Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 418/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 02 tháng 03 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 11/TTr-SNN-KL ngày 06/02/2015 đề nghị xem xét, phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí Dự án “Quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí Dự án Quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 (kèm theo Đề cương, nhiệm vụ) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Dự án: Quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.
2. Cơ quan lập Quy hoạch: Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Mục tiêu, yêu cầu của Dự án:
- Điều chỉnh, sắp xếp hợp lý, khoa học mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đền năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.
- Quy hoạch mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản theo hướng cân đối điều chỉnh cơ cấu tỷ trọng sản phẩm ngành và nguồn nguyên liệu.
- Tận dụng và phát huy tiềm năng của các cơ sở chế biến lâm sản, rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản gắn với chuỗi nguyên liệu đầu vào và mạng lưới phân phối lưu thông sản phẩm hàng hóa đầu ra.
- Xây dựng một hệ thống gồm các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản đến 2020 tầm nhìn đến năm 2025 cơ bản hiện đại hóa, công nghệ hóa, đồng bộ hóa, truyền thống hóa các cơ sở thủ công mỹ nghệ. Tăng cường năng lực hoạt động sản xuất và kinh doanh cho các cơ sở chế biến lâm sản. Tiếp tục gia tăng giá trị sản xuất chế biến lâm sản trên toàn tỉnh. Giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập bình quân của lao động.
- Tổ chức xây dựng, quy hoạch mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản của tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 đúng trình tự, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
4. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch:
- Về không gian: Giới hạn quy hoạch về mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh phân bố đến đơn vị hành chính cấp huyện.
- Về thời gian: Dự án tập trung vào việc xây dựng quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.
5. Nội dung của Dự án
- Điều tra, thu thập, phân tích dữ liệu.
- Đánh giá thực trạng mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản.
- Xác lập mục đích, mục tiêu, quan điểm, định hướng của dự án.
- Tổ chức xây dựng các phương án và thiết kế xây dựng quy hoạch theo phương án.
- Tổng hợp, phân tích và xây dựng dự thảo Báo cáo Quy hoạch mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản.
- Thẩm định và phê duyệt quy hoạch.
- Tổ chức thực hiện.
6. Sản phẩm của Dự án
- Cơ sở dữ liệu quy hoạch các cơ sở chế biến lâm sản: 10 bộ.
- Biểu tổng hợp quy hoạch mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản: 10 bộ.
- Báo cáo chuyên đề và Báo cáo tổng hợp: 10 bộ.
- Báo cáo tóm tắt: 10 bộ.
- Bản đồ quy hoạch mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản: 10 bộ.
7. Kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí: 150.439.000 đồng.
- Nguồn kinh phí: bố trí từ nguồn quy hoạch năm 2015.
8. Tiến độ thực hiện: hoàn thành trong năm 2015.
Điều 2. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Cục Hải quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CHẾ BIẾN LÂM SẢN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
I. Sự cần thiết xây dựng đề án
Chế biến lâm sản (CBLS) của tỉnh Bình Phước là một trong những ngành nghề đóng vai trò khá quan trọng trong cơ cấu ngành nghề nông lâm nghiệp nông thôn. Đi đôi với hoạt động phát triển lâm nghiệp nông thôn, CBLS thực sự trở thành công cụ hữu hiệu và là đòn bẩy quan trọng trong quá trình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), góp phần bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, hoạt động CBLS đã đóng góp đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân; từng bước tăng cao giá trị sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG); cung ứng cho thị trường trong tỉnh, trong nước và ngoài nước các sản phẩm cơ bản đa dạng, phong phú...
Bên cạnh những thành tựu, hiệu quả của hoạt động CBLS đưa lại không thể phủ nhận, thì vẫn còn những tồn tại nhất định. Cụ thể: (1) Cơ sở CBLS còn nhỏ lẻ, manh mún, phát triển mang tính chất tự phát; (2) Mạng lưới phân bố không theo quy hoạch, tập trung xen kẽ tại các khu dân cư và các khu vực gần rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên; các cơ sở sản xuất chưa tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định dẫn đến sản phẩm hàng hóa chưa có cơ chế bao tiêu rõ ràng, rủi ro kinh tế cao; (3) Công nghệ chế biến lạc hậu; chủ yếu chế biến thủ công; trang thiết bị lạc hậu, sản phẩm thô là chủ yếu, chất lượng sản phẩm không cao, giá thành sản phẩm có tính cạnh tranh kém; sản lượng sản xuất thấp... nên khả năng xuất khẩu ra ngoài tỉnh và nước ngoài thấp, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng vốn có của ngành; (4) Cơ cấu thành phần sản phẩm phân bố chưa hợp lý; xu hướng sử dụng gỗ rừng tự nhiên, gỗ lớn gia tăng, các sản phẩm gỗ bột, gỗ dăm, gỗ nhỏ chưa chú trọng ưu tiên sử dụng; nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất chủ yếu từ rừng tự nhiên, trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc rõ ràng... đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. (5) Cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động CBLS còn nhiều bất cập, như việc cấp phép các cơ sở CBLS chưa thống nhất, thiếu phối hợp giữa các cơ quan liên ngành, đặc biệt là sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp, việc cấp phép chưa có căn cứ sát thực; cơ chế, chính sách quản lý sản phẩm chưa hiệu quả, đặc biệt là cơ chế bao tiêu sản phẩm, quản lý điều hành - phân phối sản phẩm; Thủ tục kiểm tra, kiểm soát, phúc kiểm, hậu kiểm gỗ và LSNG gặp không ít khó khăn và khó quản lý chặt chẽ giữa nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, cũng như quản lý lưu thông hàng hóa lâm sản trên địa bàn tỉnh chưa đi vào nề nếp, dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Để đảm bảo hoạt động CBLS được bền vững góp phần giảm áp lực đến tài nguyên rừng. Giúp cơ quan quản lý Nhà nước có đầy đủ các cơ sở xây dựng, hoạch định các cơ chế chính sách để phát triển Ngành, tiến tới thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển KTXH của địa phương... Do đó, đòi hỏi hoạt động CBLS cần phải đảm bảo các yêu cầu ở tầm cao mới. Cụ thể: Hoạt động CBLS phải thực sự là một khâu quan trọng trong hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh rừng. Mạng lưới CBLS phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, có mối quan hệ mật thiết với hệ thống mạng lưới cung cấp nguyên liệu đầu vào và hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm đầu ra. Xu hướng về tỷ trọng cơ cấu nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo theo hướng giảm sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ lớn, gỗ thành khí, tăng sử dụng gỗ bột, gỗ dăm, gỗ nhỏ; tăng sử dụng gỗ rừng trồng sản xuất. Đầu tư ứng dụng công nghệ và trang thiết bị máy móc hiện đại trong CBLS, góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng tỷ trọng xuất khẩu ngoài tỉnh và thị trường ngoài nước; giảm xuất thô, phát huy các ngành nghề CBLS thủ công và tiểu thủ công mỹ nghệ gỗ, hướng đến xây dựng các làng nghề truyền thống. Ngoài ra, CBLS còn đảm bảo là kênh thông tin quan trọng trong công tác kiểm tra, kiểm soát tài nguyên gỗ và LSNG, góp phần vào việc thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Thực tiễn tại địa phương cho thấy: những chiến lược, định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH nói chung và Quy hoạch cho Ngành nói riêng. Tuy nhiên, quy hoạch cụ thể cho Ngành CBLS gần như còn bỏ ngỏ, đặc biệt là Quy hoạch mạng lưới CBLS. Do vậy, trên cơ sở các định hướng, chiến lược, quy hoạch tổng thể, bám sát quy hoạch Ngành, thực hiện quy hoạch mạng lưới CBLS trên địa bàn tỉnh hết sức có ý nghĩa và cấp bách.
Xuất phát từ lý do trên dự án “Quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025” được đặt ra.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất đoạn 2007 - 2015;
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
- Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 5115/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Phương án Quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014-2020;
- Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 02/02/2012 của UBND tỉnh về việc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 04 tháng 06 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2007-2020;
- Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, giai đoạn 2011- 2020;
- Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2012 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
III. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu
3.1. Mục đích
Sắp xếp, bố trí hợp lý, khoa học, ổn định, bền vững hệ thống cơ sở CBLS trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hoạt động CBLS là một khâu quan trọng trong sản xuất kinh doanh và sử dụng rừng, đồng thời, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển CBLS, đưa công nghiệp CBLS trở thành mũi nhọn kinh tế của Ngành đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025. Hướng đến giảm áp lực vào tài nguyên rừng, thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
3.2. Mục tiêu
- Điều chỉnh và sắp xếp hợp lý khoa học mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản toàn tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025.
- Tận dụng và phát huy tiềm năng của các cơ sở CBLS, rà soát Quy hoạch hệ thống mạng lưới CBLS gắn liền mạng lưới nguyên liệu đầu vào và mạng lưới phân phối lưu thông sản phẩm hàng hóa đầu ra.
- Quy hoạch hệ thống mạng lưới cơ sở CBLS theo chủ trương và định hướng cân đối điều chỉnh cơ cấu tỷ trọng sản phẩm ngành và nguồn nguyên liệu.
- Xây dựng hệ thống các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản đến 2020 và tầm nhìn đến 2025 cơ bản hiện đại hóa, công nghệ hóa, đồng bộ hóa, truyền thống hóa. Tăng cường năng lực hoạt động sản xuất và kinh doanh cho các cơ sở CBLS. Tiếp tục gia tăng giá trị sản xuất chế biến lâm sản toàn tỉnh. Giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập bình quân của lao động.
3.3. Yêu cầu
- Tổ chức quy hoạch mạng lưới CBLS tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025 theo đúng quy trình, tuân thủ các nguyên tắc, đảm bảo Quy hoạch sát thực tế.
- Tổ chức quy hoạch mạng lưới CBLS tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025 phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Về không gian: Giới hạn Quy hoạch về mạng lưới cơ sở CBLS trên địa bàn tỉnh phân bố đến đơn vị hành chính cấp huyện.
- Về thời gian: Đề án tập trung vào việc xây dựng quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025.
V. Nội dung công việc thực hiện
(1) Điều tra, thu thập, phân tích dữ liệu.
(2) Đánh giá thực trạng mạng lưới cơ sở CBLS.
(3) Xác lập mục đích, mục tiêu, quan điểm, định hướng của bản QH.
(4) Xây dựng phương án.
(5) Tổng hợp, phân tích và xây dựng dự thảo Báo cáo Quy hoạch.
(6) Thẩm định và phê duyệt.
(7) Tổ chức thực hiện sau phê duyệt.
VI. Phương pháp và công việc thực hiện
6.1. Sơ đồ thực hiện
Hình 01. Sơ đồ nghiên cứu Dự án QH mạng lưới cơ sở CBLS
6.2. Khung logic
Nội dung công việc | Phương pháp thực hiện | Thành phần |
Nội dung 1: Điều tra, thu thập dữ liệu - Thu thập các văn bản, quy định pháp luật liên quan; - Tổng hợp các tài liệu về đặc điểm địa điểm triển khai dự án, báo cáo đánh giá hoạt động CBLS trên địa bàn tỉnh; - Rà soát các bản quy hoạch liên quan đến CBLS; - Cùng các tài liệu liên quan khác. | - Thu thập tài liệu thông qua trích lược, rà soát, tổng hợp, phân tích, đánh giá; - Kênh thu thập: Các cơ quan quản lý (Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm các huyện, Đội KLCĐ&PCCCR số 1, số 2; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Kế hoạch Tài chính các huyện; Cục Hải quan; Chi cục Hải quan tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh...) | Cán bộ dự án, Cán bộ từ các kênh cung cấp dữ liệu; |
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng mạng lưới cơ sở CBLS - Xác định mạng lưới phân bố theo không gian các cơ sở CBLS; - Phân tích đánh giá mối quan hệ hữu cơ giữa Nguồn nguyên liệu - cơ sở CBLS - Mạng lưới phân phối sản phẩm; - Điều tra thu thập về cơ cấu tỷ trọng nguồn nguyên liệu; sản phẩm; - Điều tra về Công nghệ, máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng khác của các cơ sở CBLS; - Điều tra về tình hình lao động tại các cơ sở CBLS; - Phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh CBLS; - Điều tra tình hình cấp phép và kiểm tra thực thi pháp luật trong CBLS; - Tìm hiểu nhu cầu phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ gỗ. | Sử dụng lực lượng KLĐB phối hợp với cán bộ dự án sử dụng Bản đồ hành chính và GPS để xác định phân bố không gian các cơ sở CBLS. Điều tra toàn diện; - Phương pháp phỏng vấn theo phiếu điều tra. Tiến hành thực hiện trên 5-7 cơ sở CBLS/xã, mỗi huyện chọn 3 xã; - Thu thập tài liệu thứ cấp từ các Hạt Kiểm lâm. | Cán bộ Dự án; Cán bộ KLĐB; các cơ sở CBLS, Công nhân lao động tại các cơ sở CBLS. |
Nội dung 3: Xác lập mục đích, mục tiêu, quan điểm, định hướng của QH. | Tổ chức họp nhóm; Tham vấn chuyên gia | Cán bộ dự án |
Nội dung 4: Tổ chức xây dựng các phương án và thiết kế xây dựng QH theo phương án - Xây dựng từ 2-3 phương án (kịch bản) Quy hoạch; - Đánh giá sơ bộ từng phương án quy hoạch, đối chiếu với luận chứng tiến hành lựa chọn phương án tối ưu để xây dựng quy hoạch; - Xây dựng quy hoạch theo phương án lựa chọn. | - Phương pháp họp nhóm; - Phương pháp thương thuyết chiến lược; - Phương pháp xác định trọng số ưu tiên. | Cán bộ dự án Các chuyên gia Đại diện các cơ sở CBLS Đại diện Các cơ quan QLNN. |
Nội dung 5: Tổng hợp, phân tích và xây dựng bản dự thảo báo cáo Quy hoạch mạng lưới cơ sở CBLS - Hệ thống báo cáo quy hoạch bao gồm: các báo cáo chuyên đề (như đã đề cập ở phần trên), hồ sơ vùng quy hoạch, báo cáo tổng hợp quy hoạch và tóm tắt báo cáo quy hoạch; - Báo cáo quy hoạch (tổng hợp) được xây dựng dựa trên các báo cáo chuyên đề, thuyết minh bản đồ và hồ sơ vùng quy hoạch. Thực hiện theo đúng mẫu báo cáo quy hoạch/tổng hợp của từng ngành quy định. | - Tổng hợp, phân tích - Thảo luận - Lấy ý kiến tham vấn, góp ý | Cán bộ dự án Chủ đầu tư Đại diện các cơ sở CBLS. |
Nội dung 6: Thẩm định và phê duyệt Quy hoạch Dự thảo hệ thống báo cáo quy hoạch phải được các thành viên Hội đồng thẩm định đóng góp ý kiến và thống nhất thông qua trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. |
| Cán bộ dự án Chủ đầu tư Thành viên hội đồng của Thẩm định Quy hoạch |
Nội dung 7: Tổ chức thực hiện bản Quy hoạch - Công bố quy hoạch; - Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện quy hoạch. | - Hành chính - Phương tiện thông tin đại chúng - Phương pháp chuyên gia. | - Chủ đầu tư, Cán bộ dự án |
VII. Tổ chức và kế hoạch thực hiện:
7.1. Tổ chức thực hiện
- Cơ quan quản lý Quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị thực hiện Quy hoạch: Chi cục Kiểm lâm.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp:
+ Sở: KH&ĐT, Công Thương, Tài chính; Cục Hải quan, Chi cục Hải quan
+ UBND các huyện, thị xã.
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã.
+ Các đơn vị chủ rừng
7.2. Kế hoạch thực hiện
Báo cáo Quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025 thực hiện trong thời gian 14 tháng, cụ thể kế hoạch thực hiện từng công đoạn như sau:
- Xây dựng đề cương, dự toán: Tháng 11-12/2014.
- Phê duyệt Đề cương, dự toán: Tháng 01- 02/2015.
- Lập Quy hoạch: tháng 03-8/2015.
- Tổ chức thẩm định và phê duyệt Quy hoạch: tháng 8 - 12/2015.
- Bàn giao sản phẩm và thanh quyết toán: Sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.
- Cơ sở dữ liệu Quy hoạch cơ sở chế biến lâm sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025: 10 bộ.
- Các Biểu tổng hợp: 10 bộ.
- Báo cáo chuyên đề và Báo cáo tổng hợp: 10 bộ.
- Báo cáo tóm tắt: 10 bộ.
- Bản đồ Quy hoạch: 10 bộ.
Đĩa USB: lưu trữ file dữ liệu, số liệu, bảng biểu, báo cáo chính, báo cáo tóm tắt: 02 đĩa.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt phải công bố công khai theo đúng quy định của pháp luật. Nội dung công bố, công khai Dự án quy hoạch, bao gồm:
- Văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch.
- Bàn giao báo cáo thuyết minh, bản đồ cho các đơn vị quản lý liên quan, UBND các huyện (hoặc là Hạt Kiểm lâm các huyện).
DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH
I. Dự toán kinh phí lập Quy hoạch:
1.1. Căn cứ lập dự toán:
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
1.2. Nhu cầu và nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí: Bố trí từ nguồn quy hoạch năm 2015.
- Nhu cầu kinh phí: 150.439.000 đồng. (Một trăm năm mươi triệu, bốn trăm ba chín ngàn đồng)
1.3. Thuyết minh dự toán kinh phí.
Áp dụng Điều 7, chương II Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ yếu, cụ thể như sau:
GiáQHN = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 x Qn x K = 850.000.000đ x 1 x 2 x 1,34 x 0,13 x 1,270 x 40% = 150.439.000 đồng (đã làm tròn số)
Trong đó:
- GiáQHN: Là tổng mức chi phí cho Dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu (đơn vị triệu đồng).
- Gchuẩn = 850 (triệu đồng): Là mức chi phí cho Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn chuẩn.
- H1: Hệ số cấp độ địa bàn quy hoạch, đối với Bình Phước H1 = 1 (cấp tỉnh).
- H2: Hệ số điều kiện làm việc và trình độ phát triển KTXH địa bàn quy hoạch, đối với Bình Phước H2 = 2 (vùng Đông Nam bộ).
- H3: Hệ số quy mô diện tích của địa bàn quy hoạch, đối với Bình Phước H3 = 1,34 (H2 = 2, diện tích tự nhiên từ 6.500 km2 đến 7.000 km2).
- Qn: Hệ số khác biệt giữa quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu, đối với Bình Phước Qn = 0,13 (Lâm nghiệp).
- K: Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu và mặt bằng giá tiêu dùng, được tính như sau: K = K1 cộng (+) K2; Trong đó:
+ K1= 0,3 nhân với (x) Chỉ số giá tiêu dùng được cấp có thẩm quyền công bố tại thời điểm tính toán (hiện nay chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2014 là 100,18%).
+ K2 = 0,7 nhân với (x) Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu. Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu được xác định = Mức lương tối thiểu khi Nhà nước thay đổi tại thời điểm tính toán chia cho 830.000 đồng/tháng.
Vậy K = 0,3 x 100,18%+ 0,7 x 1.150.000/830.000= 1,270
(Bảng chi tiết kèm theo)
BẢNG DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH
ĐVT: đồng
STT | Khoản mục chi phí | TỈ LỆ (%) | Kinh phí |
A | Tổng kinh phí trong đơn giá | 100 | 150.439.000 |
I | Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán | 2,5 | 3.760.975 |
1 | Chi phí xây dựng đề cương, nhiệm vụ | 1,5 | 2.256.585 |
2 | Chi phí lập dự toán theo đề cương, nhiệm vụ | 1 | 1.504.390 |
II | Chi phí xây dựng quy hoạch | 84 | 126.368.760 |
1 | Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu | 7 | 10.530.730 |
2 | Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch | 4 | 6.017.560 |
3 | Chi phí khảo sát thực địa | 20 | 30.087.800 |
4 | Chi phí thiết kế quy hoạch | 53 | 79.732.670 |
4.1 | Phân tích, đánh giá vai trò vị trí của hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 1 | 1.504.390 |
4.2 | Phân tích, báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển của cả nước tác động tới phát triển của hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 3 | 4.513.170 |
4.3 | Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển của hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 4 | 6.017.560 |
4.4 | Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển của hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 3 | 4.513.170 |
4.5 | Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển của hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 6 | 9.026.340 |
4.6 | Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu của hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 20 | 30.087.800 |
a | Luận chứng các phương án phát triển hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 5 | 7.521.950 |
b | Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực quản lý hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 1 | 1.504.390 |
c | Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học - công nghệ về cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 1 | 1.504.390 |
d | Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 1,5 | 2.256.585 |
đ | Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư phát triển hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 4 | 6.017.560 |
e | Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm trong hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 1,5 | 2.256.585 |
g | Xây dựng phương án quy hoạch đất sử dụng cho hoạt động cổ động trực quan phục vụ chính trị và quảng cáo thương mại | 3 | 4.513.170 |
h | Xây dựng các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện quy hoạch | 3 | 4.513.170 |
4.7 | Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan | 8 | 12.035.120 |
a | Xây dựng báo cáo đề dẫn | 1 | 1.504.390 |
b | Xây dựng báo cáo tổng hợp | 6 | 9.026.340 |
c | Xây dựng các báo cáo tóm tắt | 0,6 | 902.634 |
d | Xây dựng văn bản trình thẩm định | 0,2 | 300.878 |
đ | Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch | 0,2 | 300.878 |
4.8 | Xây dựng bản đồ quy hoạch | 8 | 12.035.120 |
III | Chi phí quản lý và điều hành | 13,5 | 20.309.265 |
1 | Chi phí quản lý dự án quy hoạch | 4 | 6.017.560 |
2 | Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán | 1,5 | 2.256.585 |
3 | Chi phí thẩm định quy hoạch | 4,5 | 6.769.755 |
4 | Chi phí công bố quy hoạch | 3,5 | 5.265.365 |
Số tiền bằng chữ: Một trăm năm mươi triệu, bốn trăm ba mươi chín ngàn đồng.
- 1Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- 2Quyết định 1173/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030
- 3Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch chế biến rượu, nước trái cây đặc trưng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 2162/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự toán kinh phí chuẩn bị dự án: Sửa chữa và nâng cấp an toàn đập, vốn WB (WB8) do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Nghị quyết 06/2010/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào Khu, Cụm công nghiệp, điểm quy hoạch do Tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Nghị quyết 13/2015/NQ-HĐND thông qua quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 35/2015/QĐ-UBND về Bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8Quyết định 50/2015/QĐ-UBND Quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 9Quyết định 20/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chế biến lâm sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 10Quyết định 823/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung Quyết định 20/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chế biến lâm sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 11Quyết định 677/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung Quy hoạch phát triển chế biến lâm sản tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến 2030
- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 7Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 9Quyết định 11/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2006 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 10Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 12Thông tư 51/2012/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Quyết định 57/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Quyết định 06/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020
- 14Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- 15Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 16Quyết định 1173/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030
- 17Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
- 18Quyết định 178/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2025
- 19Quyết định 2728/QĐ-BNN-CB năm 2012 phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 20Quyết định 5115/QĐ-BNN-TCLN năm 2014 phê duyệt Phương án Quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 21Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch chế biến rượu, nước trái cây đặc trưng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 22Quyết định 2162/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự toán kinh phí chuẩn bị dự án: Sửa chữa và nâng cấp an toàn đập, vốn WB (WB8) do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 23Nghị quyết 06/2010/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào Khu, Cụm công nghiệp, điểm quy hoạch do Tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 24Nghị quyết 13/2015/NQ-HĐND thông qua quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 25Quyết định 35/2015/QĐ-UBND về Bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 26Quyết định 50/2015/QĐ-UBND Quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 27Quyết định 20/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chế biến lâm sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 28Quyết định 823/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung Quyết định 20/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chế biến lâm sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 29Quyết định 677/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung Quy hoạch phát triển chế biến lâm sản tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến 2030
Quyết định 418/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí Dự án Quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025
- Số hiệu: 418/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/03/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Trần Ngọc Trai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra