Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2012/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 20 tháng 09 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan trong thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
2. Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, các sở, ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan; Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố (sau đây viết tắt là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện), Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây viết tắt là UBND cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là UBND cấp xã) phối hợp giải quyết công việc Thi hành án dân sự đúng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật; bảo đảm có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ trong việc thực hiện công tác Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Nguyên tắc, hình thức phối hợp
1. Hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng sở, ngành, địa phương và những quy định Luật Thi hành án dân sự, nhằm phối hợp chặt chẽ, thống nhất, phát huy tính chủ động và trách nhiệm để đảm bảo hoạt động Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh hiệu lực và hiệu quả.
2. Hoạt động phối hợp được thực hiện thông qua các hình thức:
a) Trao đổi ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản.
b) Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.
3. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Chủ tịch UBND cấp huyện chủ động hướng dẫn, chỉ đạo những vấn đề liên quan đến hoạt động Thi hành án dân sự địa phương trên địa bàn và phải kịp thời thông báo hoặc trao đổi ý kiến để thống nhất giữa ngành, địa phương; nếu không thống nhất thì báo cáo xin ý kiến theo thẩm quyền.
1. Phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Thi hành án dân sự tại địa phương.
2. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Thi hành án dân sự.
3. Phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về công tác Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.
4. Phối hợp tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác quy hoạch đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo và Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền của UBND tỉnh.
5. Phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng, đề xuất khen thưởng đối với Cục Thi hành án dân sự và cán bộ công chức cơ quan Thi hành án dân sự.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo Thi hành án dân sự và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Thi hành án dân sự.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định để thi hành án
1. Có văn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
3. Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thuộc thẩm quyền của Tòa án phát sinh trong quá trình thi hành án.
1. Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự.
2. Tham mưu UBND cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 173 Luật Thi hành án dân sự.
3. Trong tổ chức thi hành án phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
4. Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu.
5. Cục Thi hành án dân sự tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm, định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Trưởng ban Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh.
6. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm (và đột xuất khi có yêu cầu) Cơ quan Thi hành án dân sự báo cáo tình hình hoạt động trên địa bàn gửi Trưởng ban Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự và cơ quan Tư pháp cùng cấp; đồng thời gửi Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan Công an
1. Theo kế hoạch cưỡng chế thi hành án do cơ quan Thi hành án dân sự xây dựng, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh hoặc Đội nhà tạm giữ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an huyện, thành phố nơi tiến hành cưỡng chế, có trách nhiệm bố trí lực lượng giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, hỗ trợ cơ quan Thi hành án dân sự kịp thời ngăn chặn hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án.
2. Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện các công việc có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của ngành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và hướng dẫn của Bộ Công an;
Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của UBND cấp huyện
1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự xác minh tài sản để phục vụ cho công tác thi hành án dân sự.
2. Có ý kiến đối với Kế hoạch, phương án tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
3. Yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện tự kiểm tra; đề nghị Cục thi hành án dân sự tỉnh kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương.
4. Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự.
Điều 9. Trách nhiệm, quyền hạn của UBND cấp xã
1. Chủ tịch UBND cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về thi hành án dân sự trên địa bàn.
2. Theo yêu cầu của đương sự và cơ quan thi hành án dân sự, UBND cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án dân sự đang cư trú, làm việc hoặc có tài sản ở tại địa phương mình quản lý.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Phối hợp Cục Thi hành án dân sự tỉnh trong việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung công quỹ nhà nước theo Điều 124 và tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thi hành án theo Điều 125 Luật Thi hành án dân sự.
2. Giúp cơ quan thi hành án dân sự trong lĩnh vực chuyên môn về giá, xác định giá tài sản để thi hành án trong trường hợp các tổ chức thẩm định giá từ chối.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp thực hiện và chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện phối hợp thực hiện các công việc sau:
1. Phối hợp trong trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế, kê biên xử lý tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
2. Việc đo đạc xác định vị trí, diện tích đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư do Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Trường hợp đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất của tổ chức do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
3. Theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của đối tượng phải thi hành án dân sự.
Điều 12. Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
1. Phối hợp cung cấp thông tin xác minh của cơ quan Thi hành án và tuyên truyền, vận động người phải thi hành án tự nguyện thi hành án.
2. Đối với các vụ việc mà các bên không thể hòa giải được với nhau hoặc trong các vụ việc đương sự bắt buộc phải thi hành nhưng vẫn cố tình không chấp hành buộc cơ quan thi hành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động các đối tượng không cản trở, chống đối người thi hành công vụ.
1. Thủ trưởng các Sở ngành thuộc tỉnh, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện quy chế này.
2. Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế và báo cáo theo quy định./.
- 1Quyết định 151/2002/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 16/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 13/2011/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về tổ chức, cán bộ và hoạt động của thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 4Kế hoạch 61/KH-UBND thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự theo Nghị quyết 37/NQ-QH13 và Quyết định 16/QĐ-TTg về Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Chỉ thị 04/2011/CT-UBND tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6Quyết định 4074/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 80/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong kê biên quyền sử dụng đất, định giá tài sản để thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Quyết định 44/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 460/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần
- 9Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 60/2015/QĐ-UBND hủy bỏ khoản 3 và khoản 4, Điều 4 Quyết định 41/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 44/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 460/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần
- 4Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 151/2002/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 4Luật thi hành án dân sự 2008
- 5Nghị định 74/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự và Công chức làm công tác thi hành án dân sự
- 6Quyết định 16/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 7Quyết định 13/2011/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về tổ chức, cán bộ và hoạt động của thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 8Kế hoạch 61/KH-UBND thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự theo Nghị quyết 37/NQ-QH13 và Quyết định 16/QĐ-TTg về Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội do thành phố Hà Nội ban hành
- 9Chỉ thị 04/2011/CT-UBND tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 10Quyết định 4074/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 80/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong kê biên quyền sử dụng đất, định giá tài sản để thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 41/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 41/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/09/2012
- Ngày hết hiệu lực: 20/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra