ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 420/QĐ-UBDT | Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”;
Căn cứ Quyết định số 366/QĐ-UBDT ngày 22/6/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc giao bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018 để triển khai Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” năm 2018 của Ủy ban Dân tộc (Kế hoạch cụ thể kèm theo).
Điều 2. Giao Vụ Dân tộc thiểu số chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện theo Kế hoạch được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018-2025” NĂM 2018 CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 420/QĐ-UBDT, ngày 12/7/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017;
- Tăng cường các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức Đoàn thể và đồng bào vùng dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới;
- Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ và xây dựng mô hình điểm tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, các xã miền núi, vùng cao còn tồn tại một số phong tục, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến bất bình đẳng giới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020;
- Tập huấn nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và các cán bộ, thành viên tích cực của thôn, bản tham gia công tác bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN NĂM 2018
1. Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam triển khai các hoạt động truyền thông
- Xây dựng 02 phóng sự với thời lượng 4-5 phút phát sóng trên kênh VTV1, nhằm phản ảnh về thực trạng bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số.
- Xây dựng, biên tập 01 clip cổ động thời lượng 45-50 giây nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về giới và bình đẳng giới cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, phát sóng trên kênh VTV5 trong khung giờ từ 11g00-12g00 và 18g00-21g00 (phát sóng 50-60 lần).
- Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2018.
2. Xây dựng mô hình điểm về bình đẳng giới
2.1. Mục đích, yêu cầu
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động đồng bào thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; nâng cao nhận thức trong nhân dân, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ xã, các già làng, trưởng bản và người có uy tín ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các can thiệp phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội và năng lực kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương.
- Triển khai mô hình tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; các xã miền núi, vùng cao còn tồn tại một số phong tục, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện mục tiêu để đạt được bình đẳng giới một cách thực chất trên tất các lĩnh vực của đời sống.
2.2. Phạm vi thực hiện
- Xây dựng mô hình điểm tại 3 khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên gồm 05 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Kon Tum.
- Tỉnh Lai Châu xây dựng mô hình điểm tại 03 xã.
- Tỉnh Lào Cai xây dựng mô hình điểm tại 02 xã.
- Tỉnh Tuyên Quang xây dựng mô hình điểm tại 01 xã.
- Tỉnh Cao Bằng xây dựng mô hình điểm tại 01 xã.
- Tỉnh Kon Tum xây dựng mô hình điểm tại 01 xã.
2.3. Các hoạt động của Mô hình
- Tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình thông qua hệ thống truyền thanh của xã, thôn/bản; tuyên truyền trực tiếp thông qua các cuộc họp của thôn, bản, phát huy vai trò của người có uy tín, đoàn thanh niên, phụ nữ...:
+ Chú trọng nội dung về bình đẳng giới trong các lĩnh vực: gia đình, giáo dục và đào tạo, y tế, hưởng thụ văn hóa, thông tin...;
+ Biểu dương người tốt, việc tốt, những tấm gương, những gia đình tiêu biểu trong thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình… tại xã, thôn/bản để nhân dân địa phương học tập;
+ Các nội dung khác có liên quan đến giới và bình đẳng giới.
- Tuyên truyền qua pa nô, áp phích:
+ Thiết kế pa nô, áp phích có nội dung tuyên truyền về thực hiện bình đẳng giới để treo ở nhà văn hóa xã, thôn, bản, chợ, trường học... của các xã thực hiện mô hình.
+ Số lượng: mỗi xã khoảng 15 cái, kích thước 120x200 cm, in trên giấy Couches 30, in 4 màu, một mặt, cán bóng bồi trên catton lạnh 3mm, khung nhôm trắng sứ.
- Thành lập câu lạc bộ “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới xã...”
+ Thành phần gồm: Lãnh đạo xã, cán bộ tư pháp và văn hóa xã, đại diện chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên xã; bí thư chi bộ, trưởng thôn/bản, người có uy tín, chi hội trưởng phụ nữ thôn/bản...
+ Nhiệm vụ: Cung cấp thông tin, kiến thức cho đồng bào về các lĩnh vực bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống..., góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các lĩnh vực này nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ tại cơ sở; theo dõi và phát hiện những trường hợp có nguy cơ bị bạo lực để kịp thời can thiệp, tư vấn, vận động nhằm ngăn chặn vụ việc; hỗ trợ nhau trong lao động, sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế; giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, khắc phục khó khăn trong cuộc sống.
+ Số lượng thành viên câu lạc bộ: dự kiến khoảng 50 người.
+ Kinh phí hỗ trợ cho câu lạc bộ hoạt động: Ủy ban Dân tộc hỗ trợ cho mỗi mô hình 15 triệu đồng/năm thông qua hợp đồng trách nhiệm với xã thực hiện mô hình.
2.4. Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2018.
2.5. Tổ chức thực hiện
Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Kon Tum tổ chức triển khai, lựa chọn xã thực hiện mô hình điểm; Vụ Dân tộc thiểu số ký hợp đồng trách nhiệm với các xã thực hiện mô hình và các giấy tờ kèm theo (nếu có).
3. Tổ chức tập huấn cho các tỉnh thực hiện mô hình điểm
- Tổ chức 05 lớp tập huấn tại 05 tỉnh thực hiện mô hình điểm gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Kon Tum (Dự kiến tổ chức trong 02 ngày với khoảng 100 đại biểu, trong đó có khoảng 60 - 70 đại biểu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước ở xã, thôn/bản).
- Nội dung tập huấn: Giới thiệu, hướng dẫn, triển khai thực Đề án; cung cấp những thông tin, số liệu, kiến thức cơ bản về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...; tác hại của định kiến giới, phân biệt đối xử về giới; hướng dẫn các kỹ năng tư vấn, tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới ở vùng dân tộc thiểu số...
- Đối tượng: Cán bộ Ban Dân tộc tỉnh; cán bộ các phòng ban huyện: Dân tộc, Tư pháp, Văn hóa và Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và cán bộ xã/thôn bản, già làng, trưởng bản, người có uy tín... tham gia thực hiện Đề án.
- Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2018. Thời gian mỗi chuyến công tác 05 ngày (01 ngày đi, 01 ngày về, 02 ngày tập huấn, 01 ngày làm việc với xã và thôn, bản).
- Tổ chức thực hiện: Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Kon Tum triển khai thực hiện.
4. Tổ chức hội thi tuyên truyền phổ biến pháp luật về bình đẳng giới
- Đối tượng: Học sinh các Trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Số lượng: 09 trường, mỗi trường thành lập một đội thi gồm 10 học sinh.
- Mục đích: nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới cho học sinh các Trường phổ thông dân tộc nội trú, qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các em về giới và bình đẳng giới, tiến tới xóa bỏ phân biệt đối xử về giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Nội dung thi: Những quy định của pháp luật về bình đẳng giới (Luật và các Nghị định liên quan); Những kiến thức pháp luật về hôn nhân - gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình ...; Những kiến thức về xã hội, đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp... cần thiết cho hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới.
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2018.
- Tổ chức thực hiện: Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng và các Trường phổ thông dân tộc nội trú triển khai thực hiện.
5. Phối hợp với đơn vị in ấn, phát hành Sổ công tác bình đẳng giới
- In ấn Sổ công tác bình đẳng giới để cung cấp cho các địa phương, các học viên tham gia tập huấn và cán bộ xã, thôn/bản tham gia triển khai mô hình điểm năm 2018.
- Khổ: 165x230 mm, 200 trang, trong đó có 4 trang màu in giấy coucher 150gm2. Nội dung còn lại in 01 màu xanh tím trên giấy offset 80g/m2.
- Bìa da dập chữ nổi.
- Số lượng in ấn: 1.500 cuốn.
- Địa chỉ phát hành: Ban Dân tộc các tỉnh có xã thực hiện mô hình, các học viên tham gia tập huấn, 08 xã triển khai mô hình điểm năm 2018 và lưu chiểu theo quy định.
- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2018.
Kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch là 1.515.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm mười lăm triệu đồng) được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao tại Quyết định số 366/QĐ-UBDT ngày 22/6/2018 về việc giao bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018 để triển khai Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”.
1. Giao Vụ Dân tộc thiểu số chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan xây dựng chương trình, nội dung và dự toán kinh phí chi tiết triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số và các đơn vị liên quan thẩm định dự toán kinh phí trình Lãnh đạo Ủy ban phê duyệt. Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm hướng dẫn việc thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
3. Các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng nội dung và tiến độ thời gian đã được phê duyệt.
- 1Báo cáo 15/BC-UBDT năm 2017 tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Kế hoạch 16/BC-UBDT năm 2017 tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3Quyết định 96/QĐ-UBDT năm 2017 phê duyệt Kế hoạch xây dựng Đề án “Chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số” do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4Công văn 2968/LĐTBXH-BĐG năm 2018 về triển khai Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 3005/LĐTBXH-BĐG năm 2018 về tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 3272/LĐTBXH-BĐG năm 2018 về cung cấp số liệu phục vụ xây dựng Báo cáo mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 3Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 4Nghị định 13/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
- 5Báo cáo 15/BC-UBDT năm 2017 tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 6Kế hoạch 16/BC-UBDT năm 2017 tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7Quyết định 96/QĐ-UBDT năm 2017 phê duyệt Kế hoạch xây dựng Đề án “Chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số” do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 8Quyết định 1898/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 2968/LĐTBXH-BĐG năm 2018 về triển khai Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Công văn 3005/LĐTBXH-BĐG năm 2018 về tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Công văn 3272/LĐTBXH-BĐG năm 2018 về cung cấp số liệu phục vụ xây dựng Báo cáo mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Quyết định 420/QĐ-UBDT phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025 năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 420/QĐ-UBDT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/07/2018
- Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
- Người ký: Lê Sơn Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định