Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2004/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 04 tháng 6 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH QUẢNG NAM

VỀ MỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ DỰ THI, DỰ TUYỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBNVQH 10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2004/NQ-HĐND ngày 25/3/2004 của HĐND tỉnh Quảng Nam khoá VI, kỳ họp thứ 16 về thu, quản lý, sử dụng một số loại phí trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 731/STC/NS ngày 13 tháng 5 năm 2004;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển với các nội dung cụ thể như sau:

1. Phí dự thi, dự tuyển: là khoản tiền đóng góp của thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí có liên quan đến công tác tuyển sinh.

2. Đối tượng nộp phí:

- Thí sinh đăng ký dự thi và dự tuyển vào các trường Trung học phổ thông;

- Thí sinh đăng ký dự thi và dự tuyển vào các cơ sở giáo dục - đào tạo bậc Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.

- Thí sinh đăng ký dự thi và dự tuyển vào các loại hình giáo dục - đào tạo khác.

3. Mức thu:

Nội dung

Phí đăng ký dự thi (đồng/thí sinh/hồ sơ)

Phí dự thi tuyển sinh (đồng/thí sinh/lần dự thi)

Phí dự xét tuyển (đồng/thí sinh/hồ sơ)

Phí dự thi năng khiếu (đồng/ thí sinh/lần dự thi)

1. Cao đẳng sư phạm

30.000

20.000

15.000

50.000

2. Trung học kinh tế - kỹ thuật

30.000

20.000

15.000

0

3. Dạy nghề

20.000

20.000

15.000

0

4. Trung học y tế

30.000

20.000

15.000

0

5. Tuyển sinh lớp 10 (THPT)

0

15.000

6.000

0

6. Loại trường đào tạo khác

20.000

20.000

15.000

0

Các cơ sở giáo dục - đào tạo thực hiện việc đăng ký kê khai với cơ quan Thuế địa phương về sử dụng biên lai thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.

4. Phân phối, quản lý, sử dụng tiền phí:

4.1. Công tác quản lý thu: Các tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền uỷ quyền thu phí có trách nhiệm:

- Tổ chức thu, nộp phí theo đúng quy định tại Quyết định này; niêm yết hoặc thông báo công khai mức thu tại địa điểm thu phí và khi thu phí phải lập biên lai cho đối tượng nộp theo mẫu quy định hiện hành do Bộ Tài chính phát hành.

- Đăng ký, kê khai, thu, nộp phí, quyết toán Biên lai, quyết toán số tiền phí thu được với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo đúng quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí.

4.2. Phí dự thi, dự tuyển được phân phối sử dụng như sau:

a. Đối với phí dự thi, dự tuyển vào các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề:

- Đối với phí dự thi, dự tuyển do thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp qua Sở Giáo dục và Đào tạo, được phân phối sử dụng như sau:

+ Trích lại cho Sở Giáo dục và Đào tạo 4.000 đồng/thí sinh để chi phí phục vụ trực tiếp thực hiện công việc tiếp nhận, thống kê và quản lý hồ sơ theo quy định.

+ Số tiền phí dự thi, dự tuyển còn lại chuyển cho cơ sở giáo dục - đào tạo nơi thí sinh đăng ký dự thi.

- Đối với phí dự thi, dự tuyển nộp hồ sơ trực tiếp vào các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (không nộp hồ sơ qua Sở GD&ĐT) được sử dụng phục vụ công tác tuyển sinh tại cơ sở giáo dục - đào tạo.

b.Đối với phí thi tuyển và xét tuyển sinh vào lớp 10 (THPT):

- Trích nộp 4.000đồng/hồ sơ/thí sinh về Sở Giáo dục và Đào tạo để chi phí phục vụ công tác tuyển sinh.

- Phí dự thi, dự tuyển còn lại, các trường sử dụng để chi phí trực tiếp phục vụ công việc tiếp nhận, thống kê, quản lý hồ sơ theo quy định (xét tuyển); hoặc sử dụng phục vụ trực tiếp công tác tổ chức thi tuyển sinh (tổ chức thi tuyển).

4.3. Nội dung sử dụng và mức chi:

a. Nội dung sử dụng:

- Phục vụ việc đăng ký dự thi và công tác chuẩn bị thi, gồm:

+ Chi phục vụ công tác triển khai tuyển sinh .

+ Chi hội nghị, tập huấn cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

+ Chi giao nhận, xử lý hồ sơ đăng ký dự thi.

+ Chi nhập và xử lý số liệu trên máy tính.

+ Chi làm đề thi, in sao đề thi, công tác bảo mật đề thi.

+ Chi thuê phòng thi, thuê phương tiện vận chuyển, bảo hiểm y tế, nước uống, an ninh trật tự và văn phòng phẩm.

+ Chi in, mua giấy báo dự thi, giấy thi, giấy nháp, biên lai thu phí, danh sách phòng thi, tổ chức truyền thông....

+ Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức tuyển sinh.

- Phục vụ công tác thi tuyển, gồm:

+ Chi tổ chức coi thi, chấm thi, chấm kiểm tra và chấm thẩm định.

+ Chi công tác sơ tuyển, xét tuyển, triệu tập trúng tuyển.

+ Chi in sổ điểm, giấy chứng nhận kết quả thi, kiểm tra kết quả thi.

+ Chi công tác nghiệp vụ cho Ban thư ký như: dồn túi, rọc phách, vào điểm....

+ Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác thi tuyển.

b. Mức chi:

- Đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo đã thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ: Phí tuyển sinh là nguồn thu được để lại, cơ sở giáo dục - đào tạo vận dụng mức chi của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn tại văn bản số 12228/KHTC ngày 24/12/2003 để bổ sung vào Quy chế chi tiêu nội bộ và tổ chức thực hiện.

- Đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo chưa thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ: Mức chi được áp dụng tối đa bằng 80% mức chi của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại văn bản số 12228/KHTC ngày 24/12/2003.

4.4. Lập, phê duyệt dự toán thu, chi và quyết toán:

- Hằng năm, cùng thời gian với việc lập dự toán, quyết toán nguồn ngân sách phân bổ, cơ quan thu phí lập dự toán và quyết toán thu - chi, quyết toán biên lai thu phí dự thi, dự tuyển gửi cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý, cơ quan Tài chính,Kho bạc Nhà nước cùng cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước đã được hướng dẫn tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.

- Mở sổ sách để theo dõi thu, nộp, sử dụng và hạch toán kế toán thực hiện theo quy định tại Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính về ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Thông tư 03/2004/TT-BTC ngày 13/01/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước và khoán chi hành chính.

Điều 2.Giao Sở Tài chính phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan triển khai hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, các Quy định trước đây trái với Quyết định này không còn hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Tài chính, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề, thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài chính
- Đoàn Đại biểu quốc hội
- TVTU, TT HĐND-UBND tỉnh
- Như điều 3
- Các Đại biểu HĐND tỉnh
- Các Ban HĐND tỉnh
- CPVP, VPTU
- Lưu: VT, TH, NC, KTTH

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Minh Cả

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 42/2004/QĐ-UBND về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

  • Số hiệu: 42/2004/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/06/2004
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Trần Minh Cả
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/06/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản