- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 4Luật người khuyết tật 2010
- 5Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- 6Nghị quyết 31/2011/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020
- 7Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2012/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 15 tháng 8 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật về vận động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1808/TTr-SYT ngày 08 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật về vận động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015.
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VỀ VẬN ĐỘNG TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án
Công tác phục hồi chức năng (PHCN) là một trong bốn nội dung trong quá trình chăm sóc sức khoẻ (Giáo dục sức khoẻ - Dự phòng - Điều trị - Phục hồi chức năng), góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Phục hồi chức năng là một nhu cầu cấp thiết đối với mọi quốc gia nhằm phòng ngừa, hạn chế khuyết tật, trả lại sức khoẻ, hạnh phúc cho mọi người. Các nước trên thế giới và khu vực đã đầu tư thích đáng để phát triển chuyên ngành PHCN đáp ứng nhu cầu chăm sóc người khuyết tật. Người khuyết tật phải chịu cuộc sống rất khó khăn, vất vả mặc dù họ đã có nhiều nỗ lực tự vươn lên trong cuộc sống. Việc cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho những người khuyết tật là một việc làm đầy khó khăn và thử thách. Để thực hiện được điều đó trước hết phải làm tốt công tác phục hồi chức năng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình khuyết tật luôn tồn tại và gia tăng do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bệnh lý hoặc khuyết tật bẩm sinh.
Theo tài liệu[1] của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố: ở Việt Nam, trong số 78,5 triệu người Việt Nam từ 5 tuổi trở lên năm 2009, có 6,1 triệu người có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng (nhìn, nghe, vận động và tập trung hoặc ghi nhớ), chiếm khoảng 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên, có gần 3 triệu người khó khăn trong việc thực hiện ít nhất từ hai chức năng trở lên, chiếm 49% người khuyết tật, trong đó người cao tuổi (60 tuổi trở lên) bị khuyết tật chiếm tỉ lệ cao nhất (43,28%) so với tổng số người khuyết tật. Người khuyết tật về nhìn chiếm tỉ lệ cao nhất: 34,54% sau đó là vận động: 27,99%, nghe: 24,53% và trí tuệ: 25,23%.
Theo tài liệu trên, trong năm 2009, tại tỉnh Ninh Thuận[2] có khoảng hơn 39.493 người khuyết tật ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vì hiện nay còn 14 xã chưa được triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng nên chưa có số liệu đầy đủ toàn tỉnh, bên cạnh do thiếu nhân lực và các phương tiện, trang thiết bị chuyên khoa nên nhiều trường hợp khuyết tật nhẹ, tiềm ẩn tại tỉnh Ninh Thuận chưa phát hiện được (khó khăn về nhìn, nghe ở người cao tuổi, …), các trường hợp phát hiện được hầu hết có biểu hiện khuyết tật rõ.
Vào ngày 22 tháng 9 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Đề án “Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng tỉnh Ninh Thuận từ năm 2005 - 2010” đã triển khai có hiệu quả, giúp cho người khuyết tật về vận động tại 51/65 xã, phường của tỉnh hoà nhập xã hội, tham gia lao động, đặc biệt là trẻ em khuyết tật tiếp cận được nhu cầu vui chơi, học tập; đồng thời cũng đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của các cơ sở phục hồi chức năng thuộc ngành y tế.
Việc tiếp tục duy trì và phát triển Đề án “Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật về vận động tỉnh Ninh Thuận” cho giai đoạn 2012 - 2015 là cần thiết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật. Qua đó giúp người khuyết tật hoà nhập xã hội, tham gia lao động, hoạt động xã hội, đặc biệt là trẻ em khuyết tật thoả mãn được nhu cầu vui chơi, học tập như những trẻ em khác, góp phần giảm gánh nặng về chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật cho gia đình và xã hội.
1. Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
2. Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội khoá XII.
3. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
4. Căn cứ Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020.
5. Công văn số 882/YT-ĐTr ngày 04 tháng 02 năm 2002 của Bộ Y tế về việc tăng cường xây dựng và phát triển công tác phục hồi chức năng.
6. Chỉ thị số 53/2002/CT ngày 02 tháng 5 năm 2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng và phát triển công tác phục hồi chức năng.
7. Quyết định số 61/QĐ-UB ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010”.
8. Công văn số 4125/UBND-VX ngày 06 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng Đề án củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015.
Phần II
Ngày 25 tháng 3 năm 2005, Ủy ban nhân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 61/QĐ-UB phê duyệt Đề án “Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010”. Sau hơn 5 năm triển khai công tác phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những kết quả như sau:
I. Công tác khám và phân loại nhóm khuyết tật
Qua khám, phân loại của Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại 51 xã, phường thuộc 05 huyện, thành phố đã triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:
- Tổng số người khuyết tật là 3.593 người, nam giới 2.344 người (chiếm 62,24%), nữ giới: 1.249 người (chiếm 34,76%). Trong đó thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 950 người khuyết tật (chiếm 26,44% tổng số người khuyết tật); huyện Ninh Hải có 845 người khuyết tật (chiếm 23,52%); huyện Ninh Phước có 776 người khuyết tật (chiếm 21,60%); huyện Ninh Sơn 726 người khuyết tật (chiếm 20,21%); huyện Bác Ái có 296 người khuyết tật (chiếm 8,23%);
- Phân loại theo 07 nhóm khuyết tật: khó khăn về vận động là 1.414 người, chiếm tỷ lệ 39,35%; khó khăn về nhìn là 350 người (9,74%); khó khăn về nghe là 227 người (6,32%); khó khăn về nói là 305 người (8,49%); khó khăn về tâm thần kinh là 287 người (7,99%); khó khăn về trí tuệ là 281 người (7,82%); khó khăn các dạng khác là 729 người (20,29%);
- Kết quả phân loại người khuyết tật theo độ tuổi: từ 0 - 5 tuổi là 58 người, chiếm tỷ lệ 1,62%; từ 6 - 18 tuổi là 646 người (17,98%); trên 18 tuổi là 2.889 người (80,40%).
II. Kết quả điều trị PHCN tại bệnh viện và PHCN tại cộng đồng
1. Công tác khám, chữa bệnh PHCN tại các bệnh viện:
Công tác khám, chữa bệnh PHCN tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện từng bước được củng cố và phát triển, tuy nhiên chưa được chú trọng đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đội ngũ y bác sĩ chuyên ngành PHCN còn thiếu nên hiện nay chỉ có Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN và Bệnh viện tỉnh có chuyên khoa PHCN, Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Sơn và Trung tâm y tế huyện, thành phố triển khai kết hợp PHCN với điều trị lâm sàng. Kết quả điều trị năm 2010 cụ thể như sau:
- Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng có 967 lượt người đến khám và điều trị, có 620 bệnh nhân điều trị nội trú. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 64,60%;
- Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện đa khoa tỉnh có 7.500 lượt khám, chữa bệnh và có 1.515 bệnh nhân điều trị nội trú;
- Trung tâm Y tế huyện Ninh Phước có 190 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị PHCN.
Riêng Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh, số lượt người đến khám, chữa bệnh PHCN qua các năm gần đây có chiều hướng giảm dần. Do hiện nay phần lớn các đối tượng đến khám và điều trị vật lý trị liệu - phục hồi chức năng chủ yếu là bệnh nhân hưu trí, bệnh nhân bảo hiểm y tế và các đối tượng khác đến điều dưỡng và điều trị phục hồi chức năng chưa nhiều, các bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ cần PHCN thì được khám và hướng dẫn tập phục hồi chức năng tại nhà, không cần chuyển đến Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng để khám và điều trị như trước đây; số bệnh nhân thuộc diện chính sách (người có công cách mạng, thương bệnh binh) đã được chuyển sang điều dưỡng và điều trị tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Bên cạnh đó, đơn vị còn thiếu nhân lực, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa về lĩnh vực phục hồi chức năng, chấn thương chỉnh hình. Trang thiết bị cận lâm sàng còn thiếu nhiều như máy chụp X quang, siêu âm, xét nghiệm sinh hoá, huyết học, … do đó ảnh hưởng đến chất lượng chẩn đoán và điều trị.
2. Chương trình phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Ngay sau điều tra, phân loại theo nhóm khuyết tật, nhóm đối tượng khó khăn về vận động có nhu cầu phục hồi chức năng thì được mở hồ sơ đưa vào nhóm phục hồi chức năng tại cộng đồng, những người khó khăn về vận động không có nhu cầu phục hồi chức năng thì được đưa vào diện quản lý tại cộng đồng cùng với các nhóm khuyết tật còn lại. Đối với trường hợp bệnh nặng thì được giới thiệu lên các trung tâm y tế hoặc bệnh viện tuyến trên để được khám, điều trị.
- Tổng số người khuyết tật được mở hồ sơ quản lý tại cộng đồng là 2.829/3.593 người, chiếm 78,74%;
- Số người khuyết tật thuộc nhóm khó khăn về vận động: 1.414 người, trong đó số người có nhu cầu cần PHCN về vận động được mở hồ sơ PHCN tại cộng đồng: 764 người, chiếm tỷ lệ 54,03%;
- Số người khuyết tật đã hoà nhập với cộng đồng: 261/764 người khó khăn về vận động được phục hồi chức năng tại cộng đồng, chiếm tỷ lệ 34,16%;
- Số người khó khăn về vận động đã được phục hồi chức năng có tiến bộ nhưng chưa hoà nhập với cộng đồng cần tiếp tục phục hồi chức năng: 503/764 người, chiếm tỷ lệ 65,84%.
III. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế theo Đề án
Theo Đề án, Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN được đầu tư trang thiết bị y tế để đáp ứng đầy đủ nhu cầu PHCN như: máy X quang, máy siêu âm, xưởng làm chân tay giả, phòng mổ chỉnh hình; Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện khu vực Ninh Sơn có khoa PHCN và được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên khoa cơ bản; Trung tâm y tế huyện, thành phố được bổ sung đầy đủ các dụng cụ vận động trị liệu, và hoạt động trị liệu.
Tuy nhiên, từ năm 2005 đến năm 2010 vẫn chưa được đầu tư và trang bị đầy đủ theo nội dung được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh chỉ được bổ sung một số trang thiết bị tối thiểu phục vụ trong khám và điều trị phục hồi chức năng; các bệnh viện khác và Trung tâm y tế các huyện, thành chưa được bổ sung trang thiết bị từ Dự án.
Tại cộng đồng, tận dụng các vật dụng sẵn có để làm các dụng cụ trợ giúp tại nhà nhằm giảm chi phí cho gia đình bệnh nhân. Dụng cụ của người khuyết tật được cấp như: xe lăn, xe lắc, nạng, ... chủ yếu từ các nguồn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức nhân đạo khác.
IV. Kinh phí đã đầu tư thực tế cho hoạt động của Đề án
- Tổng kinh phí chương trình PHCN dựa vào cộng đồng đã thực hiện từ năm 2005 đến 2010 là: 1.347.510.367 đồng/2.063.151.400 đồng (chiếm 65,31% so với kế hoạch của Đề án). Tất cả kinh phí trên đều do ngân sách tỉnh cấp. Kinh phí cấp hằng năm chỉ đủ để triển khai cho chương trình tập huấn và chi trả phụ cấp cho cộng tác viên;
- Kinh phí cấp mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở điều trị rất thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh và không đạt theo kế hoạch của Đề án. Kinh phí cấp mua sắm trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN là 203.432.000 đồng (theo Đề án là 1.480.103.000 đồng), chỉ đạt 13,74%.
V. Đánh giá chung tình hình thực hiện Đề án
1. Những mặt làm được:
- Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) đã được triển khai đến 05 huyện, thành phố: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác Ái và Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Mạng lưới PHCNDVCĐ đã bao phủ đến thôn, khu phố và hoạt động ổn định tại các địa bàn đã triển khai chương trình. Hằng năm, Ban điều hành các cấp đều có tổ chức tổng kết đánh giá và lập kế hoạch hoạt động Chương trình PHCNDVCĐ cho địa phương mình;
- Công tác tập huấn, điều tra, khám, phân loại người khuyết tật được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Tất cả các dữ liệu liên quan tới người khuyết tật đều được lưu trữ tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Trung tâm y tế của các huyện, thành phố và tại Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh. Người khuyết tật cần phục hồi chức năng được lập hồ sơ quản lý. Hằng tháng, cán bộ chuyên trách của xã, phường, thị trấn tiến hành khám, kiểm tra đánh giá lại kết quả phục hồi và đề ra hướng PHCN cho tháng tới. Sau khi cán bộ chuyên trách đưa ra kế hoạch tập luyện, người khuyết tật được bàn giao cho cộng tác viên theo dõi, hướng dẫn tập luyện ngay tại nhà;
- Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về công tác phục hồi chức năng cho người bệnh, người khuyết tật đã được triển khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đến nhân dân trong toàn tỉnh;
- Một số bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế huyện, thành phố trong tỉnh có phòng tập vật lý trị liệu - PHCN và có trang bị một số dụng cụ cơ bản phục vụ cho công tác PHCN tại chỗ.
Đề án đã có những tác động tích cực đến sức khoẻ nhân dân và kinh tế xã hội của tỉnh như sau:
a) Hiệu quả về sức khoẻ tại cộng đồng:
Tổng số người khuyết tật được điều tra, khám và phân loại là: 3.593 người được chia làm 07 nhóm khuyết tật, trong đó có: 764 người thuộc nhóm khó khăn về vận động được lập hồ sơ PHCN, hướng dẫn tập PHCN có kiểm tra, giám sát, theo dõi tại cộng đồng, kết quả 261 người đã hồi phục tốt và hoà nhập với cộng đồng; 2.829 người khuyết tật thuộc 06 nhóm khó khăn còn lại (khó khăn về nghe, nhìn, nói, tâm thần kinh, trí tuệ và khó khăn khác) được mở hồ sơ quản lý. Chương trình đã phát hiện và giới thiệu những trường hợp bệnh nặng cần PHCN tại các bệnh viện chuyên khoa với tổng số là 139 trường hợp. Đây là sự cố gắng rất lớn của các kỹ thuật viên, các cộng tác viên của chương trình, đặc biệt là sự cố gắng rất lớn của người thân, bản thân người khuyết tật trong quá trình điều trị, tập luyện tại cộng đồng.
Người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng tốt hơn, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, phòng tránh được một số bệnh thường gặp. Những trường hợp bị bệnh quá nặng sẽ được kỹ thuật viên, cộng tác viên của chương trình hướng dẫn chăm sóc tại nhà giúp ngăn ngừa được các biến chứng do nằm lâu, ngăn chặn sự tiến triển theo chiều hướng xấu của bệnh tật;
b) Hiệu quả về xã hội:
- Chương trình PHCNDVCĐ được triển khai đã thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; thể hiện tình làng nghĩa xóm sâu đậm khi người khuyết tật được sự giúp đỡ, luyện tập của các cộng tác viên của chương trình.
- Người khuyết tật hoà nhập xã hội tự sinh hoạt đã tạo cho họ có niềm tin vào cuộc sống, sự cố gắng vươn lên của người khuyết tật đã khẳng định “Tàn nhưng không phế”;
- Chương trình PHCNDVCĐ đã tạo được sự tác động hỗ trợ qua lại giữa các chương trình y tế với công tác PHCN, thu hút được sự hưởng ứng của các tổ chức và cá nhân trong việc giúp đỡ người khuyết tật;
c) Hiệu quả về kinh tế:
- Chi phí phục hồi chức năng tại cộng đồng cho người khuyết tật thấp hơn so với việc đưa họ đến các trung tâm phục hồi chức năng, các bệnh viện phục hồi chức năng để điều trị.
- Người khuyết tật hoà nhập với cộng đồng, tự chăm sóc bản thân mình, sinh hoạt, vui chơi giải trí, … đã giảm bớt gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội. Nhiều trường hợp người khuyết tật tham gia lao động sản xuất góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Những khó khăn, tồn tại:
- Hoạt động chương trình PHCNDVCĐ của tỉnh chưa có sự chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ của tuyến Trung ương;
- Ban Điều hành thành lập nhưng hoạt động không thường xuyên và chưa đồng bộ, đa số là kiêm nhiệm, có nhiều trường hợp thay đổi vị trí công tác đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình. Sự phối hợp của các thành viên trong Ban điều hành chưa đều, hoạt động của chương trình hầu như do ngành Y tế thực hiện là chính;
- Đội ngũ cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn. Cán bộ, nhân viên y tế, cộng tác viên làm công tác phục hồi chức năng ở các cấp kiêm nhiệm nhiều công việc, thay đổi liên tục, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về phục hồi chức năng, kiến thức về hoạt động cộng đồng;
- Trang thiết bị y tế chuyên ngành PHCN chưa được trang bị đầy đủ để triển khai phục hồi chức năng cho các bệnh viện theo Đề án;
- Công tác truyền thông, vãng gia chưa được thường xuyên; chưa có mô hình hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật sau khi phục hồi để hoà nhập cộng đồng xã hội;
- Kinh phí cấp cho Chương trình PHCNDVCĐ chưa đủ theo Đề án nên việc triển khai còn chậm tiến độ so với kế hoạch, một số xã nằm trong Đề án như: Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải, Lợi Hải, Phước Nam, Phước Diêm, Phước Dinh, Nhị Hà, Phước Hà và Phước Minh chưa được triển khai chương trình. Phụ cấp cho giảng viên, cán bộ chuyên trách, cộng tác viên và tiền xăng xe đi lại rất thấp so với thời giá hiện hành.
Phần III
1. Mục tiêu tổng quát: nâng cao chất lượng phục hồi chức năng cho người khuyết tật về vận động, hạn chế đến mức thấp nhất thương tật thứ cấp, giúp người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, tham gia lao động sản xuất góp phần bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh nhà.
2. Mục tiêu cụ thể: phân kỳ làm 2 giai đoạn như sau:
a) Từ năm 2012 đến năm 2013:
- Duy trì chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại 51 xã, phường, thị trấn đã triển khai trong giai đoạn 2005 - 2010 (thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái):
Chỉ tiêu: tỷ lệ người khuyết tật về vận động tại 51 xã, phường, thị trấn đã triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được quản lý và chăm sóc PHCN: > 95%.
- Triển khai mới chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại 08 xã của huyện Thuận Nam và 6 xã của huyện Thuận Bắc:
Chỉ tiêu: tỷ lệ người khuyết tật về vận động tại 08 xã của huyện Thuận Nam và 6 xã của huyện Thuận Bắc được quản lý và chăm sóc PHCN: > 70%;
b) Từ năm 2014 đến năm 2015:
- Duy trì chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại 65 xã, phường, thị trấn của tỉnh;
Chỉ tiêu: tỷ lệ người khuyết tật về vận động tại 65 xã, phường, thị trấn được quản lý và chăm sóc PHCN: 100 %.
- Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế PHCN theo danh mục của Đề án.
1. Khảo sát - đánh giá:
Công tác điều tra, khảo sát được thực hiện ngay sau khi đề án được ban hành để thu thập các chỉ số về tỷ lệ người khuyết tật, mức độ khuyết tật, lứa tuổi, nghề nghiệp và nguyên nhân khuyết tật, …
Ban điều hành huyện, thành phố tổ chức khảo sát, thu thập thông qua mạng lưới cộng tác viên đã được đào tạo. Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh Ninh Thuận sẽ xử lý, phân tích số liệu và đánh giá thực trạng người khuyết tật tại cộng đồng, nhu cầu cần phục hồi chức năng.
2. Thông tin, giáo dục truyền thông:
- Công tác thông tin, giáo dục truyền thông được triển khai xuyên suốt quá trình thực hiện Đề án, giúp mọi người hiểu rõ tính xã hội hoá cao của công tác PHCN dựa vào cộng đồng, nhìn nhận người khuyết tật là thành viên bình đẳng trong xã hội và tham gia hỗ trợ người khuyết tật;
Ban điều hành các cấp có kế hoạch cụ thể để triển khai tốt công tác truyền thông giáo dục đến nhân dân với các hình thức như:
- Thông qua hội thảo, hội nghị chuyên đề PHCN hoặc lồng ghép để toàn xã hội quan tâm sâu sắc công tác PHCN dựa vào cộng đồng;
- Hình thành các loại hình câu lạc bộ người khuyết tật, hội người khuyết tật, … Thông qua đó tư vấn tuyên truyền giáo dục người khuyết tật và người nhà hiểu và tham gia tập luyện để PHCN;
- Sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau như: tờ gấp, panô, xe tuyên truyền lưu động, truyền hình, ... Chú trọng công tác vãng gia để tiếp cận được người khuyết tật nhằm có biện pháp hỗ trợ tối ưu nhất cho mỗi người khuyết tật.
3. Công tác tập huấn, đào tạo:
- Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về PHCN cho cán bộ y tế của Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Sơn và các Trung tâm y tế huyện, thành phố để có đủ kỹ năng chuyên môn làm công tác PHCN tại chỗ và PHCN dựa vào cộng đồng;
- Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn hằng năm cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên để duy trì và phát triển PHCN dựa vào cộng đồng (Phụ lục 2);
- Hướng dẫn thân nhân người khuyết tật cách chăm sóc PHCN, cách làm và sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật.
4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế (Phụ lục 1, 3):
- Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng được bổ sung trang thiết bị phục vụ trong khám và điều trị phục hồi chức năng, thành lập xưởng làm chân tay giả, phòng mổ chỉnh hình;
- Bệnh viện tỉnh và Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Sơn có khoa Vật lý trị liệu được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế cơ bản;
- Trung tâm y tế huyện, thành phố có khoa vật lý trị liệu và được bổ sung đầy đủ các dụng cụ vận động trị liệu và hoạt động trị liệu;
- Tại cộng đồng tận dụng các vật dụng sẵn có để làm các trợ giúp tại nhà nhằm giảm chi phí cho gia đình bệnh nhân.
5. Chăm sóc người khuyết tật tại nhà:
- Cán bộ chuyên trách, cộng tác viện định kỳ thăm hộ gia đình để trực tiếp thực hiện thao tác hoặc hướng dẫn người thân, người khuyết tật các kỹ thuật PHCN;
- Các kỹ thuật viên PHCN của huyện, thành phố xuống cơ sở làm việc với Ban điều hành xã, phường, thị trấn và người khuyết tật tại địa phương ít nhất 01 lần/tháng. Các cộng tác viên tại xã, phường, thị trấn hướng dẫn và động viên người khuyết tật tập luyện ít nhất 03 lần/tháng.
6. Hoạt động giám sát - lượng giá - sơ tổng kết:
- Công tác kiểm tra, giám sát và lượng giá kết quả PHCN tại cộng đồng được thực hiện định kỳ, để kịp thời có những đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng PHCN tại cộng đồng;
- Sơ kết 6 tháng 1 lần đối với xã, phường; mỗi năm 1 lần đối với huyện, thành phố và tỉnh. Tổng kết giai đoạn từ giai đoạn 2012 - 2015 được thực hiện vào cuối năm 2015 đối với huyện, thành phố và tỉnh.
1. Tăng cường năng lực của Ban Điều hành các cấp đối với công tác PHCN nói chung và PHCN dựa vào cộng đồng nói riêng, là một trong những công tác trọng tâm của chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
2. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục truyền thông về công tác PHCN, đa dạng hoá và sử dụng có hiệu quả các hình thức thông tin tiếp cận đến mọi đối tượng để nâng cao nhận thức của người dân về công tác PHCN.
3. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác PHCN, tăng cường sự hợp tác giữa các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội; huy động sự tham gia của nhân dân vào việc triển khai các hoạt động PHCN tại cộng đồng. Mở rộng sự hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực PHCN.
4. Củng cố và kiện toàn mạng lưới cán bộ công tác PHCN từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Có chế độ ưu tiên đào tạo cán bộ y tế chuyên ngành PHCN và có chính sách thu hút nhân lực chuyên ngành về PHCN có trình độ kỹ thuật viên trở lên tại các tỉnh khác về công tác tại tỉnh.
Thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách, đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn thân nhân người khuyết tật cách chăm sóc PHCN và làm các dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật.
5. Đẩy nhanh việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành về PHCN cho các cơ sở PHCN của tỉnh một cách đồng bộ và đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế để thực hiện tốt nhất các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị.
6. Huy động tài chính từ nhiều nguồn để đảm bảo triển khai công tác PHCN tại chỗ và PHCN tại cộng đồng: kinh phí chủ yếu từ nguồn ngân sách địa phương, tranh thủ các dự án của Bộ Y tế, Hội Chữ thập đỏ, tổ chức phi chính phủ và huy động từ các nhà tài trợ cùng chia sẻ với khả năng tài chính của địa phương.
IV. Dự toán kinh phí thực hiện Đề án (Phụ lục 4a, 4b, 4c)
1. Tổng kinh phí:
Kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo từ nguồn ngân sách địa phương và kêu gọi đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 2.533.985.000 đồng, trong đó:
- Riêng nguồn kinh phí địa phương là 1.783.985.000 đồng, để chi:
+ Phụ cấp cán bộ chuyên trách, cộng tác viên: 1.101.870.000 đồng.
+ Quản lý chương trình (tổng kết): 7.350.000 đồng.
+ Đào tạo, tập huấn: 424.765.000 đồng.
+ Mua sắm trang thiết bị: 250.000.000 đồng;
- Vận động các tổ chức từ thiện để mua trang thiết bị: 750.000.000 đồng.
2. Kinh phí của Đề án theo tiến độ thực hiện:
a) Dự kiến giai đoạn thực hiện 2012 - 2013 là 945.775.000 đồng, trong đó:
+ Phụ cấp cán bộ chuyên trách, cộng tác viên: 521.010.000 đồng.
+ Đào tạo, tập huấn: 424.765.000 đồng;
b) Dự kiến giai đoạn thực hiện 2014 - 2015 là 1.588.210.000 đồng, trong đó:
- Nguồn kinh phí địa phương là 838.210.000 đồng, để chi:
+ Phụ cấp cán bộ chuyên trách, cộng tác viên: 580.860.000 đồng.
+ Quản lý chương trình (tổng kết): 7.350.000 đồng.
+ Mua sắm trang thiết bị: 250.000.000 đồng.
- Nguồn vận động các nhà tài trợ để mua trang thiết bị: 750.000.000 đồng.
I. Kiện toàn Ban Điều hành các cấp để tiếp tục triển khai chương trình phục hồi chức năng
- Ban Điều hành Chương trình PHCN tuyến tỉnh do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách Văn hoá - Xã hội làm Trưởng ban, lãnh đạo Sở Y tế là Phó ban trực. Ngoài ra còn có các thành viên gồm lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ, Hội liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh Đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, lãnh đạo Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, lãnh đạo Ủy ban nhân dân và Trung tâm y tế các huyện, thành phố;
- Thành phần Ban Điều hành PHCN huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn cơ cấu tổ chức như ban điều hành PHCN tuyến tỉnh. Kiện toàn Ban chỉ đạo của các huyện, thành phố và 51 xã, phường, thị trấn đã triển khai Chương trình và thành lập Ban Điều hành các cấp của hai huyện Thuận Bắc và Thuận Nam để tiếp tục triển khai Chương trình PHCNDVCĐ.
Ban Điều hành Chương trình PHCN có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp quản lý, tổ chức thực hiện tốt công tác PHCN trên địa bàn mình quản lý.
Các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể quần chúng có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Sở Y tế: là cơ quan thường trực có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hằng năm, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và địa phương, tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: có trách nhiệm tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật ở những vùng đã triển khai Chương trình; xây dựng các chính sách khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc; xây dựng chế độ ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất dành riêng cho người khuyết tật.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: có trách nhiệm cùng phối kết hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa trẻ khuyết tật (các giác quan bình thường) ở độ tuổi đi học vào học các trường, lớp bình thường như mọi trẻ khác; mở các lớp học dành riêng cho người khiếm thị; tham gia các hoạt động của Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính: có trách nhiệm xem xét cân đối, bố trí kế hoạch ngân sách hằng năm để thực hiện Đề án đạt kết quả tốt như mục tiêu đã đề ra.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận: có nhiệm vụ đưa tin, bài, phóng sự các hoạt động chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng sâu rộng đến nhân dân để toàn xã hội cùng nhận thức, hiểu biết và cùng tham gia.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: có trách nhiệm chỉ đạo việc triển khai Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng tại địa phương.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và Hội Chữ thập đỏ tỉnh: thực hiện công tác tuyên truyền vận động phục hồi chức năng cho người khuyết tật; đồng thời phối hợp với các ngành vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ giúp đỡ người khuyết tật.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu lãnh đạo các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở cần quan tâm, chỉ đạo sâu sát việc triển khai thực hiện Đề án. Đề nghị các tổ chức đoàn thể liên quan có kế hoạch phối hợp triển khai Đề án để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật và dự phòng khuyết tật, góp phần ổn định cuộc sống gia đình và sự phát triển chung của xã hội./.
CÁC TRANG THIẾT BỊ, XÉT NGHIỆM TRONG BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Theo danh mục của Bộ Y tế | Hiện có của Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng | |
- Máy siêu âm chẩn đoán đen trắng |
| |
- Máy X quang |
| |
- Máy điện tim, điện tim gắng sức |
| |
- Máy chẩn đoán điện cơ |
| |
- Máy điện não đồ |
| |
- Máy thăm dò chức năng hô hấp |
| |
- Máy tác động cột sống kéo nắn | X | |
- Máy điện xung các loại |
| |
- Máy siêu âm điều trị | X | |
- Máy châm cứu, tần phổ | X | |
- Máy điện trường cao áp |
| |
- Máy điều trị ánh sáng (hồng ngoại, tử ngoại) | X | |
- Máy điện phân | X | |
- Máy điện từ trường | X | |
- Máy laser điều trị |
| |
- Nhiệt trị liệu |
| |
- Dụng cụ vận động trị liệu | X | |
- Dụng cụ thủy trị liệu |
| |
- Máy đo nồng độ chất độc |
| |
- Máy đo thính lực |
| |
2. Các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản |
| |
- Huyết đồ |
| |
- Tìm tế bào trong các dịch sinh vật |
| |
- Công thức hồng cầu | X | |
- Công thức bạch cầu | X | |
- Số lượng tiểu cầu | X | |
- Tốc độ lắng máu |
| |
- Tỷ lệ huyết sắc tố | X | |
- Dấu hiệu dây thắt |
| |
- Thời gian máu chảy, máu đông | X | |
- Xác định nhóm máu, thử phản ứng chéo tại giường |
| |
3. Kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh cơ bản |
| |
- Máy xét nghiệm hoá sinh tổng hợp |
| |
- Urê máu |
| |
- Đường máu (Test nhanh) | X | |
- Phản ứng Maclagan |
| |
- Protein nước tiểu | X | |
- Thể cetonic |
| |
- Bilirubin |
| |
- Urobilinogen |
| |
4. Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh cơ bản |
| |
- Cấy nấm nội tạng |
| |
- Soi tươi tìm vi khuẩn |
| |
- Xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột |
| |
- Xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét |
| |
5. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cơ bản |
| |
- Chụp dạ dày đối quang kép |
| |
- Chụp khung đại tràng |
| |
- Chụp xương các loại |
| |
- Chụp cấp cứu ổ bụng |
| |
- Siêu âm trắng đen ổ bụng, sản phụ khoa, tiết niệu |
|
Ghi chú: dấu X là đã được trang bị cho Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng.
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
NĂM | HUYỆN, THÀNH PHỐ | SỐ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN | TÊN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN |
2012 | Duy trì hoạt động của 51 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thành phố đã triển khai giai đoạn 2005 - 2010 (Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải và Bác Ái) | ||
2013 | Duy trì hoạt động của 51 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thành phố (Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải và Bác Ái) | ||
Huyện Thuận Bắc (triển khai mới) | 06 xã | Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải, Lợi Hải, Bắc Sơn, Bắc Phong. | |
Huyện Thuận Nam (triển khai mới) | 08 xã | Phước Nam, Phước Diêm, Phước Dinh, Nhị Hà, Phước Hà, Phước Minh, Phước Ninh, Cà Ná. | |
2014 | Duy trì hoạt động của 65 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thành phố | ||
2015 | Duy trì hoạt động của 65 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thành phố |
PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
I. Năm 2014: Bổ sung trang thiết bị cho Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng | ||||||
STT | TÊN TRANG THIẾT BỊ | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |
1 | Máy xét nghiệm sinh hoá tự động | cái | 01 | 250.000.000 | 250.000.000 | |
Model: ABX; nước sản xuất: Mỹ | ||||||
2 | Máy siêu âm trắng đen | cái | 01 | 250.000.000 | 250.000.000 | |
Nước sản xuất: Nhật Bản | ||||||
Cộng: | 500.000.000 | |||||
|
|
|
|
|
| |
II. Năm 2015: Bổ sung trang thiết bị cho Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng | ||||||
STT | TÊN TRANG THIẾT BỊ | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |
1 | Máy X. quang | cái | 01 | 400.000.000 | 400.000.000 | |
Model: F78-IIIB Mỹ | ||||||
Lắp ráp: Trung Quốc | ||||||
2 | Máy rửa phim tự động | cái | 01 | 100.000.000 | 100.000.000 | |
Model: Pro-14 Hàn Quốc | ||||||
Cộng: | 500.000.000 | |||||
TỔNG CỘNG: 1.000.000.000 đồng (bằng chữ: một tỷ đồng chẵn) | ||||||
DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
(Giá được tính theo thời điểm hiện tại năm 2012)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
I. KINH PHÍ TRIỂN KHAI NĂM 2012 |
|
|
Hỗ trợ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên: |
|
|
366 người x 5% x 1.050.000 đồng (lương tối thiểu) x 12 tháng | = | 230,580,000 |
Tổng cộng năm 2012: |
| 230,580,000 |
Bằng chữ: Hai trăm ba mươi triệu, năm trăm tám mươi ngàn đồng. | ||
II. KINH PHÍ TRIỂN KHAI NĂM 2013 |
|
|
1. Mở lớp tập huấn huyện Thuận Nam: |
|
|
Triển khai tập huấn mới cho cán bộ các phòng ban huyện và 08 xã của huyện Thuận Nam. | ||
1.1. Tuyến huyện: tập huấn 01 lớp cho huyện Thuận Nam. |
|
|
a) Địa điểm Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam; thời gian: 07 ngày |
|
|
b) Giảng viên: cán bộ Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN Ninh Thuận |
|
|
c) Thành phần tham gia tập huấn gồm: khoảng 30 người |
|
|
+ Đại diện các phòng ban của huyện; |
|
|
+ Đại diện tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân); |
|
|
+ Đại diện các trường tiểu học trên địa bàn. |
|
|
d) Kinh phí: bao gồm |
|
|
- Tiền xăng xe ôtô: 01 vòng cả đi lẫn về = 60 km (100 km = 18 lít xăng) |
|
|
07 ngày x 11 lít x 23.500 đồng | = | 1.809.500 |
- Công tác phí: 07 ngày x 5 người x 60.000 đồng | = | 2.100.000 |
(Theo Quy định số 2255/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh) |
|
|
- Thuê hội trường + Bồi dưỡng người phục vụ: | = | 1.000.000 |
- Hỗ trợ tiền ăn cho học viên: 50.000/người/ngày x 30 x 07 ngày | = | 10.500.000 |
(Học viên không hưởng lương trong biên chế) |
|
|
- Hỗ trợ xăng xe cho học viên (20 km): 3,6 lít x 23.500 x 30 x 07 ngày | = | 17.766.000 |
- Tiền bồi dưỡng cho giảng viên, trong đó: |
|
|
+ Lý thuyết: 75.000 đồng/người/giờ x 08 giờ x 06 ngày | = | 3.600.000 |
+ Thực hành: 75.000/người/giờ x 08 giờ x 03 người x 1 ngày | = | 1.800.000 |
(Theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh) |
|
|
+ Nước uống: 10.000/người/ngày x 35 x 07 ngày | = | 2.450.000 |
+ Chi phí khác: | = | 3.085.000 |
* Chi phí khác bao gồm: |
|
|
+ Tài liệu: 70.000/2 bộ (in ấn) x 30 người = 2.100.000 đồng |
|
|
+ Bút viết học viên: 2.000/cây x 30 người = 60.000 đồng |
|
|
+ Vở: 3.000 đồng/cuốn x 30 người = 90.000 đồng |
|
|
+ Bút viết bảng: 7.000/cây x 05cây = 35.000 đồng |
|
|
+ Vật liệu làm dụng cụ = 500.000 đồng |
|
|
+ Trang trí lớp học = 300.000 đồng |
|
|
Cộng: |
| 44.110.500 |
1.2. Tuyến xã: |
|
|
Mở 02 lớp tập huấn cho 08 xã mới huyện Thuận Nam. |
|
|
a) Địa điểm: Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam 02 lớp mới. |
|
|
b) Giảng viên: cán bộ Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN Ninh Thuận |
|
|
c) Thành phần tham gia tập huấn: |
|
|
+ Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã; |
|
|
+ Đại diện tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ); |
|
|
+ Đại diện Trạm y tế |
|
|
+ Cộng tác viên |
|
|
d) Kinh phí: bao gồm |
|
|
- Tiền xăng xe ôtô: (100 km = 18 lít xăng) |
|
|
Thuận Nam (60 km): 11 lít x 23.500 x 14 ngày x 02 lớp | = | 7.238.000 |
- Công tác phí: 14 ngày x 5 người x 60.000 đồng x 2 lớp | = | 8.400.000 |
(Theo Quy định số 2255/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh). |
|
|
- Thuê Hội trường + Bồi dưỡng người phục vụ x 2 lớp | = | 2.000.000 |
- Hỗ trợ tiền ăn cho học viên: |
|
|
50.000/người/ngày x 30 người x 14 ngày x 2 lớp | = | 42.000.000 |
(Học viên không hưởng lương trong biên chế) |
|
|
- Hỗ trợ xăng xe cho học viên (20 km): |
|
|
3.6 lít x 23.500 x 30 người x 14 ngày x 2 lớp | = | 71.064.000 |
- Tiền bồi dưỡng cho giảng viên, trong đó: |
|
|
+ Lý thuyết: 75.000 đồng/giờ x 08 giờ x 12 ngày x 2 lớp | = | 14.400.000 |
+ Thực hành:75.000/giờ x 08 giờ x 03 người x 2 ngày x 2 lớp | = | 7.200.000 |
- Nước uống:10.000/ngày x 35 người x 14 ngày x 2 lớp | = | 9.800.000 |
- Chi phí khác: 3.085.000 đồng x 2 lớp | = | 6.170.000 |
Cộng: |
| 168.272.000 |
2. Mở lớp tập huấn huyện Thuận Bắc: |
|
|
Triển khai tập huấn mới cho cán bộ các phòng ban huyện và 06 xã của huyện Thuận Bắc. | ||
2.1. Tuyến huyện: tập huấn 01 lớp cho cán bộ các phòng ban huyện Thuận Bắc | ||
a) Địa điểm: Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc; thời gian: 07 ngày. |
|
|
b) Giảng viên: cán bộ Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN Ninh Thuận |
|
|
c) Thành phần tham gia tập huấn gồm: khoảng 30 người |
|
|
+ Đại diện các phòng ban của huyện; |
|
|
+ Đại diện tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ); |
|
|
+ Đại diện các trường tiểu học trên địa bàn (11: 01 Ban Giám hiệu, 10 giáo viên). |
|
|
d) Kinh phí: bao gồm |
|
|
- Tiền xăng xe ôtô: 01 vòng cả đi lẫn về = 60 km (100 km = 18 lít xăng) |
|
|
07 ngày x 11 lít x 23.500 đồng | = | 1.809.500 |
- Công tác phí: 07 ngày x 5 người x 60.000 đồng | = | 2.100.000 |
(Theo Quy định số 2255/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh) |
|
|
- Thuê hội trường + Bồi dưỡng người phục vụ: | = | 1.000.000 |
- Hỗ trợ tiền ăn cho học viên: 50.000/người/ngày x 30 x 07 ngày | = | 10.500.000 |
(Học viên không hưởng lương trong biên chế) |
|
|
- Hỗ trợ xăng xe cho học viên (20 km): 3.6 lít x 23.500 x 30 x 07 ngày | = | 17.766.000 |
- Tiền bồi dưỡng cho giảng viên: |
|
|
Lý thuyết: 75.000 đồng/người/giờ x 08 giờ x 06 ngày | = | 3.600.000 |
Thực hành: 75.000/người/giờ x 08 giờ x 03 người x 1 ngày | = | 1.800.000 |
(Theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh) |
|
|
- Nước uống:10.000/người/ngày x 35 x 07 ngày | = | 2.450.000 |
- Chi phí khác: |
|
|
* Chi phí khác bao gồm: | = | 3.085.000 |
+ Tài liệu: 70.000/2 bộ (in ấn) x 30 người = 2.100.000 đồng |
|
|
+ Bút viết học viên: 2.000/cây x 30 người = 60.000 đồng |
|
|
+ Vở: 3.000 đồng/cuốn x 30 người = 90.000 đồng |
|
|
+ Bút viết bảng: 7.000 đồng/cây x 05 cây = 35.000 đồng |
|
|
+ Vật liệu làm dụng cụ = 500.000 đồng |
|
|
+ Trang trí lớp học = 300.000 đồng |
|
|
Cộng: |
| 44.110.500 |
2.2. Tuyến xã: tập huấn 02 lớp cho 06 xã mới huyện Thuận Bắc | ||
a) Địa điểm: Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc 02 lớp mới. | ||
b) Giảng viên: cán bộ Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN Ninh Thuận |
|
|
c) Thành phần tham gia tập huấn: |
|
|
+ Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã |
|
|
+ Đại diện tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ); | ||
+ Đại diện Trạm y tế |
|
|
+ Cộng tác viên |
|
|
d) Kinh phí: bao gồm |
|
|
+ Tiền xăng xe ôtô: (100 km = 18 lít xăng) |
|
|
Thuận Bắc (60 km): 11 lít x 23.500 x 14 ngày x 02 lớp | = | 7.238.000 |
+ Công tác phí: 14 ngày x 5 người x 60.000 đồng x 2 lớp | = | 8.400.000 |
(Theo Quy định số 2255/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh) |
|
|
+ Thuê hội trường + Bồi dưỡng người phục vụ x 2 lớp | = | 2.000.000 |
+ Hỗ trợ tiền ăn cho học viên: |
|
|
50.000/người/ngày x 30 người x 14 ngày x 2 lớp | = | 42.000.000 |
(Học viên không hưởng lương trong biên chế) |
|
|
+ Hỗ trợ xăng xe cho học viên (20 km): |
|
|
3.6 lít x 23.500 x 30 người x 14 ngày x 2 lớp | = | 71.064.000 |
- Tiền bồi dưỡng cho giảng viên: |
|
|
Lý thuyết: 75.000 đồng/người/giờ x 08 giờ x 12 ngày x 2 lớp | = | 14.400.000 |
Thực hành:75.000/người/giờ x 08 giờ x 03 người x 2 ngày x 2 lớp | = | 7.200.000 |
(Theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh) |
|
|
- Nước uống:10.000/người/ngày x 35 x 14 ngày x 2 lớp | = | 9.800.000 |
- Chi phí khác: 3.085.000 đồng x 2 lớp | = | 6.170.000 |
Cộng: |
| 168.272.000 |
3. Hỗ trợ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên: |
|
|
461 người x 5% x 1.050.000 đồng (lương tối thiểu) x 12 tháng | = | 290.430.000 |
Cộng: |
| 290.430.000 |
Tổng cộng năm 2013: |
| 715.195.000 |
Bằng chữ: Bảy trăm mười năm triệu, một trăm chín mươi năm ngàn đồng. | ||
III. KINH PHÍ TRIỂN KHAI NĂM 2014 |
|
|
1. Hỗ trợ chuyên trách, cộng tác viên: |
|
|
461 người x 5% x 1.050.000 đồng (lương tối thiểu) x 12 tháng | = | 290.430.000 |
2. Mua trang thiết bị: máy siêu âm trắng đen, máy xét nghiệm sinh hoá tự động | = | 500.000.000 |
Tổng cộng năm 2014: |
| 790.430.000 |
Bằng chữ: Bảy trăm chín mươi triệu, bốn trăm ba mươi ngàn đồng. | ||
IV. KINH PHÍ TRIỂN KHAI NĂM 2015 |
|
|
1. Hỗ trợ chuyên trách, cộng tác viên: |
|
|
461 người x 5% x 1.050.000 đồng (lương tối thiểu) x 12 tháng | = | 290.430.000 |
2. Mua sắm trang thiết bị: máy X-quang, máy rửa phim tự động | = | 500.000.000 |
3. Tổng kết thực hiện Đề án: |
|
|
- Thành phần: 180 người, gồm có: |
|
|
+ BĐH, đại biểu cấp tỉnh: 20 người. BĐH Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng: 05 người. | ||
+ Đại diện BĐH, đại biểu cấp huyện, chuyên trách cấp huyện: 25 người |
|
|
+ Đại diện BĐH cấp xã: 65 người. Các cộng tác viên tiêu biểu: 65 người. |
|
|
- Kinh phí: |
|
|
+ Tài liệu: 10.000 đồng/bộ x 180 bộ | = | 1.800.000 |
+ Nước uống: 10.000 đồng/người x 180 người | = | 1.800.000 |
+ Trang trí hội trường: | = | 500.000 |
+ Tiền ăn: 50.000 đồng x 65 (CTV) | = | 3.250.000 |
Cộng: |
| 7.350.000 |
Tổng cộng năm 2015: |
| 797.780.000 |
Bằng chữ: Bảy trăm chín mươi bảy triệu, bảy trăm tám mươi ngàn đồng. |
BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHCN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
STT | NỘI DUNG | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | TỔNG CỘNG |
I | Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng | |||||
1 | Tập huấn tuyến huyện |
| 88.221.000 |
|
| 88.221.000 |
2 | Tập huấn xã, thị trấn |
| 336.544.000 |
|
| 336.544.000 |
3 | Phụ cấp cán bộ chuyên trách và cộng tác viên | 230.580.000 | 290.430.000 | 290.430.000 | 290.,430.000 | 1.101.870.000 |
II | Mua sắm trang thiết bị |
|
| 500.000.000 | 500.000.000 | 1.000.000.000 |
III | Tổng kết |
|
|
| 7.350.000 | 7.350.000 |
| Tổng cộng | 230.580.000 | 715.195.000 | 790.430.000 | 797.780.000 | 2.533.985.000 |
(Hai tỷ, năm trăm ba mươi ba triệu, chín trăm tám mươi năm ngàn đồng)
BẢNG CHIẾT TÍNH CHI HỖ TRỢ CHUYÊN TRÁCH, CỘNG TÁC VIÊN TUYẾN XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
STT | Tên xã, phường | Số lượng CT, CTV | Mức hưởng (5% lương tối thiểu) | Số tháng | Thành tiền | |
| NĂM 2012 | 366 | 5% * 1.050.000 | 12 | 230.580.000 | |
| THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM |
|
| |||
1 | Phường Văn Hải | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
2 | Phường Mỹ Hương | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
3 | Phường Mỹ Hải | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
4 | Phường Mỹ Bình | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
5 | Phường Bảo An | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
6 | Phường Đô Vinh | 9 | 52.500 | 12 | 5.670.000 | |
7 | Phường Tấn Tài | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
8 | Phường Mỹ Đông | 10 | 52.500 | 12 | 6.300.000 | |
9 | Phường Đạo Long | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
10 | Phường Kinh Dinh | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
11 | Phường Đông Hải | 13 | 52.500 | 12 | 8.190.000 | |
12 | Phường Đài Sơn | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
13 | Phường Phủ Hà | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
14 | Phường Phước Mỹ | 11 | 52.500 | 12 | 6.930.000 | |
15 | Phường Thanh Sơn | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
16 | Xã Thành Hải | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
| HUYỆN NINH HẢI |
|
|
|
| |
1 | Xã Vĩnh Hải | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
2 | Xã Xuân Hải | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
3 | TT Khánh Hải | 10 | 52.500 | 12 | 6.300.000 | |
4 | Xã Nhơn Hải | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
5 | Xã Thanh Hải | 4 | 52.500 | 12 | 2.520.000 | |
6 | Xã Hộ Hải | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
7 | Xã Phương Hải | 4 | 52.500 | 12 | 2.520.000 | |
8 | Xã Tri Hải | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
9 | Xã Tân Hải | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
| HUYỆN NINH SƠN |
|
|
|
| |
1 | TT Tân Sơn | 9 | 52.500 | 12 | 5.670.000 | |
2 | Xã Quãng Sơn | 10 | 52.500 | 12 | 6.300.000 | |
3 | Xã Lâm Sơn | 11 | 52.500 | 12 | 6.930.000 | |
4 | Xã Lương Sơn | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
5 | Xã Nhơn Sơn | 11 | 52.500 | 12 | 6.930.000 | |
6 | Xã Mỹ Sơn | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
7 | Xã Hoà Sơn | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
8 | Xã Ma Nới | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
| HUYỆN BÁC ÁI |
|
|
|
| |
1 | Xã Phước Đại | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
2 | Xã Phước Thành | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
3 | Xã Phước Tân | 4 | 52.500 | 12 | 2.520.000 | |
4 | Xã Phước Tiến | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
5 | Xã Phước Bình | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
6 | Xã Phước Chính | 4 | 52.500 | 12 | 2.520.000 | |
7 | Xã Phước Hoà | 3 | 52.500 | 12 | 1.890.000 | |
8 | Xã Phước Trung | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
9 | Xã Phước Thắng | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
| HUYỆN NINH PHƯỚC |
|
|
|
| |
1 | TT Phước Dân | 16 | 52.500 | 12 | 10.080.000 | |
2 | Xã An Hải | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
3 | Xã Phước Hải | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
4 | Xã Phước Vinh | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
5 | Xã Phước Thái | 9 | 52.500 | 12 | 5.670.000 | |
6 | Xã Phước Thuận | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
7 | Xã Phước Sơn | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
8 | Xã Phước Hậu | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
9 | Xã Phước Hữu | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
| NĂM 2013 | 461 | 5% * 1.050.000 | 12 | 290.430.000 | |
| THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM |
|
| |||
1 | Phường Văn Hải | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
2 | Phường Mỹ Hương | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
3 | Phường Mỹ Hải | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
4 | Phường Mỹ Bình | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
5 | Phường Bảo An | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
6 | Phường Đô Vinh | 9 | 52.500 | 12 | 5.670.000 | |
7 | Phường Tấn Tài | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
8 | Phường Mỹ Đông | 10 | 52.500 | 12 | 6.300.000 | |
9 | Phường Đạo Long | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
10 | Phường Kinh Dinh | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
11 | Phường Đông Hải | 13 | 52.500 | 12 | 8.190.000 | |
12 | Phường Đài Sơn | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
13 | Phường Phủ Hà | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
14 | Phường Phước Mỹ | 11 | 52.500 | 12 | 6.930.000 | |
15 | Phường Thanh Sơn | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
16 | Xã Thành Hải | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
| HUYỆN NINH HẢI |
|
|
|
| |
1 | Xã Vĩnh Hải | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
2 | Xã Xuân Hải | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
3 | TT Khánh Hải | 10 | 52.500 | 12 | 6.300.000 | |
4 | Xã Nhơn Hải | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
5 | Xã Thanh Hải | 4 | 52.500 | 12 | 2.520.000 | |
6 | Xã Hộ Hải | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
7 | Xã Phương Hải | 4 | 52.500 | 12 | 2.520.000 | |
8 | Xã Tri Hải | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
9 | Xã Tân Hải | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
| HUYỆN NINH SƠN |
|
|
|
| |
1 | TT Tân Sơn | 9 | 52.500 | 12 | 5.670.000 | |
2 | Xã Quãng Sơn | 10 | 52.500 | 12 | 6.300.000 | |
3 | Xã Lâm Sơn | 11 | 52.500 | 12 | 6.930.000 | |
4 | Xã Lương Sơn | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
5 | Xã Nhơn Sơn | 11 | 52.500 | 12 | 6.930.000 | |
6 | Xã Mỹ Sơn | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
7 | Xã Hoà Sơn | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
8 | Xã Ma Nới | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
| HUYỆN BÁC ÁI |
|
|
|
| |
1 | Xã Phước Đại | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
2 | Xã Phước Thành | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
3 | Xã Phước Tân | 4 | 52.500 | 12 | 2.520.000 | |
4 | Xã Phước Tiến | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
5 | Xã Phước Bình | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
6 | Xã Phước Chính | 4 | 52.500 | 12 | 2.520.000 | |
7 | Xã Phước Hoà | 3 | 52.500 | 12 | 1.890.000 | |
8 | Xã Phước Trung | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
9 | Xã Phước Thắng | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
| HUYỆN NINH PHƯỚC |
|
|
|
| |
1 | TT Phước Dân | 16 | 52.500 | 12 | 10.080.000 | |
2 | Xã An Hải | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
3 | Xã Phước Hải | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
4 | Xã Phước Vinh | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
5 | Xã Phước Thái | 9 | 52.500 | 12 | 5.670.000 | |
6 | Xã Phước Thuận | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
7 | Xã Phước Sơn | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
8 | Xã Phước Hậu | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
9 | Xã Phước Hữu | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
| HUYỆN THUẬN NAM |
|
|
|
| |
1 | Xã Phước Nam | 9 | 52.500 | 12 | 5.670.000 | |
2 | Xã Phước Ninh | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
3 | Xã Phước Minh | 6 | 52.500 | 12 | 3.780.000 | |
4 | Xã Phước Dinh | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
5 | Xã Phước Diêm | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
6 | Xã Nhị Hà | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
7 | Xã Phước Hà | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
8 | Xã Cà Ná | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
| HUYỆN THUẬN BẮC |
|
|
|
| |
1 | Xã Phước Kháng | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
2 | Xã Phước Chiến | 7 | 52.500 | 12 | 4.410.000 | |
3 | Xã Công Hải | 9 | 52.500 | 12 | 5.670.000 | |
4 | Xã Lợi Hải | 8 | 52.500 | 12 | 5.040.000 | |
5 | Xã Bắc Sơn | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
6 | Xã Bắc Phong | 5 | 52.500 | 12 | 3.150.000 | |
NĂM 2015 = 2014 = 2013 | 461 | 5% * 1.050.000 | 12 | 290.430.000 | ||
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 4Luật người khuyết tật 2010
- 5Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- 6Nghị quyết 31/2011/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020
- 7Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015
- 8Quyết định 18/2011/QĐ-UBND quy định mức chi thù lao giảng viên, báo cáo viên các cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 9Quyết định 2255/2010/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Ninh Thuận
- 10Quyết định 06/2016/QĐ-UBND phê duyệt mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015 - 2020
Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Đề án củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật về vận động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015
- Số hiệu: 43/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/08/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Võ Đại
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/08/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực