- 1Quyết định 170/2005/QĐ-TTg về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 01/2006/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Thông tư 01/2007/TT-BNN hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Uỷ ban Dân tộc - Bộ kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài Chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 79/2007/TT-BNN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BNN hưóng dẫn thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 43/2007/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 10 tháng 10 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 676/2006-TTLT/UBDT- KH&ĐT-TC-XD-NN&PTNT ngày 08/08/2006 của Uỷ ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2006 của Bộ Nông nghiệp&PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006-2010; Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 1162/TTr- NN&PTNT ngày 02/10/2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Nông nghiệp & PTNT, Trưởng ban Dân tộc, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện có dự án và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 432007/QĐ-UBND ngày 10/10 /2007 của UBND tỉnh Quảng
Nhằm mục đích triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc và miền núi thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 (sau đây gọi tắt là dự án hỗ trợ phát triển sản xuất) phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng miền núi Quảng Nam.
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đối tượng: đối tượng gồm những hộ nghèo và nhóm hộ đang sinh sống tại các thôn, bản, xã dự án (sau đây gọi tắt là vùng dự án) trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1.1. Hộ nghèo: theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg/ ngày 08/07/2005/ của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010.
2.2. Nhóm hộ: ngoài việc đảm bảo các điều kiện theo quy định tại mục 1, phần II của Thông tư 01/2007/TT-BNN ; UBND xã xác định nhóm hộ theo đề nghị của cộng đồng hưởng lợi từ dự án phù hợp với tình hình thực tế và với yêu cầu của từng nội dung đầu tư (về khả năng đóng góp, tập quán sản xuất, trình độ quản lý, kỹ thuật ...) nhưng số lượng hộ nghèo trong nhóm hộ chiếm tỉ lệ tối thiểu không dưới 70% và phải đảm bảo cơ hội tham gia hưởng lợi đồng đều cho các hộ nghèo.
Quy định này áp dụng trong phạm vi các xã thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc và miền núi thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ NHỮNG NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công:
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn đến hộ, nhóm hộ các thông tin tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến bảo quản sau thu thu hoạch, thông tin thị trường đã được cụ thể hóa áp dụng phù hợp với điều kiện địa phương. Trong đó, tập trung cho các quy trình cải tiến, nâng cao để cải thiện năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi sẵn có, ngành nghề truyền thống, phát triển nghề mới trên cơ sở nguyên liệu tại chỗ...
- Bồi dưỡng, tập huấn để tăng cường năng lực cho cán bộ phụ trách nông nghiệp xã, các khuyến nông viên, cán bộ thôn bản để làm cộng tác viên khuyến nông của dự án.
- Mở các lớp huấn luyện theo phương pháp học tập cộng đồng và khuyến nông có sự tham gia của người dân; tổ chức hội thảo tham quan học tập mô hình tại chỗ và ở các địa phương khác.
2. Hỗ trợ, xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất
Dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, kết quả thảo luận, lựa chọn của cộng đồng và đối tượng được hỗ trợ; UBND xã căn cứ những nội dung định hướng sau đây để lựa chọn xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp. Chú ý ưu tiên hỗ trợ những mô hình sản xuất có lợi thế so sánh, có thị trường tiêu thụ ổn định và có khả năng mở rộng thành sản xuất hàng hóa.
2.1. Mô hình canh tác bền vững trên đất dốc
Nhằm hạn chế suy thoái tài nguyên đất dốc, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, tiến đến vận động định canh đất nương rẫy. Bố trí xen canh, gối vụ lúa rẫy với ngô và các loại đậu; kết hợp áp dụng các biện pháp trồng băng cây chống xói mòn; xếp đá, đào rảnh cắt dòng chảy.
2.2. Hỗ trợ thâm canh lúa nước 2 vụ
Ưu tiên sử dụng cơ cấu các giống lúa thuần, kết hợp sản xuất giống để đáp ứng nhu cầu tại chỗ; các xã vùng thấp, nơi thuận lợi giao thông có thể sử dụng các giống lúa lai theo quy định của ngành nông nghiệp.
2.3. Hỗ trợ thâm canh các cây trồng cạn
Tùy theo điều kiện đất đai, bố trí các mô hình thâm canh, xen canh, gối vụ các cây ngô, sắn xen với các cây họ đậu; lạc và các cây đậu đỗ khác; các loại rau, củ, quả thực phẩm.
2.4. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
Đối với hộ nghèo vùng dự án ưu tiên chăn nuôi trâu, bò; sử dụng giống địa phương và các giống bò lai Zêbu có tỉ lệ máu thích hợp với tập quán chăn nuôi. Chăn nuôi lợn giống địa phương hoặc lợn lai, gia cầm. Hướng dẫn áp dụng nuôi có chuồng nhốt, thực hiện tốt các khâu chăm sóc nuôi dưỡng như thức ăn, tiêm phòng dịch bệnh... để cải thiện dần năng suất, chất lượng. Nuôi cá nước ngọt và các loài thủy sản khác trong ao nuôi gia đình.
Đối với nhóm hộ vùng dự án, có thể dựa vào các hộ khá để phát triển các giống bò, lợn lai có tỉ lệ máu ngoại cao; các loài đặc sản, thủy đặc sản như: lợn rừng lai, nhím, trăn, rắn, ba ba v.v... theo quy trình hướng dẫn của cán bộ các chuyên ngành.
2.5. Mô hình sản xuất, sơ chế, chế biến nấm
Tùy theo điều kiện nguyên liệu làm giá thể, có thể xây dựng các nhóm hộ trồng và sơ chế các loại nấm mộc nhĩ, nấm sò, nấm linh chi..., từng bước nhân rộng thành làng nghề để sản xuất nấm hàng hóa và các sản phẩm từ nấm.
2.6. Hỗ trợ thâm canh cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày
Cải tạo vườn tạp, lập vườn đồi để trồng cây ăn quả theo phương thức trồng thuần hoặc trong mô hình nông lâm kết hợp. Tùy theo điều kiện tự nhiên vùng dự án, tính phù hợp và hiệu quả, chọn và tập trung phát triển mỗi vùng 1-2 loài trong số các cây bản địa đã qua bình tuyển gồm: Bưởi Thanh trà (xuất xứ Tiên Hiệp, Tiên Phước), Bưởi Trụ (xuất xứ Đại Bình, Quế Sơn), bòn bon (xuất xứ Tiên Phước) để hình thành vùng hàng hóa. Ngoài ra, có thể hỗ trợ phát triển các cây ăn quả khác như chuối, đu đủ.
Trồng tiêu ở các xã dự án vùng trung du, núi thấp; cao su tiểu điền ở các xã dự án nằm tiếp giáp với các vùng quy hoạch phát triển cao su (Núi Thành, Hiệp Đức, Phước Sơn, Nam Giang).
Khi dẫn nhập, phát triển các loài, giống mới ngoài cơ cấu này phải được sự thống nhất của Sở Nông nghiệp & PTNT.
2.7. Thu nhặt, gây trồng các sản phẩm ngoài gỗ
Tập huấn hướng dẫn quy trình thu nhặt hợp lý và gây nuôi trồng một số sản phẩm ngoài gỗ (như mật ong, nấm, măng, tre nứa, song mây, các loại rau rừng, các cây dược liệu v.v...).
- Nơi các sản phẩm ngoài gỗ còn sản lượng tự nhiên khá, tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình khai thác, lựa chọn thu nhặt hợp lý nhằm tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo khả năng tăng trưởng, phát triển tự nhiên.
- Hỗ trợ gây trồng các loài song mây, tre lấy măng, sa nhân, ba kích trên các lập địa thích hợp thuộc rừng và đất rừng đã giao hoặc khoán đến hộ, cộng đồng. Trong đó, chú trọng gây trồng mây là đối tượng có khả năng mở rộng diện tích, có thị trường tiêu thụ thuận lợi.
2.8. Mô hình khôi phục, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống; hỗ trợ phát triển nghề mới.
- Hỗ trợ khôi phục, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống gắn với kiến tạo sản phẩm phát triển du lịch cộng đồng. Chú trọng các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm; hàng thủ công mỹ nghệ, gia dụng, tác phẩm nghệ thuật, nhạc cụ từ nguyên liệu mây, tre, dó bầu và gỗ; sản xuất rượu cần, rượu tà vạc...
- Các xã dự án có nguồn nguyên liệu quế, xây dựng các cơ sở chiết xuất tinh dầu quế quy mô thích hợp.
3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Ưu tiên hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong dự toán chung hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất như hướng dẫn tại mục 2 của phần này.
- Tùy theo điều kiện và nhu cầu cụ thể, có thể hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo có đủ lao động, đất đai các loại giống và chi phí phòng trị một số bệnh chính với các đối tượng nuôi, trồng gồm: bò, lợn, giống thủy sản; giống mới như: ngô, lúa; giống cây ăn quả bản địa; giống cây lâm nghiệp và cây trồng ngoài gỗ.
4. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ vừa và nhỏ cho chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
Tùy theo nhu cầu từng xã dự án, lựa chọn loại và công nghệ phù hợp phục vụ sản xuất và bảo quản chế biến sau thu hoạch như: hỗ trợ công cụ máy tút lúa, tách bắp ngô, thái lát sắn; công cụ, thiết bị phục vụ cho phát triển ngành nghề đã nêu ở mục 2 của phần này; đường ống dẫn nước và các vật liệu chính để cộng đồng (nhóm hộ) góp công xây dựng công trình nước tự chảy phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt quy mô nhỏ hoặc giếng đào.
III. MỨC HỖ TRỢ
1. Định mức chi hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công
Cần có kế hoạch chung, sử dụng kinh phí Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng để nâng cao năng lực cán bộ; dự án này chỉ hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện các nội dung tập huấn, tuyên truyền cho người dân, trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất theo định mức sau:
1.1. In ấn tờ rơi, tài liệu phổ biến kỹ thuật, thông tin thị trường: Nội dung phải ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, có hình ảnh minh họa và áp dụng thiết thực cho sản xuất cây trồng, vật nuôi, ngành nghề phổ biến ở huyện, xã dự án. Chỉ in ấn tài liệu có hình thức đẹp dùng chung được cho nhiều xã dự án, có số lượng trên 2.000 bản mỗi loại, đơn giá không quá 1.000 đồng một tờ rơi khổ giấy A4.
1.2.Chi phí triển khai xây dựng mô hình điểm: Chi phí triển khai xây dựng mô hình điểm gồm chi phí điều tra, khảo sát để xác lập mô hình, chi phí tập huấn, chuyển giao công nghệ, theo dõi chỉ đạo và kiểm tra đánh giá, tham quan, học tập mô hình, tổng kết nhân rộng... Mức chi tối đa không quá 4 triệu đồng cho một mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; riêng mô hình phát triển ngành nghề nông thôn, mức chi tối đa không quá 7 triệu đồng cho một mô hình. Trong đó, chi phí hỗ trợ tiền ăn cho nông dân dự các lớp tập huấn; chi bồi dưỡng giảng viên... theo định mức tại điểm (1.3) hướng dẫn này.
1.3. Mức chi tập huấn, đào tạo
1.3.1. Biên soạn tài liệu trực tiếp phục vụ lớp học: Tài liệu mới: 35.000 đồng một trang; chỉnh lý, bổ sung: 10.000 đồng một trang ( cở giấy A4).
1.3.2. Chi thù lao cho báo cáo viên: tính mức chi cho 01 buổi ( 4 tiết):
+ Cấp Ủy viên TW Đảng; Bộ, Thứ trưởng; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh và tương đương: 300.000 đồng một buổi.
+ Cấp Cục,Vụ,Viện, giáo sư, tiến sĩ, chuyên viên cao cấp, Tỉnh ủy viên, trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương: 200.000 đồng một buổi.
+ Chuyên viên cấp tỉnh, Bộ, cơ quan TW, Phó Giám đốc các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương: 150.000 đồng một buổi.
+ Các nghệ nhân truyền nghề chi trả thù lao theo thực tế, nhưng tối đa không quá mức chi cho nhóm báo cáo viên là: Chuyên viên cấp tỉnh và tương đương; trường hợp đặc biệt, phải chi trả trên mức này Chủ đầu tư trình Chủ tịch UBND huyện quyết định phê duyệt.
+ Chuyên viên cấp huyện: 100.000 đồng một buổi.
+ Báo cáo viên cấp xã: 50.000 đồng một buổi.
+ Giảng viên trợ giảng, hướng dẫn viên tham quan, thực hành: 150.000 đồng một buổi/nhóm.
1.3.3. Chi tổ chức lớp tập huấn:
- Tiền nước uống, tài liệu và văn phòng phẩm cho học viên theo mức chi thực tế nhưng tối đa không quá 20.000 đồng một người một ngày.
- Tiền ăn cho học viên, ban tổ chức, giảng viên:
+ Lớp dưới 7 ngày: 20.000 đồng một người một ngày;
+ Lớp trên 7 ngày: 15.000 đồng một người một ngày.
- Tiền thuê mướn hội trường, trang thiết bị, hỗ trợ tiền ngũ, đi lại cho giảng viên, học viên theo chế độ hiện hành.
UBND huyện phê duyệt và bố trí kinh phí cho Chủ đầu tư chủ trì tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện; riêng các loại tài liệu, tờ rơi do Phòng Kinh tế huyện chủ trì biên soạn và in ấn để cấp phát. Phòng Kinh tế huyện chủ trì phối với các cơ quan, đơn vị trong ngành giúp chủ đầu tư là UBND xã tổ chức các hoạt động tập huấn.
Tùy theo yêu cầu, điều kiện cụ thể của các huyện dự án, Phòng Kinh tế huyện chủ trì biên soạn, hướng dẫn nội dung tập huấn, tuyên truyền, bố trí giảng viên hoặc đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn về chuyên môn, giúp biên soạn, chỉnh lý tài liệu và cử giảng viên tham gia tập huấn.
1.4. Chi cho đối tượng hưởng lợi (hộ nghèo, nhóm hộ) tham quan, học tập các mô hình thành công ở địa phương
- Hỗ trợ tiền tàu, xe đi và về theo mức giá vé tàu, vé xe thông thường của tuyến đường đi tham quan, khảo sát.
- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tham quan, khảo sát tối đa không quá 50.000 đồng một người một ngày.
- Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ tối đa không quá 100.000 đồng một người một ngày.
2. Hỗ trợ chi phí xây dựng mô hình sản xuất:
2.1. Mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
- Hỗ trợ 100% mức chi về giống và vật tư chủ yếu (thức ăn, phân bón, hóa chất, thuốc BVTV, thuốc thú y) theo định mức kinh tế kỹ thuật của chuyên ngành; nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng cho một mô hình; riêng mô hình gây trồng các sản phẩm ngoài gỗ, sản xuất nấm, nuôi các loài thủy - đặc sản, mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng cho một mô hình.
Trong đó, hỗ trợ không thu hồi với mô hình trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản; riêng đối với các mô hình chăn nuôi bò, lợn, khi chăn nuôi có thu nhập, thu hồi 20% giá trị tiền mua con giống.
2.2. Mô hình phát triển ngành nghề nông thôn, trang thiết bị máy móc, vật liệu, công cụ vừa và nhỏ cho sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch:
- Đối với các mô hình thu hút thêm lao động bên ngoài chủ hộ hoặc có nhiều đối tượng được hưởng lợi từ mô hình, hoạt động theo tính chất nhóm hộ: hỗ trợ 100% thiết bị chính, chi phí lắp đặt, vận hành chạy thử, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ và tối đa không quá 70% nhà xưởng làm mới; nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 75 triệu đồng cho một mô hình, đối với phát triển ngành nghề nông thôn, trang thiết bị máy móc cho chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Khi hoạt động ngành nghề có thu nhập, thu hồi 30% chi phí mua thiết bị, nhà xưởng đã hỗ trợ.
- Hỗ trợ không thu hồi cho hộ nghèo 100% giá trị các công cụ vừa và nhỏ, thiết bị chính, nguyên liệu cho sản xuất thử để khôi phục, phát triển các nghề truyền thống quy mô hộ gia đình; nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 3.000.000 đồng một hộ.
3. Hỗ trợ giống và các loại vật tư chính cho hộ nghèo:
Thực hiện hỗ trợ bằng hiện vật theo các mức sau:
- Hỗ trợ không thu hồi cho các hộ nghèo 100% chi phí giống thủy sản; giống mới của ngô, lúa; giống cây ăn quả bản địa; giống cây lâm nghiệp và cây trồng ngoài gỗ. Mức hỗ trợ tối đa không quá 1.000.000 đồng một hộ.
- Hỗ trợ cho các hộ nghèo 100% chi phí giống bò, lợn, dê, gia cầm và phòng trị một số bệnh chính. Mức hỗ trợ tối đa không quá 3.000.000 đồng một hộ đối với bò và không quá 1.000.000 đồng một hộ đối với lợn và các tiểu gia súc, gia cầm. Khi chăn nuôi có thu nhập, thu hồi 20% giá trị mua con giống.
4. Chi hỗ trợ quản lý, kiểm tra, đánh giá:
Sử dụng kinh phí dự án để chi hỗ trợ quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, giám sát tối đa không quá 6,5% trên tổng số chi của dự án. Trong đó: 1% cho Sở Nông nghiệp & PTNT nhưng tối thiểu không dưới 30.000.000 đ/năm; 2% cho Phòng Kinh tế huyện, nhưng tối thiểu không dưới 20.000.000 đ/năm; và 3,5% cho xã dự án nhưng tối thiểu không dưới 5.000.000 đ/năm.
IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Thực hiện như quy định tại mục 3, phần II của Thông tư 01/2007/TT-BNN ; cụ thể thêm một số nội dung sau:
1. Về tổ chức quản lý dự án: UBND huyện chỉ đạo, tổ chức tập huấn để tăng cường năng lực cho UBND các xã dự án đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trường hợp, đã tổ chức tập huấn nhưng các xã vẫn không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, giao Phòng Kinh tế huyện làm chủ đầu tư.
2. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án và kế hoạch đầu tư:
2.1. Nguồn vốn và thủ tục triển khai
2.1.1. Đối với nguồn vốn sự nghiệp:
Vốn sự nghiệp được sử dụng hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất; hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất.
Thủ tục triển khai gồm: Chủ đầu tư căn cứ mức hỗ trợ tại quy định này và định mức giống, vật tư kỹ thuật của Sở Nông nghiệp & PTNT; giá giống và vật tư chủ yếu tại thời điểm của Sở Tài chính quy định để lập kế hoạch và dự toán chi tiết trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.
2.1.2. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển:
Vốn đầu tư phát triển hỗ trợ thực hiện nội dung mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
Thủ tục triển khai gồm: Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, dự toán chi tiết, văn bản lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị máy móc được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt và hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư là cơ sở để thực hiện.
Báo cáo kinh tế kỹ thuật do chủ đầu tư lập hoặc lựa chọn đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực thực hiện (nếu chủ đầu tư không tự xây dựng được). Báo cáo KTKT gồm các nội dung: Tên dự án; sự cần thiết phải đầu tư; các loại máy móc, thiết bị, công cụ cần hỗ trợ; chủ đầu tư; địa điểm; quy mô; thời gian thực hiện; hiệu quả đầu tư; dự toán chi tiết kinh phí thực hiện.
2.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
Căn cứ vào nhu cầu kế họach sử dụng vốn hằng của các xã dự án, chủ tịch UBND huyện quyết định cơ cấu nguồn vốn trong giao kế hoạch nhưng vốn đầu tư phát triển chiếm tỉ lệ tối đa không quá 40% tổng vốn được phân bổ hằng năm cho mỗi xã dự án.
3. Quy định về quản lý thu hồi một phần giá trị đầu tư hỗ trợ:
Đối với các nội dung quy định thu hồi, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thu hồi và bố trí tái đầu tư cho hộ khác; thực hiện đầy đủ các thủ tục kế toán trong quản lý, sử dụng kinh phí thu hồi theo quy định hiện hành.
Trường hợp do ảnh hưởng khách quan không thể thu hồi phải có biên bản xét duyệt và đề nghị của cộng đồng nơi nhóm hộ, hộ đang sinh sống.
4. Quy định về tăng cơ hội hưởng lợi của hộ nghèo:
Để nhiều hộ nghèo có cơ hội hưởng lợi từ dự án, trong cùng thời gian mỗi hộ chỉ được nhận những hỗ trợ trực tiếp của một hoặc một số nội dung; như: đã tham gia hưởng lợi từ thực hiện các mô hình thì không được nhận hỗ trợ trực tiếp về giống và các loại vật tư chính cho đối tượng hộ nghèo (trừ giống và các loại vật tư chính để thực hiện mô hình) hoặc đã nhận hỗ trợ giống bò thì không được nhận hỗ trợ giống lợn, giống lúa; tổng mức hỗ trợ trực tiếp cho mỗi hộ nghèo tối đa không quá 3.000.000đ/hộ (ngoại trừ hỗ trợ cho hộ đại diện nhóm hộ tổ chức thực hiện các mô hình trình diễn). Các hoạt động tập huấn, tham quan phải đảm bảo đối tượng tham gia là các hộ nghèo, nhóm hộ, các cộng tác viên khuyến nông; cán bộ hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách là những người tham gia tổ chức, hướng dẫn.
1. Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách và trực tiếp chỉ đạo thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006-2010; chịu trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng quy trình triển khai thực hiện, quy định các thủ tục phải có của từng bước công việc; các mẫu, biểu (biểu kế hoạch, mẫu báo cáo kinh tế - kỹ thuật …) từ khi bắt đầu khảo sát, lập dự án, tổ chức thực hiện đến nghiệm thu, thanh quyết toán và bàn giao để tập huấn cho các chủ đầu tư thực hiện.
- Hướng dẫn các huyện, xã lập kế hoạch đầu tư, tổng hợp kế hoạch đầu tư, xây dựng kế hoạch phân bổ vốn chi tiết cho các chủ đầu tư báo cáo Ban chỉ đạo chương trình 135 của tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo, tổng kết, phổ biến và nhân rộng mô hình sản xuất trên địa bàn.
- Tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm về cơ quan Thường trực chương trình 135 của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, địa bàn và đạt hiệu quả sử dụng vốn:
- Hướng dẫn các xã xây dựng, thẩm định phê duyệt dự án; kế hoạch đầu tư và tổng hợp, báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT, Thường trực chương trình 135 của tỉnh;
- Làm chủ dự án trong trường hợp được UBND tỉnh giao;
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện dự án tại các xã và xây dựng, tổng kết, phổ biến các mô hình điểm;
- Tổng hợp kết quả thực hiện dự án, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Thường trực chương trình 135 của tỉnh định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân các xã:
Chịu trách nhiệm trước UBND huyện và nhân dân trong xã về toàn bộ hoạt động của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 và Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn xã;
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và hướng dẫn người dân lựa chọn các nội dung hỗ trợ từ dự án;
- Làm chủ dự án theo quyết định của UBND huyện;
- Xây dựng dự án trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt;
- Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đến hộ, nhóm hộ;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đảm bảo qui chế dân chủ cơ sở;
- Tổng hợp kết quả thực hiện dự án định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm báo cáo UBND huyện.
4. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc, Kho bạc Nhà nước tỉnh theo chức năng của các đơn vị có trác nhiệm trong việc triển khai, hướng dẫn, giám sát thực hiện theo điểm 2, phần III của Thông tư 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
UBND tỉnh sẽ xem xét chưa bố trí kế hoạch hằng năm với các huyện, xã không tuân thủ chế độ báo cáo và lập kế hoạch, dự án theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề gì chưa phù hợp, đề nghị phản ảnh về Sở Nông nghiệp và PTNT để nghiên cứu trình UBND tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 07/2008/QĐ-UBND ban hành định mức hỗ trợ áp dụng cho Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2012 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành từ năm 2005 đến năm 2010
- 1Quyết định 11/2009/QĐ-UBND sửa đổi quy định thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-UBND
- 2Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2012 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành từ năm 2005 đến năm 2010
- 1Quyết định 170/2005/QĐ-TTg về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 01/2006/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư liên tịch 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Uỷ ban Dân tộc - Bộ kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài Chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 01/2007/TT-BNN hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 79/2007/TT-BNN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BNN hưóng dẫn thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 07/2008/QĐ-UBND ban hành định mức hỗ trợ áp dụng cho Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quyết định 43/2007/QĐ-UBND quy định một số nội dung dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- Số hiệu: 43/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/10/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Minh Ánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/10/2007
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực