Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 418/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 03 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản;

Trên cơ sở Văn bản số 2555/TCTS-NTTS ngày 23 tháng 9 năm 2014 của Tổng cục Thủy sản về việc xây dựng kế hoạch quan trắc phục vụ nuôi trồng thủy sản; Văn bản số 1453/TCTS-NTTS ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững và Văn bản 836/TCTS-NTTS ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản; Văn bản 7262/BNN-TCTS ngày 20/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt kinh phí quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5246/TTr-SNN ngày 16 tháng 12 năm 2020 và Tờ trình số 326/TTr-SNN ngày 22 tháng 01 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025 (đính kèm).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục Thủy sản;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó Văn phòng KTNS, KTN;
- Lưu: VT, KTNS, KTN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

KẾ HOẠCH

QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kem theo Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai)

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Văn bản 7262/BNN-TCTS ngày 20/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt kinh phí quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021.

- Quyết định số 2676/QĐ-UBND ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt mạng lưới quan trắc tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025.

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản.

- Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Đáp ứng nhu cầu cung cấp dữ liệu môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đánh giá diễn biến chất lượng của môi trường nuôi trồng thủy sản trên những vùng trọng điểm được quan trắc.

- Kịp thời đưa ra những cảnh báo sớm diễn biến môi trường vùng nuôi, khuyến cáo các bất thường của môi trường hoặc nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường nước nuôi thủy sản, những biện pháp xử lý giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho người nuôi; đồng thời việc xác định diễn biến môi trường trong quá trình nuôi sẽ giúp các cơ quan quản lý kịp thời chỉ đạo sản xuất.

- Kết quả quan trắc kết hợp với những khuyến cáo về lịch thả giống sẽ giúp cho người nuôi nắm được diễn biến môi trường nước cấp, nhận biết các yếu tố môi trường bất lợi để giúp cho người nuôi có kế hoạch lấy nước vào ao, xử lý nước, thả giống và quản lý vùng nuôi thích hợp.

2. Yêu cầu

Quan trắc, cảnh báo môi trường phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và hệ thống nhằm phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản, thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý thủy sản, thú y; cảnh báo và hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục cần thiết.

III. Nội dung quan trắc

1. Vùng quan trắc

Căn cứ vào sản lượng của đối tượng nuôi trồng thủy sản, trên cơ sở lựa chọn vùng quan trắc là những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường; vùng nuôi có diện tích từ 10 ha trở lên đối với nuôi thâm canh và bán thâm canh, từ 200 ha trở lên đối với hình thức nuôi khác, từ 1000 m3 trở lên đối với nuôi lồng, bè để xác định địa điểm và số lượng điểm quan trắc. Điểm quan trắc sẽ chọn đặt tại khu vực nước cấp cho vùng nuôi tập trung của các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế. Cụ thể:

- Khu vực nuôi cá bè trên sông Cái (TP. Biên Hòa): Hiện tập trung số lượng lồng, bè, xổng, nuôi khoảng 466 bè, thường có nguy cơ ô nhiễm tích tụ chất hữu cơ. Quan trắc tại 3 điểm: đầu, giữa và cuối khu vực nuôi tập trung.

- Khu vực nuôi cá bè huyện Định Quán (các xã La Ngà, Phú Ngọc, Thanh Sơn, Ngọc Định): Lồng, bè nuôi tập trung (387 bè, 2101 dèo, 572.577 m3), thường có nguy cơ ô nhiễm tích tụ chất hữu cơ. Quan trắc tại 3 điểm: đầu, giữa và cuối khu vực nuôi tập trung.

- Khu vực ngập mặn huyện Long Thành-Nhơn Trạch: Khu vực tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú (99 ha nuôi thâm canh, 1.146 ha nuôi quảng canh). Quan trắc tại 3 điểm nguồn nước cấp: xã Phước An (Hợp lưu sông Đồng Kho - Sông Thị Vải -Tắc Ông Trúc), xã Phước Thái, xã Long Phước và ao đại diện tại khu vực nuôi tôm tập trung, các điểm lấy mẫu mang tính đặc trưng, đại diện cho nguy cơ gây phát sinh các yếu tố môi trường và dịch bệnh cho khu vực.

- Khu vực nuôi thâm canh các huyện Định Quán: Các ao đại diện có chung nguồn nước cấp từ sông La Ngà.

2. Công tác xử lý thông tin

Sau mỗi đợt quan trắc môi trường, các số liệu sẽ được cập nhật và xử lý bảo đảm nhanh chóng, chính xác và kịp thời nhất. Đối với các thông số không nằm trong ngưỡng giới hạn theo tiêu chuẩn cho phép sẽ được thông báo trực tiếp đến cán bộ phụ trách, quản lý vùng nuôi được quan trắc. Các kết quả quan trắc định kỳ sẽ được Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp thông báo gửi đến UBND các huyện, thành phố, các địa phương có điểm quan trắc nhằm phổ biến đến người nuôi các diễn biến vùng nuôi, các khuyến cáo và hướng xử lý, điều chỉnh kịp thời với tình hình thực tế.

3. Chỉ tiêu, thiết bị quan trắc, phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu

- Mẫu nước được thu bằng dụng cụ Bathometer, cách mặt nước 1m và xa nơi nghi ngờ có sự ô nhiễm sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp.

- Thu mẫu nước theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông suối.

- Mẫu được bảo quản theo TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

- Phương pháp phân tích mẫu:

Các chỉ tiêu: Nhiệt độ, dòng chảy, độ mặn, độ kiềm, độ trong, pH và oxy hòa tan được đo ngay tại hiện trường;

Các chỉ tiêu : Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), chất hữu cơ (OSS), độ mặn, độ kiềm, pH, DO, COD, H2S, NO2, NH3/NH4 , thuốc BVTV gốc carbamat, kim loại nặng (Pb, Hg, Cd, As), mật độ và thành phần tảo độc, các thông số liên quan đến bệnh thủy sản: Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticius, Aeromonas tổng số, Strepptococcus sp. được phân tích tại phòng thí nghiệm, cụ thể:

TT

Các chỉ tiêu

Phương pháp phân tích

1

TSS/OSS

SMEWW 2540 D: 2017

2

COD

SMEWW 5220 C: 2017

3

Vibrio tổng số

SMEWW 9260 H: 2017

4

Vibrio parahaemolyticus

HD07-TT7.2-VK

5

N-NO2-

SMEWW 4500-NO2 B: 2017

6

N-NH3

SMEWW 4500-NH3 F: 2017

7

H2S

SMEWW 4500- S2- D: 2017

8

P-PO43-

SMEWW 4500-P E: 2017

9

Tảo độc

SMEWW 10200 F: 2017 và SMEWW 10900 E: 2017

10

Cd, Hg, Pb, As

ICP-MS-SMEWW 3125

11

Thuốc bảo vệ thực vật gốc carbamate

LC/MS/MS Ref: EPA

12

Aeromonas tổng số

Trải đĩa

13

Strepptococcus sp

HD08-TT7.2-VK

4. Tần suất quan trắc

- Quan trắc định kỳ: Được thực hiện hàng tháng từ tháng 3-12, trung bình 1 - 2 lần/tháng, vào các tháng tập trung vụ nuôi, các tháng mưa lũ và các thời điểm nhạy cảm, giao mùa, tần suất sẽ tăng từ 2 - 4 lần/tháng nhằm phục vụ cho công tác xây dựng khung lịch mùa vụ hàng năm, cơ cấu đối tượng nuôi và phòng ngừa dịch bệnh phù hợp.

- Ngoài ra, trong những trường hợp quan trắc đột xuất như khi môi trường, thời tiết có những diễn biến bất thường, khu vực nuôi xảy ra dịch bệnh hoặc chết hàng loạt, tần suất lấy mẫu và chỉ tiêu quan trắc có thể thay đổi ở từng khu vực để xác định mật độ và chủng loại tác nhân gây bệnh (Aeromonas hydrophila, Edwardsiella, v.v....), các loài tảo độc gây hại cho động vật nuôi, v.v...

- Khu vực nuôi cá lồng bè sông Cái (TP. Biên Hòa): 24 lần/năm

- Khu vực ngập mặn (Long Thành, Nhơn Trạch): 24 lần/năm

- Khu vực nuôi cá bè trên hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, huyện Định Quán): 24 lần/năm.

IV. Kinh phí thực hiện

1. Tổng kinh phí lấy mẫu, cảnh báo phòng ngừa dịch bệnh thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 là 3.009.605.100 đồng (Ba tỷ, không trăm linh chín triệu, sáu trăm linh năm nghìn, một trăm đồng). Cụ thể:

- Năm 2021: 588.301.000 đ

- Năm 2022: 607.652.200 đ

- Năm 2023: 619.871.700 đ

- Năm 2024: 602.043.000 đ

- Năm 2025: 591.737.200 đ

2. Nguồn kinh phí thực hiện: nguồn sự nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 bố trí hàng năm.

(Chi tiết tại các phụ lục đính kèm).

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo Chi cục Thủy sản một số nội dung:

a. Trên cơ sở kế hoạch quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xây dựng và ban hành kế hoạch quan trắc cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản hàng năm; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường và báo cáo về Tổng cục thủy sản theo quy định.

b. Phối hợp các đơn vị liên quan trong chọn điểm quan trắc, tổ chức quan trắc môi trường thường xuyên và đột xuất, kịp thời thông báo diễn biến chất lượng nước cho các địa phương, người dân tại các khu vực được quan trắc. Sớm phát hiện các diễn biến bất thường về môi trường nuôi trồng thủy sản tại địa phương, tổ chức khắc phục và báo cáo về Tổng cục thủy sản.

c. Hướng dẫn người dân nuôi trồng thủy sản quan trắc, giám sát chất lượng nước tại khu vực nuôi của mình.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a. Thực hiện theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước mặt các vị trí tiếp nhận nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, khu công nghiệp, khu chăn nuôi, khu dân cư đổ vào khu vực nuôi cá bè sông Đồng Nai; khu vực nuôi cá bè sông La Ngà và khu vực cấp nước nuôi tôm vùng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch; thông tin cho Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn những diễn biến bất thường để phối hợp khuyến cáo người nuôi trồng có kế hoạch sản xuất phù hợp, hiệu quả.

b. Tổ chức thanh, kiểm tra các nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm trên địa bàn và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định.

3. Sở Tài chính

Tùy vào tình hình ngân sách hằng năm thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

4. UBND các huyện: Định Quán, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Long Thành và Thành phố Biên Hòa.

a. Tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản.

b. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện thu mẫu và các nội dung có liên quan đến công các quan trắc, cảnh báo môi trường nước nuôi trồng thủy sản.

c. Xây dựng kế hoạch, bố trí cán bộ chuyên môn theo dõi, cập nhật diễn biến môi trường qua kết quả quan trắc của Sở Nông nghiệp và PTNT, đồng thời tham gia các lớp nghiệp vụ do cơ quan chuyên ngành tổ chức.

5. Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai những thông báo và biện pháp chăm sóc, quản lý đến người nuôi trồng thủy sản để giảm thiểu những thiệt hại trong hoạt động nuôi cá bè.

Trên đây là kế hoạch thực hiện Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025. Yêu cầu các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP KINH PHÍ CỦA KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung

Kinh phí hàng năm

Kinh phí tổng

Dự toán chi tiết

2021

2022

2023

2024

2025

I

Phân tích mẫu

278.075.700

323.152.200

323.152.200

323.152.200

323.152.200

1.570.684.500

PHỤ LỤC 2 3

II

Mua sắm thiết bị, vật tư

86.653.300

60.928.000

73.147.500

55.318.800

450.130.00

321.060.600

PHỤ LỤC 4

III

Nhiên liệu đi thu mẫu các khu vực

223.572.000

223.572.000

223.572.000

223.572.000

223.572.000

1.117.860.000

PHỤ LỤC 5

3.1

Phương tiện (canô) đi thu mẫu

151.872.000

151.872.000

151.872.000

151.872.000

151.872.000

759.360.000

 

3.2

Thuê xe ô tô

71.700.000

71.700.000

71.700.000

71.700.000

71.700.000

358.500.000

 

Tổng kinh phí

588.301.000

607.652.200

619.871.700

602.043.000

591.737.200

3.009.605.100

 

 

PHỤ LỤC II

KINH PHÍ PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI KHU CÁ NƯỚC NGỌT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Đơn vị tính: Đồng

STT

Thông số quan trắc

Số điểm

Số mẫu phân tích

Đơn giá (đ)

Thành tiền (đ)

 

Nguồn cấp

 

 

 

 

1

Nhiệt độ

6

720

-

-

2

pH

6

720

-

-

3

DO

6

720

-

-

4

Độ mặn

6

120

-

-

5

Độ kiềm

6

720

-

-

6

NO2-

6

720

115.500

83.160.000

7

NH3/NH4

6

720

115.500

83.160.000

8

PO43-

6

720

115.500

83.160.000

9

COD

6

720

115.500

83.160.000

10

H2S

6

720

115.500

83.160.000

11

TSS

6

720

92.400

66.528.000

12

OSS

6

720

92.400

66.528.000

13

Aeromonas tổng số

6

720

138.600

99.792.000

14

Streptococcus sp

6

720

207.900

149.688.000

15

Tảo độc

3

150

438.900

65.835.000

16

Thuốc BVTV gốc carbamate

3

30

1.386.000

41.580.000

17

Kim loại nặng Cd

3

30

173.250

5.197.500

18

Kim loại nặng Hg

3

30

173.250

5.197.500

19

Kim loại nặng Pb

3

30

150.150

4.504.500

 

Ao nuôi

 

 

 

 

1

Nhiệt độ

1

60

-

-

2

pH

1

60

-

-

3

DO

1

60

-

-

4

Độ mặn

1

60

-

-

5

Độ kiềm

1

60

-

-

6

NO2-

1

60

115.500

6.930.000

7

NH3/NH4

1

60

115.500

6.930.000

8

PO43-

1

60

115.500

6.930.000

9

COD

1

60

115.500

6.930.000

10

H2S

1

60

115.500

6.930.000

11

TSS

1

60

92.400

5.544.000

12

OSS

1

60

92.400

5.544.000

Tổng chi phí

966.388.500

 

PHỤ LỤC III

KINH PHÍ PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI KHU VỰC NUÔI CÁ NƯỚC LỢ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Đơn vị tính: Đồng

STT

Thông số quan trắc

Số điểm

Số mẫu phân tích

Đơn giá (đ)

Thành tiền (đ)

 

Nguồn cấp

 

 

 

 

1

Nhiệt độ

3

360

-

-

2

pH

3

360

-

-

3

DO

3

360

-

-

4

Độ mặn

3

360

-

-

5

Độ kiềm

3

360

-

-

6

NO2-

3

360

115.500

41.580.000

7

NH3/NH4

3

360

115.500

41.580.000

8

PO43-

3

360

115.500

41.580.000

9

COD

3

360

115.500

41.580.000

10

H2S

3

360

115.500

41.580.000

11

TSS

3

360

92.400

33.264.000

12

Vibrio tổng số

3

360

138.600

49.896.000

13

Vibrio parahaemolyticus

3

360

184.800

66.528.000

14

Tảo độc

3

150

438.900

65.835.000

15

Thuốc BVTV gốc carbamate

3

30

1.386.000

41.580.000

16

Kim loại nặng Cd

3

30

173.250

5.197.500

17

Kim loại nặng Hg

3

30

173.250

5.197.500

18

Kim loại nặng Pb

3

30

150.150

4.504.500

19

Kim loại nặng As

3

30

173.250

5.197.500

 

Ao nuôi

 

 

 

 

1

Nhiệt độ

1

120

-

-

2

pH

1

120

-

-

3

DO

1

120

-

-

4

Độ mặn

1

120

-

-

5

Độ kiềm

1

120

-

-

6

NO2-

1

120

115.500

13.860.000

7

NH3/NH4

1

120

115.500

13.860.000

8

PO43-

1

120

115.500

13.860.000

9

COD

1

120

115.500

13.860.000

10

H2S

1

120

115.500

13.860.000

11

TSS

1

120

92.400

11.088.000

12

Vibrio tổng số

1

120

138.600

49.896.000

13

Vibrio parahaemolyticus

1

120

184.800

66.528.000

Tổng chi phí

604.296.000

 

PHỤ LỤC IV

TRANG THIẾT BỊ, VẬT TƯ HÓA CHẤT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

A

Thiết bị, vật tư

 

 

 

 

1

Máy đo Oxy cầm tay

Cái

02

51.529.500

103.059.000

2

Máy đo pH cầm tay

Cái

02

13.505.800

27.011.600

3

Thiết bị thu mẫu nước

Cái

01

35.460.000

35.460.000

4

Máy đo độ dẫn điện

Cái

01

3.850.000

3.850.000

5

Đĩa secchi

Cái

01

3.200.000

3.200.000

6

Bộ điện cực và màng DO

Bộ

02

15.146.000

30.292.000

7

Bộ hiệu chuẩn calibrator điện cực

Bộ

02

5.049.000

10.098.000

8

Lưới thu tảo

Cái

05

8.700.000

43.500.000

9

Găng tay bảo hộ

Hộp

30

88.000

2.640.000

10

Khẩu trang bảo hộ

Hộp

30

132.000

3.960.000

11

Pin cho các thiết bị đo

Bộ

30

77.000

2.310.000

12

Giỏ đựng chữ nhật có nắp

Cái

15

135.000

2.025.000

13

Chai nhựa 1L

Cái

2340

10.000

23.400.000

14

Chai nhựa 2 L

Cái

420

15.000

6.300.000

15

Xô nhựa

Cái

15

60.000

900.000

16

Bút dầu

Cái

15

18.000

270.000

17

Bình tia có vòi 500 ml

Cái

15

165.000

2.475.000

18

Giấy lau

Hộp

15

45.000

675.000

19

Túi PE

Tệp

50

65.000

3.250.000

B

Hóa chất

 

 

 

 

1

Kit Oxygen

Bộ

30

253.000

7.590.000

2

Kit pH

Bộ

30

165.000

4.950.000

3

Kit kH

Bộ

15

205.000

3.075.000

4

Dung dịch cố định mẫu

Chai

05

154.000

770.000

 

Tổng chi phí

321.060.600

 

PHỤ LỤC V

NHIÊN LIỆU CHO PHƯƠNG TIỆN ĐI THU MẪU HÀNG NĂM
(Kèm theo Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Số lượng

Đơn giá (đ)

Thành tiền (đ)

Ghi chú

I

Xăng, dầu cano đi thu mẫu

 

 

 

 

 

 

1

Khu vực nuôi cá bè sông Đồng Nai

 

 

 

 

 

Biên bản định mức nhiên liệu tàu và cano khu vực Biên Hòa ngày 14/4/2010 của Chi cục Thủy sản

1,2

Xăng (2,5 giờ/lần x 24 lần/năm)

lít

25 lít/giờ

1.500

19.900

29.850.000

1,3

Nhớt 2T

hộp

1/50 lít xăng

30

125.000

3.750.000

2

Khu vực nuôi cá bè hồ Trị An

 

 

 

 

 

Biên bản định mức nhiên liệu tàu và cano khu vực Trị An ngày 16/10/2012 và 25/12/2012 của Chi cục Thủy sản

2,2

Xăng (03 giờ/lần x 24 lần /năm)

lít

40 lít/giờ

2.880

19.900

57.312.000

2,3

Nhớt 2T

hộp

1/50 lít xăng

58

125.000

7.200.000

3

Khu vực Long Thành - Nhơn Trạch

 

 

 

 

 

Biên bản định mức nhiên liệu tàu và cano khu vực Long Thành - Nhơn Trạch ngày 14/3/2008 của Chi cục Thủy sản

3,1

Xăng (04 giờ x 24 lần/năm)

lít

25 lít/giờ

2.400

19.900

47.760.000

 

Nhớt 2T

hộp

1/50 lít xăng

48

125.000

6.000.000

II

Xăng xe đi thu mẫu (thuê xe)

 

 

 

 

 

Theo giá thực tế

1

- Thu mẫu tại khu vực huyện Vĩnh Cửu (08 chuyến/năm x 110 km/chuyến )

km

10.000 đ/km

660

10.000

8.800.000

 

2

- Thu mẫu tại khu vực Long Thành và Nhơn Trạch (24 chuyến/năm x 145 km/chuyến)

km

10.000 đ/km

2.610

10.000

26.100.000

 

3

- Thu mẫu tại khu vực Định Quán (16 chuyến/năm x 200 km/chuyến)

km

10.000 đ/km

3.600

10.000

32.000.000

 

4

- Thu mẫu tại khu vực Biên Hòa (24 chuyến/năm x 20 km/chuyến)

km

10.000 đ/km

480

10.000

4.800.000

 

 

Tổng chi phí (A B)

223.572.000