Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 412/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐẦU TƯ MỘT SỐ DỰ ÁN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG QUAN TRỌNG, THIẾT YẾU GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 – 2010”;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 1350 BKH/KCHT&ĐT ngày 05 tháng 3 năm 2007 và số 1811 BKH/KCHT&ĐT ngày 20 tháng 3 năm 2007), Bộ Giao thông vận tải (văn bản số 1444/BGTVT-KHĐT ngày 21 tháng 3 năm 2007), Bộ Xây dựng (văn bản số 546/BXD-XL ngày 23 tháng 3 năm 2007), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (văn bản số 2360/NHNN-TD ngày 21 tháng 3 năm 2007), Bộ Tài chính (văn bản số 4356/BTC-ĐT ngày 29 tháng 3 năm 2007),

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Danh mục đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu giai đoạn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm:

- Huy động các nguồn lực để xây dựng hoàn chỉnh một bước kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn đến năm 2020, trong đó tập trung đầu tư xây dựng các dự án quan trọng, thiết yếu nhằm góp phần đẩy mạnh thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Song song với việc đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu, cần duy trì, nâng cấp để tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có nhằm phát triển đồng bộ và từng bước hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của đất nước giai đoạn đến năm 2020.

- Làm cơ sở để vận động, thu hút các nguồn vốn đầu tư (vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn trong nước và các nguồn vốn khác (cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

- Làm cơ sở để bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch phát triển giao thông vận tải.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn đến năm 2010

+ Đường bộ xây dựng mới một số đoạn thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam (Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ), một số tuyến đường bộ cao tốc thuộc 2 Hành lang và 1 Vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc và tại các vùng kinh tế trọng điểm; thông tuyến đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết của Quốc hội; nâng cấp, mở rộng một số đoạn trên quốc lộ 1 để nâng cao năng lực thông xe, giảm ách tắc.

+ Đường sắt: Từng bước nâng cao năng lực, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện có, cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai; đẩy nhanh công tác chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tuyến đường sắt phục vụ khai thác, sản xuất alumin - nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.

+ Đường biển: xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế tại Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa (giai đoạn khởi động và vùng cửa ngõ phía Bắc tại Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng; xây dựng luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu.

+ Đường hàng không: xây dựng nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài, xây dựng cảng hàng không Dương Tô, đảo Phú Quốc; đẩy nhanh công tác chuẩn bị xây dựng cảng hàng không quốc tế tại Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.

+ Đường bộ: tiếp tục xây dựng các trạm ưu tiên thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc thuộc 2 Hành lang và 1 Vành đai kinh tế Việt Nam – Trung quốc; xây dựng tuyến đường bộ cao tốc từ Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai đi Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, tiếp tục nâng cấp, mở rộng một số đoạn thuộc quốc lộ 1 để đảm bảo vẫn là trục giao thông huyết mạch của đất nước giai đoạn đến năm 2020.

+ Đường sắt: triển khai xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Đồng Đăng – Hà Nội thành đường đôi; hoàn thành xây dựng tuyến đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin – nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.

+ Đường biển: tiếp tục đầu tư tăng cường năng lực cảng trung chuyển container quốc tế tại Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa và cảng cửa ngõ phía Bắc tại Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng theo quy hoạch.

+ Đường hàng không: xây dựng cảng hàng không quốc tế tại Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

3. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho các dự án Danh mục dự kiến khoảng 67.570 triệu USD trong đó đã xác định được nguồn vốn là 4.418 triệu USD (bao gồm các dự án đã có Quyết định đầu tư hoặc đã ký kết Hiệp định vay vốn).

4. Danh mục một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu giai đoạn đến năm 2020 (phụ lục kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải:

a) Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch về phát triển giao thông vận tải để đảm bảo phù hợp với các quy hoạch khác có liên quan. Ưu tiên hoàn chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống đường bộ cao tốc và đường sắt cao tốc giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020; tiến hành quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam và tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam.

b) Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã có Quyết định đầu tư.

c) Đối với các dự án dự kiến sử dụng vốn trong nước, lựa chọn các dự án ưu tiên và nghiên cứu đề xuất cơ chế huy động vốn cho từng dự án; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan xúc tiến đầu tư, theo hướng ưu tiên vốn ngoài ngân sách từ các thành phần kinh tế.

d) Tập trung hoàn thành Báo cáo đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

đ) Định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tình hình thực hiện các dự án trong Danh mục.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung các dự án trong Danh mục vào kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng đến năm 2010 và định hướng đến các năm tiếp theo.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập phương án huy động và kêu gọi vốn đối với các dự án dự kiến sử dụng vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, để đầu tư các dự án theo yêu cầu tiến độ trên nguyên tắc bảo đảm cân đối vĩ mô các nguồn lực đầu tư phát triển.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển, đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả đầu tư.

d) Định kỳ 6 tháng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các dự án, huy động và sử dụng vốn; đồng thời tổng hợp những vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp.

3. Các Bộ, ngành liên quan:

Theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các mục tiêu của Quyết định này.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan:

a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch về phát triển giao thông vận tải giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến các năm tiếp theo;

b) Cập nhật, bổ sung các dự án trong Danh mục vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung;

c) Chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng theo quy định, đáp ứng yêu cầu và tiến độ thực hiện các dự án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ: GTVT, KH&ĐT, TC, NG, QP, XD, CN, TN&MT TP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban Chỉ đạo Tây Bắc
- Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
- Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: KTTH, TH, NN, NC, QHQT, ĐP, TTBC, Website Chính phủ.
- Lưu: VT, CN (8).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng


PHỤ LỤC

DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG QUAN TRỌNG, THIẾT YẾU GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị: Triệu USD

Số TT

Tên dự án

Dự kiến quy mô xây dựng

Dự kiến thời gian triển khai

Dự kiến tổng mức đầu tư

Phân kỳ đầu tư

Dự kiến nguồn vốn

Ghi chú

Đến năm 2010

2010-2020

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

TỔNG SỐ

 

 

67.575

13.567

45.143

 

Số vốn phân kỳ đầu tư giai đoạn 2010 và giai đoạn 2010 – 2020 của một số dự án chưa được xác định

A

ĐƯỜNG BỘ

 

 

20.043

6.373

4.805

 

 

I

Đường cao tốc

 

 

16.927

3.257

4.895

 

 

 

Các dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, gồm:

 

 

12.986

2.404

817

 

 

1

Đoạn Cầu Giẽ - Ninh Bình (Giai đoạn 1)

50 km

2005 - 2009

441

441

 

Doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước

Quyết định đầu tư số 323/QĐ-TTg ngày 10/4/2005

2

Đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa

60 km

Khởi công 2009

529

 

 

ODA Nhật bản và các nhà đồng tài trợ

Đã có cam kết 2 Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản

3

Đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh

 

Khởi công 2009

 

 

 

ODA Nhật bản và các nhà đồng tài trợ

-nt-

 

- Đoạn Thanh Hóa - Vinh

138 km

 

1.217

 

 

 

 

 

- Đoạn Vinh – Bãi Vọt (Hà Tĩnh)

 

 

Chưa xác định

 

 

 

 

4

Đoạn Huế - Đà Nẵng

105 km

Khởi công 2009

926

 

 

ODA Nhật Bản hoặc BOT

 

5

Đoạn Đà Nẵng – Quảng Ngãi

125 km

Khởi công 2009

1.103

 

 

ODA Nhật Bản và các nhà đồng tài trợ

Đã có cam kết 2 Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản

6

Đoạn Quảng Ngãi – Quy Nhơn

180 km

2011 – 2015

1.562

 

 

ODA Nhật Bản và các nhà đồng tài trợ

-nt-

7

Đoạn Nha Trang – Dầu Giây

400 km

Khởi công 2009

3.528

 

 

ODA Nhật Bản và các nhà đồng tài trợ

-nt-

8

Đoạn thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

55km, 6-8 làn xe

2008 – 2012

1180

618

562

ODA + OCR+ Doanh nghiệp hoặc BOT

Đang lựa chọn phương án đầu tư

9

Đoạn thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương

45 km

2005 – 2008

600

600

 

Ngân sách Nhà nước ứng trước, bán quyền thu phí

Quyết định đầu tư số 1286/QĐ-TTg ngày 06/12/2004

10

Đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ

82 km; 4-6 làn xe

Khởi công 2008

1.000

745

255

ODA Nhật Bản và các nhà đồng tài trợ hoặc BOT

 

 

Các dự án đường bộ cao tốc thuộc 2 Hành lang và 1 vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, gồm:

 

 

3.841

853

2.988

 

 

1

Tuyến Hà Nội – Lào Cai

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giai đoạn 1

245 km, 2 – 4 làn xe

2007 – 2012

653

653

 

ODA + OCR + Ngân sách Nhà nước

 

 

- Giai đoạn 2

19 km còn lại, mở rộng 4 – 6 làn xe trên tuyến

 

Chưa xác định

 

 

 

 

2

Tuyến Hà Nội – Hải Phòng

100 km

Khởi công 2008

938

200

738

BOT

 

3

Tuyến Bắc Ninh – Lạng Sơn

140 km; 6 làn xe

Khởi công 2010

1.400

 

1.400

ODA Trung Quốc hoặc BOT

 

4

Tuyến Hạ Long – Móng Cái

170 km; 4 – 6 làn xe

Khởi công 2010

850

 

850

ODA Trung Quốc hoặc BOT

 

 

Các dự án đường bộ cao tốc thuộc các Vùng Kinh tế trọng điểm, gồm:

 

 

1.000

 

1.000

 

 

1

Tuyến Dầu Giây – Đà Lạt

230 km; 4 làn xe

Sau 2010

1.000

 

1.000

ODA Nhật Bản và các nhà đồng tài trợ hoặc BOT

 

II

Đường Hồ Chí Minh

 

 

2.564

2.564

 

 

 

1

Đường Hồ Chí Minh (Giai đoạn đến năm 2010)

3167 km

2000-2010

2.564

2.564

 

Trái phiếu Chính phủ, các nguồn khác

Không bao gồm dự án các cầu lớn

2

Đường Hồ Chí Minh (Giai đoạn 2010 – 2020)

Chưa xác định

2010-2020

Chưa xác định

 

Chưa xác định

Trái phiếu Chính phủ, các nguồn khác

 

III

Cầu lớn trên đường Hồ Chí Minh

 

 

552

552

 

 

 

1

Cầu Vàm Cống

2074 md cầu; 16,47 km đường 2 đầu cầu

Khởi công 2008

316

316

 

ODA Ngân hàng phát triển Châu Á

 

2

Cầu Cao Lãnh

2073 md; 6 km đường 2 đầu cầu

Khởi công 2008

236

236

 

ODA Ngân hàng phát triển Châu Á

 

B

ĐƯỜNG SẮT

 

 

44.320

5.920

38.400

 

 

1

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh

1630 km

Khởi công 2009

33.000

3.000

30.000

ODA Nhật Bản và các nhà đồng tài trợ

Đã có cam kết 2 Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản

 

Các dự án đường sắt thuộc 2 Hành lang và 1 Vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, gồm:

 

 

11.320

2.920

8.400

 

 

1

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai

280 km

2007-2010

160

160

 

ODA (NH phát triển Châu Á + Pháp) + Ngân sách Nhà nước

Đã ký kết với Ngân hàng phát triển Châu Á, Hiệp định số 2302 VIE(SF) ngày 16/1/2007

2

Xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

398 km; khổ 1,435m

Sau 2020

9.760

2.760

7.000

ODA Trung Quốc

 

3

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Đồng Đăng – Hà Nội

165 km

Sau 2010

100

 

100

ODA Trung Quốc

 

4

Xây dựng tuyến đường sắt phục vụ khai thác, sản xuất alumin-nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.

Đang lựa chọn phương án tuyến (khổ 1,435m)

2010 - 2020

1.300

 

1.300

BOT hoặc Doanh nghiệp khai thác và sản xuất alumin

 

C

ĐƯỜNG BIỂN

 

 

584

434

150

 

 

1

Xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế tại Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

2 bến khởi động

2007 – 2010

197

197

 

Doanh nghiệp

Giao Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chủ trì huy động vốn để đầu tư.

2

Xây dựng cảng cửa ngõ phía Bắc tại Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng (bao gồm cả cầu Đình Vũ)

 

 

187

187

 

 

 

 

- Xây dựng 1 bến container

4 trT/năm

Khởi công 2008

90

90

 

Doanh nghiệp

Giao Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chủ trì huy động vốn để đầu tư.

 

- Xây dựng cầu Đình Vũ

 

Khởi công 2008

97

97

 

ODA hoặc BOT

 

3

Xây dựng luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu

Mở luồng cho tàu biển 01 vạn DWT

2009 – 2012

200

50

150

Ngân sách Nhà nước

 

D

ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 

 

2.628

840

1.788

 

 

1

Xây dựng cảng hàng không quốc tế Dương Tơ – Phú Quốc

2 TrHK/năm

2008 – 2012

156

56

100

FDI

 

2

Xây dựng nhà ga T2- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

8 - 10 TrHK/năm

2008 – 2011

388

300

88

ODA Nhật Bản

 

3

Xây dựng nhà ga hành khách – cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng

4 TrHK/năm

2007-2010

84

84

 

Ngân sách Nhà nước + Doanh nghiệp

Quyết định số 385/QĐ-TTg ngày 20/4/2004 và công văn số 2063/TTg-CN ngày 18/12/2006.

4

Cảng hàng không quốc tế Long Thành

25 trKH/năm

Khởi công 2008

2.000

400

1.600

FDI

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt Danh mục đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu giai đoạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 412/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/04/2007
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản