ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2005/QĐ.UBND | Thị xã Cao Lãnh, ngày 29 tháng 03 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHUYẾN NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH.11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 4394/QĐ/BNN/NN ngày 07/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Duyệt hướng dẫn về tổ chức và Quy chế hoạt động của Hội đồng Tư vấn Khuyến nông cấp tỉnh;
Xét tờ trình số 07/TT.NN ngày 19/01/2005 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Tư vấn Khuyến nông tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Tư vấn Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp, thuộc chương trình phát triển ngành nông nghiệp vay vốn ADB.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHUYẾN NÔNG TỈNH
(Ban hành kèm theo QĐ số 43/2005/QĐ/UBND ngày 29 tháng 3 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
Điều 1. Hội đồng Tư vấn Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp, thuộc chương trình phát triển ngành nông nghiệp (ASDP) vay vốn ADB.
Tên giao dịch quốc tế: Provincial Agricultural Extension Advisory Council of DONG THAP. Tên viết tắt: PAEAC DONG THAP.
Hội đồng Tư vấn Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp có Cơ quan thường trực đặt tại Trung tâm Khuyến nông và Kỹ thuật nông nghiệp, được sử dụng con dấu của Trung tâm Khuyến nông và Kỹ thuật nông nghiệp để giao dịch và thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước Tỉnh.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHUYẾN NÔNG
Hội đồng gồm: 01 Chủ tịch, không quá 2 Phó Chủ tịch, 1 thư ký, các thành viên và cơ quan Thường trực.
Số lượng thành viên của Hội đồng tối đa là 15 người;
Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông và Kỹ thuật nông nghiệp.
Các thành viên Hội đồng gồm: đại diện lãnh đạo một số Sở, Ban, Ngành, Hội, Đoàn thể, Ngân hàng, doanh nghiệp nông nghiệp, cơ quan thông tin tuyên truyền và một số cán bộ chuyên môn.
Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định mời thêm một số đại biểu có liên quan dự các phiên họp Hội đồng mở rộng.
Thường trực Hội đồng gồm: Các Phó chủ tịch Hội đồng, thư ký Hội đồng, 01 Kế toán và 02 cán bộ chuyên môn không là ủy viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng trực tiếp phụ trách.
Điều 5. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, với tư cách là một tổ chức tư vấn, có nhiệm vụ tham mưu về công tác khuyến nông cho Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng các định hướng, chương trình và kế hoạch khuyến nông dài hạn và ngắn hạn có trọng điểm, phù hợp với điều kiện của tỉnh, trên cơ sở vận dụng định hướng sản xuất nông nghiệp và khuyến nông của Nhà nước;
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định công việc theo đa số.
Điều 6. Nhiệm vụ của Hội đồng:
1. Tư vấn xác định định hướng, chiến lược và các ưu tiên trong công tác khuyến nông phù hợp ở địa phương, căn cứ vào các định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà nước về sản xuất nông nghiệp và khuyến nông vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh;
2. Tư vấn xây dựng các chính sách khuyến nông cụ thể của tỉnh, đặc biệt là chính sách, cơ chế khuyến nông cho các đối tượng nghèo, phụ nữ và nông dân vùng sâu, chính sách cho khuyến nông viên cơ sở và hoạt động của tổ chức khuyến nông cơ sở;
3. Tư vấn các biện pháp tăng cường, củng cố hệ thống tổ chức khuyến nông từ tỉnh đến khuyến nông viên cơ sở xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả;
4. Tư vấn xác định các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới thích hợp cần ưu tiên chuyển giao vào sản xuất, các chương trình khuyến nông cây, con phù hợp, các cơ chế tài chính để thực hiện chương trình và các hoạt động khuyến nông;
5. Tư vấn định hướng nhu cầu đào tạo cán bộ khuyến nông theo hướng đưa thêm các kỹ năng mới, như phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân, tiếp cận thị trường, các hoạt động sau thu hoạch, phân tích tài chính trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ thông tin trong khuyến nông, mô hình quản lý sản xuất và quản lý chất lượng;
6. Tư vấn về sự tham gia của nông dân vào các hoạt động khuyến nông, lập kế hoạch khuyến nông, tăng cường mối liên kết giữa các đơn vị, tổ chức có thể tham gia cung cấp các dịch vụ khuyến nông nhiều hơn, kể cả khu vực tư nhân cung cấp các dịch vụ đầu ra, đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, khuyến nông;
7. Tư vấn để thúc đẩy hình thành các tổ chức của nông dân như Hợp tác xã, câu lạc bộ khuyến nông, tổ chức các nhóm nông dân cùng sở thích ở cơ sở;
8. Tư vấn cho tổ chức khuyến nông về hệ thống thông tin thị trường địa phương cho nông dân;
9. Tư vấn đánh giá hoạt động và hiệu quả của công tác khuyến nông trong tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng:
1. Nghiên cứu, đề xuất ý kiến, quan điểm trong xây dựng chính sách, cơ chế, các hoạt động liên quan đến khuyến nông;
2. Yêu cầu các đơn vị, cá nhân đang thực hiện khuyến nông, trả lời các vấn đề cần làm rõ liên quan đến hoạt động khuyến nông;
3. Trường hợp Ủy viên của Hội đồng không thể đến họp trong phiên họp Hội đồng, có thể gửi ý kiến hoặc kiến nghị đến Hội đồng bằng văn bản. Những ý kiến này có giá trị như khi thành viên có mặt tại phiên họp Hội đồng;
4. Được bảo lưu ý kiến cá nhân trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận chung của Hội đồng;
5. Được hưởng thù lao khi thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế tài chính của chương trình ASDP trong thời gian Chương trình thực hiện hoặc chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước sau khi chương trình kết thúc.
Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Thường trực Hội đồng:
1. Là đầu mối quan hệ thường xuyên với lãnh đạo tỉnh, các cơ quan có liên quan, các thành viên Hội đồng, các tổ chức đơn vị, cá nhân có tham gia các hoạt động khuyến nông;
2. Tổ chức thực hiện các quyết định, hướng dẫn, kết luận của Hội đồng;
3. Tiếp nhận và nghiên cứu, xử lý các văn bản liên quan đến hoạt động khuyến nông;
4. Tạo mối quan hệ với cơ quan cấp trên, các cơ quan và cá nhân tham gia các hoạt động khuyến nông;
5. Giúp Hội đồng dự thảo, chuẩn bị các văn bản, các ý kiến tư vấn về định hướng, chiến lược, chính sách, kế hoạch về khuyến nông để thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng. Chuẩn bị địa điểm và các điều kiện cần thiết cho kỳ họp Hội đồng;
6. Triệu tập phiên họp chính thức của Hội đồng theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng;
7. Dự trù kinh phí, làm thủ tục thanh quyết toán hàng năm về các chỉ tiêu của Hội đồng theo quy định hiện hành;
8. Lưu giữ, quản lý toàn bộ các văn bản, hồ sơ, tài liệu liên quan đến Hội đồng.
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn nêu ở Điều 7, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng, Thường trực Hội đồng;
2. Điều khiển phiên họp Hội đồng theo đúng quy định. Triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng;
3. Cử Ủy viên Hội đồng làm thay chức danh Thư ký Hội đồng nếu Thư ký vắng mặt;
4. Phay mặt Hội đồng ký trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các quyết nghị của Hội đồng;
5. Chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của Hội đồng, quan hệ của Hội đồng đối với các cơ quan có liên quan và hệ thống khuyến nông tỉnh.
Điều 10. Trách nhiệm của Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn nêu ở Điều 7, Phó Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm đôn đốc các hoạt động của Thường trực Hội đồng;
2. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều khiển các phiên họp Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.
Điều 11. Trách nhiệm của Thư ký Hội đồng
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn nêu ở Điều 7, Thư ký Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Tổng hợp các hoạt động về khuyến nông trong tỉnh, ý kiến của các thành viên Hội đồng và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để trình Hội đồng;
2. Ghi chép, tổng hợp nội dung các phiên họp của Hội đồng, dự thảo các văn bản theo chỉ đạo và yêu cầu của Hội đồng, thông qua Thường trực Hội đồng trước khi trình ra các cuộc họp toàn thể Hội đồng.
Nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng trong thời gian Chương trình ASDP đang thực hiện sẽ được cấp từ nguồn ngân sách thông qua chương trình ASDP. Sau khi Chương trình ASDP kết thúc, để đảm bảo duy trì hoạt động của Hội đồng, UBND tỉnh cân đối ngân sách hàng năm của tỉnh về kinh phí để Hội đồng tiếp tục hoạt động.
- Ngoài kinh phí cấp từ ngân sách, Hội đồng tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động khuyến nông để bổ sung kinh phí hoạt động cho Hội đồng.
- Hàng năm, cơ quan Thường trực Hội đồng, giúp Hội đồng lập kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí để trình duyệt, đưa vào kế hoạch xin kinh phí từ Chương trình ASDP hoặc đưa vào cân đối trong Ngân sách tỉnh sau khi Chương trình ASDP kết thúc.
1. Chi phí cho những cuộc họp của Hội đồng, các hội thảo, sơ kết, tổng kết văn phòng phẩm, phương tiện đi lại làm việc thông thường, bảo dưỡng thiết bị làm việc, sửa chữa nhỏ thiết bị của Hội đồng.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm cho các thành viên và của cơ quan Thường trực Hội đồng.
3. Công tác phí cho các thành viên Hội đồng khi tham gia các hoạt động đánh giá các Chương trình khuyến nông tại cơ sở.
4. Chi phí xăng xe đi lại trong các Chương trình tham gia đánh giá tại cơ sở.
5. Chi phí thực hiện Chương trình ASDP đã được phê duyệt như:
+ Đào tạo, tập huấn;
+ Tăng cường năng lực;
+ Tiến bộ kỹ thuật;
+ Chính sách cho khuyến nông viên cơ sở.
Điều 14. Chế độ họp và báo cáo:
- Thường trực Hội đồng báo cáo hoạt động của công tác tư vấn khuyến nông bằng văn bản cho Hội đồng xem xét và thảo luận để báo cáo UBND Tỉnh, Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành liên quan theo định kỳ hàng quý, 06 tháng và cuối năm.
- Hội đồng tổ chức họp định kỳ hàng quý, 06 tháng và cuối năm tổ chức họp sơ kết, tổng kết và đề xuất kế hoạch tiếp theo. Các cuộc họp đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.
- 1Quyết định 955/QĐ-UBND-HC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 03/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tại Quyết định 37/2012/QĐ-UBND
- 3Nghị quyết 05/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 đến năm 2020
- 5Quyết định 179/QĐ-UBND năm 2015 về Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6Quyết định 296/QĐ-UBND năm 2007 ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Quyết định 112/2001/QĐ-BTC về định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vay nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 03/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tại Quyết định 37/2012/QĐ-UBND
- 4Nghị quyết 05/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 5Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 đến năm 2020
- 6Quyết định 179/QĐ-UBND năm 2015 về Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 7Quyết định 296/QĐ-UBND năm 2007 ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 43/2005/QĐ.UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn khuyến nông do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- Số hiệu: 43/2005/QĐ.UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/03/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Trương Ngọc Hân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực