- 1Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành
- 2Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2020 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 do Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 422/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2022 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỐNG ĐỐC |
CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 422/QĐ-NHNN ngày 18/3/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Ngày 30 tháng 01 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình (sau đây gọi là Nghị quyết số 11).
Để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được Quốc hội và Chính phủ giao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 (sau đây gọi là Chương trình), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xây dựng Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Nghị quyết số 11 (sau đây gọi là Kế hoạch hành động), bao gồm các nội dung sau:
1. Kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được quy định tại Nghị quyết số 11 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng.
2. Kế hoạch hành động bám sát các quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết số 11; nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng để nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, giải pháp và đạt mục tiêu đề ra.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), tín dụng và hoạt động ngân hàng
1.1. Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
1.1.1. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với các công cụ CSTT khác để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng cung ứng nguồn vốn phù hợp cho quá trình phục hồi và phát triển KT-XH. Điều tiết tiền tệ hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ và để các TCTD tiếp tục đầu tư trái phiếu Chính phủ.
1.1.2. Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ CSTT khác, phù hợp với diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT. Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu. Tiếp tục thực hiện tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đối với người lao động theo Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1.1.3. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT, phối hợp đồng bộ với các công cụ CSTT khác, chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 02 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
1.1.4. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
1.1.5. Cân đối các giải pháp về tiền tệ để hỗ trợ thực hiện Chương trình trong tương quan với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
1.2. Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
1.2.1. Điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát, Thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh của TCTD, tuân thủ chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN và tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh của TCTD.
1.2.2. Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển KT-XH; không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế Đô-la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
1.2.3. Tiếp tục thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN). Theo dõi sát tình hình diễn biến của dịch bệnh, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục tạo điều kiện, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua dịch COVID-19 trong trường hợp cần thiết theo quy định tại tiết đ điểm 3 Mục II và tiết d điểm 4 Mục IV Nghị quyết số 11.
1.3. Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
1.3.1. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo quy định tại tiết c điểm 3 Mục II và tiết g điểm 4 Mục IV Nghị quyết số 11.
1.3.2. Ban hành Thông tư hướng dẫn các NHTM thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất trên cơ sở Nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được Chính phủ ban hành.
1.4. Nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
Tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình tuân thủ tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn của các TCTD theo lộ trình đã quy định tại Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết
1.5. Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán
1.5.1. Tiếp tục thực hiện giảm phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN.
1.5.2. Chỉ đạo các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trung gian thanh toán tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
2.1. Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các NHTMCPNN và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank
2.1.1. Chỉ đạo các ngân hàng xây dựng phương án phân phối lợi nhuận và tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 (đối với các NHTMCPNN) và phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank.
2.1.2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các NHTMCPNN.
2.1.3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước trong Quý I năm 2022.
2.2. Theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD
2.2.1. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; phòng, chống rửa tiền nêu tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 của Thống đốc NHNN và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan.
2.2.2. Tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các TCTD yếu kém, có nhiều vấn đề tồn tại trong hoạt động, trường hợp có diễn biến xấu, có nguy cơ đổ vỡ, tham mưu cấp có thẩm quyền phương án xử lý theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD yếu kém thực hiện cơ cấu lại theo các giải pháp nêu tại Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện phương án cơ cấu lại một số ngân hàng yếu kém để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
3. Triển khai chính sách hỗ trợ thông qua NHCSXH
3.1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trong Quý I năm 2022.
3.2. Phối hợp với Bộ Tài chính (đầu mối) và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho NHCSXH khi có đề nghị của Bộ Tài chính.
4.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng; chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn.
4.2. Triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các lĩnh vực cải cách hành chính trong toàn hệ thống NHNN theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách quy định thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh; đổi mới việc tổ chức cơ chế một cửa trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện số hóa, điện tử hóa hồ sơ tiếp nhận, quy trình giải quyết thủ tục hành chính; triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ số tại NHNN; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, qua đó nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức NHNN.
4.3. Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm duy trì chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng, nâng cao độ phủ thông tin tín dụng; ứng dụng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch.
4.4. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4.5. Triển khai nhiệm vụ được giao của ngành Ngân hàng tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình
5.1. Phối hợp theo đề nghị của Bộ Xây dựng trong việc tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ phù hợp với quy định tại điểm 13 Mục IV Nghị quyết số 11.
5.2. Phối hợp theo đề nghị của Bộ Tài chính, Bộ Y tế trong việc sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu vắc-xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với quy định tại tiết e điểm 4 Mục IV Nghị quyết số 11.
5.3. Phối hợp theo đề nghị của Bộ Tài chính triển khai phương án phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ, phương án huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác phù hợp, phát hành trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho NHNN phù hợp với quy định tại tiết a điểm 3 Mục IV Nghị quyết số 11.
1. Các đơn vị trực thuộc NHNN
1.1. Tổ chức triển khai quyết liệt Kế hoạch hành động; thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình triển khai của đơn vị; chỉ đạo xử lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 (giai đoạn 2022-2023) tại đơn vị.
1.2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, quán triệt Kế hoạch hành động đến từng cán bộ, công chức trong đơn vị, cụ thể hóa thành nhiệm vụ của đơn vị tại chương trình công tác từng năm trong giai đoạn 2022-2023 và chỉ đạo triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu đề ra (chi tiết nhiệm vụ tại Phụ lục đính kèm).
1.3. Theo dõi, đánh giá, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện Kế hoạch hành động; định kỳ trước ngày 10 tháng 8 các năm 2022, 2023 và trước ngày 10 tháng 4 năm 2024 xây dựng báo cáo kết quả triển khai gửi về Vụ Chính sách tiền tệ để tổng hợp, xây dựng báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2.1. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng. Trong đó, tập trung phân loại các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và đánh giá khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng để đảm bảo việc hỗ trợ phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch. Ưu tiên, tập trung cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích, phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế... theo định hướng phát triển KT-XH được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đề ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19.
2.2. Nâng cao năng lực tài chính, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN các năm 2022 và 2023 về cắt giảm tối đa chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, chia cổ tức, tăng cường trích lập rủi ro để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay theo quy định tại điểm 1 Mục II Kế hoạch hành động này, đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ trước ảnh hưởng tiêu cực, khó lường của dịch COVID-19.
2.3. Nghiên cứu, triển khai các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán phù hợp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đồng thời, thực hiện nghiêm và thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lãi suất, phí cho vay. Chủ động rà soát, kịp thời phát hiện các vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp.
2.4. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu, đặc biệt đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, quy định nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, BOT, BT giao thông, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp...; đảm bảo khả năng thanh khoản và tuân thủ đúng các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và quy định của pháp luật có liên quan.
2.5. Thực hiện quyết liệt các biện pháp để thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, hạn chế tối đa tổn thất cho TCTD, bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các cổ đông và quyền lợi người gửi tiền. Tiếp tục áp dụng toàn diện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm xử lý nhanh, hiệu quả các khoản nợ xấu.
3. Vụ Chính sách tiền tệ
3.1. Đầu mối, phối hợp với Văn phòng NHNN theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch hành động.
3.2. Định kỳ trước ngày 20 tháng 8 các năm 2022, 2023 và trước ngày 20 tháng 4 năm 2024 tổng hợp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch hành động của các đơn vị để trình Thống đốc NHNN xem xét, phê duyệt để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi và tổng hợp theo quy định tại tiết b điểm 1 Mục IV Nghị quyết số 11./.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2022-2023 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 422/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
STT | CỤ THỂ HÓA NHIỆM VỤ CỦA NHNN | ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ | ĐƠN VỊ PHỐI HỢP | SẢN PHẨM ĐẦU RA | THỜI HẠN THỰC HIỆN |
1.1 | Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) | ||||
1.1.1 | Điều hành nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với các công cụ CSTT khác để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng cung ứng nguồn vốn phù hợp cho quá trình phục hồi và phát triển KT-XH. Điều tiết tiền tệ hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ và để các TCTD tiếp tục đầu tư trái phiếu Chính phủ. | Vụ CSTT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
1.1.2 | Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ CSTT khác, phù hợp với diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT. Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu. Tiếp tục thực hiện tái cấp vốn đối với NHCSXH để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đối với người lao động theo Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. | Vụ CSTT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
1.1.3 | Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT, phối hợp đồng bộ với các công cụ CSTT khác, chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 02 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên. | Vụ CSTT | Sở Giao dịch, Vụ TDCNKT, CQTTGSNH, Vụ TCKT, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | 2022-2023 |
1.1.4 | Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. | Vụ CSTT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
1.1.5 | Cân đối các giải pháp về tiền tệ để hỗ trợ thực hiện Chương trình trong tương quan với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. | Vụ CSTT | CQTTGSNH và các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | 2022-2023 |
1.2 | Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 | ||||
1.2.1 | Điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh của TCTD tuân thủ chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của NHHN và tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh của TCTD. | Vụ CSTT | Vụ TDCNKT, CQTTGSNH và các đơn vị liên quan thuộc NHNN; các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
1.2.2 | Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển KT-XH; không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế đô-la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. | Vụ TDCNKT, Vụ CSTT, CQTTGSNH | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN; các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
1.2.3 | Tiếp tục thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN). Theo dõi sát tình hình diễn biến của dịch bệnh, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục tạo điều kiện, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua dịch COVID-19 trong trường hợp cần thiết theo quy định tại tiết đ điểm 3 Mục II và tiết d điểm 4 Mục IV Nghị quyết số 11. | CQTTGSNH | Vụ TDCNKT và các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các TCTD, chi nhánh NHNNg |
| 2022-2023 |
1.3 | Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh | ||||
1.3.1 | Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo quy định tại tiết c điểm 3 Mục II và tiết g điểm 4 Mục IV Nghị quyết số 11. | Vụ TDCNKT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nghị định của Chính phủ | Quý I/2022 |
1.3.2 | Ban hành Thông tư hướng dẫn các NHTM thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất trên cơ sở Nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được Chính phủ ban hành. | Vụ TDCNKT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại | Thông tư của NHNN | Tháng 3-4/2022 |
1.4 | Nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn | ||||
| Tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình tuân thủ tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn của các TCTD theo lộ trình đã quy định tại Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết. | CQTTGSNH | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Tờ trình báo cáo Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ | 2022-2023 |
1.5 | Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán |
|
|
|
|
1.5.1 | Tiếp tục thực hiện giảm phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN. | Vụ TT | NAPAS, Sở Giao dịch, Vụ TCKT và các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Triển khai quy định, văn bản về việc giảm phí dịch vụ thanh toán của NHNN | 2022-2023 |
1.5.2 | Chỉ đạo các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg), trung gian thanh toán tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. | Vụ TT | Các Vụ, Cục NHNN, NAPAS và các đơn vị liên quan; TCTD, chi nhánh NHNNg, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán | Văn bản chỉ đạo các TCTD, chi nhánh NHNNg, trung gian thanh toán thực hiện giảm phí dịch vụ | 2022-2023 |
2.1 | Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các NHTMCPNN và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank | ||||
2.1.1 | Chỉ đạo các ngân hàng xây dựng phương án phân phối lợi nhuận và tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 (đối với các NHTMCPNN) và phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank. | Vụ TCKT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Văn bản chỉ đạo các NHTMCPNN | Quý I/2022 |
2.1.2 | Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các NHTMCPNN. | Vụ TCKT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | 2022-2024 |
2.1.3 | Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước trong Quý I năm 2022. | Vụ TCKT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Tờ trình Chính phủ | Quý I/2022 |
2.2 | Theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD | ||||
2.2.1 | Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; phòng, chống rửa tiền nêu tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 của Thống đốc NHNN và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan. | CQTTGSNH | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
2 2.2 | Tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các TCTD yếu kém, có nhiều vấn đề tồn tại trong hoạt động, trường hợp có diễn biến xấu, có nguy cơ đổ vỡ, tham mưu cấp có thẩm quyền phương án xử lý theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD yếu kém thực hiện cơ cấu lại theo các giải pháp nêu tại Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện phương án cơ cấu lại một số ngân hàng yếu kém để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. | CQTTGSNH | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
Triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) | |||||
3.1 | Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trong Quý I năm 2022. | Vụ TDCNKT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nghị định của Chính phủ | Quý I/2022 |
3.2 | Phối hợp với Bộ Tài chính (đầu mối) và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định để hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho NHCSXH khi có đề nghị của Bộ Tài chính. | Vụ TDCNKT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN |
| Quý I/2022 |
4.1 | Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng; chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn. | Vụ Pháp chế | Các đơn vị thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
4.2.a | Triển khai kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của NHNN theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính và kế hoạch triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Đổi mới việc tổ chức cơ chế một cửa trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện số hóa, điện tử hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính; triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ số tại NHNN. | Văn phòng NHNN | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
4.2.b | Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, qua đó nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức NHNN. | Vụ TCCB | Trường Bồi dưỡng CBNH và các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Hoàn thành kế hoạch ĐT, BD CB, CC, VC NHNN hàng năm. Triển khai tốt KH ĐT, BD, CB quy hoạch chuyên gia, Đề án xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức, các kế hoạch, đề án về ĐT, BD CB, CC, VC được Thống đốc phê duyệt | Nhiệm vụ thường xuyên |
4.3 | Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm duy trì chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng, nâng cao độ phủ thông tin tín dụng; ứng dụng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch. | Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, các TCTD, chi nhánh NHNg | Cục CNTT và các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
4.4 | Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. | Vụ TT | Vụ Pháp chế, Cục CNTT và các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Nhiệm vụ thường xuyên | Nhiệm vụ thường xuyên |
4.5 | Triển khai nhiệm vụ được giao của ngành Ngân hàng tại chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. | Vụ TDCNKT | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN | Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng | Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg của TTgCP |
Phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình | |||||
5.1 | Phối hợp theo đề nghị của Bộ Xây dựng trong việc tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ phù hợp với quy định tại điểm 13 Mục IV Nghị quyết số 11. | Vụ TDCNKT | Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan thuộc NHNN |
| 2022-2023 |
5.2 | Phối hợp theo đề nghị của Bộ Tài chính, Bộ Y tế trong việc sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu vắc-xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với quy định tại tiết e điểm 4 Mục IV Nghị quyết số 11. | Vụ QLNH | Các đơn vị liên quan thuộc NHNN |
| Theo đề nghị của Bộ Tài chính |
5.3 | Phối hợp theo đề nghị của Bộ Tài chính triển khai phương án phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ, phát hành trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho NHNN phù hợp với quy định tại tiết a điểm 3 Mục IV Nghị quyết số 11. | Vụ CSTT | Vụ QLNH, Sở Giao dịch và các đơn vị liên quan thuộc NHNN |
| Theo đề nghị của Bộ Tài chính |
5.4 | Phối hợp theo đề nghị của Bộ Tài chính triển khai phương án huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác phù hợp với quy định tại tiết a điểm 3 Mục IV Nghị quyết số 11. | Vụ CSTT/Vụ QLNH | Sở Giao dịch và các đơn vị liên quan thuộc NHNN |
| Theo đề nghị của Bộ Tài chính |
- 1Quyết định 66/QĐ-BXD năm 2022 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Công văn 1527/BKHĐT-TH năm 2022 về đề nghị báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Quyết định 171/QĐ-BHXH năm 2022 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4Công văn 3138/BKHĐT-TH năm 2022 đề nghị báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành
- 4Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2020 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 do Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 10Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 12Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 66/QĐ-BXD năm 2022 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 14Công văn 1527/BKHĐT-TH năm 2022 về đề nghị báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 15Quyết định 171/QĐ-BHXH năm 2022 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 16Công văn 3138/BKHĐT-TH năm 2022 đề nghị báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Quyết định 422/QĐ-NHNN năm 2022 về kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 422/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/03/2022
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Thị Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực