Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ÙY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2013/QĐ-UBND | Long An, ngày 13 tháng 08 năm 2013 |
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ CHI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÂN SÁCH CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 và Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường và hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 99/2013/NQ-HĐND ngày 05/7/2013 của HĐND tỉnh về việc quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Long An;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 369/TT-STNMT ngày 07/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường của ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười (10) ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở ngành thuộc UBND tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÂN SÁCH CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Kèm theo Quyết định số: 41/2013/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An)
1. Quy định này quy định việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, thực hiện các nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường của ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Long An.
2. Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường thuộc các nguồn kinh phí khác (như chi từ nguồn sự nghiệp khoa học, vốn đầu tư xây dựng cơ bản…) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
1. Các dự án, đề án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận mới đủ điều kiện để bố trí kinh phí và triển khai thực hiện.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sử dụng kinh phí do ngân sách cấp cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường bảo đảm thực hiện đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm quyết toán đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đồng thời thực hiện công khai tài chính theo quy định hiện hành.
NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 3. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh, gồm:
1. Đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý; thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường; vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, thay thế thiết bị của hệ thống quan trắc và giám sát nước thải tự động do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.
2. Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự án được UBND tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung: xây dựng dự án, điều tra khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải, trang bị cơ sở vật chất, kiểm tra, nghiệm thu dự án:
a) Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do các cơ quan cấp tỉnh quản lý (đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường);
b) Thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chốn lấp rác thải; vận hành hoạt động các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh do các cơ quan cấp tỉnh quản lý;
c) Dự án xử lý chất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, các cơ sở giam giữ của nhà nước do các cơ quan cấp tỉnh quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp;
d) Các dự án, đề án về bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo quyết định của UBND tỉnh;
e) Hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế của các cơ sở y tế công lập do Tỉnh quản lý; chi hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong khu dân cư, khu đô thị (theo quy định hiện hành).
3. Quản lý các công trình vệ sinh công cộng do các cơ quan cấp tỉnh quản lý; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng.
4. Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của tỉnh; bao gồm hỗ trợ trang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi trường; hỗ trợ xử lý môi trường sau sự cố môi trường.
5. Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; quản lý cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do tỉnh quản lý.
6. Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường (bao gồm thu thập, xử lý và trao đổi thông tin); hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng đồng.
7. Báo cáo môi trường định kỳ và đột xuất; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của tỉnh.
8. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
9. Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương.
10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấn, chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; thực hiện các chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường giữa ngành Tài nguyên và Môi trường với các Đội, Đoàn thể cùng cấp.
11. Chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
12. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
13. Bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh.
14. Các hoạt động có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường, như:
a) Hợp đồng nhân sự thực hiện các nhiệm vụ, dự án môi trường
b) Thực hiện đầu tư các mô hình thí điểm về xử lý và bảo vệ môi trường:
- Dự án mua sắm các trang thiết bị phục vụ quan trắc và phân tích môi trường.
- Lắp đặt hệ thống, thiết bị để giám sát tự động toàn bộ hệ thống xử lý nước thải của các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp bên ngoài khu, cụm công nghiệp có nước thải với lưu lượng lớn.
- Lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước sông, không khí.
- Hỗ trợ vệ sinh, nạo vét khai thông kênh, mương, cống, rãnh thoát nước bị ô nhiễm; Xây dựng và vận hành bảo dưỡng hệ thống thu gom, xử lý chất thải đô thị do cơ quan cấp tỉnh quản lý;
- Hỗ trợ vận hành các xưởng sản xuất phân compost để phục vụ công tác phân loại rác tại nguồn.
- Lắp đặt lò đốt rác cho các cụm, tuyến dân cư vượt lũ và những lò đốt bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho vùng chuyên sản xuất nông nghiệp.
c) Chi trồng cây xanh bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan sinh thái phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động và truyền thông về bảo vệ môi trường vào các dịp lễ trồng cây, ngày môi trường thế giới…
d) Chi phí hội nghị, hội thảo, khảo sát thực địa trước khi thẩm định, chi phí đi lại cho chuyên gia, chi phí phản biện báo cáo phục vụ cho công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, chi phí thẩm tra xác nhận công trình xử lý chất thải ở các khu/cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
đ) Thu nhập, điều tra đánh giá hiện trạng các nguồn thải và xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh; Các hoạt động về bảo vệ môi trường của lưu vực sông; Quy hoạch về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt.
1. Thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường trên địa bàn cấp huyện; lập báo cáo môi trường định kỳ và đột xuất.
2. Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự án được Ủy ban nhân dấn cấp huyện phê duyệt, bao gồm các nội dung: xây dựng dự án, điều tra khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường, kiểm tra nghiệm thu dự án:
a) Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do các cơ quan cấp huyện quản lý (đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường);
b) Thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chôn lấp rác thải; Vận hành hoạt động các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh do các cơ quan cấp huyện quản lý;
c) Dự án xử lý chất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, các cơ sở giam giữ của nhà nước do các cơ quan cấp huyện quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp;
d) Các dự án, đề án về bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Quản lý các công trình vệ sinh công cộng do các cơ quan cấp huyện quản lý; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng.
4. Hỗ trợ vệ sinh, nạo vét khai thông kênh mương, cống rãnh thoát nước; vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom, xử lý nước thải khu dân cư do các cơ quan cấp huyện quản lý.
5. Hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; xử lý nước thải của các cơ sở y tế công lập do các cơ quan cấp huyện quản lý.
6. Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường địa phương; bao gồm hỗ trợ trang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi trường; hỗ trợ xử lý môi trường sau sự cố môi trường.
7. Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường; hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng đồng.
8. Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện.
9. Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp huyện.
10. Tuyên truyền, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường. Chi trồng cây xanh bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan sinh thái phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động và truyền thông về bảo vệ môi trường vào các dịp lễ trồng cây, ngày môi trường thế giới…
11. Tập huấn, hội thảo, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức về bảo vệ môi trường. Thực hiện các Chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường giữa ngành Tài nguyên và Môi trường với các Hội, Đoàn thể cùng cấp.
12. Chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
13. Hợp đồng nhân sự để hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường ở cấp huyện theo quy định tại khoản 3, Điều 7 Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
14. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
15. Hoạt động điều tra, khảo sát thực địa, kiểm tra, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường.
16. Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 5. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi tắt là ngân sách cấp xã)
1. Chi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp xã.
2. Chi công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
3. Chi các hoạt động tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường.
4. Chi hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế chất thải.
5. Chi quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng.
6. Kiểm tra, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền.
7. Hỗ trợ vệ sinh, nạo vét khai thông kênh mương, cống rãnh thoát nước; vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom, xử lý nước thải khu dân cư do cấp xã quản lý.
8. Hợp đồng lao động để hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường ở cấp xã theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
9. Tổ chức thực hiện các chương trình liên tịch, phối hợp của cấp tỉnh, cấp huyện đã ký kết giữa ngành tài nguyên và môi trường với các hội, đoàn thể cùng cấp, có giao nhiệm vụ cấp xã triển khai thực hiện.
MỨC CHI, LẬP, CHẤP HÀNH DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHI NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 6. Mức chi, lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí sự nghiệp môi trường
1. Mức chi thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Lập dự toán và chấp hành quyết toán kinh phí chi nhiệm vụ bảo vệ môi trường:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, các Sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có báo cáo kết quả và đánh giá việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trong năm, đồng thời lập dự toán sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường năm tiếp theo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp dự toán chi sự nghiệp môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Tài chính căn cứ chỉ tiêu hướng dẫn chi sự nghiệp của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xác định tổng mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách tỉnh hàng năm và phân bổ cụ thể ngân sách cấp huyện.
3. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi nhiệm vụ môi trường được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hoặc cơ quan Trung ương ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nội dung Quy định này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các ngành đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- 1Quyết định 111/2004/QĐ-UB về thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 47/2012/QĐ-UBND về Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Nghị quyết 45/2011/NQ-HĐND phê chuẩn phân cấp nhiệm vụ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 4Quyết định 26/2012/QĐ-UBND Quy định phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 5Quyết định 1279/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định mức chi cụ thể hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường các huyện thành phố, trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6Quyết định 1597/QĐ-UBND năm 2013 phân công nhiệm vụ thực hiện “Nghị quyết 35/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 7Quyết định 01/2007/QĐ-UBND về tỷ lệ phần trăm phân chia khoản thu giữa ngân sách các cấp giai đoạn 2007-2010 tỉnh Khánh Hòa
- 8Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 9Quyết định 16/2018/QĐ-UBND quy định về nhiệm vụ chi kinh phí sự nghiệp môi trường của ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Long An
- 10Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2019 về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An kỳ 2014-2018
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 81/2007/NĐ-CP về tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
- 3Quyết định 111/2004/QĐ-UB về thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Quyết định 47/2012/QĐ-UBND về Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 9Nghị quyết 45/2011/NQ-HĐND phê chuẩn phân cấp nhiệm vụ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 10Quyết định 26/2012/QĐ-UBND Quy định phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 11Nghị quyết 99/2013/NQ-HĐND Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường của ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Long An
- 12Quyết định 1279/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định mức chi cụ thể hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường các huyện thành phố, trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 13Quyết định 1597/QĐ-UBND năm 2013 phân công nhiệm vụ thực hiện “Nghị quyết 35/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 14Quyết định 01/2007/QĐ-UBND về tỷ lệ phần trăm phân chia khoản thu giữa ngân sách các cấp giai đoạn 2007-2010 tỉnh Khánh Hòa
- 15Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quyết định 41/2013/QĐ-UBND về Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường của ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Long An
- Số hiệu: 41/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Đỗ Hữu Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra