UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 411/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, TẠO BƯỚC PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ VỀ THỂ DỤC, THỂ THAO ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;
Căn cứ Hướng dẫn số 40-HD/BTGTW-BCSĐBVHTTDL ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Cán sự Đảng bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1066/TTr- SVHTTDL ngày 07 tháng 11 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TW NGÀY 01/12/2011 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, TẠO BƯỚC PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ VỀ THỂ DỤC, THỂ THAO ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 411/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang)
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, cụ thể như sau:
I. Mục đích và yêu cầu
1. Mục đích: Xác định những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan ban, ngành ở địa phương thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 nhằm thúc đẩy sự nghiệp thể dục, thể thao của tỉnh Bắc Giang phát triển nhanh, vững chắc.
2. Yêu cầu:
- Tiếp tục tổ chức nghiên cứu, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện Nghị quyết.
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thể dục, thể thao và các văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm thể chế hoá Nghị quyết.
- Đảm bảo các điều kiện cần thiết về kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.
II. Các nhiệm vụ trọng tâm
1. Tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị:
a) Các cơ quan chức năng liên quan ở các cấp thực hiện việc tuyên truyền, quán triệt rộng rãi trong toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước về các nội dung và tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 nhằm nhanh chóng đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
b) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về giáo dục thể chất và thể thao trường học; tuyên truyền đúng mức, không thái quá về các hoạt động thể dục, thể thao.
c) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030, Quy hoạch phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và các chương trình, đề án phát triển thể dục, thể thao quan trọng khác được Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt.
2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thể dục, thể thao:
a) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan nghiên cứu kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thể dục, thể thao khi có văn bản yêu cầu của Bộ; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc lĩnh vực thể dục, thể thao nhằm đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao phù hợp với tình hình mới tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tăng cường quản lý các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể dục, thể thao nhằm phát huy vai trò của các tổ chức này trong việc điều hành các hoạt động thể dục, thể thao; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các liên đoàn, hội thể thao cấp tỉnh.
b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao từ tỉnh đến cơ sở và ở các ban, ngành, đoàn thể liên quan để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thể dục, thể thao.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng quy hoạch đất cho thể dục, thể thao ở các trường học, xã, phường, thị trấn; công khai hoá và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy hoạch sử dụng đất dành cho hoạt động thể dục, thể thao sau khi được phê duyệt.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan và địa phương xây dựng và thực hiện “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học”, phát triển giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học nhằm đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khoẻ và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của mình thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khoá và phát triển các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên.
* Các mục tiêu cụ thể về công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học:
- 100% số trường phổ thông thực hiện ®Çy ®đ chương trình giáo dục thể chất nội khóa, 100% số trường phổ thông tổ chức hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa 2 lần/tuần.
- 100% số trường phổ thông có đủ dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy nội khóa, ngoại khóa.
- Đến năm 2015 có 65-70% số trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có khu tập luyện thể dục thể thao riêng và đạt tỷ lệ 90% vào năm 2020.
- Đến 2015 có 15% - 20% số trường Trung học cơ sở; 50% trường Trung học phổ thông và năm 2020 có 50% số trường Trung học cơ sở; 80% trường Trung học phổ thông có nhà tập thể thao đa năng.
- Đến năm 2015 có 95% và năm 2020 có 98% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên (theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên).
4. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao quần chúng:
a) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch và tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012 - 2020, Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030; tích cực phát triển các câu lạc bộ thể dục, thể thao cấp cơ sở; tăng cường xây dựng và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục, thể thao; bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong các hoạt động thể dục, thể thao.
b) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thể dục thể thao cộng đồng, như: Các trung tâm, khu tập luyện đa năng, các điểm tập luyện, vui chơi với các trang thiết bị đơn giản tại các xã, phường, thị trấn, khu dân cư,... tạo mạng lưới hạ tầng thể dục, thể thao phục vụ tập luyện hằng ngày của nhân dân.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng trong đối tượng thương bệnh binh, người khuyết tật và người có công với phương châm mỗi người tự chọn một môn thể thao phù hợp tập luyện để tăng cường sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần vui tươi lành mạnh.
d) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang; làm lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phát triển phong trào thể dục, thể thao ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thường xuyên kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang.
e) Đề nghị Tỉnh Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao trong thanh thiếu niên, học sinh, người cao tuổi, phụ nữ, nông dân...
* Các mục tiêu cụ thể về phát triển thể dục, thể thao quần chúng:
- Năm 2015 có 32-33% dân số; năm 2020 có 37-38% dân số tập luyện thể thao thường xuyên.
- Năm 2015 có 20% số hộ; năm 2020 có 25-27% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao.
- Năm 2015 có 1900 câu lạc bộ; năm 2020 có 2500 câu lạc bộ thể dục, thể thao.
- 100% cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, số cán bộ chiến sĩ trong độ tuổi quy định kiểm tra tiêu chuẩn chiến sĩ khỏe đạt 95-98%.
- Tăng cường đầu tư xây dựng công trình thể thao các cấp phục vụ tập luyện, thi đấu thể dục thể thao: Đến năm 2015 có 30% số xã xây mới khu trung tâm văn hóa thể thao và có 50% số xã vào năm 2020; năm 2015 có 30% số huyện xây mới khu trung tâm văn hóa thể thao và năm 2020 có 100% số huyện có khu trung tâm văn hóa thể thao. Phấn đấu có 50% số huyện ven sông có bể bơi.
- Năm 2015 xây dựng nhà thi đấu đa năng cấp tỉnh và một số hạng mục khác và đến năm 2020 các hạng mục theo thiết kế được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
5. Nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao:
a) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nội dung Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nâng cao chất lượng tổ chức các Đại hội thể dục, thể thao có quy mô cấp tỉnh trong giai đoạn 2012 - 2020 (Đại hội thể dục, thể thao các cấp và Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc, Hội khoẻ Phù Đổng, ...), đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo lực lượng VĐV. Tập trung đào tạo các môn thể thao trọng điểm, các môn thể thao truyền thống của tỉnh; từng bước mở rộng quy mô đào tạo một số môn thể thao Olympic phù hợp với điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kĩ thuật của tỉnh và xu hướng phát triển của thể thao Việt Nam; hoàn thiện hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp, thể thao cho mọi người làm nền tảng tạo bước phát triển thể dục thể thao nhằm thúc đẩy các ngành, các địa phương phát triển và nâng cao thành tích các môn thể thao trọng điểm.
- Chỉ đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao, Trường năng khiếu thể thao xây dựng và triển khai thực hiện nội dung giáo dục văn hoá, chính trị tư tưởng cho vận động viên, huấn luyện viên thể thao một cách phù hợp theo hệ thống từ cấp cơ sở đến các huyện, thành phố; phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện các biện pháp đấu tranh khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể thao.
b) Các mục tiêu:
- Hàng năm thi đấu từ 45 - 50 giải quốc gia, quốc tế giành 130 - 140 huy chương các loại trong đó có 10 -15 huy chương quốc tế, 35 - 40 vận động viên đạt cấp Kiện tướng, 45 - 50 vận động viên đạt Cấp I. Một số môn thể thao thế mạnh của tỉnh như Cầu lông, Cờ vua, Đá cầu, Vật... đạt thứ hạng cao tại các giải quốc gia và quốc tế.
- Kì Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII (năm 2014) và kì Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII (năm 2018) giữ vững trong tốp 15-20 tỉnh, thành toàn quốc, trong tốp 3 các tỉnh miền núi.
III. Tổ chức thực hiện
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung công việc chủ yếu trong Chương trình hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai Chương trình hành động; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/12/2012 (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); trên cơ sở đó, cụ thể hoá thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hằng năm. Đối với những nhiệm vụ không phải triển khai theo các đề án, chương trình, cần tổ chức triển khai ngay để bảo đảm thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả những nội dung của Chương trình hành động.
2. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang xây dựng các chuyên đề để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin về mục tiêu, định hướng Chương trình hành động của UBND tỉnh cho cán bộ, nhân dân đối với nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao, tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện.
3. Yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện; đồng thời gửi báo cáo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để theo dõi và tổng hợp.
4. Giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; thường xuyên báo cáo kết quả và tiến độ thực hiện cho UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo; đồng thời, đề xuất bổ sung các nhiệm vụ phát sinh để đảm bảo phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế của địa phương; xây dựng kế hoạch tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 868/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch Phát triển Thể dục Thể thao tỉnh Cà Mau đến năm 2015
- 2Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Quyết định 1499/QĐ-UBND năm 2017 kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và 07-NQ/TU do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1Luật Thể dục, Thể thao 2006
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Quyết định 868/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch Phát triển Thể dục Thể thao tỉnh Cà Mau đến năm 2015
- 6Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7Quyết định 1499/QĐ-UBND năm 2017 kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và 07-NQ/TU do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quyết định 411/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- Số hiệu: 411/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/11/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Linh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực