địa phận xã Yên Đồng:

+ Điểm đầu giao với đường trục xã (thôn Trường Sinh).

+ Điểm cuối giao với đường đê Yên Thái (thôn Đồng Sứ).

+ Chiều dài tuyến: L=674,78m.

- Tuyến 13 thuộc địa phận xã Yên Đồng:

+ Điểm đầu giao với đường liên xã (thôn Nổ).

+ Điểm cuối giao với đường đê Yên Thái (thôn Đồng Sứ).

+ Chiều dài tuyến: L=2.236,98m.

- Tuyến 14 thuộc địa phận xã Yên Đồng:

+ Điểm đầu giao với đường liên xã (thôn Láng).

+ Điểm cuối giao với đường đê Yên Thái (thôn Thắm).

+ Chiều dài tuyến: L=2.949,56m.

- Tuyến 15 thuộc địa phận xã Yên Thái:

+ Điểm đầu giao với đường bê tông cuối làng Hậu Thôn.

+ Điểm cuối giao với đường trục xã (UBND xã Yên Thái).

+ Chiều dài tuyến: L=454,20m.

- Tuyến 16 thuộc địa phận xã Yên Lâm:

+ Điểm đầu giao với đường liên xã (vào trường tiểu học xã).

+ Điểm cuối giao với tuyến 17 tại Km0+359.65.

+ Chiều dài tuyến: L=320,68m.

- Tuyến 17 thuộc địa phận xã Yên Lâm:

+ Điểm đầu giao với đường trục xã (thôn Phù).

+ Điểm cuối giao với đường bê tông liên thôn (chùa Đông Cao).

+ Chiều dài tuyến L=557,10m.

6.1.2. Trắc dọc:

- Cao độ đường đỏ theo cao độ hồ sơ thiết kế; độ dốc dọc lớn nhất 8%; bán kính cong lõm tối thiểu 450m; bán kính cong lồi tối thiểu 700m.

- Tất cả các tuyến ngoại trừ tuyến 9 và tuyến 15 thiết kế theo quy mô đường Giao thông nông thôn cấp B theo TCVN 10380-2014.

- Tuyến 9 và tuyến 15 thiết kế theo quy mô đường cấp IV - miền núi theo TCVN 4054-2005.

6.1.3. Trắc ngang:

- Tuyến 9 và Tuyến 15:

+ Chiều rộng nền đường: Bn= 7,50m.

+ Chiều rộng mặt đường Bm= 5,50m.

+ Chiều rộng lề gia cố Blề gia cố = 2 x 1m = 2m;

+ Độ dốc ngang mặt đường imặt = 2%; độ dốc ngang lề đường ilề= 3%;

+ Taluy nền đắp 1/1,5; taluy kè đá 1/1.

- Các tuyến còn lại:

+ Chiều rộng nền đường Bn= 5,0m.

+ Chiều rộng mặt đường Bm = 3,5m.

+ Chiều rộng lề gia cố Blề gia cố = 2 x 0,5 m = 1,0m;

+ Chiều rộng lề đất Blề đất= 2 x 0,5 m = 1,0m;

+ Độ dốc ngang mặt đường imặt = 2%; độ dốc ngang lề đường il = 4%.

+ Taluy nền đắp 1/1,5; taluy kè đá 1/1.

6.1.4. Kết cấu nền, mặt đường:

a) Nền đường:

- Đối với Tuyến 9 và Tuyến 15: Đắp mở rộng nền bằng đất đồi đầm chặt K95; lớp 30cm tiếp giáp đáy móng đầm chặt K98.

- Đối với các tuyến còn lại: Đắp nền bằng đất đầm chặt K90; lớp 30cm tiếp giáp đáy móng đầm chặt K95.

- Phần đắp mở rộng: Đào bỏ đất không thích hợp với chiều dày bình quân 50cm cho đoạn qua ruộng; 75cm các đoạn qua ao hồ. Tại những vị trí nền đường rộng, nền đất yếu, trong bước thiết kế bản vẽ thi công yêu cầu Chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn tính toán cụ thể khối lượng đào đắp thích hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tiết kiệm kinh phí đầu tư.

b) Mặt đường:

- Tuyến 9 và Tuyến 15 thiết kế theo quy mô đường cấp IV- miền núi (TCVN 4054: 2005): Mặt đường BTXM mác 300, tải trọng trục tính toán 10T, kết cấu theo thứ tự từ trên xuống như sau:

+ Lớp mặt 22cm BTXM mác 300.

+ Lớp giấy dầu chống thấm.

+ Lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 dày 18cm.

+ Lớp tiếp giáp đáy móng đầm lên K98 dày 30cm.

+ Lưu ý: Trong bước thiết kế sau, yêu cầu Chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế tính toán theo tiêu chuẩn đường tải trọng nhẹ để giảm chi phí đầu tư.

- Các tuyến còn lại theo quy mô đường giao thông nông thôn loại B (TCVN 13080:2014): Mặt đường BTXM mác 250, kết cấu từ trên xuống như sau:

+ Lớp mặt 18cm BTXM mác 250.

+ Lớp giấy dầu chống thấm.

+ Lớp móng cấp phối đá dăm loại 2 dày 15cm.

+ Lớp tiếp giáp đáy móng K95 dày 30cm.

c) Kết cấu lề đường gia cố:

- Tuyến 9 và tuyến 15: Láng nhựa 02 lớp dày 2,5 cm, tiêu chuẩn nhựa 3kg/m2; lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm loại 2 dày 19,5 cm.

- Các tuyến còn lại: Gia cố lề đường bằng đá xô bồ dày 18cm, chiều rộng mỗi bên 50cm; phạm vi lề đường còn lại phía ngoài cùng đắp bằng đất đầm chặt K90.

6.2. Phần công trình trên tuyến

6.2.1. Phần cầu: Xây dựng thay thế cầu Thừa Tiên tại lý trình Km0+552,86 - Tuyến 9 có quy mô như sau:

- Kết cấu phần dưới:

+ Mố cầu: Kiểu mố nặng bằng BTCT 25Mpa đá 2x4 đặt trên hệ móng cọc BTCT 25Mpa đá 2x4 tiết diện 40x40cm, chiều dài cọc dự kiến 1.125cm.

+ Tường cánh, tường đầu mố, xà mũ và bệ mố bằng BTCT 25Mpa đá 2x4.

+ Tứ nón, mái ta luy đê sông: Gia cố đá hộc xây vữa XM mác 100 dày 30cm trên lớp đá dăm đệm dày 10cm. Móng chân khay BTXM 12Mpa đá 4x6, phần chân khay gia cố đê sông đặt trên móng gia cố cọc tre loại A dài L=2m, mật độ 16cọc/m2.

- Kết cấu phần trên: Gồm 09 dầm bản BTCT dự ứng lực lắp ghép, chiều dài L=21m. Chiều cao dầm H=85cm; chiều rộng dầm giữa 99cm, và dầm biên 100cm. Bê tông dầm 42Mpa đá 1x2. Cốt thép chủ là cáp dự ứng lực kéo trước D=12,7mm theo tiêu chuẩn ASTM A416 - Grade 270 loại trùng thấp.

+ Liên kết dầm dọc bằng 08 mối nối ướt bằng BTCT 28Mpa.

+ Lan can: Kiểu lan can ống thép, gờ chắn lan can bằng BTCT 28Mpa đá 2x4.

+ Lớp phủ mặt cầu: Lớp BTCT 28Mpa đá 1x2 tạo dốc ngang 2%; dày 10cm tại biên.

+ Khe co giãn bằng cao su.

+ Nối tiếp đường vào cầu bằng bản vượt đổ tại chỗ BTCT 25Mpa đá 2x4.

6.2.2. Phần cống ngang:

a) y dựng mới và thay thế với tổng số là 122 cống bao gồm:

- 69 cống tròn D75; 10 cống tròn D100; 01 cống tròn D150.

- 01 cống hộp khẩu độ BxH=2x(3,0x3,0)m.

- 04 cống bản khẩu độ Lo=0,8; 10 cống bản khẩu độ Lo=1,0m; 15 cống bản khẩu độ Lo=1,4m; 06 cống bản khẩu độ Lo=2,40m; 05 cống bản khẩu độ Lo=3,40m và 01 cống bản khẩu độ Lo=4,40m.

- Tải trọng thiết kế 0,65xHL93.

b) Kết cấu cống tròn: Móng cống; tường đầu và tường cánh đá hộc xây VXM mác 100, ống cống BTCT mác 200 đá 1x2 đúc sẵn.

c) Kết cấu cống hộp:

- Ống cống BTCT 25 Mpa đá 2x4 đổ tại chỗ.

- Sân và tường cánh bằng BTCT đá 2x4 16Mpa.

- Móng cống đặt trên hệ cọc BTCT 25Mpa đá 1x2, kích thước (30x30)cm, chiều dài cọc dự kiến 750cm.

d) Kết cấu cống bản khẩu độ (Lo=0,8 ÷ 1,40)m:

- Dầm bản bằng BTCT đá 1x2 mác 250 lắp ghép.

- Thân, móng cống và tường cánh xây đá hộc bằng VXM mác 100; móng gia cố cọc tre, chiều dài cọc dự kiến 25m, mật độ cọc 25 cọc/m2.

- Kết cấu cống bản khẩu độ (Lo=2,40m ÷ Lo=4,40m):

- Dầm bản BTCT đá 1x2 mác 300 lắp ghép, kiểu mố nhẹ BTXM mác 150 đá 1x2, 01 nhịp tường cánh BTXM đá 2x4 mác 150. Móng mố cống bản Lo=2,40m được gia cố cọc tre, móng cống bản Lo=3,40 m và Lo= 4,40m được đặt trên hệ cọc BTCT đá 1x2 tiết diện (30x30)cm, chiều dài cọc dự kiến 1.000cm.

e) Bố trí giàn van BTCT mác 200 đá 1x2; cầu công tác BTCT đá 1 x2 mác 250, tại các cống sau:

- Cống bản Lo=1,00 tại Km2+295,15 - Tuyến 14.

- Cống bản Lo=1,40 tại: Km0+28,50 - Tuyến 9; Km0+175,15 - Tuyến 13; Km0+291,14 - Tuyến 14; Km1+873,46 - Tuyến 14.

- Cống bản Lo=2,40 tại Km2+52,98 - Tuyến 13;

- Cống bản Lo=3,40 tại: Km1+504,37 - Tuyến 1; Km0+605,53 - Tuyến 7; Km0+10,30 - Tuyến 12; Km1+437,99 - Tuyến 13; Km 1+338,20 - Tuyến 14.

- Cánh van bằng thép, vận hành đóng mở bằng dây cáp 2 tang cuốn/cánh đối với các cống bản có khẩu độ Lo=2,40m trở lên; vận hành bằng vít nâng đối với cống có khẩu độ Lo=1,40m trở xuống.

6.2.3. Phần cống dọc: Xây dựng 897m cống dọc khẩu độ 0,40m tại những đoạn đi qua khu dân cư (Tuyến 1 chiều dài L= 365m; Tuyến 4 chiều dài L= 300m; Tuyến 10 chiều dài L= 232m); bố trí tấm đan BTCT mác 200 dày 14cm và mũ mố bằng BTCT M200; Thân cống xây gạch dày 22cm bằng VXM mác 100, phía trong trát VXM mác 100.

6.2.4. Ốp mái gia cố taluy: Tại một số vị trí qua ao, hồ và mương đất, xây dựng ốp mái gia cố taluy phía phải tuyến bằng đá hộc VXM M100 đặt trên lớp đệm đá dăm dày 10cm, chân khay kích thước (75x75)cm đặt trên lớp đệm đá dăm 10cm và móng gia cố cọc tre loại A, chiều dài cọc dự kiến 2,0m, mật độ cọc 16 cọc/m2. (Trong bước thiết kế sau yêu cầu Chủ đu tư chỉ đạo đơn vị tư vấn tính toán, lựa chọn chiều dày gia cố cho phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm kinh phí).

6.2.5. Tường chắn: Một số đoạn tuyến đi qua mương, ao, hồ, để hạn chế giải phóng mặt bằng, xây dựng tường chắn trọng lực bằng đá hộc VXM M100, đặt trên hệ móng gia cố cọc tre loại A, mật độ 25 cọc/m2, chiều dài cọc dự kiến 2,5m.

6.2.6. Hệ thống an toàn giao thông, thiết bị phòng hộ: Xây dựng các nút giao thông kiểu nút giao cùng mức, bố trí các vạch sơn, cọc tiêu, biển báo theo điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41: 2012/BGTVT.

7. Địa điểm xây dựng: Các xã Yên Thái, Yên Lâm, Yên Đồng, Yên Hòa và Yên Thành, huyện Yên Mô.

8. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng được lựa chọn:

8.1. Tiêu chuẩn khảo sát

- Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình 96TCN43-90;

- Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN263-2000;

- Quy trình thí nghiệm địa chất TCN 4195-4202-96;

- Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000;

- Khảo sát địa chất và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hiện tượng trượt, sụt lở 22TCN 171-87;

- Quy trình khảo sát và tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ 22TCN 220-95;

- Công tác trắc địa trong xây dựng - yêu cầu chung TCXDVN 309-2004;

8.2. Tiêu chuẩn thiết kế

- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005;

- Quy trình thiết kế áo đường cứng 22TCN 223-95;

- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN211-06;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2012/BGTVT;

- Đường giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế TCVN 10380:2014;

- Quy trình tính dòng chảy lũ theo mưa rào 22TCN 220-95;

- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô (thiết kế nút giao) 22TCN 273-01;

- Thiết kế cầu cống theo TTGTH 22TCN 18-79 (dùng cho thiết kế cống);

- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05;

- Quyết định 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn Quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012 của Bộ GTVT về quy định tạm thời về thiết kế đường BTXM thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khác có liên quan.

9. Nhóm dự án, loại và cấp công trình: Dự án nhóm B, Công trình giao thông cấp IV.

10. Tổng mức đầu tư: 180.000.000.000 đồng

(Một trăm tám mươi tỷ đồng)

Trong đó:

- Chi phí xây dựng:

125.707.694.133 đồng

- Chi phí quản lý dự án:

1.556.604.093 đồng

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

6.817.981.939 đồng

- Chi phí giải phóng mặt bằng:

12.022.000.000 đồng

- Chi phí khác:

4.349.827.137 đồng

- Chi phí dự phòng:

29.545.892.698 đồng

11. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Trung ương, từ chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng giai đoạn 2016-2020.

12. Diện tích sử dụng đất: Diện tích đất cần thu hồi: 46.285m2 đất nông nghiệp; 11.500m2 đất thổ cư.

13. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

14. Thời gian thực hiện dự án: Năm (2016-2020).

Điều 2. Dự án gồm 02 bước thiết kế xây dựng; Chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ dự án theo Quyết định này và nội dung thẩm định tại Văn bản số 507/SGTVT-TĐ ngày 25/3/2016 của Sở Giao thông Vận tải; triển khai các bước tiếp theo của dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND huyện Yên Mô chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Lưu VT, VP4;3
Nt.22.07

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ
TỊCH




Nguyễn Ng
ọc Thạch

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 431/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án xây dựng công trình Cải tạo đường giao thông kết hợp gạt lũ phòng chống giảm nhẹ thiên tai, hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp các xã nghèo miền núi huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

  • Số hiệu: 431/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/03/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Thạch
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản