- 1Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 2Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7Luật thú y 2015
- 8Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 9Thông tư 205/2015/TT-BTC về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2019/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 26 tháng 9 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 ngày 9 tháng 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2019 -2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỨC HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2019/QĐ-UBND ngày 26/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy định này quy định mức hỗ trợ chăn nuôi nông hộ về phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2019 - 2020.
1. Các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi).
2. Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ.
1. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí sau đầu tư theo kế hoạch kinh phí phân bổ hằng năm.
2. Đối với con giống: Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ mua một trong các đối tượng: hoặc trâu đực giống hoặc bò đực giống, hoặc lợn đực giống hoặc gà giống, hoặc vịt giống.
3. Đối với công trình khí sinh học và làm đệm lót sinh học: Mỗi hộ chỉ được hưởng hỗ trợ kinh phí để xây dựng công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học.
4. Hỗ trợ trực tiếp cho hộ chăn nuôi sau khi các hộ đã xây công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học.
5. Hỗ trợ trực tiếp cho người đi đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc sau khi hoàn thành khóa đào tạo, tập huấn; có chứng chỉ của cơ sở đào tạo, tập huấn.
6. Hỗ trợ trực tiếp cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc sau khi mua bình chứa Nitơ lỏng; có hóa đơn tài chính theo quy định.
7. Trong trường hợp cùng thời gian, một số nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất (trừ trường hợp có quy định riêng).
Điều 4. Hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, bò thịt
1. Nội dung và mức hỗ trợ phối giống nhân tạo lợn:
- Loại tinh: Gồm tinh lợn Móng Cái, các loại tinh lợn ngoại (Yorshire, Landrace, Duroc, Pidu, Pietrance, tổ hợp lai của các ngoại nêu trên) được sản xuất tại các cơ sở kinh doanh giống vật nuôi trong và ngoài tỉnh đảm bảo quy định tại khoản 1, Điều 19, Pháp lệnh giống vật nuôi, được cung ứng bởi các tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với Tiêu chuẩn chất lượng cơ sở công bố theo quy định hiện hành;
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh theo số lượng thực tế liều tinh sử dụng, nhưng không quá 02 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 05 liều tinh cho một lợn nái/năm;
- Đơn giá liều tinh: Theo hóa đơn thực tế (trên cơ sở thẩm định giá của cơ quan chuyên môn tại thời điểm hỗ trợ), nhưng không quá 60.000 đồng/liều có thể tích 30ml để phối giống cho lợn nái nội; không quá 70.000 đồng/liều có thể tích 50ml để phối cho lợn nái lai; không quá 100.000 đồng/liều tinh có thể tích 80ml để phối cho lợn nái ngoại.
2. Nội dung và định mức hỗ trợ phối giống nhân tạo bò thịt:
a) Đối với tinh bò thịt:
- Loại tinh: Tinh cọng rạ (cọng tinh). Các loại tinh bò được sản xuất, nhập khẩu có trong danh mục quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được cung cấp bởi các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước;
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh nhưng không quá 02 liều tinh/01 bò cái phối/năm;
- Đơn giá cọng tinh: Theo hóa đơn thực tế (trên cơ sở thẩm định giá của cơ quan chuyên môn tại thời điểm hỗ trợ), nhưng không quá 150.000 đồng/liều tinh bò.
b) Vật tư:
- Định mức vật tư:
+ Nitơ lỏng dùng cho bình chứa Nitơ loại 35 lít (dùng để bảo quản trung chuyển Nitơ): Trung bình 1 lít Nitơ/bình/ngày;
+ Nitơ lỏng dùng để vận chuyển tinh đi phối giống: 1,51ít/01 bò cái/lần phối giống;
+ Súng bắn tinh: 01cái/01 dẫn tinh viên, thời gian sử dụng 5 năm;
+ Găng tay: 01 đôi/ 01 liều tinh bò;
+ Ống gen: 01 ống/01 liều tinh bò;
+ Đơn giá các loại vật tư hỗ trợ: Nitơ lỏng theo hóa đơn thực tế (trên cơ sở thẩm định giá của cơ quan chuyên môn tại thời điểm hỗ trợ), nhưng không quá 30.000 đồng/lít, súng bắn tinh không quá 1.200.000 đồng/cái, găng tay không quá 5.000 đồng/đôi, ống gen không quá 5.000 đồng/chiếc, nhiệt kế 100°c không quá 100.000 đồng/1 cái.
- Mức hỗ trợ vật tư: Hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo cho các hộ chăn nuôi để phối giống cho bò cái sinh sản.
3. Điều kiện, đối tượng và thủ tục hưởng hỗ trợ:
a) Điều kiện, đối tượng hưởng hỗ trợ:
- Chăn nuôi dưới hoặc 10 con lợn nái; dưới hoặc 10 con trâu, bò sinh sản, có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Sử dụng loại tinh theo yêu cầu của địa phương, có nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn chất lượng phù hợp hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Thủ tục hưởng hỗ trợ:
Thực hiện theo Quy định tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 (sau đây viết tắt là Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính).
Điều 5. Hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị
1. Nội dung hỗ trợ:
a) Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị con giống lợn, trâu, bò đực giống cho các hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ.
b) Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị.
2. Mức hỗ trợ:
2.1. Trâu đực giống:
a) Loại giống
- Con giống: Có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, cung ứng từ các cơ sở đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định của Pháp luật.
- Giống Trâu Việt Nam, Trâu địa phương, Trâu lai, Trâu ngoại.
- Tuổi: Từ 24 tháng tuổi trở lên.
b) Mức hỗ trợ:
Mức hỗ trợ không quá 25.000.000 đ (Hai mươi lăm triệu đồng)/con, mỗi hộ được hỗ trợ mua 01 con;
c) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
- Các hộ chăn nuôi trâu đực giống ở địa bàn thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ;
- Chăn nuôi trâu đực giống để phối giống dịch vụ; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Mua loại giống phù hợp yêu cầu của địa phương; có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, có lý lịch rõ ràng.
2.2. Bò đực giống:
a) Loại giống:
- Con giống: Có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, cung ứng từ các cơ sở đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định của Pháp luật;
- Các giống bò lai, giống địa phương, bò H’Mông đã qua bình tuyển;
- Tuổi: Từ 12 tháng tuổi trở lên.
b) Mức hỗ trợ:
Mức hỗ trợ không quá 20.000.000 đ (Hai mươi triệu đồng)/con, mỗi hộ được hỗ trợ mua 01 con.
c) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
- Các hộ chăn nuôi bò đực giống ở địa bàn thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ;
- Chăn nuôi bò đực giống để phối giống dịch vụ; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Mua loại giống phù hợp yêu cầu của địa phương; có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, có lý lịch rõ ràng;
- Bò đực giống có nguồn gốc và lí lịch rõ ràng, được phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện thẩm định. Nếu là bò đực lai phải có tỷ lệ máu lai từ 50% trở lên.
2.3. Lợn đực giống:
a) Loại giống:
- Con giống: Có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, cung ứng từ các cơ sở đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định của Pháp luật;
- Các giống lợn ngoại như Yorhire, Landrace, Duroc, Pietrance; các giống nội như Móng cái, Lợn địa phương... đã qua bình tuyển;
- Tuổi: 6 tháng tuổi trở lên.
b) Mức hỗ trợ:
Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đ (Năm triệu đồng)/con, mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 03 con lợn đực giống. Thời gian sử dụng lợn đực giống là 4 năm kể từ ngày được hỗ trợ.
c) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
- Các hộ chăn nuôi lợn đực giống ở địa bàn thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ;
- Làm đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Lợn đực giống có nguồn gốc và lí lịch rõ ràng, được phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện thẩm định.
2.4. Gà, vịt giống bố mẹ hậu bị:
a) Loại giống:
- Con giống: Có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, cung ứng từ các cơ sở đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định của Pháp luật.
- Sử dụng các giống gà lông màu như Lương phượng, Lương phượng lai, gà Tam Hoàng, Mía, Ri, chọi, gà Ai cập, gà ác, gà H’Mông...; giống vịt như Vịt địa phương, Vịt bầu, Super,...
- Tuổi: Trên 8 tuần tuổi.
b) Mức hỗ trợ:
Mức hỗ trợ không quá 50.000 đ/con, mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.
c) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
- Các hộ chăn nuôi gà, vịt giống phải gắn với ấp nở, cung cấp con giống;
- Phẩm cấp giống từ bố mẹ trở lên, có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, có tiêu chuẩn chất lượng phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện thẩm định;
- Làm đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
3. Thủ tục để nhận hỗ trợ mua trâu, bò, lợn đực giống và gà, vịt giống:
- Thực hiện theo Quy định tại khoản 2, Điều 2, Thông tư số 205/2015/TT- BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính;
- Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ mua một trong các đối tượng: Hoặc lợn đực giống, hoặc trâu đực giống, hoặc bò đực giống, hoặc gà giống, hoặc vịt giống.
Điều 6. Hỗ trợ xử lí chất thải chăn nuôi
1. Nội dung và mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị xây công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 công trình/1 hộ;
- Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 hộ.
2. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Đối với xây dựng công trình khí sinh học:
- Chăn nuôi với quy mô thường xuyên không ít hơn 05 con lợn nái hoặc 10 con lợn thịt hoặc 03 con trâu, bò hoặc 200 con gia cầm sinh sản và tương đương; có nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, làm đơn đăng ký và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc xây mới hầm biogas đáp ứng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể như sau:
- Thể tích tối thiểu của công trình khí sinh học là 7m3. Hình vòm cầu;
- Công trình khí sinh học được xây dựng theo kiểu KT1, KT2 hoặc bằng vật liệu composite; kỹ thuật lắp đặt, sử dụng đảm bảo theo quy định hiện hành;
- Nước thải đầu ra của công trình khí sinh học phải đảm bảo QCVN 62- MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.
b) Đối với làm đệm lót sinh học:
- Chăn nuôi với quy mô thường xuyên không ít hơn 05 con lợn nái hoặc 10 con lợn thịt hoặc 03 con trâu, bò hoặc 200 con gia cầm sinh sản và tương đương; có nhu cầu xây dựng công trình đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi,làm đơn đăng ký và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc làm đệm lót sinh học mới đáp ứng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể như sau:
- Diện tích chuồng nuôi làm đệm lót sinh học tối thiểu 30m2;
- Địa điểm làm đệm lót phải ở nơi cao ráo, không bị ngập nước;
- Sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi trong danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành;
- Quy trình kỹ thuật làm và sử dụng đệm lót sinh học đảm bảo theo quy định hiện hành.
3. Thủ tục để nhận hỗ trợ:
Thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 2, Thông tư số 205/2015/TT- BTC ngày 23/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 7. Hỗ trợ khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc
1. Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (Trâu, bò)
a) Số lượng học viên: Theo thực tế đăng ký hàng năm và được gửi đi đào tạo, tập huấn tại các đơn vị có đủ năng lực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Trường hợp thuê các đơn vị về tổ chức lớp tập huấn, đào tạo tại địa phương (tỉnh, huyện) thì số lượng học viên phải đảm bảo tối thiểu là 20 người/lớp và tối đa do đơn vị đào tạo, tập huấn quy định.
b) Thời gian đào tạo, tập huấn: 21 ngày, trong đó thời gian học lý thuyết 7 ngày và thời gian thực hành 14 ngày.
c) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ một lần 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc;
- Mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng)/1 người. Bao gồm: Chi hỗ trợ trực tiếp cho người học, chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, trang thiết bị giảng dạy, vật tư thực hành; chi bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn viên, thực hành thao tác kỹ thuật...
d) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
- Là nam, nữ có độ tuổi dưới 40, có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh;
- Có nhu cầu hành nghề dịch vụ phối giống nhân tạo cho gia súc, làm đơn và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
đ) Thủ tục để nhận hỗ trợ:
Thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc:
a) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Đơn giá: Theo hóa đơn thực tế (trên cơ sở thẩm định giá của cơ quan chuyên môn tại thời điểm hỗ trợ), nhưng không quá 5.000.000 đồng/bình 3,15 lít; 20.000.000 đồng/bình 35,5 lít;
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng 100% kinh phí mua bình chứa Nitơ lỏng, nhưng không quá 5.000.000 đồng/01 bình/01 người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc và không quá 20.000.000 đồng/01 bình/01 điểm trung chuyển bảo quản tinh.
b) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
Đã qua đào tạo, tập huấn có chứng chỉ; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận.
c) Thủ tục để nhận hỗ trợ:
Thực hiện theo Quy định tại khoản 5, Điều 2, Thông tư số 205/2015/TT- BTC ngày 23/12/2015 cua Bộ Tài chính.
Điều 8. Cơ chế tài chính, thủ tục thanh quyết toán và thanh lý, nguồn vốn
1. Cơ chế tài chính:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, phân bổ kinh phí do Trung ương hỗ trợ và ngân sách của tỉnh cho các huyện, thành phố theo kế hoạch hỗ trợ hàng năm.
b) Kinh phí từ các chương trình, dự án Trung ương và địa phương; của các tổ chức kinh tế xã hội; các chương trình hợp tác quốc tế khác được sử dụng theo khoản 7 Điều 3 của Quy định này.
2. Thủ tục thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ:
a) Mua lợn, bò đực giống, gà, vịt giống bố mẹ hậu bị:
- Đơn đăng ký hỗ trợ của các hộ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Lí lịch con giống;
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật;
- Hợp đồng mua bán;
- Hóa đơn tài chính theo quy định;
- Biên bản nghiệm thu con giống.
b) Tinh lợn, bò:
- Đơn đăng ký của các hộ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Hợp đồng mua bán tinh lợn, bò;
- Hóa đơn tài chính theo quy định;
- Danh sách ký nhận của các hộ gia đình được hỗ trợ có xác nhận của UBND xã.
c) Bình ni tơ:
- Hợp đồng mua bán bình ni tơ;
- Hóa đơn tài chính theo quy định;
- Đơn đăng ký và cam kết sử dụng bình ni tơ có xác nhận của UBND cấp xã.
d) Xây công trình khí sinh học và làm đệm lót sinh học:
- Đơn đăng ký hỗ trợ của các hộ có xác nhận của UBND cấp xã;
- Biên bản nghiệm thu công trình giữa phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế thành phố, hộ gia đình và UBND cấp xã;
- Danh sách cấp phát kinh phí hỗ trợ có ký nhận của các hộ.
đ) Đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc:
- Đơn xin đi học có xác nhận của UBND cấp xã;
- Chứng chỉ của cơ sở đào tạo, tập huấn (phô tô);
- Danh sách cấp phát kinh phí có ký nhận của học viên;
- Các loại hợp đồng có liên quan (thuê bò, lợn thực tập; giảng dạy, thực tập, hội trường âm thanh v.v...).
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ:
- Nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm:
+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu;
+ Ngân sách tỉnh cấp bù phần kinh phí hỗ trợ do Ngân sách Trung ương cấp còn thiếu.
- Kinh phí từ các chương trình, dự án Trung ương và địa phương; của các tổ chức kinh tế xã hội; các chương trình hợp tác quốc tế khác (nếu có).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Triển khai, thực hiện các nội dung chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại khoản 2, Điều 8, Chương III, Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 và Ban hành các văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện các nội dung tại Quy định này.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh.
c) Giao đơn vị liên quan tổ chức mua bình chứa nitơ lỏng dùng cho vận chuyển ni tơ và bảo quản tinh gia súc để cung ứng cho các huyện; phối hợp với các đơn vị chuyên môn đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc.
d) Chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu kinh phí đề nghị hỗ trợ hằng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
e) Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi phối hợp với UBND cấp huyện kiểm tra, giám sát việc cung ứng lợn đực giống, bò đực giống, trâu đực giống, gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; tinh lợn; bình ni tơ; tổ chức đào tạo, tập huấn phối giống nhân tạo gia súc theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.
g) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố hàng năm kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh, gửi UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh cân đối khả năng đáp ứng của nguồn lực địa phương, bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ theo kế hoạch vốn hằng năm.
b) Hằng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT đế xem xét hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo quy định; hướng dẫn việc thanh quyết toán theo quy định.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định đơn giá của các loại vật tư, con giống, sản phẩm hàng hóa được hỗ trợ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. UBND các huyện, thành phố
a) Chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai, phổ biến rộng rãi Quy định này đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn để thực hiện;
b) Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức điều tra (đến từng thôn, bản), lập kế hoạch hỗ trợ hàng năm, tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện. UBND cấp huyện tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét hỗ trợ.
c) Chủ trì thực hiện các nội dung hỗ trợ về trâu đực giống, bò đực giống, lợn đực giống, gà vịt giống bố mẹ hậu bị, tinh lợn; bình chứa nitơ lỏng; Hỗ trợ xây dựng hầm Biogas và làm đệm lót sinh học trên địa bàn huyện đảm bảo đúng đối tượng, công khai danh sách các đối tượng được hưởng đến từng thôn, xã, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chính sách tại địa phương.
d) Quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ hàng năm; nghiệm thu, thanh lí các hạng mục hỗ trợ trên địa bàn theo quy định.
e) Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo phụ lục số 1, 2, 3a, 3b, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định về Cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
4. Trách nhiệm của UBND cấp xã
a) Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi Quy định này để các đối tượng hưởng chính sách trên địa bàn biết và thực hiện.
b) Xác nhận các thủ tục theo quy định về đối tượng, nhu cầu đăng ký hỗ trợ, các hạng mục hỗ trợ đã hoàn thành và công khai danh sách các đối tượng được hưởng hỗ trợ đến từng thôn, xóm.
c) Thực hiện kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ trên địa bàn đảm bảo theo quy định; báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở cho UBND cấp huyện, thành phố kịp thời tháo gỡ.
d) Tổng hợp các đối tượng đăng ký hưởng hỗ trợ hằng năm trên địa bàn, báo cáo UBND huyện, thành phố làm căn cứ xây dựng kế hoạch; báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ về UBND cấp huyện, thành phố theo quy định (theo mẫu báo cáo do UBND cấp huyện, thành phố quy định).
5. Trách nhiệm của hộ chăn nuôi
a) Chăn nuôi bảo đảm vệ sinh an toàn dịch bệnh, vận hành hầm Biogas, sử dụng đệm lót sinh học bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
b) Cam kết chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác con đực giống ít nhất 24 tháng đối với lợn và 48 tháng đối với trâu, bò; trừ trường hợp chết, loại thải hoặc thiên tai, dịch bệnh. Chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên môn về công tác giám định, bình tuyển đực giống hàng năm theo quy định.
c) Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước, UBND tỉnh và hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành địa phương.
Trong quá trình thực hiện Quy định có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 04/2015/QĐ-UBND Quy định về định mức hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn Tỉnh Phú Yên giai đoạn 2015 – 2020
- 2Quyết định 510/QĐ-UBND năm 2018 về định mức hỗ trợ xây mới công trình xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Quyết định 3667/QĐ-UBND năm 2019 quy định về định mức hỗ trợ người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và lực lượng tham gia phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 12/2020/QĐ-UBND quy định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 2Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 04/2015/QĐ-UBND Quy định về định mức hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn Tỉnh Phú Yên giai đoạn 2015 – 2020
- 4Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 8Luật thú y 2015
- 9Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 10Thông tư 205/2015/TT-BTC về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 510/QĐ-UBND năm 2018 về định mức hỗ trợ xây mới công trình xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 12Quyết định 3667/QĐ-UBND năm 2019 quy định về định mức hỗ trợ người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và lực lượng tham gia phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 13Quyết định 12/2020/QĐ-UBND quy định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ do thành phố Cần Thơ ban hành
Quyết định 43/2019/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2019-2020
- Số hiệu: 43/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Hoàng Xuân Ánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực