- 1Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư 47/2016/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp
- 7Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
- 8Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Luật giáo dục 2019
- 10Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 11Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 12Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 13Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2020/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 25 tháng 12 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT - BLĐTBXH - BGDĐT - BNV ngày 19 tháng 9 năm 2015 của Liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường cao đẳng;
Căn cứ Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường trung cấp;
Căn cứ Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi bổ sung một số điều các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 8 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 199/TTr-SLĐTBXH ngày 16 tháng 12 năm 2020; Báo cáo thẩm định số 126/BC-STP ngày 15 tháng 9 năm 2020 và số 191/BC-STP ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này quy định việc quản lý, phân cấp quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thành phố quản lý, gồm:
a) Các trường cao đẳng công lập và tư thục trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
b) Các trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc Sở, ban, ngành và tương đương.
c) Các trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trực thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
2. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ), cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trụ sở hoạt động tại thành phố.
3. Phân hiệu các trường cao đẳng, trường trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở hoạt động tại thành phố.
4. Cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp trên địa bàn thành phố (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, phân cấp quản lý
1. Tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện quản lý, phân cấp quản lý gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức để đảm bảo tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn với công tác thanh tra, kiểm tra.
Điều 4. Thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố
1. Là cơ quan chủ quản các trường cao đẳng công lập trực thuộc, trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư số 46/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường cao đẳng đối với các trường cao đẳng công lập trực thuộc, cụ thể:
a) Cử đại diện tham gia Hội đồng trường cao đẳng công lập trực thuộc nếu có đề nghị của nhà trường.
b) Quyết định thành lập hội đồng trường cao đẳng công lập trực thuộc khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của nhà trường.
c) Quyết định miễn nhiệm hoặc cách chức chủ tịch, thành viên hội đồng trường cao đẳng công lập trực thuộc khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của nhà trường.
d) Tham dự Hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu nhân sự bổ nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng công lập trực thuộc đối với trường hợp nguồn nhân sự tại chỗ.
2. Trình cấp có thẩm quyền đề nghị thành lập, đình chỉ hoạt động, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường cao đẳng công lập hoặc cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường cao đẳng tư thục thuộc địa phương.
3. Có ý kiến bằng văn bản trong các trường hợp:
a) Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
b) Cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục đặt trụ sở chính tại thành phố.
4. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc quản lý theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố theo điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật có liên quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
Điều 5. Thẩm quyền quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, cụ thể:
a) Tiếp nhận hồ sơ và chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm tra thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện liên kết đào tạo theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp; quyết định chấm dứt đình chỉ liên kết đào tạo và cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, xác định lý do đình chỉ liên kết đào tạo và quyết định đình chỉ đối với hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài của trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
c) Hủy bỏ hoặc kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố hủy bỏ các quyết định trái với quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 và Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và quản lý; tổ chức hoạt động đào tạo; giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học; tài chính, tài sản; quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, gia đình và xã hội; tổ chức thực hiện Điều lệ của các trường cao đẳng, trường trung cấp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
d) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về giáo dục nghề nghiệp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện, xử lý vi phạm theo thẩm quyền quy định.
2. Thực hiện thẩm quyền quản lý đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp quản lý, cụ thể như sau:
a) Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố.
b) Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ và văn bản pháp luật có liên quan.
c) Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; xử lý vi phạm đối với các trường cao đẳng công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và trường cao đẳng tư thục trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; xử lý vi phạm đối với các trường trung cấp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố (nếu có).
Điều 6. Thẩm quyền quản lý của các Sở, ban, ngành
Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp thẩm quyền quản lý cho cho các Sở, ban, ngành là cơ quan chủ quản, trực tiếp chỉ đạo hoạt động; chịu trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết, kiểm tra, giám sát những vấn đề liên quan đến nhân sự, xử lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc.
Điều 7. Thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp thẩm quyền quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan chủ quản, trực tiếp chỉ đạo hoạt động; chịu trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết, kiểm tra, giám sát những vấn đề liên quan đến nhân sự, xử lý tài sản, cơ sở vật chất của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc.
1. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thành phố; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc quản lý theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố.
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định.
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố trong việc quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc và quản lý theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, phân hiệu các trường cao đẳng, trường trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố.
3. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố:
Chịu sự quản lý, phân cấp quản lý hoặc quản lý theo lãnh thổ theo quy định tại Quyết định này.
1. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 12/01/2021.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 03/2012/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Kế hoạch 1195/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Nghị quyết 304/2020/NQ-HĐND quy định về mức thu học phí, học phí học lại đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý; học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm học 2020-2021
- 4Nghị quyết 135/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp năm 2021 tỉnh Sóc Trăng
- 1Quyết định 03/2012/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Thông tư 47/2016/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp
- 8Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
- 9Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Luật giáo dục 2019
- 11Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 12Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 13Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 14Kế hoạch 1195/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 15Nghị quyết 304/2020/NQ-HĐND quy định về mức thu học phí, học phí học lại đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý; học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm học 2020-2021
- 16Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 17Nghị quyết 135/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp năm 2021 tỉnh Sóc Trăng
Quyết định 41/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, phân cấp quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 41/2020/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/12/2020
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Nguyễn Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực