Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4293/2003/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chỉnh phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 2492/2002/QĐ-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Phòng Khám đa khoa bán công thuộc Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế I;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Y tế, Vụ trưởng Vụ Điều Trị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Điều lệ tổ chức và hoạt động của Phòng Khám đa khoa bán công thuộc Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế I.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Ông, bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học và Đào tạo, Vụ Điều trị, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Pháp chế Bộ Y tế, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế I, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁN CÔNG THUỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT Y TẾ I.
(Ban hành kèm theo quyết định số 4293/2003/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 13 tháng 8 năm 2003)
Điều 1. Điều lệ này quy định những nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của Phòng khám đa khoa bán công thuộc Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế I.
Điều 2. Phòng khám đa khoa bán công thuộc Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế I được thành lập theo quyết định số 2492/2002/QĐ-BYT ngày 01/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có tài khoản riêng, được phép sử dụng con dấu của Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế I trong trường hợp giao dịch với ngân hàng về Tài chính và giao dịch đối ngoại với các đơn vị có liên quan trong việc phát triển hoạt động của Phòng khám.
Các hoạt động thông thường như đóng dấu vào sổ khám bệnh, y bạ, đơn thuốc, phiếu khám sức khoẻ,... phải sử dụng dấu vuông theo quy định hiện hành.
Điều 3. Hoạt động của Phòng khám đa khoa bán công phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Là nơi tổ chức các hoạt động y tế theo quy định của Bộ Y tế cho học sinh, sinh viên thực tập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Góp phần chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, học sinh, sinh viên của trường.
- Khám chữa bệnh cho những người tự nguyện chi trả các dịch vụ y tế.
- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Bổ sung nguồn kinh phí cho Trường, góp phần cải thiện đời sống cho cán bộ công chức, các thành viên tham gia góp vốn và các cán bộ y tế làm việc tại phòng khám theo đúng các quy định hiện hành.
1. Tổng vốn đầu tư: 1.400.000.000 đồng
2. Vốn cố định: Đầu tư cho máy móc, thiết bị y tế:
- Tổng số vốn: 1.000.000.000đồng. Trong đó gồm:
+ Vốn của Trường CĐKTY tế I: Máy XQ = 436.020.000 đồng
+ Vốn của cánbộ công chức Trường: Mua máy móc và các dụng cụ y tế còn lại: 563.980.000 đồng.
3. Vốn điều lệ: 400.000.000 đồng
- Chi phí thành lập ban đầu: sửa chữa phòng khám, thiết bị văn phòng, đồ vải, in ấn tài liệu, trang trí, quảng cáo.
- Dụng cụ y tế tiêu hoa
- Quỹ hoạt động và dự phòng
4. Tỷ lệ đóng góp và phần vốn góp:
4.1. Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế I góp: 436.020.000 đồng= 31%
4.2. Các cán bộ công chức Trường: 963.980.000 đồng = 69%.
Điều 5. Phòng khám đa khoa bán công thuộc Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế I có trách thực hiện các quy định về thuế theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và Thông tư số 18/2000/TT- BTC ngày 01/3/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/8/1999 về chế độ tài chính khuyến khích đối với cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
Điều 6. Phòng Khám đa khoa bán công có tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, Công đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng, Điều lệ Công đoàn và Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Điều 7. Phòng Khám đa khoa bán công có các nhiệm vụ chính sau:
1. Là nơi tổ chức các hoạt động y tế cho học sinh, sinh viên thực tập.
2. Chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công chức, học sinh, sinh viên của trường.
3. Khám chữa bệnh cho những người tự nguyện chi trả các dịch vụ y tế theo hoạt động chuyên môn của các phòng khám chuyên khoa nội tổng hợp, Tai Mũi Họng (không đốt nhiệt bằng Laser), Răng - Hàm - Mặt (không điều trị Laser bề mặt), Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, X-Quang, Siêu âm, Điện tim, Huyết học, Sinh hoá, Vi sinh được quy định tại Thông tư số 16/2000/TT-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện phạm vi hoạt động chuyên môn, hồ sơ thủ tục, thẩm quyền thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công.
4. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác nâng cao sức khoẻ, phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và đào tạo.
5. Thực hiện các công tác quản lý về nhân lực, tài sản, tài chính theo quy định hiện hành.
6. Thực hiện các công việc khác khi được Hiệu trưởng giao.
TỔ CHỨC, NHÂN SỰ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
1. Phòng Khám đa khoa bán công có 1 Trưởng phòng khám và 1 - 2 Phó trưởng khoa.
2. Nhiệm vụ của Trưởng phòng khám đa khoa bán công:
2.1. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của Phòng khám đa khoa theo từng tháng, từng quý, từng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt.
2.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với khả năng hoạt động và trình độ chuyên môn kỹ thuật, quảnlý của Phòng khám Đa khoa.
2.3. Quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân của mọi thành viên trong Phòng khám Đa khoa.
2.4. Xây dựng quy chế công tác, quy chế chuyên môn của các chuyênkhoa, bộ phận. Đặc biệt quan tâm quy chế chống nhiễm khuẩn, quy chế xử lý chất thải y tế.
3. Phòng khám Đa khoa bán công có các chuyên khoa và bộ phận như sau:
3.1. Tổ chức Hành chính - Kế toán
3.2. Tổ khám Nội tổng hợp - Cấp cứu (có 2 giường lưu)
3.3. Tổ khám Điều dưỡng - Phục hồi chức năng
3.4. Tổ khám Tai - Mũi - Họng.
3.5. Tổ khám Răng - Hàm - Mặt.
3.6. Tổ Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh (X-Quang, Siêu âm), Xét nghiệm (huyết học, sinh hoá, vi sinh, ký sinh trùng), Thăm dò chức năng (điện tim, điện não đồ, chức năng hô hấp).
4. Các chức vụ: Trưởng phòng khám đa khoa, y tá trưởng và phụ trách tài chính - Kế toán do Hiệu trưởng quyết định. Trưởng phòng khám đa khoa, Y tá trưởng và phụ trách Tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước Pháp luật về mọi hoạt động của Phòng khám đa khoa.
5. Các Phó Trưởng phòng khám, phụ trách các tổ khám chuyên khoa do Trưởng phòng khám Đa khoa chỉ định sau khi có ý kiến đồng ý của Hiệu trưởng. Phụ trách các chuyên khoa, phó Trưởng phòng khám chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng khám đa khoa và Hiệu trưởng về hoạt động chuyên môn của các chuyên khoa được phân công.
Biên chế của Phòng khám Đa khoa không nằm trong tổng biên chế của Trường (trừ các cán bộ kiêm nhiệm). Số lượng và cơ cấu nhân lực của Phòng khám Đa khoa do Trưởng phòng khám Đa khoa đề nghị, Hiệu trưởng quyết định. Nhân lực của Phòng khám đa khoa bao gồm:
1. Cán bộ kiêm nhiệm (hưởng lương từ ngân sách Nhà nước),
2. Cán bộ từ khu vực công chuyển sang (cải cách hành chính),
3. Lao động hợp đồng thường xuyên và không thường xuyên:
Điều 10. Phạm vi hoạt động chuyên môn
- Khám, chữa bệnh ngoại trú các bệnh thuộc chuyên khoa:
+ Nội tổng hợp - Cấp cứu.
+ Tai - Mũi - Họng (không đốt nhiệt bằng Laser).
+ Điều dưỡng - Phục hồi chức năng.
+ Răng - Hàm - Mặt (không đốt nhiệt bằng Laser về mặt).
+ Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh (X-Quang, Siêu âm), xét nghiệm (huyết học, sinh hoá, vi sinh, ký sinh trùng), thăm do chức năng (điện tim, điện não đồ, chức năng hô hấp).
1. Phòng khám Đa khoa bán công thực hiện quản lý chuyên môn theo Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thực hiện các quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác theo pháp luật.
Trưởng Phòng khám Đa khoa quy định cụ thể nhiệm vụ, chức danh công tác của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng khám.
2. Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế I có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của Phòng khám Đa khoa.
1. Tài sản của Phòng Khám Đa khoa bao gồm tài sản thuộc vốn góp của Nhà nước (01 nhà 2 tầng và các tài sản khác thuộc vốn góp của Nhà nước được Bộ Y tế xác nhận trên cơ sở đề nghị của Trường để cân đối giữa hoạt động chuyên môn và dịch vụ của Trường); tài sản thuộc vốn góp của cán bộ, công chức, công nhân viên nhà Trường; tài sản thuộc vốn vay.
2. Phòng Khám Đa khoa có trách nhiệm quản lý bảo tồn tài sản và thực hiện theo đúng quy định hiện hành về quản lý tài sản tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước.
Định kỳ phòng khám có báo cáo kiểm tra gửi Nhà trường để tổng hợp chung vào tài sản của Trường để báo cáo bộ chủ quản.
1. Phòng khám Đa khoa thực hiện quản lý tài chính theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; đồng thời thực hiện Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và Thông tư liên tịch số 31/2000/TTLT-BYT-BYT hướng dẫn việc thành lập và cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công.
2. Hằng năm, Phòng khám lập dự toán ngân sách cho các hoạt động khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, kế hoạch phân phối thu chi gồm thuế phải nộp, khấu hao tài sản, các loại phí, lệ phí theo Thông tư số 21/2000/TTLT-BTC- BYT ngày 25/4/2000 của Liên bộ Tài chính - Y tế và gửi Trường để báo cáo cho cơ quan quảnlý cấp trên để xét duyệt tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp.
3. Nội dung thu, chi
3.1. Các khoản thu, bao gồm:
- Dịch vụ phí
- Khấu hao tài sản cố định
- Thanh lý tài sản
- Tiền lãi gửi ngân hàng
- Vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân
- Vốn vay của ngân hàng, tín dụng
- Nguồn tài trợ viện trợ, quà tặng trong và ngoài nước
- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
3.2. Các khoản chi, bao gồm:
- Tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp.
- Các khoản đóng góp theo quy định: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Nghiệp vụ phí: Thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, máy, móc, vật tư, dụng cụ y tế tiêu hao.
- Hậu cần phục vụ: Điện nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, vật tư văn phòng, công tác phí, hội nghị phí.
- Nghiên cứu khoa học - Đào tạo
- Duy tu bảo dưỡng sửa chữa nhà cửa
- Thuê cơ sở vật chất
- Trích khấu hao tài sản cố định
- Trả lãi vốn vay, vốn góp
- Các khoản thuế phải nộp theo quy định
- Các chi phí hợp pháp khác
4. Phòng khám Đa khoa có trách nhiệm xây dựng bảng giá viện phí trên nguyên tắc cân đối thu - chi, báo cáo Hiệu trưởng để trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Giá viện phí phải được niêm yết công khai.
5. Phòng khám Đa khoa tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định hiện hành.
6. Kết quả tài chính hằng năm được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi trong năm tài chính, sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật, khoản chênh lệch được xử lý theo quy định tại Thông tư 31/2000/TTLT-BTC-BYT ngày 25/4/2000 của Liên bộ Tài chính - Y tế như sau:
a. 30% (trong đó Phòng khám đa khoa là 20%, Trường là 10%) trích bổ sung nguồn vốn hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất của Phòng khám, của Trường.
b. Số còn lại do Hiệu trưởng quyết định tỷ lệ chi cho các nội dung sau:
- 45% chi khen thưởng và phúc lợi cho những người lao động của Phòng khám và Trường.
- 5% lập quỹ dự phòng khám chữa bệnh để chi miễn, giảm viện phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
- 20% phân phối cho các thành viên đóng góp vốn theo tỷ lệ vốn góp.
1. Người lao động làm việc tại Phòng khám được hưởng lương, tiền công và các loại phụ cấp (nếu có) do Phòng khám trả theo thời gian làm việc và theo công việc. Hiệu trưởng thực hiện ký hợp đồng lao động dài hạn hoặc ngắn hạn với tất cả các đối tượng lao động làm việc trong Phòng khám và bảo đảm các chế độ đối với người lao động theo quy định của Pháp luật về lao động. Người lao động trong các khu vực độc hại, nguy hiểm được cung cấp các phương tiện bảo hộ lao động và hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
2. Đối với người lao động làm việc 100% thời gian cho Phòng khám thì được hưởng chế độ tiền lương theo các quy định của khu vực sản xuất kinh doanh theo thang bậc lương của doanh nghiệp và theo kết quả hoạt động của khoa, được Phòng khám mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và được hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động theo quy định. Trường hợp vi phạm hợp đồng lao động phải xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với cán bộ, công chức Nhà nước làm việc kiêm nhiệm thì được hưởng thù lao. Mức thù lao do Trưởng phòng khám đề nghị và được Hiệu trưởng phê duyệt theo đúng mức độ tham gia công việc của từng người và theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Cán bộ, công chức, người lao động chuyển công tác từ cơ sở công lập sang Phòng khám đa khoa bán công được bảo lưu phần bảo hiểm xã hội của thời gian công tác ở cơ sở công lập hoặc được trợ cấp 1 lần theo quy định của Nhà nước nếu công chức, người lao động đó có yêu cầu.
Điều 15. Phòng khám Đa khoa bán công phải thực hiện chế độ báo cáo với Hiệu trưởng theo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm về tình hình hoạt động khám chữa bệnh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của Phòng khám. Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế I có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của Phòng khám cùng với báo cáo quyết toán quý gửi Bộ Y tế theo định kỳ 3 tháng 1 lần.
Điều 16. Điều lệ này được áp dụng cho Phòng khám Đa khoa bán công thuộc Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế I, và có hiệu lực kể từ ngày được Bộ trưởng Bộ Y tế phê chuẩn, các cá nhân, các bộ phận trong phòng khám, trưởng phòng khám Đa khoa, Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế I chịu trách nhiệm thi hành Điều lệ này.
Điều 17. Điều lệ này có 5 Chương, 17 Điều. Trong quá trình thực hiện, trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng, Điều lệ này có thể được Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, phê duyệt sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế./.
- 1Nghị định 14/1998/NĐ-CP về quản lý tài sản Nhà nước
- 2Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
- 3Thông tư 18/2000/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 31/2000/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn thành lập và cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công do Bộ tài chính- Bộ y tế ban hành
- 5Thông tư 16/2000/TT-BYT hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, phạm vi hoạt động chuyên môn, hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công do Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 12/2001/QĐ-BTC về chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
- 7Nghị định 49/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 8Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 4293/2003/QĐ-BYT ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Phòng Khám đa khoa bán công thuộc Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế I do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 4293/2003/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/08/2003
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Lê Ngọc Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra