Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4202/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRƯỜNG HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17 ngày 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 6873/BYT-MT ngày 29/11/2022 về việc góp ý dự thảo Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học trong các cơ sở giáo dục;

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học trong các cơ sở giáo dục ngày 07/12/2022;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để p/h c/đ);
- Bộ Y tế (Các Cục: QLMTYT, YTDP; Viện SKNNMT);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Vụ: GDMN, GDTH, GDTrH; Cục NG CBQLGD (để t/h);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Ngô Thị Minh

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRƯỜNG HỌC
 (Kèm theo Quyết định số 4202/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. ĐỐI TƯỢNG

- Nhân viên y tế trường học chuyên trách.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học.

(Sau đây gọi chung là nhân viên y tế trường học).

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Chương trình bồi dưỡng được áp dụng đối với nhân viên y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên biệt và giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục).

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Nâng cao năng lực về công tác y tế trường học cho đội ngũ nhân viên y tế trường học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em mầm non và học sinh (sau đây gọi là học sinh) trong các cơ sở giáo dục.

2. Yêu cầu cần đạt

2.1. Thái độ cần đạt: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác y tế trường học; tích cực, chủ động bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc và giáo dục sức khỏe học sinh trong trường học.

2.2. Kiến thức cần đạt: Trình bày được hệ thống tổ chức quản lý và nhiệm vụ của y tế trường học; các quy định của pháp luật, quy định chuyên môn về công tác y tế trường học.

2.3. Kỹ năng cần đạt: Thực hành được các kỹ năng cơ bản về dự phòng, phát hiện sớm, tư vấn, xử trí ban đầu, chuyển tuyến khi học sinh bị ốm đau/tai nạn, quản lý các yếu tố vệ sinh trường học, phòng chống tai nạn thương tích, truyền thông giáo dục sức khỏe, lập kế hoạch, xây dựng báo cáo, quản lý được hồ sơ tài liệu, sử dụng được các ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi các vấn đề sức khỏe cho học sinh trong trường học.

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Khối lượng kiến thức và thời lượng bồi dưỡng

1.1. Tổng số: 08 học phần và kiểm tra cuối khóa.

1.2. Thời lượng: 84 tiết.

Trong đó:

- Lý thuyết trên lớp : 44 tiết

- Thực hành            : 40 tiết.

- Kiểm tra cuối khóa: 04 tiết.

2. Cấu trúc chương trình

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

I

Các học phần

44

40

1

Tổng quan về y tế trường học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh

4

4

2

Vệ sinh trường học

4

4

3

Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

8

4

4

Một số bệnh, tật thường gặp ở học sinh

8

8

5

Sức khỏe tâm thần, giới, giới tính, sức khỏe sinh sản và phòng chống tác hại của chất gây nghiện

8

8

6

Phòng, chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu ban đầu

4

4

7

Truyền thông giáo dục sức khỏe

4

4

8

Công tác quản lý sức khỏe học sinh

4

4

II.

Kiểm tra cuối khóa

4

V. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN VÀ KIỂM TRA CUỐI KHÓA

A. NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

Học phần 1: Tổng quan về y tế trường học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Thái độ cần đạt: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác y tế trường học và đặc điểm tâm lý lứa tuổi đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục sức khỏe học sinh.

1.2. Kiến thức cần đạt:

- Trình bày được hệ thống tổ chức quản lý và nhiệm vụ của y tế trường học; hệ thống văn bản pháp luật về công tác y tế trường học.

- Trình bày được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi liên quan đến việc bảo vệ , chăm sóc và giáo dục sức khỏe học sinh.

1.3. Kỹ năng cần đạt:

Vận dụng được các văn bản hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trong việc thực hiện công tác y tế trường học.

2. Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết

TT

Nội dung

Hình thức tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của y tế trường học; hệ thống tổ chức quản lý và các văn bản quy định về công tác y tế trường học.

2

0

2

2

Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh

2

0

2

3

Vận dụng được các văn bản hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật trong việc thực hiện công tác y tế trường học

0

4

4

Tổng cộng

4

4

8

Học phần 2: Vệ sinh trường học

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Thái độ cần đạt: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác vệ sinh trường học đối với sức khỏe học sinh.

1.2. Kiến thức cần đạt:

- Trình bày được khái niệm và tầm quan trọng của vệ sinh trường học.

- Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

1.3. Kỹ năng cần đạt:

Thực hiện được các kỹ năng đánh giá các điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trường học.

2. Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết

TT

Nội dung

Hình thức tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Khái niệm và tầm quan trọng của công tác vệ sinh trường học

1

0

1

2

Các yêu cầu về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong trường học

3

0

3

3

Đánh giá các điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong trường học

0

4

4

Tổng cộng

4

4

8

Học phần 3: Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Thái độ cần đạt: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.

1.2. Kiến thức cần đạt: Trình bày được các khái niệm, nội dung đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.

1.3. Kỹ năng cần đạt:

- Đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của học sinh.

- Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh.

- Thực hiện được một số yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong trường học.

2. Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết

TT

Nội dung

Hình thức tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Khái quát chung về nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi của học sinh

2

0

2

2

Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh

2

2

4

3

Vệ sinh an toàn thực phẩm

4

2

6

Tổng cộng

8

4

12

Học phần 4: Một số bệnh, tật thường gặp ở học sinh

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Thái độ cần đạt: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác y tế trường học đối với việc dự phòng một số bệnh, tật thường gặp ở học sinh.

1.2. Kiến thức cần đạt:

- Trình bày được một số bệnh, tật học đường thường gặp ở học sinh và cách phòng, chống.

- Trình bày được một số bệnh lây nhiễm thường gặp ở học sinh và cách phòng, chống.

1.3. Kỹ năng cần đạt: Thực hiện được việc theo dõi, phát hiện sớm, tư vấn, xử trí ban đầu, chuyển tuyến và dự phòng một số bệnh, tật thường gặp ở học sinh.

2. Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết

TT

Nội dung

Hình thức tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Tổng quan về một số bệnh lây nhiễm thường gặp ở học sinh, các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống

4

4

8

2

Tổng quan về một số bệnh không lây nhiễm và bệnh, tật học đường thường gặp ở học sinh, các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống

4

4

8

Tổng cộng

8

8

16

Học phần 5: Sức khỏe tâm thần, giới, giới tính, sức khỏe sinh sản và phòng, chống tác hại của chất gây nghiện

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Thái độ cần đạt: Nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi, phát hiện sớm, tư vấn, xử trí ban đầu, chuyển tuyến và dự phòng một số vấn đề về tâm thần, giới, giới tính, sức khỏe sinh sản và phòng, chống tác hại của chất gây nghiện đối với sức khỏe học sinh.

1.2. Kiến thức cần đạt: Trình bày được các nội dung về sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản và phòng chống tác hại của chất gây nghiện đối với sức khỏe học sinh.

1.3. Kỹ năng cần đạt: Thực hiện được việc theo dõi, phát hiện sớm, tư vấn, xử trí ban đầu, chuyển tuyến và dự phòng một số vấn đề về sức khỏe tâm thần, giới, giới tính, sức khỏe sinh sản và phòng chống tác hại của chất gây nghiện đối với sức khỏe học sinh.

2. Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết

TT

Nội dung

Hình thức tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Sức khỏe tâm thần

4

4

8

2

Giới, giới tính, sức khỏe sinh sản

2

2

4

3

Phòng, chống tác hại thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện khác

2

2

4

 

Tổng cộng

8

8

16

Học phần 6: Phòng, chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu ban đầu

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Thái độ cần đạt: Nhận thức được tầm quan trọng của phòng, chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu ban đầu trong trường học.

1.2. Kiến thức cần đạt:

- Trình bày được các khái niệm cơ bản, phân loại, biện pháp phòng, tránh một số loại hình tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh.

- Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của sơ cấp cứu ban đầu đối với một số tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh.

1.3. Kỹ năng cần đạt:

- Thực hiện được việc phát hiện sớm và đánh giá các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh tại trường học.

- Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản của sơ cấp cứu ban đầu đối với một số tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh.

- Tham mưu được cho Ban giám hiệu nhà trường xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

2. Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết

TT

Nội dung

Hình thức tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Khái niệm cơ bản, phân loại và biện pháp phòng, tránh một số loại hình tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh; khái niệm về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích

3

0

3

2

Nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản về sơ cấp cứu ban đầu đối với một số tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh

1

4

5

Tổng cộng

4

4

8

Học phần 7: Truyền thông giáo dục sức khỏe

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Thái độ cần đạt: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh.

1.2. Kiến thức cần đạt: Trình bày được khái niệm, nội dung, hình thức, và phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh trong trường học.

1.3. Kỹ năng cần đạt: Thực hiện được các hoạt động truyền thông cơ bản trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe học sinh.

2. Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết

TT

Nội dung

Hình thức tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Các khái niệm, tầm quan trọng và phân loại các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học

1

0

1

2

Nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học

3

4

7

Tổng cộng

4

4

8

Học phần 8: Công tác quản lý sức khỏe học sinh

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Thái độ cần đạt: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý sức khỏe học sinh trong trường học.

1.2. Kiến thức cần đạt: Trình bày được các bước xây dựng kế hoạch, nội dung báo cáo, đánh giá về công tác y tế trường học, quản lý hồ sơ sức khỏe của học sinh.

1.3. Kỹ năng cần đạt: Xây dựng được kế hoạch, báo cáo, đánh giá về công tác y tế trường học, quản lý được hồ sơ sức khỏe của học sinh.

2. Nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời gian chi tiết

TT

Nội dung

Hình thức tổ chức

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Xây dựng kế hoạch về công tác y tế trường học

1

2

3

2

Báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học

1

2

3

3

Công tác quản lý hồ sơ sức khỏe của học sinh

2

0

2

Tổng cộng

4

4

8

B. KIỂM TRA CUỐI KHÓA

1. Thời lượng: 04 tiết.

2. Nội dung kiểm tra

- Kỹ năng lập kế hoạch, đánh giá và báo cáo về công tác y tế trường học.

- Năng lực phát hiện, theo dõi, quản lý, dự phòng bệnh tật và các vấn đề sức khỏe của học sinh.

- Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Tài liệu bồi dưỡng

1.1. Căn cứ nội dung Chương trình bồi dưỡng quy định tại văn bản này, Bộ GDĐT, Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dưỡng. Tài liệu bồi dưỡng được biên soạn bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung của từng học phần và các chuyên đề cần bổ trợ, nâng cao.

1.2. Báo cáo viên, giảng viên tham gia bồi dưỡng căn cứ tài liệu bồi dưỡng do Bộ GDĐT, Bộ Y tế ban hành và tham khảo các văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung Chương trình bồi dưỡng để xây dựng bài giảng lý thuyết và hướng dẫn học viên thực hành. Bài giảng của báo cáo viên, giảng viên cần biên soạn theo nhiều dạng thức khác nhau (Word, Powerpoint, video,…) để học viên dễ dàng tiếp cận và học tập.

2. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng

2.1. Hình thức bồi dưỡng được thực hiện dưới dạng toàn phần hoặc bồi dưỡng theo từng học phần kèm theo các chuyên đề bổ trợ, nâng cao; tổ chức bồi dưỡng trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến đối với các tiết lý thuyết.

2.2. Phương pháp bồi dưỡng đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành. Ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ số, đa dạng hóa hình thức dạy học nhằm hỗ trợ học viên tiếp thu được tối đa kiến thức, kỹ năng cần thiết.

3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng

3.1. Kết thúc mỗi học phần, học viên được đánh giá thông qua bài kiểm tra hoặc kết quả thảo luận nhóm hoặc kết quả thực tập tình huống. Hoạt động đánh giá này là nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu về kiến thức, thái độ và kỹ năng ở từng học phần của học viên.

Kết quả đánh giá mỗi học phần được chấm theo thang điểm 10. Học viên có kết quả đánh giá dưới 5 điểm thì không đạt yêu cầu và phải đánh giá lại. Học viên phải tích lũy đủ điểm đánh giá đạt yêu cầu ở tất cả các học phần mới được tham gia làm bài kiểm tra, thực hành cuối khóa.

3.2. Bài kiểm tra cuối khóa được xây dựng dựa trên yêu cầu kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ mà học viên phải đạt được. Bài kiểm tra, thực hành cuối khóa được chấm theo thang điểm 10. Học viên đạt từ điểm 5 trở lên thì được đánh giá đạt yêu cầu.

3.3. Cơ quan chủ trì tổ chức lớp bồi dưỡng (Sở GDĐT, Sở Y tế hoặc Phòng GDĐT, Trung tâm y tế cấp huyện, Cơ sở đào tạo) căn cứ kết quả đánh giá để cấp giấy chứng nhận hoàn thành bồi dưỡng toàn khóa cho học viên.

4. Yêu cầu đối với báo cáo viên, giảng viên và học viên

4.1. Yêu cầu đối với báo cáo viên, giảng viên

- Có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu đối với học phần giảng dạy, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên ngành, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí công việc phù hợp với xu thế phát triển chung.

- Có kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy về công tác y tế trường học, có năng lực sư phạm, có khả năng tổ chức thực hành tốt.

- Có khả năng phát triển nội dung, thiết kế tình huống và thiết kế kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng đặc thù nhân viên y tế trường học chuyên trách và kiêm nhiệm của các cấp học khác nhau (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).

4.2. Yêu cầu đối với học viên

- Tham gia đầy đủ chương trình học theo kế hoạch; thực hiện đúng nội quy của đơn vị tổ chức lớp học.

- Trong quá trình học tập, học viên tăng cường chia sẻ những kinh nghiệm, tình huống thực tiễn và cách xử lý khác nhau để giải quyết vấn đề. Kết hợp với báo cáo viên để tìm ra các cách xử lý tốt nhất.

- Học viên chủ động vận dụng các nội dung kiến thức, kỹ năng đã được học vào công tác y tế trường học tại nhà trường.

5. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị tổ chức lớp bồi dưỡng

5.1. Lớp bồi dưỡng học lý thuyết trực tiếp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về không gian, âm thanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học.

5.2. Lớp bồi dưỡng học lý thuyết trực tuyến phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đường truyền và thiết bị dạy và học trực tuyến của giảng viên và học viên.

5.3. Lớp bồi dưỡng học thực hành phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết để học viên thực hành, đáp ứng mục tiêu, nội dung của học phần có yêu cầu về nội dung thực hành.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.1. Chủ trì, phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Chương trình bồi dưỡng.

1.2. Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) xây dựng danh mục tài liệu theo nội dung Chương trình bồi dưỡng; phối hợp chỉ đạo tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dưỡng theo quy định.

1.3. Chủ trì tổ chức các lớp bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý, nhân viên y tế trường học cốt cán của các tỉnh/thành phố theo Kế hoạch của Bộ GDĐT.

2. Các Sở Giáo dục và Đào tạo

2.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh/thành phố phê duyệt Kế hoạch, kinh phí tổ chức bồi dưỡng cho toàn bộ nhân viên y tế trường học tại địa phương.

2.2. Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Y tế, các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành y tổ chức các lớp bồi dưỡng nhân viên y tế trường học theo Chương trình bồi dưỡng.

2.3. Chỉ đạo các Phòng GDĐT phối hợp với Trung tâm Y tế cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng nhân viên y tế trường học theo Chương trình bồi dưỡng nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tổ chức lớp bồi dưỡng.

3. Kinh phí

Kinh phí thực hiện Chương trình bồi dưỡng được lấy từ nguồn ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn đóng góp của các cơ sở giáo dục cử nhân viên y tế trường học tham gia lớp bồi dưỡng theo quy định của pháp luật./.

 

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN

I. Học phần 1: Tổng quan về y tế trường học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh

1. Vị trí, vai trò, quá trình phát triển, các mô hình, nhiệm vụ, các quy định pháp lý, chuyên môn của hệ thống y tế trường học

- Vị trí, vai trò của công tác y tế trường học.

- Quá trình phát triển và các mô hình về công tác y tế trường học.

- Nhiệm vụ của nhân viên y tế trường học.

- Các quy định pháp lý và chuyên môn về công tác y tế trường học.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước: Nghị quyết số 20/NQ-TW; Nghị quyết số 139/NQ-CP.

Các Luật liên quan đến sức khỏe học sinh: Luật Trẻ em, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Giáo dục.

Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Y tế và Bộ GDĐT: Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học và một số văn bản liên quan về y tế trường học, chăm sóc sức khỏe trẻ em.

2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống y tế trường học

- Bộ máy quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác y tế trường học của ngành Giáo dục.

- Bộ máy hỗ trợ công tác y tế trường học của ngành Y tế.

3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh

- Khái quát về các giai đoạn phát triển và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS, THPT.

- Các yếu tố ảnh hưởng đối với sự phát triển của trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, THCS, THPT.

II. Học phần 2: Vệ sinh trường học

1. Khái niệm và tầm quan trọng của công tác vệ sinh trường học

- Khái niệm về vệ sinh trường học, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong trường học.

- Tầm quan trọng của công tác vệ sinh trường học.

2. Các yêu cầu về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong trường học

- Các yêu cầu về vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh răng miệng, mắt, thân thể, trang phục, ăn uống.

- Các yêu cầu về vệ sinh môi trường: nước uống, nước sinh hoạt, bếp ăn, phòng học, các phòng chức năng, công trình vệ sinh, cảnh quan, đồ dùng, trang thiết bị dạy học.

3. Đánh giá các điều kiện vệ sinh trường học theo các mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2016/BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học.

III. Học phần 3: Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

1. Khái quát chung về nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi của học sinh

- Nhu cầu về năng lượng theo lứa tuổi của học sinh.

- Nhu cầu các chất dinh dưỡng theo lứa tuổi của học sinh.

2. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh

- Dinh dưỡng hợp lý và các vấn đề dinh dưỡng thường gặp ở học sinh.

- Tiêu chuẩn quy định về bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh

- Kỹ thuật cân, đo chiều cao, cân nặng; chấm biểu đồ tăng trưởng (đối với trẻ em mầm non); đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh.

3. Vệ sinh an toàn thực phẩm

- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học.

- Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm trong trường học.

- Kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn.

IV. Học phần 4: Một số bệnh, tật thường gặp ở học sinh

1. Một số bệnh lây nhiễm thường gặp ở học sinh: Khái niệm, nguyên nhân/đường lây truyền, đặc điểm/dấu hiệu nhận biết, các yếu tố nguy cơ, dự phòng, phát hiện sớm, tư vấn và chuyển tuyến:

- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp: COVID-19, cúm mùa và cúm gia cầm, Sởi - Rubella, bạch hầu, quai bị, lao.

- Bệnh lây truyền do côn trùng: Sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B.

- Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa: Tay chân miệng, bại liệt, cúm gia cầm.

2. Một số bệnh không lây nhiễm và bệnh, tật học đường thường gặp ở học sinh: Khái niệm, nguyên nhân, đặc điểm/dấu hiệu nhận biết, các yếu tố nguy cơ, dự phòng, phát hiện sớm, tư vấn và chuyển tuyến:

- Bệnh, tật, chấn thương thường gặp về mắt:

Các tật về mắt: tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị), lé (lác), sụp mi, hở mi, chắp lẹo.

Bệnh về mắt: đau mắt đỏ, mắt hột, khô mắt do thiếu vitamin A, viêm kết mạc cấp, viêm loét màng giác mạc.

Một số chấn thương mắt thường gặp ở học sinh.

Hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra thị lực đối với trẻ em mẫu giáo.

- Bệnh răng miệng: Sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm tủy răng, răng mọc lệnh, tưa miệng, viêm lưỡi bản đồ, sún răng.

- Bệnh về tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang.

- Bệnh cong vẹo cột sống.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Thừa cân, béo phì.

- Bệnh tiêu chảy, nhiễm giun sán.

V. Học phần 5: Sức khỏe tâm thần; giới, giới tính, sức khỏe sinh sản và phòng chống tác hại của chất gây nghiện

1. Sức khỏe tâm thần và một số vấn đề về tâm thần thường gặp ở học sinh:

- Khái quát về sức khỏe tâm thần ở học sinh.

- Các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ về sức khỏe tâm thần ở học sinh

- Theo dõi, phát hiện sớm, tư vấn, xử trí ban đầu, chuyển tuyến và dự phòng một số vấn đề về tâm thần.

2. Giới, giới tính, sức khỏe sinh sản:

- Khái quát các đặc điểm về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản theo lứa tuổi của học sinh.

- Đặc điểm giới, giới tính và các yếu tối nguy cơ đối với sức khỏe sinh sản.

3. Phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện khác:

- Tác hại của thuốc lá và các chất gây nghiện.

- Các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá và các chất gây nghiện.

- Tác hại của rượu bia và đồ uống có cồn khác.

- Các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia và đồ uống có cồn khác.

VI. Học phần 6: Phòng, chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu ban đầu

1. Một số loại hình tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh: khái niệm cơ bản, phân loại, biện pháp phòng tránh, nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản của sơ cấp cứu ban đầu

- Các tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh:

Ngã.

Tai nạn giao thông.

Đuối nước.

Bỏng.

Điện giật, sét đánh.

Động vật cắn, húc, đốt.

Tai nạn thương tích do vật sắc nhọn, vết thương chảy máu.

- Sơ cấp cứu ban đầu:

Chấn thương phần mềm.

Gãy xương.

Dị vật đường thở.

Co giật.

Say nắng, sốc nhiệt.

Ngộ độc thực phẩm.

Ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp.

Đuối nước.

2. Theo dõi, phát hiện sớm và đánh giá các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh tại trường học; xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

VII. Học phần 7: Truyền thông giáo dục sức khỏe

1. Các khái niệm, tầm quan trọng và phân loại các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học:

- Truyền thông giáo dục về vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường,

- Truyền thông giáo dục về dinh dưỡng hợp lý và phòng, chống thiếu vi chất, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.

- Truyền thông giáo dục về phòng, chống các bệnh học đường.

- Truyền thông giáo dục về phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm thường gặp (COVID-19, cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng,…)

2. Các nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học.

VIII. Học phần 8: Công tác quản lý sức khỏe học sinh

1. Xây dựng kế hoạch về công tác y tế trường học:

- Mục đích và cách lựa chọn các vấn đề ưu tiên trong xây dựng kế hoạch.

- Các bước xây dựng kế hoạch về công tác y tế trường học.

2. Xây dựng báo cáo, đánh giá về công tác y tế trường học:

- Mục đích, nội dung và phương pháp xây dựng báo cáo, đánh giá về công tác y tế trường học.

3. Các nội dung và phương pháp quản lý hồ sơ sức khỏe của học sinh trong trường học.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4202/QĐ-BGDĐT năm 2022 phê duyệt Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 4202/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/12/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Ngô Thị Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản