Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2018/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 30 tháng 11 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TỈNH TÂY NINH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 66/2015/QĐ-UBND NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 52/TTr-KHCN ngày 21 tháng 11 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về hoạt động sáng kiến tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 66/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
1. Khoản 1 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định này quy định về điều kiện, thủ tục công nhận sáng kiến cấp cơ sở, cấp tỉnh và các biện pháp quản lý, hỗ trợ hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
b) Quy định này không áp dụng đối với các đề tài khoa học và công nghệ đã được công nhận.”
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Điều kiện xét và công nhận sáng kiến
Sáng kiến được công nhận phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó:
Một giải pháp được coi là có tính mới nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, hoặc ngày bắt đầu áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), trong phạm vi cơ sở đó, giải pháp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;
b) Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
c) Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
d) Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
2. Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể: Việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế (nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật), hoặc lợi ích xã hội (nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người).
3. Các đối tượng sau đây không được công nhận là sáng kiến:
a) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với các quy định của pháp luật hoặc đạo đức xã hội;
b) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.”
3. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 4. Hội đồng sáng kiến
Hội đồng sáng kiến các cấp gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên, thư ký, các chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đại diện của tổ chức công đoàn nơi tác giả là công đoàn viên (nếu có) và các thành phần khác theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị xét công nhận sáng kiến.
1. Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh
a) Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập để xét duyệt và công nhận sáng kiến cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách công tác khoa học và công nghệ. Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo Sở Nội vụ, trong đó lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng và một số chuyên gia, người có trình độ chuyên môn, quản lý, có năng lực đánh giá, thẩm định về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến do cơ quan thường trực Hội đồng đề xuất. Số lượng thành viên Hội đồng từ 11 hoặc 13 thành viên tùy từng lĩnh vực sáng kiến;
c) Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Quyết định thành lập các Hội đồng chuyên môn để tổ chức xét duyệt sáng kiến thuộc các lĩnh vực khác nhau;
d) Căn cứ kết quả xét duyệt công nhận sáng kiến của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công nhận sáng kiến cấp tỉnh.
2. Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở để xét duyệt, công nhận sáng kiến trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình phụ trách;
b) Số lượng thành viên Hội đồng từ 5 hoặc 7 thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đại diện tổ chức công đoàn nơi tác giả là đoàn viên công đoàn và các thành phần khác do thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ sở quyết định;
c) Cơ quan thường trực của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở do thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ sở quyết định;
d) Căn cứ kết quả xét công nhận sáng kiến, Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở hoàn tất thủ tục trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị; người đứng đầu cơ sở ban hành quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở.”.
4. Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Thủ tục hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến
2. Thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm xem xét, lựa chọn những sáng kiến của cá nhân thuộc địa phương, đơn vị mình đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có phạm vi ảnh hưởng lớn trên địa bàn tỉnh; lập hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh, gửi về cơ quan thường trực của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh 14 bộ. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở;
b) Hồ sơ đề nghị của cá nhân có sáng kiến kèm theo Quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở;
c) Biên bản thẩm tra, đánh giá của Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở (theo mẫu 04/SK).”
5. Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Thời gian nhận hồ sơ xét công nhận sáng kiến
1. Đối với cấp tỉnh: trước ngày 30 tháng 12 hàng năm”.
6. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Trình tự xét duyệt sáng kiến
2. Hội đồng sáng kiến các cấp tổ chức họp
a) Thư ký Hội đồng sáng kiến có trách nhiệm trình bày trước Hội đồng về báo cáo tóm tắt nội dung, bản chất, hiệu quả của sáng kiến và các tài liệu, bằng chứng (có liên quan) về kết quả, lợi ích của sáng kiến mang lại (nếu có);
b) Các thành viên Hội đồng tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá, chấm điểm bằng phiếu (mẫu 03/SK);
c) Thư ký Hội đồng kiểm phiếu, thông báo công khai kết quả tại buổi họp, lập biên bản thẩm tra, đánh giá của Hội đồng sáng kiến (mẫu 04/SK);
d) Chủ tịch Hội đồng kết luận đánh giá, nhận xét chung.”
7. Khoản 1 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Cách tính điểm
1. Thang điểm
STT | Tiêu chí | Điểm (tối đa) |
I | Sáng kiến có tính mới |
|
1 | Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên | 40 |
2 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá | 35 |
3 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình khá | 29 |
4 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình | 20 |
5 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít hơn trung bình | 15 |
6 | Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây | 9 |
II | Sáng kiến có khả năng áp dụng |
|
1 | Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh | 20 |
2 | Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số đơn vị trong tỉnh | 15 |
3 | Có khả năng áp dụng ít trong đơn vị | 5 |
4 | Không khả năng áp dụng trong đơn vị | 0 |
III | Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả thiết thực |
|
1 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ tốt | 40 |
2 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ khá | 30 |
3 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ trung bình | 20 |
4 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ ít hơn trung bình | 10 |
5 | Không có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội | 0 |
| Tổng cộng |
1. Thay thế mẫu 03/SK kèm theo Quy định về hoạt động sáng kiến tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 66/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh bằng mẫu 03/SK kèm theo Quyết định này.
2. Bãi bỏ mẫu 05/SK kèm theo Quy định về hoạt động sáng kiến tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 66/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 12 năm 2018.
2. Các nội dung khác chưa được quy định trong Quy định về hoạt động sáng kiến tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 66/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Quyết định sửa đổi, bổ sung này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu 03/SK
ĐƠN VỊ ………………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU TỔNG ĐIỂM SÁNG KIẾN
(Tại phiên họp ngày…/…/…… )
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………
Chức danh trong Hội đồng: …………………………………………………………………………..
Đơn vị: ………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………………………
Tên sáng kiến | Tiêu chí chấm điểm | Tổng điểm | Đánh giá | |||
Tính mới | Khả năng áp dụng | Tính hiệu quả |
| Sáng kiến đạt yêu cầu (xếp loại) | Sáng kiến không đạt yêu cầu | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
|
|
|
|
|
|
|
Nhận xét: ………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Ghi chú: Xếp loại sáng kiến
a) Sáng kiến được xếp loại A (Xuất sắc): có số tổng điểm đạt từ 85 trở lên;
b) Sáng kiến được xếp loại B (Khá): có tổng số điểm đạt từ 65 đến dưới 85;
c) Sáng kiến được xếp loại C (Trung bình): có tổng số điểm đạt từ 50 đến dưới 65;
d) Sáng kiến được đánh giá rơi vào một (01) trong ba (03) trường hợp sau được đánh giá là không đạt yêu cầu:
- Có tổng số điểm đạt dưới 50 điểm;
- Sáng kiến có tính mới đạt số điểm dưới 25 điểm;
- Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả thiết thực đạt số điểm dưới 20 điểm.
| Thành viên |
Mẫu 03/SK
Thang điểm chấm sáng kiến
STT | Tiêu chí | Điểm (tối đa) |
I | Sáng kiến có tính mới |
|
1 | Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên | 40 |
2 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá | 35 |
3 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình khá | 29 |
4 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình | 20 |
5 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít hơn trung bình | 15 |
6 | Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây | 9 |
II | Sáng kiến có khả năng áp dụng |
|
1 | Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh | 20 |
2 | Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số đơn vị trong tỉnh | 15 |
3 | Có khả năng áp dụng ít trong đơn vị | 5 |
4 | Không khả năng áp dụng trong đơn vị | 0 |
III | Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả thiết thực |
|
1 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ tốt | 40 |
2 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ khá | 30 |
3 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ trung bình | 20 |
4 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ ít hơn trung bình | 10 |
5 | Không có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội | 0 |
| Tổng cộng (là điểm cộng của 03 mục: I, ll và III) |
|
- 1Nghị định 13/2012/NĐ-CP về Điều lệ Sáng kiến
- 2Thông tư 18/2013/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Điều lệ Sáng kiến kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 41/2018/QĐ-UBND quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Quyết định 24/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động Sáng kiến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 6Quyết định 28/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động Sáng kiến trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Quyết định 43/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định về hoạt động sáng kiến tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 66/2015/QĐ-UBND
- Số hiệu: 43/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/11/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Nguyễn Thanh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra