Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 41/2005/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 10 tháng 5 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

- Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng I2 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;

- Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở xây dựng,Tài chính, Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2.

1. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành; Quyết định này thay thế Quyết định số 77/2002/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành bản quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Đối với các dự án , hạng đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ có hiệu lự thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo quy định của Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Giám đốc các Sở Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan liên quan; Chủ đầu tư các dự án; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và những người có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Lâm Phi

 

QUY ĐỊNH

BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2005/QĐ-UBND ngày 10 tháng 05 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi áp dụng

1. Văn bản này quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tổ theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ bao gồm.

a) Sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh;

b) Sử dụng đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;

c) Sử dụng đất để xây dựng trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;

d) Sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh;

đ) Sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển khu đô thị và khu dân cư nông thôn;

e) Sử dụng đất để phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

h) Sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

i) Sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tổ;

k) Sử dụng đất để thực hiện các dự án đề đầu tư sản xuất; kinh doanh, dịch vụ, du lịch thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tổ;

l) Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

m) Sử dụng đất để thực hiện dự án có 100% vốn đầu tư nưóc ngoài đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tổ.

2. Các trường hợp không thuộc phạm vi áp dụng Quy định này:

a) Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ;

b) Khi Nhà nước thu hồi đất không thuộc phạm vi khoản 1 Điều này.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài , tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hối đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất).

2. Người bị thu hồi đất khi có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi thường theo quy định; trường hợp sau khi bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở thì được bố trí tái định cư.

3. Nhà nước khuyến khích người có đất, tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 1 Quy định này tự nguyện hiến, tặng một phần, hoặc toàn bộ đất, tài sản cho Nhà nước.

Điều 3: Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

1. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng cho các mục đích quy định tại Điều 1 Quy định này thì Nhà nước phải tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng:

a) Tổ chức được Nhà nước giáo đất không thu tiền sử dụng đất thì tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Quy định này được tính vào vốn đầu tư của dự án.

b) Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có trách nhiệm chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Quy định này và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Mức trừ cụ thể theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về thu tiền sử dụng đất và thu tiền thuê đất.

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì không phải chịu chi phí về bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Trường hợp đã chi trả thì được trừ vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp.

2. Mức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại khoản 1 Điều này được khấu trừ theo Quy định này nhưng không vượt quá tiền sử dụng đất và tiền thuê đất phải nộp.

3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định thành một mục riêng trong tổng vốn đầu tư của dự án.

Điều 4: Hình thức tái định cư

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo Quy định này mà phải di chuyển chỗ ở, thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:

1. Bằng nhà ở.

2. Bằng giao đất ở mới.

3: Bằng tiền. để: tự lo chỗ Ở mới.

Điều 5: Bồi thường, hỗ trợ

Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo Điều 5 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi.

2. Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi.

3. Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất.

4. Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư.

Chương II

BỒI THƯỜNG ĐẤT

Điều 6: Nguyên tắc bồi thường

1. Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại điều 7 Quy định này thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì được xem xét hỗ trợ.

2. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi, cụ thể:

a) Người sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dựng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường theo đất nông nghiệp;

b) Người được sử dụng đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dụng làm đất ở thì chỉ được bồi thường theo đất phi nông nghiệp (không phải là đi ở).

Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị, thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền.

3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách Nhà nước.

Điều 7: Điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất

Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:

1. Có một trong các giấy tờ quy định tại Phụ lục 1.

2. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyến đã được thi hành.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tổ xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15-10-1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận không có tranh chấp.

6. Hộ gia đình, cá nhân sử dựng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15-10-1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thầm quyền phê duyệt hoặc công bố, không phải là đất lấn chiếm trái phép và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.

7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tổ Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng.

8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu am, từ đường, nhà thờ họ được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.

9. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách.

b) Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách.

c) Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.

Điều 8: Những trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường

1. Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.

2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

3. Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;

b) Người sử dụng đất cố ý hỦy hoại đất;

c) Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

d) Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau:

- Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;

- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2003 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm.

đ) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có 1 người thừa kế;

e) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

g) Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước;

h) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;

i) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liền, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liền;

k) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng hơn thời hạn 12 tháng liền hoặc tiền độ sử dụng để chậm hơn 24 tháng so với tiền độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.

Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với đất bị thu hồi quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 và Điều 35 Nghị định sẽ 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

4. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.

5. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

6. Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại Điều 7 Quy định này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 9: Xác định thời điểm sử dụng đất

Người bị thu hồi đất phải có một trong các loại giấy tờ sau:

1. Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú tại nơi có đất bị thu hồi trước thời điềm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch (áp dụng đối với những quy hoạch được phê duyệt trước ngày 0l-07-2004) hoặc công bố quy hoạch (áp dụng đối với những quy hoạch được phê duyệt kể từ ngày 0l-07-2004). Những trường hợp không có hộ khẩu tại nơi có đất bị thu hồi nhưng có hộ khẩu thường trú cùng xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi thì phải có xác nhận của công an cấp xã về việc đã thực sự ở tại nhà, đất đó.

2. Biên lai thu thuế nhà, đất hoặc giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã nộp thuế nhà đất phù hợp với hồ sơ. Không chấp nhận đối với các biên lai truy thu thuế sau thời điểm quy hoạch được cấp có thẩm quyến phê duyệt hoặc công bố.

3. Giấy tờ kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của cơ quan nhà đất hoặc của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

4. Giấy tờ mua, bán, tặng cho nhà, đất được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận tại thời điểm mua bán, tặng cho.

5. Các mấy tờ khác có liên quan đến việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng nhà, đất của người bị thu hồi đất được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận tại thời điểm bắt đầu sử dụng.

Trường hợp nhà đất bị giải tỏa không có số nhà, đường phố cụ thể hoặc số nhà đã bị thay đổi không đúng với số nhà ghi trong giấy tờ thì ngoài giấy tờ nêu trên, người bị thu hồi đất được Ủy ban nhân dân cấp là xác nhận về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất theo mẫu (Phụ lục 2).

6. Trường hợp người bị thu hồi đất không có một trong những loại giấy tờ nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này để xác định thời điểm sử dụng đất thì phải làm bản kê khai theo mẫu (Phụ lục 4), có hai (02) người làm chứng và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận (Phụ lục 2). Trước khi xác nhận Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi phải thẩm tra, xác minh và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và trụ sở khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để nhân dân biết và tham gia ý kiến. Sau 15 ngày kể từ ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tranh chấp hoặc ý kiến khác thì Ủy ban nhân dân cấp xã mới được xác nhận và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã xác nhận.

Điều 10: Hạn mức đất để tính bồi thường

Trường hợp phải áp đựng hạn mức đất để tính bồi thường thì thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 11: Xác định diện tích đất ở để bồi thường

1. Trường hợp người bị thu hồi đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định này thì được xác định như sau:

a) Trường hợp sử dụng từ trước ngày 18-12-1980 mà trên giấy tờ ghi rõ là đất ở thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.

b) Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng  thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng trước ngày 18-12-1980 thì được xác định như sau:

- Nếu trong giấy tờ về quyền sử dụng đất có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn bộ diện tích đất đó được xác định là đất ở

- Nếu trong giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc trong hồ sơ địa chính không ghi rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì diện tích đất ở được xác định bằng năm (05) lần hạn mức giao đất ở quy định tại Điều 10 Quy định này áp dụng đối với đất nông thôn và bằng ba (03) lần hạn mức giao đất ở đô thị, nhưng tổng diện tích không vượt quá diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định thửa đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

c) Trường hợp sử dụng từ ngày 18-12-1980 đến khi có quyết định thu hối đất mà trên giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở, thì diện tích đất ở được xác định theo diện tích đã ghi trong giấy tờ đó (đất có vườn, ao nằm trong cùng thửa đất đã sử dụng ổn định từ ngày 18-12-1980 đến trước ngày 01-07-2004 cũng được xác định theo diện tích đất ở ghi trong giấy tờ đó).

d) Trường hợp sử dụng từ ngày 18-12-1980 đến khi có quyết định thu hồi đất, mà trên giấy tờ đó không ghi rõ ranh giới, diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:

- Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức đất ở thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức đất ở quy định tại Điều 10 Quy định này (kể cả thửa đất có vườn, ao gắn liền đã sử dụng ổn định từ ngày 18-12-1980 đến trước ngày 01-07-2004); phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định thửa đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

- Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất (kể cả đất có vườn, ao gắn liền đã sử dụng ổn định từ ngày 18-12-1980 đến ngày 01-07-2004).

2. Trường hợp người bị thu hồi đất không có giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định này nhưng đã sử dụng ổn định từ trước ngày 01-07-2004, phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp thì diện tích đất ở được xác định theo hạn mức đất ở quy định tại Điều 10 Quy định này, nhưng không vượt quá diện tích thửa đất đang sử dụng.

Điều 12: Mức bồi thường đất ở

1. Trường hợp người bị thu hồi đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định này thì được bồi thường 100%.

2. Trường hợp người bị thu hồi đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy định này thì được bồi thường 100% điện tích đất và bị khấu trừ 1% lệ phí trước bạ và 4% thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định (trừ trường hợp được miễn, giảm).

3. Trường hợp người bị thu hết đất thuộc khoản 5 Điều 7 Quy định này thì được bồi thường 100% diện tích đất ở trong hạn mức nhưng không vượt quá diện tích đất thực tổ đang sử dụng.

4. Trường hợp người bị thu hồi đất thuộc khoản 6 Điều 7 Quy định này và sử dựng đất từ 15-10- 1993 đến trước ngày 01-07-2004 thì được bồi thường 50% giá trị quyền sử dụng đất trong hạn mức nhưng không vượt quá diện tích đất thực tổ đang sử dụng.

Điều 13: Bồi thường đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức

1. Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao, đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng từ người sử dụng đất hợp pháp mà đã sử dụng đất đã nộp, tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

2. Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất; nếu tiền chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì tiền chi phí đầu tư này được bồi thường.

3. Cơ sở của tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất ổn định, nếu là đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì không được bồi thường, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Điều 14: Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

1. Đất nông nghiệp theo Điều này gồm: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác); đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.

Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trống trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thuỷ sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

2. Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư phải là thửa đất nằm trong khu dân cư.

3. Đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư là thửa đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với đất ở trong khu dân cư.

4. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất có cùng mục đích sử dụng.

5. Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền, mức hỗ trợ bằng 50% giá đất ở liền kề tính theo vị trí thửa đất ở liền kề có giá cao nhất.

6. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá đất thấp hơn giá đất bị thu hồi thì ngoài việc được giao đất mới người bị thu hồi đất còn được bồi thường bằng tiền phần giá trị chênh lệch; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá trị quyền sử dụng đất cao hơn giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi thì người bị thu hồi đất phải nộp lại giá trị quyền sử dụng đất chênh lệch.

7. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng vượt hạn mức thì việc bồi thường được thực hiện như sau:

a) Trường hợp diện tích đất vượt hạn mức do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng từ người khác, tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được bồi thường.

b) Diện tích đất vượt hạn mức của các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

8. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục địch nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (không bao gồm đất rừng, đặc dụng, rừng, phòng hộ) của các nông lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và được hỗ trợ theo quy định sau:

a) Hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Mức hỗ trợ bằng 50% giá đất cộng thêm 5% giá đất cho mỗi năm còn lại theo hợp đồng giao khoán đất nhưng không quá 100% giá đất bồi thường cho diện tích đất bị thu hồi và không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp.

b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không thuộc đối tượng tại điểm a Khoản này, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

c) Đất nông nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi, không được bồi thường đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, nếu chi phí này là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

9. Đối với đất lâm nghiệp đã quy hoạch cho rừng sản xuất, kinh doanh và Nhà nước đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, thì khi Nhà nước thu hồi được bồi thường đất. Trường hợp chưa giao sử dụng ổn định, lâu dài thì khi Nhà nước thu hồi không được bồi thường đất, được bồi thường chi phí đầu tư vào đất.

Trường hợp đất lâm nghiệp đã quy hoạch cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Nhà nước giao cho các nông trường, lâm trường, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng quản lý, mà các nông trường, lâm trường, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giao khoán cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hợp đồng khoán, thì khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường về cây trồng trên đất. Mức bồi thường tương đương với mức phân chia sản phẩm theo quy định tại Thông tư liên bộ số 80/2003/TTLB/BNN-BTC ngày 03 tháng 09 năm 2003 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

10. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, mà không có đủ điều kiện được bồi thường theo Điều 7 Quy định này; nếu trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chính là nông nghiệp thì Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xem xét để giao đất mới phù hợp điều kiện của địa phương.

11. Trường hợp thu hồi đất là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì không bồi thường về đất người thuê đất công ích của xã, phường, thị trấn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Điều 15: Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn

1. Khi Nhà nước thu hồi đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo Quy định này.

2. Trường hợp Nhà nước không thu hồi đất, thì đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất thiệt hại tài sản gắn liền với đất như sau:

a) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất thì được bồi thường bằng tiền theo mức chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất, cụ thể:

- Từ đất ở sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thì bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp.

- Từ đất ở sang đất nông nghiệp thì bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp.

- Từ đất phi nong nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) với giá đất nông nghiệp.

b) Không làm thay đổi mục đích sử dụng đất, nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tổ. Mức bồi thường được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho từng trường hợp cụ thể. Mức bồi thường thiệt hại  được tính bằng tỷ lệ % theo giá của thửa đất liền kề không thuộc hành lang an toàn công trình và được Ủy ban nhân dân tcó thẩm quyền xem xét cụ thể theo đề nghị của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất (sau đây gọi chung là Tổ chức bồi thường hỗ trợ và tái định cư)

c) Nhà ở, công trình xây dựng khác và các tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang an toàn bị thiệt hại do phải giải tỏa thì được bồi thương theo mức thiệt hại thực tổ.

3. Khi hành lang bản vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

Điều 16: Bồi thương đất ở đất với những người đang đồng quyền sử dụng

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chung có đồng quyền dụng đất, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo diện tích đất thuộc quyền sử dụng, nếu không có giấy tờ xác định diện tích thuộc quyền sử dụng riêng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì bồi thường chung cho các đối tượng có đồng quyền sử dụng đất.

2. Đối với nhà nhiều tầng, có nhiều căn hộ hoặc nhà chung cư, thì bồi thường đất ở chung cho các đối tượng đồng quyền sử dụng đất. Các đối tượng tự thỏa thuận phân chia tiền bồi thường đất. Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã mà các bên không tự thỏa thuận được việc phân chia tiền bồi thường đất ở, thì Tổ chức bồi thường hỗ trợ và tái định cư chi trả tiền bồi thường đất cho các đối tượng như sau:

a) Nhà 2 tầng: hộ tầng 1 được 70%, hộ tầng 2 được 30% tiền bồi thường;

b) Nhà 3 tầng: hộ tầng 1' được 70%, hộ tầng 2 được 20%, hộ tầng 3 được 10% tiền bối thường;

c) Nhà 4 tầng: hộ tầng 1 được 70%, hộ tầng 2 được 15%, hộ tầng 3 được 10%, hộ tầng 4 được 5% tiền bồi thường;

d) Nhà 5 tầng trở lên: hộ tầng 1 được 70% , hộ tầng 2 được 15%, hộ tầng 3 được 8%, hộ tầng 4 được 5%, hộ tầng 5 được 2% tiền bồi thường; hộ tầng 6 trở lên không được bồi thường đất.

Điều 17: Xử lý một số trường hợp cụ thể về bồi thường đất

1. Các trường hợp đất bị thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản trên đất thì vẫn được xét bồi thường nhưng số tiền bồi thường được chuyển vào Kho bạc Nhà nước, khi có quyết định của Tòa án hoặc cơ quan Nhà nưóc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, thì tiền bồi thường được trả cho người có quyền sử dụng đất hoặc chủ sở hữu tài sản trên đất theo quyết định xử lý tranh chấp.

2. Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà thuộc đối tượng không được bồi thường đất, nếu không còn nơi ở thì được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết cho mua, thuê nhà ở hoặc giao đất ở mới; người được thuê nhà hoặc mua nhà phải trả tiền mua nhà, thuê nhà, nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

3. Không công nhận việc mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của những trường hợp không có giấy tờ hợp pháp về nhà đất, chia tách thửa đất, chia tách hộ, nhập hộ khẩu, nhập khẩu từ nơi khác về, lấn chiếm đất dưới mọi hình thức từ sau thời điểm có quyết định thu hồi để xét bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất.

4. Khuyến khích chủ sử dụng chuyển nhượng cho hộ lân cận hoặc đề nghị Nhà nước thu hồi phần diện tích đất còn lại sau khi thu hồi và được bồi thường như phần đất bị thu hồi trong những trường hợp sau:

a) Đối với các lô đất thuộc đường loại 1, 2, 3 (theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định giá các loại đất) mà diện tích đất còn lại sau khi thu hồi nhỏ hơn 30m2 hoặc từ 30m2 trở lên nhưng kích thước lô đất không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở theo quy hoạch kiến trúc: có chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2,5m hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 4m.

b) Đối với các lô đất thuộc đường loại 4 trở lên mà diện tích sát đất còn lại sau khi tbu hồi nhỏ hơn 2m2 hoặc từ 20m2 trở lên nhưng kích thước lô đất không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở theo quy hoạch kiến trúc: có chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2,5m hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 4m.

Phần diện tích này sẽ được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo quy định của Luật Đất đai.

5. Trường hợp các tổ chức tôn giáo bị ảnh hưởng bởi dự án thì được xem xét giải quyết bồi thường, hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 18: Xử lý các trường hợp tổ chức bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường

Các tổ chức là cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu tiền đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước). Trường hợp phải di chuyển đến cơ sở mới thì được hỗ trợ bằng tiền để thực hiện dự án đầu tư được cấp có thẩm quyến phê duyệt; mức hỗ trợ tối đa không quá mức bồi thường cho đất bị thu hồi do người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả.

Tổ chức bị thu hồi đất được sử dụng số tiền này để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đã được cấp có thẩm quyến phê duyệt. Nếu số tiền này không sử dụng hết cho dự án đầu tư tại cơ sở mới, thì phải nộp số tiền còn lại vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 19: Giá đất để tính bồi thường và chi phí đầu tư vào đất còn lại

1. Giá đất để tính bồi thường phải là giá đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất sau khi thu hồi, không bồi thường theo giá đất do thực tế sử dụng đất không phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

2. Chi phí hợp lý đầu tư vào đất còn lại là các chi phí thực tế người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được. Các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh. Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định bằng tổng chi phí hợp lý tính thành tiền đầu tư vào đất trừ đi số tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất. Các khoản chi phí đầu tư còn lại vào đất gồm:

- Tiền sử dụng đất của thời hạn chưa sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thời hạn, tiền thuê đất đã nộp trước cho thời hạn chưa sử dụng đất (có chứng từ, hóa đơn nộp tiền).

- Các khoản chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất so với hiện trạng của đất khi được giao, được thuê và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp thu hồi đất phi nông nghiệp hoặc đất ở mà đã được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp hoặc đất ở thì không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất.

- Các khoản chi phí khác có liên quan.

Những chi phí không đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh thì không được bồi thường.

3. Trường hợp thực hiện bồi thường chậm được quy định như sau:

a) Bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường. Nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

b) Bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra, nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định: thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

Chương III

BỒI THƯỜNG TÀI SẢN

Điều 20: Nguyên tắc bồi thường tài sản

1. Tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà, công trình xây dựng đơn chiếc; nhà, công trình xây dựng theo hệ thống trong một khuôn viên đất (sau đây gọi chung là nhà, công trình); cây trồng trên đất.

2. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường.

3. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà có đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

4. Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo rời và di chuyển được thì chỉ bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp dặt; mức bồi thường bằng dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

5. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường, kể cả cây trồng trên đất.

Điều 21: Các trường hợp được bồi thường, hỗ trợ về tài sản

1. Trường hợp được bồi thường về tài sản:

a) Nhà, công trình khác được phép xây dựng trên đất có đủ điều kiện bồi thường theo Điều 7 thì được bồi thường theo Điều 24 của Quy định này.

b) Chủ sở hữu tài sản trên đất tạm giao, đất ở nhờ hoặc đất thuê hợp pháp thì được bồi thường.

2. Trường hợp không được bồi thường nhưng được hỗ trợ về tài sản:

Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo Điều 7 Quy định này, nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố hoặc xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường theo Điều 24 của Quy định này.

Điều 22: Các trường hợp không được bồi thường, không được hỗ trợ

1. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau quy hoạch, kế hoạch sử dựng đất được phê duyệt và công bố mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng.

2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố.

3. Tài sản gắn liền với đất nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Người sử dụng đất cố ý hỦy hoại đất; Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;

- Đất không được chuyển quyền sử dụng theo quy định của Luật Đất đai 2003 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê hết thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn.

4. Nhà, công trình khác được xây dựng trước ngày 01-07-2004 trên đất không đủ điều kiện bồi thường theo Điều 7 Qui định này, khi xây dựng vi phạm quy hoạnh, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình.

5. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 07 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì không được bồi thường.

6. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường theo Điều 7 Quy định này, khi xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng

7. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch.

Điều 23: Bồi thường thiệt hại đối với công trình kỹ thuật hạ tầng

Mức bồi thường cơ sở kỹ thuật hạ tầng được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Trường hợp công trình kỹ thuật hạ tầng không còn sử dụng được hoặc thực tế không sử dụng đã hư hỏng thì không được bồi thường.

Điều 24: Mức bồi thường nhà và công trình

Đơn giá xây dựng mới để tính bồi thường, hỗ trợ nhà và công trình theo quy định của Ủy ban nhân dần tỉnh.

1. Đối với nhà ở, công trình được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà. Giá trị bồi thường tính như sau:

Giá trị của nhà, công trình = Diện tích bị giải toả  Đơn giá xây dựng mới

2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác khi bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường 100% cho toàn bộ nhà, công trình.

Nhà công trình được coi là không còn sử dụng được nữa khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nhà bị giải tỏa từ 2/3 diện tích xây dựng trở lên và phần diện tích còn lại có diện tích xây dựng nhỏ hơn 30m2 đối với các lô đất thuộc đường 1 loại 1, 2 , 3 hoặc nhỏ hơn 20m2 đối với các lô đất thuộc đường loại 4 trở lên.

- Nhà bị giải tỏa một phần có vệt giải tỏa cắt dọc theo chiều dài nhà hoặc cắt ngang kết cấu chính của nhà mà chiều ngang của nhà còn lại nhỏ hơn 2,5m.

- Công trình khác khi bị giải tỏa một phần nhưng phần còn lại không sử dụng được theo mục đích thiết kế nữa.

3. Trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, phần còn lại còn sử dụng được thì chỉ bồi thường giá trị nhà, công trình phần bị phá dỡ và chi phí để khắc phục sửa chữa hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật 1 tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.

4. Trường hợp nhà, công trình xây dựng bị phá dỡ có ảnh hưởng đến các công trình khác gắn liền với công trích bị phá dỡ như: vệ sinh, bếp, giếng nước, bể chứa nước sinh hoạt thì được bồi thường giá trị nhà, công trình bị ảnh hưởng như sau:

Giá trị của nhà, công trình = Diện tích x Đơn giá xây dựng mới x tỉ lệ % còn lại

5. Xử lý tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp khác

Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định dưới đây:

- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

- Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;

- Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

- Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;

- Đất trồng cây hàng năm không sử dụng trong 12 tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liền; đất trồng rừng không sử dụng trong 24 tháng liền;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền hoặc tiền độ sử dụng chậm hơn 24 tháng so với tiền độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất cho phép, được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất thành lập Hội đồng định giá để xác định phần giá trị còn lại của tiền sử dụng đất, tài sản đã đầu tư trên đất: đối với trường hợp tiền sử dựng đất, tiền thuê đất, tiền đầu tư trên đất không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; phần giá trị còn lại đó thuộc sở hữu của người bị thu hồi đất.

Trường hợp đất do Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, do Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm, do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc do Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc do Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì chỉ có phần giá trị còn lại đã đầu tư trên đất mà không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thuộc sở hữu của người bị thu hồi đất.

b) Phần giá trị còn lại của tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất thuộc sở hữu của người bị thu hồi đất được giải quyết theo quy định sau:

- Trường hợp đất bị thu hồi thuộc khu vực đô thị hoặc khu vực qui hoạch phát triển đô thị mà giao cho tổ chức phát triển quỹ đất thì tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm trả cho người bị thu hồi đất; ở những nơi chưa có tổ chức phát triển quỹ đất thì do ngân sách của cấp quản lý đất sau khi thu hồi trả cho người bị thu hồi đất;

- Trường hợp đất bị thu hồi thuộc khu vực nông thôn mà giao cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để quản lý hoặc để bổ sung vào quỹ đất công ích thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm trả cho người bị thu hồi đất;

- Trường hợp đất bị thu hồi được Nhà nước giao cho người khác hoặc cho người khác thuê thì người được giao đất, thuê đất có trách nhiệm trả cho người bị thu hồi đất:

c) Trường hợp đất bị thu hồi thuộc nhóm đất phi nông nghiệp được tham gia thị trường bất động sản thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất được áp dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản đã đầu tư trên đất và giải quyết phần giá trị còn lại của tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất thuộc sở hữu của người bị thu hồi đất theo quy định sau:

- Nếu số tiền thu được do đấu giá sau khi trừ chi phí tổ chức việc đấu giá mà thấp hơn phần giá trị còn lại thuộc sở hữu của người bị thu hối đất thì người bị thu hồi đất được nhận lại toàn bộ số tiền đó;

- Nếu số tiền thu được do đấu giá sau khi trừ chi phí tổ chức việc đấu giá mà cao hơn hoặc bằng phần giá trị còn tại thuộc sở hữu của người bị thu hối đất thì người bị thu hồi đất được nhận phần giá trị còn lại thuộc sở hữu của mình; phần chênh lệch được nộp vào ngân sách Nhà nước.

d) Trường hợp thu hồi đất đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tiền nhận chuyển nhượng, giá trị còn lại của tài sàn đã đầu tư trên đất được giải quyết như đối với trường hợp thu hồi đất đã dược Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c Khoản này.

đ) Trường hợp thu hồi đất mà người bị thu hồi đất đã cho thuê đất, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì quyền lợi của người thuê đất, nhận thế chấp, nhận bảo lãnh hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất được giải quyết theo quy định tại Điều 65 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về Thi hành Luật Đất đai.

Điều 25: Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

1. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.

2. Đối với phần diện tích tự cơi nới thêm thì được bồi thường, hỗ trợ như sau:

a) Nếu xây dựng từ trước ngày 23-01-1991 (ngày ban hanh Quyết định số 87/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thống nhất quản lý nhà ở thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý trong toàn tỉnh Khánh Hòa) được bồi thường 100% giá trị phần diện tích cơi nới thêm theo đơn giá.

b) Nếu xây dựng từ 23-01-1991 đến trước ngày 01-07-2004 thì được bồi thường hỗ trợ như sau:

- Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì được bồi thường 100%.

- Được cơ quan quản lý (không phải cơ quan có thẩm quyền) cho phép thì hỗ trợ 70%.

c) Tự xây dựng từ 01-07-2004 trở đi thì không được bồi thường, không được hỗ trợ và người sử dụng phải tự tháo dỡ, di dời.

3. Người đang sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước có đủ điều kiện mua nhà theo Nghị định 61/CP ngày 05-07-1994 của Chính phủ về mua bán, kinh doanh nhà ở mà không có nhà tái định cư để bố trí thì người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được hỗ trợ bằng tiền bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê. Trường hợp có nhà tái định cư để bố trí nhưng người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước không thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền.

Điều 26: Bồi thường về di chuyển mồ mả

Mức bồi thường mồ mả, được áp dụng theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, ngoài ra được tính thêm khoản chi phí và đất đai tại địa điểm chuyển đến theo quy hoạch nghĩa trang của địa phương.

Điều 27: Bồi thường đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa am, miếu

1. Đối với các công trình văn hóa, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu do Trung ương quản lý thì việc bồi thường cho việc di chuyển do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Đối với các dự án do địa phương quản lý khi thu hồi đất thì việc bồi thường di chuyển các công trình văn hóa, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu được tính vào dự án đầu tư để thanh toán cho đơn vị có chức năng thực hiện. Chủ dự án phải lập thiết kế dự toán công trình có quy mô tương tự trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở chi tiền bồi thường.

Điều 28: Bồi thường hỗ trợ chi phí đầu tư làm ao, đìa nuôi trồng thỦy sản và đồng muối

Đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, người bị thu hồi đất ngoài việc được bồi thường giá trị sử dụng đất theo Quy định này còn được bồi thường, hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:

1. Bồi thường 100% chi phí đầu tư đối với các trường hợp có quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền hoặc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thỦy sản, đất làm muối; có đơn xin giao đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thời điểm sử dụng đất trước ngày 15-10-1993.

2. Hỗ trợ 80% chí phí đầu tư cho những trường hợp sử dụng đất trước ngày 15-10-1993 nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thời điểm sử dụng đất trước ngày 15-10-1993.

3. Hỗ trợ 60% chi phí đầu tư cho những trường hợp sử dụng đất nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thời điểm sử dụng đất từ ngày 15-10-1993 đến trước 01-07-2004.

4. Người bị thu hồi đất được cơ quan có thẩm quyền giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhưng đã tự chuyển mục đích sang đất nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận phù hợp với quy hoạch được hỗ trở 70% chi phí đầu tư. Trường hợp không phù hợp với quy hoạch được hỗ trợ 30% chi phí đầu tư.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thời điểm sử dụng đất tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này theo khoản 6 Điều 9 Quy định này.

6. Trường hợp tự lấn chiếm đất công, luồng lạch để làm đìa tôm, ao cá thì không được xét hỗ trợ chi phí đầu tư.

7. Những máy móc thiết bị phục vụ sản xuất phải tháo dỡ được hỗ trợ 80% giá trị còn lại của máy móc đó

Điều 29: Bồi thường đối với cây trồng vật nuôi

1. Mức bồi thường đối với hoa màu theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

2. Mức bồi thường đối với cây hàng năm bằng giá trị sản lượng một vụ thu hoạch, giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính cho năng suất cao nhất trong ba năm liền kề của cây trong chính tại địa phương theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại tại địa phương tại thời điểm thu hối đất.

3. Bồi thường về cây lâu năm: cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 74/CP ngày 25-10-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây, giá trị này không bao gồm giá trị sử dụng đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:

a) Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản, thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo giá thị trường tại địa phương.

b) Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán 1 cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có), cách tính như sau:

Giá trị vườn cây = (số lượng cây từng loại x giá 1 cây) - Giá trị thu hồi

c) Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn trái, cây lấy dầu, nhựa) đang ở thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).

Giá trị vườn cây = Giá bán vườn cây - Giá trị thu hồi

d) Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý, thì chỉ bối thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây:

Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ nói tại Khoản này được tính thành tiền theo mức chi phí trung bình tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với từng loại cây.

4. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.

5. Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá thể, để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, trừ đi giá trị thu hồi (nếu có).

6. Đối với vật nuôi (nuôi trồng thỦy sản) được bồi thường theo quy định sau:

Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 30: Xử lý tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu Nhà nước

Tổ chức bị Nhà nước thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng; phải di dời đến cơ sở mới thì được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 31: Bồi thường cho người lao động do ngừng việc

Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng lao động bị ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì người lao động được áp dụng bồi thường theo chế độ trợ cấp ngừng việc quy định tại khoản 3 Điều 62 của Bộ luật Lao động; đối tượng được bồi thường là người lao động quy định tại điểm a điểm b khoản 1 Điều 27 của Bộ luật Lao động; thời gian tính bồi thường là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 6 tháng.

Chương IV

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Điều 32: Hỗ trợ di chuyển

1. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ như sau:

a) Trường hợp: di chuyển đến nơi ở mới cùng địa bàn xã, phường, thị trấn được hỗ trợ 2.000.000 đồng;

b) Trường hợp di chuyển đến nơi ở mới ra ngoài địa bàn xã, phường, thị trấn nơi phải giải tỏa được hỗ trợ 2.500.000 đồng;

c) Trường hợp di chuyển đến nơi ở mới ra ngoài địa bàn huyện thị xã, thành phố nơi phải giải tỏa được hỗ trợ 3.000.000 đồng

d) Trường hợp di chuyển đến nơi ở mới gì ngoài địa bàn tỉnh Khánh Hòa được hỗ trợ 5.000.000 đồng;

đ) Không xét hộ trợ di chuyển cho trường hợp mới chuyển đến ở diện tích đất bị thu hồi từ ngày có quy  hoạch được duyệt hoặc công bố.

2. Ngườì bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ giao đất hoặc nhà tái định cư, thì được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ thuê ở như sau:

Hộ gia đình, cá nhân nằm trong diện giải tỏa toàn bộ, giao mặt bằng giải tỏa đúng thời hạn quy định trong khi chưa được đất ở mới hoặc nhà tái định cư thì được xét hỗ trợ

tiền thuê nhà:

a) Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc khu vực thị trấn, thị xã, thành phố là  500.000 đồng/tháng cho hộ có từ 05 nhân khẩu trở xuống; từ 6 nhân khẩu trở lên mỗi nhân khẩu tăng thêm được hỗ trợ 100.000 đồng tháng.

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc khu dân cư nông thôn là 300.000 đồng/tháng cho hộ có ít hơn 06 nhân khẩu; từ 06 nhân khẩu trở lên mỗi nhân khẩu được hỗ trợ thêm 70.000 đồng/tháng.

c) Thời gian tính hỗ trợ từ ngày bàn giao mặt bằng giải tỏa đến ngày cắm mốc giao đất tái định cư cộng thêm 03 tháng. Trường hợp nhận nhà tái định cư thì thời gian tính hỗ trợ kể từ ngày bàn giao mặt bằng giải tỏa đến ngày có quyết định bố trí ở.

3. Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại đất và tài sản khi bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt theo dự toán chi phí do cơ quan tài chính phê duyệt từng trường hợp cụ thể.

Điều 33: Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất

1. Mức hỗ trợ ổn định đời sống bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01 tháng tương đương 30 kg gạo tính  theo thời giá trung bình tại địa phương.

2. Người được xét hỗ trợ ổn định đời sống phải thực tế đang sử dụng đất tại nơi đất bị Nhà nước thu hồi trước thời điểm có quy hoạch được duyệt hoặc công bố, bao gồm:

a) Người có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú có thời hạn 1 năm trở lên;

b) Người không thuộc đối tượng tại điểm a khoản 2 Điều này được hỗ trợ ổn định đời sống trong các trường hợp sau:

- Trẻ em mới sinh;

- Vợ hoặc chồng của người tại điểm a khoản 2 Điều này;

- Người hoàn thành nghĩa vụ quán sự, học tập ở các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề nay trở về nơi ở cũ (trước đây có hộ khẩu thườug trú).

- Người đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc hết thời gian tập trung cải tạo về nơi ở cũ (trước đây có hộ khẩu thường trú).

c) Không hỗ trợ ổn định đời sống đối với người mới nhập hộ khẩu hoặc có xác nhận tạm trú sau ngày có quy hoạch được duyệt, trừ trường hợp quy định tại điểm b Điều này.

3. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng.

4. Người bị thu hồi một phần diện tích đất ở đang sử dụng mà phải giải toả toàn bộ nhà ở và xây dựng nhà ở trên diện ích đất còn lại, thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng. Trường hợp diện tích đất còn lại không đủ để xây dựng nhà ở theo khoản 5 Điều 17 Quy định này hoặc bị thu hồi toàn bộ diện tích đất đang sử dụng, phải di chuyển đến nơi ở mới thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng.

5. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ bằng 30% của 01 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính được cơ quan thuế chấp nhận; trường hợp chưa được cơ quan thuế chấp nhận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối năm đã gửi cơ quan thuế.

Điều 34: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thỦy sản khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất thì được hỗ trợ chi phí chuyển đổi nghề nghiệp (chỉ áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất). Người được hỗ trợ được chọn một trong hai hình thức sau để tính hỗ trợ:

a) Người được xét hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm phải thực tế đang sử dụng đất tại nơi có đất bị Nhà nước thu hồi trước thời điểm có quy hoạch được duyệt hoặc công bố theo khoản 2 Điều 33 Quy định này:

- Mức hỗ trợ là cho người trong độ tuổi lao động là 2.000.000 đồng/người;

- Mức hỗ trợ là cho người ngoài độ tuổi lao động là 1.000.000 dồng/người;

b) Hộ gia đình, cá nhân lao động thực sự phải chuyển đổi nghề:

- Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu và các cây trồng khác) là 2.000 đồng/m2 (tính theo m2 đất thu hồi).0

- Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động nuôi trống thỦy sản là 1.000 đồng/m2 (tính theo m2 đất có mặt nước nuôi trồng thỦy sản thu hồi).

2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho thuê đất thì không được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề. Người thuê đất trực tiếp sử dụng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thỦy sản (không làm nghề gì khác) thì hỗ trợ chuyển nghề bằng 50% mức hỗ trợ cho người trực tiếp sản xuất tại khoản 1 Điều này.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nếu có nhu cầu tuyển dụng lao động thì ưu tiên tuyển dụng lao động đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp.

Điều 35: Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước

1. Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Khánh Hòa, đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển bằng mức quy định tại khoản 1 Điều 32 Quy định này, người được hỗ trợ phải có hợp đồng thuê nhà.

2. Trường hợp giao trả mặt bằng đúng thời hạn quy định thì được xét hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng theo khoản 1, 2 Điều 33 Quy định này.

Điều 36: Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn

Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ bằng 100% mức bồi thường; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách Nhà nước và đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn theo quy định pháp luật về phân chia ngân sách hàng năm; tiền hỗ trợ chi được sử dụng để đầu tư xây dựng để công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn

Điều 37: Hỗ trợ khác

1. Hỗ trợ hộ gia đình chính sách thuộc diện: Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lao động, thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên; thân nhân của liệt sĩ đang hướng đu tuất nuôi đường hàng tháng mà phải di: chuyển đến chỗ ở mới được hỗ trợ là 3.000.000 đồng/hộ.

2. Người bị thu hồi một phần diện tích đất đang sử dụng mà phải giải tỏa toàn bộ nhà ở, phải xây dựng lại nhà ở trên diện tích đất còn lại và không còn chỗ ở nào khác, đã thực hiện giao mặt bằng giải tỏa đúng thời hạn thì được hỗ trợ tiền thuê nhà theo mức hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 32 trong thời gian 03 tháng.

3. Trường hợp thuộc diện giải tỏa toàn bộ đủ điều kiện được giao đất hoặc cấp nhà tái định cư, có yêu cầu tự lo liệu chỗ ở mới và cam kết không nhận đất, nhà tái định cư thì tùy theo từng dự án được hỗ trợ thêm từ 2.000.000 đồng/hộ đến 6.000.000 đồng/hộ.

Trường hợp cần áp dụng biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất, thì Tổ chức bồi thường hỗ trợ và tái định cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; trường hợp đặc biệt Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tiền hỗ trợ thêm do người được Nhà nước giao đất, thuê đất chi trả; đối với đất thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa có dự án sử dụng đất, thì tổ chức sử dụng quỹ đất phải đứng ra chi trả.

Chương V

CHÍNH SÁCH TỰ ĐỊNH CƯ

Điều 38: Lập và lực hiện dự án tái đinh cư

Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và thực hiện các dự án tái định cư để đảm bảo phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.

Điều 39: Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư

Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân khu tái định cư phải đảm bảo điều kiện tối thiểu: có hệ thống đường giao thông, điện, nước để đảm bảo đảm điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ

Điều 40: Đối tượng được xét giao đất tái định cư

Hộ gia đình, cá nhân chỉ được xem xét giao đất hoặc nhà tái định cư khi bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở và có một trong các điều kiện đâu đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ diện tích và thuộc diện được bồi thường đất ở thì dược bố trí tái định cư.

2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi một phần diện tích và thuộc diện được bồi thường về đất ở nhưng diện tích đất sau khi thu hồi không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 17 Quy định này thì được bố trí tái định cư.

3. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ diện tích không thuộc diện được bồi thường về đất nhưng đã xây nhà ở ổn định tại nơi đất bị giải toả, trước thời điểm quy hoạch các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố, nay bị giải tỏa không còn nơi ở nào khác thì có thể được xét bố trí đất ở tại các khu tái định cư hoặc nhà ở tại các khu chung cư.

4. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ diện tích, không thuộc diện được bồi thường đất ở nhưng không có chỗ ở nào khác thì có thể xem xét bố trí đất ở tại các khu tái định cư hoặc căn hộ tại các khu chung cư đối với từng trường hợp cụ thể.

5. Các trường hợp 1, 2 của Điều này nếu có 8 nhân khẩu trở lên cùng sinh sống, có hộ khẩu tại nơi có đất bị thu hồi trước thời điểm quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố, thì được giao thêm 1 lô đất tái định cư. Các trường hợp tương tự tại điểm 3, 4 của Điều này được mua thêm 1 lô đất hoặc căn hộ chung cư.

6. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất, mua nhà, thuê nhà tại nơi tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà, tiền thuê nhà theo quy định của pháp luật và được trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ, nếu có chênh lệch thì được thanh toán bằng tiền cho phần chênh lệch đó.

Điều 41: Bố trí tái định cư

1. Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện giải phóng mặt bằng, hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách.

2. Giá đất để thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà tái định cư, giá cho thuê nhà theo quy định hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trường hợp được bồi thường đất ở, có tổng diện tích đất được mua (kể cả mua thêm) không lớn hơn tổng diện tích đất bị giải tỏa, được tính theo giá đất tái định cư. Phần diện tích được mua lớn hơn diện tích đất bị giải toả tính theo giá thị trường.

- Trường hợp không được bồi thường đất ở tính theo giá thị  trường.

3. Trường hợp người được bố trí tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất, sau khi khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ về đất nếu không có điều kiện để trả hết một lần do hoàn cảnh khó khăn thì phải có đơn xin trả chậm được Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm tra, xác nhận thì được trả chậm trong thời hạn 5 năm và phải trả lãi suất tương ứng với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng.

4. Những trường hợp bị ảnh hưởng bởi nhiều dự án thì chỉ được xét chính sách tái định cư một lần.

Điều 42: Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định các biện pháp và mức hỗ trợ cụ thể để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư bao gồm:

1. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho vụ sản xuất nông nghiệp đầu tiên, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất kinh doanh dịch vụ công, thương nghiệp.

2. Hỗ trợ để tạo lập một số nghề tại khu tái định cư phù hợp đối với người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Điều 43: Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chổ ở

1. Quyền:

a) Được ưu tiên đăng ký hộ khẩu cho bản thân, các thành viên khác trong gia đình về nơi ở mới và được ưu tiên chuyển trường cho các thành viên trong gia đình trong độ tuổi đi học.

b) Được từ chối vào khu tái định cư nếu khu tái định cư không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai.

c) Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí.

2. Nghĩa vụ:

a) Thực hiện di chuyển vào khu tái định cư theo đúng thời gian theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Xây dựng nhà theo đúng quy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

c) Nộp tiền mua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Điều 44: Tái định cư đối với dự án đặc biệt

Đối với các dự án đầu tư do Quốc hội, Chính phủ quyết định mà phải di chuyển cả một cộng đồng dân cư làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng thì tùy từng trường hợp cụ thể Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc trình Chính phủ xem xét quyết định chính sách tái định cư đặc biệt với mức hỗ trợ cao nhất được áp dụng là hỗ trợ toàn bộ chi phí lập khu tái định cư mới, xây dựng nhà ở, cải tạo đồng ruộng, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và hỗ trợ khác.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này không được Ủy quyền.

4. Tất cả các trường hợp thu hồi đất đều phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố.

5. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và 2 Điều này phải quyết định thu hồi đất một lần đối với toàn bộ diện tích đất phải thu hồi và ra quyết định thu hồi đối với từng trường hợp cụ thể. Trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh mà có các đối tượng sử dụng đất thuộc khoản 2 Điều này, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân tỉnh để ra quyết định thu hồi đất đối với từng trường hợp cụ thể.

6. Trường hợp thu hồi đất mà khu đất nằm trên địa giới hành chính của các địa phương khác nhau thì thực hiện như sau: .

a) Trường hợp thu hồi đất mà khu đất nằm trên địa giới hành chính của các huyện khác nhau, nhưng cùng trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi đất đối với toàn bộ dự án; Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với diện tích thuộc địa phương mình và thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Trường hợp thu hồi đất mà khu đất có một phần nằm trên địa giới hành chính của tỉnh khác, thì Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Chính phủ quyết định thu hồi đất đối với toàn bộ diện tích đất dự án; Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi đất đối với diện tích đất thuộc địa phương mình và thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 46: Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư

1. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:

a) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

b) Tổ chức phát triển quỹ đất (do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập).

2. Nhiệm vụ

a) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư.

b) Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư.

Điều 47: Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư

1. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, với thành phần như sau:

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện làm Chủ tịch;

- Đại diện cơ quan Tài chính cấp huyện - Phó Chủ tịch Hội đồng;

- Chủ đầu tư - Ủy viên thường trực;

- Đại điện cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện - Ủy viên;

- Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện - Ủy viên;

- Đại diện cơ quan Tư pháp cấp huyện - Ủy viên;

- Đại diện cơ quan Thuế cấp huyện - Ủy viên;

- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi - Ủy viên;

- Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện - Ủy viên;

- Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người (do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất bình bầu).

Một số thành viên khác của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

2. Trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

3. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành lập tổ công tác để giúp Hội đồng kiểm tra, kiểm kê thiệt hại (Biên bản kiểm kê theo Phụ lục 3), xác minh thực tế nhu cầu tái định cư và tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của các đối tượng bị thu hồi đất. Thành phần tổ công tác gồm:

- Chủ nhiệm điều bành dự án hoặc giám đốc Ban quản lý dự án làm tổ trưởng;

- Các thành viên khác gồm: Đại diện ngành Tài chính; Tài nguyên - môi trường; xây dựng và đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi.

Điều 48: Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Nguyên tắc làm việc: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.

2. Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

a) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp lập phương án bồi thường, hỗ trợ vả tái định cư trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lýcủa số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản do Hội đồng đề xuất bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ, sự phù hợp chính sách, pháp luật của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

c) Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đế liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

3. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của Tổ chức phát triển quỹ đất theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 49: Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm:

- Giúp Chủ tịch Hội đồng lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức kiểm kê bồi thường, xác minh nhu cầu tái định cư và tham mưu cho cấp thẩm quyền giải quyết, đơn thư khiếu nại, tố cáo của các đối tượng bị thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng trình tự quy định tại Điều 53 Quy định này.

3. Đại diện cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm: Xác định giá đất, giá tài sản, các chính sách hỗ trợ, khen thưởng và hướng dẫn việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật.

4. Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm: Xác định điều kiện được bồi thường đất, không được bồi thường đất; mức bồi thường, diện tích đất, loại đất, hạng đất; điều kiện tái định cư, vị trí bố trí tái định cư và diện tích cấp đất tái định cư cho từng hộ gia đình.

5 . Đại diện cơ quan quản lý về xây dựng chịu trách nhiệm: Xác định quy mô, diện tích, tính hợp pháp, không hợp pháp của nhà, công trình ,vật kiến trúc trên đất bị thu hồi; xác định tỉ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình trên đất bị thu hồi; xác định giá nhà và công trình để tính bồi thường, hỗ trợ.

6. Đại diện cơ quan Thuế chịu trách nhiệm: Xác định tính pháp lý của các hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ tài chính của các đối tượng bị thu hồi đất; xác định các khoản thuế, phí, lệ phí của các đối tượng bị thu hồi đất chưa thực hiện để khấu trừ trước khi chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

7. Đại diện cơ quan Tư pháp chịu trách nhiệm: Xác đinh tính pháp lý của các hồ sơ nhà, đất, hộ tịch do các đối tượng bị thu hồi đất cung cấp. Giải đáp những thắc mắc về chế độ, chính sách và các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và cùng với chủ đầu tư tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết đơn, như khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

8. Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đoàn thể tại nơi có đất bị thu hồi để tuyên truyền, vận động người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ và giám sát việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

9. Đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm: Xác định thời điểm sử dụng đất, tình trạng sử dụng đất trên thực tế, ranh giới khuôn viên đất, hiện trạng có hay không có tranh chấp và số nhân khẩu thuộc hộ gia đình có đất bị thu hồi (trong trường hợp hộ gia đình không có đủ các giấy tờ chứng minh).

10. Đại diện những người bị thu hồi đất có trách nhiệm: Phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.

11. Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành.

Điều 50: Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất

1. Chấp hành kê khai đầy đủ, trung thực, kịp thời chính xác diện tích đất, khối lượng tài sản trên đất bị thu hồi (Bản tự kê khai theo mẫu tại Phụ lục 4). Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, các hồ sơ giấy tờ có liên quan đến nhà, đất và các tài sản trên đất bị thu hồi.

2. Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các số liệu kê khai và hồ sơ, giấy tờ do mình cung cấp.

3. Chấp hành đúng trình tự, thời gian di chuyển, bàn giao mặt bằng theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bản cam kết theo mẫu tại Phụ lục 5).

Điều 51: Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án

1. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp: a) Thu hồi đất có liên quan từ 2 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;

b) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án có tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ đối với nguồn vốn của tỉnh trong các trường hợp sau:

- Từ 2.000.000.0000 (hai tỷ) đồng trở lên đối với dự án thuộc địa bàn thành phố Nha Trang;

- Từ 1.500.000.000 (một tỷ rưỡi) đồng trở lên đối với dự án thuộc địa bàn thị xã Cam Ranh;

- Từ 1.000.000.000 (một tỷ) đồng trở lên đối với dự án thuộc địa bàn các huyện.

c) Dự án nhóm A.

2. Nội dung thẩm định gồm:

a) Việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án;

b) Việc áp giá đất, giá tài sản để tính bồi thường;

c) Phương án bố trí tái định cư.

3. Việc thẩm định phương án bối thường, hỗ trợ và tái định cư giao cho Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp và Cục thuế. Tùy theo đặc điểm của từng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thêm một số thành viên khác.

4. Thời gian thẩm định tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án; sau thời hạn trên, nếu cơ quan thẩm định không có ý kiến, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5 . Những phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì không phải thẩm định.

6. Sau khi có ý kiến của cơ quan thẩm định, chủ đầu tư giúp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn của cấp huyện (theo phân cấp), sau khi Hội đồng thẩm định chấp nhận thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Điều 52: Thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ

Trường hợp người được giao đất, được thuê đất hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất thỏa thuận được với người bị thu hồi về mức bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Quy định này thì thực hiện theo sự thỏa thuận đó; Nhà nước không tổ chức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ.

Điều 53: Trình tự tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Sau khi có quyết định thu hồi đất Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải công bố quyết định thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và dự kiến thời gian giải phóng mặt bằng đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi và từng tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất; đồng thời triển khai việc phát tờ khai, hường dẫn kê khai, thu tờ khai của các đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Người bị thu hồi đất kê khai diện tích, hạng đất, loại đất, vị trí của đất, số lượng, chất lượng tài sản hiện có trên đất bị thu hồi, số nhân khẩu, số lao động và đề đạt nguyện vọng tái định cư (nếu có) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận để gửi tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

3. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kiểm tra tờ khai và tổ chức kiểm kê, đo đạc, xác định cụ thể diện tích đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại có sự tham gia của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi, xác nhận của người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản. Sau khi kiểm kê, đo đạc, xác định các căn cứ để dự kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (phương án dự kiến), niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và các đối tượng có liên quan tham gia ý kiến; nội dung niêm yết công khai gốm:

a) Họ tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;

b) Diện tích, loại đất, hạng đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;

c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như: Giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội của hộ gia đình, nơi đăng ký di chuyển đến.

d) Các đối tượng được hỗ trợ và bố trí tái định cư cụ thể cho từng hộ gia đình, cá nhân.

đ) Thời gian niêm yết công khai căn cứ vào từng dự án cụ thể, nhưng không ít hơn 20 ngày làm việc.

e) Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm tiếp thu ý kiến tham gia, giải đáp thắc mắc, hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc gửi Hội đồng thẩm định (đối với các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc khoản 1 Điều 51 Quy định này) thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt, Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm niêm yết công khai phương án tại trụ sở làm việc của đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi, thông báo kế hoạch và thời gian chi trả tiền bồi thường, giải quyết tái định cư và giải phóng mặt bằng. Việc niêm yết công khai được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

5. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả xét duyệt bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, người bị thu hồi đất được bổ sung giấy tờ và các kiến nghị khác (nếu có) để Hội đồng bồi thường thiệt hại xem xét giải quyết. Các trường hợp chậm trễ không có lý do chính đáng thì không được xem xét giải quyết.

6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo yêu cầu nộp hồ sơ giấy tờ liên quan để xét bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, mà người bị thu hồi đất không nộp, thì không được xét bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

7. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được chia làm 2 phần

a) Phần l: Xác định mức bồi thường, hỗ trợ cho từng người có đất bị thu hồi;

b) Phần 2: Phương án bố trí tái định cư, giá đất tính thu tiền sử dụng đất, giá bán nhà, giá cho thuê nhà tại khu tái định cư; số tiền người bị thu hồi đất phải nộp cho ngân sách Nhà nước do chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật đất đai; số tiền sử dụng đất tiền mua nhà tái định cư.

Điều 54: Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Khi chi trả tiền bồi thường cho người bị thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản phải lập đầy đủ chứng từ thanh toán và có ký nhận của người được bồi thường, hỗ trợ. Trường hợp người được nhận bồi thường Ủy quyền cho người khác thì phải làm giấy Ủy quyền có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

2. Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được Tổ chứcbồi thường, hỗ trợ và tái định cư lưu giữ và quản lý theo quy định hiện hành.

Điều 55: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Chỉ đạo Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền dược giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án;

b) Phối hợp với Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi. Chịu trách nhiệm về những số liệu hồ sơ do mình xác minh, cung cấp.

c) Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng.

Điều 56: Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá đất, bảng giá tài sản (trừ nhà và công trình xây dựng khác), cây trồng, vật nuôi và các chi phí khác để tính bồi thường; các định mức chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; các mức hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ và tái định cư, các chính sách hỗ trợ, khen thưởng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

b) Chủ trì việc thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Quy định này, kiểm tra việc áp giá bồi thường, mức hỗ trợ do Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đề nghị trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Kiểm tra việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn việc xác định quy mô, diện tích, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng;

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xác định vị trí, quy mô khu tái định cư cho phù hợp với quy hoạch phát triển chung trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn việc xác định diện tích đất, loại đất, hạng đất và điều kiện được bồi thường, đất không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;

b) Hướng dẫn việc xác định quy mô diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc hỗ trợ cho từng người sử dụng đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng;

c) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phạm vi thu hồi đất của từng dự án.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: hướng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án tái định cư.

Điều 57: Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch đầu tư và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm về những nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 56 Quy định này thuộc phạm vi của ngành theo phân cấp.

Điều 58: Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan

Các cơ quan liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp cùng Tổ chức bồi thường thiệt hại và tái định cư về các lĩnh vực chuyên ngành của mình khi có yêu cầu và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về những nội dung do mình thực hiện.

Điều 59: Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng

1. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể vận động người bị thu hồi đất tự giác thực hiện quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; khi đã thực hiện đúng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, người bị thu hồi đất cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất, thì Ủy ban nhân dân quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cường chế và tổ chức thực hiện cường chế đối với các trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Người bị thu hồi đất chịu toàn bộ chi phí cưỡng chế và bị khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ.

4. Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì khoản tiền chi trả được gửi vào Kho bạc Nhà nước.

5. Việc cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định về việc cưỡng chế thực hiện quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 60: Chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm lập dự toán chi phí cho công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm các nội dưng sau:

a) Chi cho công tác tuyên truyền phê biến quyết định thu hồi đất và các chính sách, chế độ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất và khảo sát điều tra về tình hình kinh tế, xã hội, về thực trạng đất đai, tài sản thuộc phạm vi dự án.

b) Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế thiệt hại bao gồm: Phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; đo đạc diện tích đất cắm mốc, kiểm kê số lượng và giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại; kiểm tra đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tinh toán giá trị thiệt hại về đất đai nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác.

c) Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: lập phương án bồi thường từ khâu ban đầu tính toán các chỉ tiêu bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư v…v

d) Chi cho thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư (nếu có).

đ) Kiểm tra hướng dẫn thực hiện chính sách bồi thường, giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tổ chức thực hiện việc chi trả bồi thường; chi cho công tác cưỡng chế thi hành quyết định bồi thường (nếu có).

e) Thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc của tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và cơ quan thẩm định (nếu có).

g) Chi in ấn và văn phòng phẩm.

h) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

i) Tổng dự toán chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không vượt quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Mức chi cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án.

2. Mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau:

a) Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định như công tác phí, hội nghị, hội họp, đo đạc, kiểm kê xác định đất đai, tài sản thiệt hại, chi làm thêm giờ thì thực hiện theo chế độ hiện hành.

b) Đối với các khoản chi Nhà nước chưa có tiêu chuẩn, định mức như điều tra, khảo sát thực tế, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường..., thì tùy theo yêu cầu công việc thực tế phải thực hiện và đặc điểm của từng dự án, Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư báo cáo Sở Tài chính để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức chi cụ thể áp dụng tại địa phương cho phù hợp với từng nội dung công

c) Đối với tiền lương hoặc phụ cấp kiêm nhiệm của cán bộ tham gia tổ chức thực hiện bồi thường thì thực hiện theo quy định về Chế độ tiền lương, phụ cấp trong các đơn vị sự nghiệp có thu.

d) Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ. . . được tính theo nhu cầu sử dụng thực tế của từng dự án.

đ) Trong trường hợp tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thuê và lập văn phòng làm việc thì được chi tiền thuê văn phòng, trang thiết bị theo đơn giá trung bình thực tế tại địa phương.

e) Căn cứ vào dự toán được duyệt và thực tế yêu cầu nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tạm ứng bằng tiền mặt để chi cho từng nội dung cụ thể theo thức tế phát sinh. Khi chi tiêu Tổ chức bồi thường hỗ trợ và tái định cư phải lập đầy đủ chứng từ theo quy định.

3. Sau khi kết thúc công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chậm nhất 30 ngày tổ chức được giao thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải có báo cáo quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư với cơ quan tài chính.

Điều 61: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Người bị thu hồi đất nếu chưa đồng ý với quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thì được khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại và trình tự giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Điều 136 của Luật Đất đai 2003 và Điều 162, 163, 164 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Điều 62: Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Khen thưởng

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi đất, giao mặt bằng trước thời gian quy định được thưởng 10% trên tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ. Mức thưởng thấp nhất không dưới 500.000 đồng và mức cao nhất không quá 5.000.000 đồng.

2. Xử lý vi phạm

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cố ý kéo dài thời gian di dời, cản trở việc thu hồi giải phóng mặt bằng hoặc có những hành vi trái pháp luật khác gây thiệt hại cho Nhà nước và các tổ chức, cá nhân thì phải bị xử lý theo pháp luật.

b) Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái nhằm trục lợi hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


PHỤ LỤC 1

CÁC LOẠI GIẤY TỜ NHÀ, ĐẤT ĐỂ LÀM CĂN CỨ BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

I - LOẠI GIẤY TỜ TỪ TRƯỚC NGÀY 02-04-1975

Các loại giấy tờ nhà đất có trước ngày 02-04- 1975 do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp, không có tranh chấp, không thuộc diện đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được coi là giấy tờ hợp lệ:

1. Các giấy tờ nhà đất do cơ quan Nhà nước Pháp hoặc Nhà nước Trung kỳ An Nam cấp (Cahier des charges, Plan du terrain, Airete du terrain).

2. Giấy chứng nhận khai phá đất công, đơn xin chứng nhận đã khai phá đất công, tờ khai quyền sở hữu nhà đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất có Lý trưởng hoặc xã, phường, Quận trưởng xác nhận.

3. Bằng khoán điền thổ có ghi rõ trên đất có nhà.

4. Tờ di chúc hoặc tờ tương phân di sản về nhà đất đã đăng ký vào bằng khoán điền thổ và đã trước bạ.

5. Giấy tờ mua bán hoặc văn tự mua bán, chuyển nhượng, sang nhượng, tặng, cho, sở hữu nhà ở và quyền tạm chiếm đất công có chính quyền xã phường xác nhận, đã nộp lệ phí trước bạ, có xác định cụ thể diện tích đất chuyển dịch, nguồn gốc nhà đất hợp lệ.

Trường hợp giấy tờ nêu tại điểm này không ghi diện tích đất, chỉ ghi diện tích nhà và không có giấy tờ liên quan khác hợp lệ về đất kèm theo, thì diện tích đất được công nhận hợp lệ bằng với diện tích xây dựng nhà.

6. Giấy phép cho mua, bán nhà xây cất trên đất công do Quận trưởng hay Tỉnh trưởng cấp.

7. Giấy phép tạm chiếm đất công do Tỉnh trưởng hoặc Quận trưởng cấp (sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở)

8. Giấy phép xây dựng nhà do Tỉnh trưởng hoặc Quận trưởng cấp; giấy phép hoặc giấy chứng nhận xây dựng nhà do ty kiến thiết cấp kèm theo bản vẽ thiết kế được khán duyệt.

9. Lược đồ (hay họa đồ) hoặc bản sao lục lược đồ đất do Ty điền địa chế độ cũ cấp. Những trường hợp lược đồ nêu trên có ghi: "Chưa được duyệt y" thì phải đính kèm văn tự chuyển dịch đã nộp lệ phí trước bạ hoặc giấy phép tạm chiếm đất công hoặc giấy phép xây cất.

10. Hợp đống thuê mướn đất công, sổ ký thác đặc biệt.

11. Bản án xác nhận quyền sở hữu nhà đất.

12. Giấy chứng nhận khai phá đất công.

13. Quyết định cấp quyền sở hữu đất (đất tư) của Tòa Hành chính tỉnh.

14. Lược đồ đất có chính quyền xã, phường xác nhận chứng thực và đã đóng dấu trước bạ.

15. Trường hợp giấy tờ chỉ có "Phó bản" và có xác nhận của xã, phường chế độ cũ mà không phải là bản photo, thì vẫn dược công nhận là giấy tờ hợp lệ.

16. Giấy tờ mua bán, sang nhượng đất ở được chính quyền xã, phường xác nhận.

17. Biên bản và bản đồ cắm ranh phân chiết do Trắc địa sư lập, đã được Tổng nha Điền địa hoặc Ty Điền địa kiểm tra chấp nhận.

18. Chứng thư kiến điền (đầu tư) do Ty Điền địa cấp.

19. Trích lục, trích sao, bản đồ điền thổ, bản đồ phân chiết thửa, chứng thư đoạn mãi đã thị thực, đăng tịch, sang tên tại Văn phòng Chưởng khế, Ty Điền địa, Nha Trước bạ.

20. Đơn xin thuê đất ở của Nhà nước được chính quyền đương thời xác nhận.

21. Giấy của Ty Điền địa chứng nhận đất ở do chế độ cũ cấp.

22. Chứng chỉ trạng thái bất động sản.

23. Nghị định hoặc của cơ quan thẩm quyền về sở hữu đất.

24. Tờ vi bằng về đất ở đã trước bạ.

25. Giấy mua bán, sang nhượng đất có nguồn gốc hợp lệ được chính quyền xác nhận (nguồn gốc hợp lệ phải đảm bảo yêu cầu thể hiện trong giấy tờ là: Xác định rõ căn nguyên bất động sản đó có nguồn gốc từ đâu, của ai làm chủ và đã trước bạ).

26. Những giấy tờ do chính quyền chế độ cũ cấp được nêu trên đâyy (từ 1 đến 25 của mục này) không phải là bản chính mà bản sao có đóng dấu đỏ của chính quyền chế độ cũ, hoặc bản sao có Công chứng, chứng thực, hoặc bản sao lục tại lưu trữ của Sở Xây dựng vẫn được công nhận hợp lệ.

II - LOẠI GIẤY TỜ SAU NGÀY 02-04-1975

1. Quyết định giao đất, cấp đất.

2. Giấy chứng nhân chuyển quyền sở hữu nhà và đăng ký nhà đất.

3. Các giấy tờ mua bán đất trước khi có Quyết định số 201/CP ngày 01-07-1980 được chính quyền cấp xã xác nhận đất đó có nguồn gốc hợp pháp.

4. Văn tự bán nhà có đóng dấu thu thuế trước bạ và Sở Xây dựng đóng dấu chứng nhận đã đăng ký chuyển quyền sở hữu. 

5. Giấy đăng ký trước bạ.

6. Quyết định chuyển mục đích sử đụng đất để xây dựng nhà ở và hồ sơ giấy phép xây dựng.

7. Quyết định bán nhà ở và chuyển quyền sử đụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Quyết định cho sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, kèm theo bản vẽ hiện trạng nhà, đất, biên bản bàn giao nhà, đất do cơ quan nhà đất xác lập.

9. Quyết định bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất theo giá thị trường của Ủy ban nhân dân tỉnh.

10 Sổ chứng nhận sở hữu nhà.

11. Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15-10-1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.

12. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

13. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.

14. Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà gắn liền với đất ở trước ngày 15-10-1993, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là sử dụng trước ngày 15-10-1993.

15. Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu Nhà nước trước ngày 05-07-1994.

16. Giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức đoàn thể của Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chuyên quản nhà ở bán theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05-07- 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.

17. Văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố, huyện, thị xã bán nhà theo giá thị trường căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhà đất bán đấu giá phải có văn bản đấu giá hợp lệ đúng theo quy định của Nghị định 86/CP của Chính phủ.

18. Sổ chứng nhận sở hữu do các huyện, thị cấp trước đây.

19. Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất ở của Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh hoặc cấp tương đương.

20. Quyết định giao, cấp đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

21. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức hoặc tạm thời do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hoặc do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp theo Ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

22. Đất ở đang sử dụng và đã được đăng ký vào sổ địa chính theo quy định của Nhà nước.

23. Giấy tờ về thừa kế, cho, tặng nhà đất không có tranh chấp và được chính quyền xã, phường, thị trấn xác nhận nhà đất đó có nguồn gốc hợp pháp.

24. Bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

25. Giấy mua bán, sang nhượng đất có nguồn gốc hợp lệ được chính quyền xác nhận (nguồn gốc hợp lệ phải đảm bảo yêu cầu thể hiện trong giấy tờ là: Xác định rõ căn nguyên bất động sản đó có nguồn gốc từ đâu, của ai làm chủ và đã trước bạ).

26. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện cấp theo quy định Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29-03-1999 của Chính phủ.

27. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ỏ và quyền sử dụng đất ở.

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TỈNH KHÁNH HÒA


PHỤ LỤC 2

UỶ BAN NHÂN DÂN
……………………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ……../……………

........, ngày...........tháng..........năm 200......

 

GIẤY XÁC NHẬN

"Nguồn gốc quá trình sử dụng đất” Để phục vụ cho việc giải tỏa xây dựng

Công trình:…………………………………..

Hạng mục:……………………………………

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

XÁC NHẬN

Ông (Bà):.................................................................................................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................................

1. Thời gian thường trú hoặc tạm trú tại địa phương (Ghi rõ thời gian đến hay đã chuyển đi nơi khác)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Nguồn gốc quá trình sử dụng đất (Ghi rõ đất do đâu mà có; mục đích sử dụng đất; thời gian bắt đầu sử dụng đất cho đến hiện nay; hiện nay đất có tranh chấp hay khiếu nại không?)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

 

Nơi nhận:
- HĐBTHT & TĐC
- Lưu VT - PH
(Giấy này chỉ có tác dụng phục
vụ cho công tác giải toả, đền bù)

TM . ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG)
CHỦ TỊCH


PHỤ LỤC 3

UBND.............................
HĐBTHT & TÁI ĐỊNH CƯ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:……. /……….

…………ngày...........tháng..........năm 200.....

 

BIÊN BẢN KIỂM KÊ KHỐI LƯỢNG BỒI THƯƠNG GIẢI TỎA

Công trình:..........................................................

Hạng mục:...........................................................

Căn cứ Quyết định thu hồi đất số:......................................................

I. Hội đồng kiểm kê: (Tổ công tác)

1 Ông (Bà):..................................................................Đại diện Chủ đầu tư.

2. Ông (Bà):.................................................................Đại diện cơ quan Tài chính.

3. Ông (Bà):.................................................................Đại điện cơ quan Tài nguyên Môi trường.

4. Ông (Bà):.................................................................Đại diện cơ quan Xây dựng.

5. Ông (Bà):.................................................................Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã.

II. Cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình có tài sản bị giải tỏa:

1.Ông (Bà):..............................................................................................................................

2.Ông (Bà):..............................................................................................................................

III. Cùng thống nhất khối lượng bị giải tỏa như:

1. Diện tích đất phải giải tỏa: (Ghi rõ hiện trạng từng loại đất)

Tổng diện tích đất:.......…………………………………m2.

Trong đó:

- Đất ở:……………………………………………….. . m2.

- Đất nông nghiệp:...........................................................m2

- Đất phi nông nghiệp:...............................................….m2

Ghi chú:.........................................................................................................................

…………………………………………………………………………………………………..

2. Diện tích nhà và công trình phụ phải giải tỏa:

a) Nhà ở:

- Diện tích:....................…………………………....m2

Cấu trúc nhà:.................................................................................................................

…………………………………………………………………………………………………..

Ghi chú: ..................................................................................................... ..................

b) Công trình phụ:

Ghi chú:..........................................................................................................................

3. Khối lượng cây trồng, vật nuôi phải giải tỏa:

a) Cây trồng:

- ………………………………………………………………………………………………….

Ghi chú: …………………………………………………………………………………………

b) Vật nuôi:

- ………………………………………………………………………………………………….

Ghi chú: …………………………………………………………………………………………

4. Sơ họa hiện trạng nhà và đất bị giải tỏa (đo vẽ tại thực địa):

 

 

 

 

 

 

IV. HỒ SƠ NHÀ ĐẤT: (Bản sao công chứng đính kèm)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

V. YÊU CẦU CỦA HỘI ĐỒNG BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ:

Để Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có cơ sở xét duyệt đền bù, đề nghị gia đình nộp các giấy tờ nhà đất có liên quan (photo công chứng) nộp tại…………….. chậm nhất đến ngày…………….

Biên bản được đọc lại cho mọi người cùng nghe, các bên cùng thống nhất với nội dung trên và đồng ký tên (Biên bản này được lập thành 02 bản, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giữ 01 bản, chủ hộ có tài sản bị giải tỏa giữ 01 bộ).

 

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

(Các thành phần Tổ công tác ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

 

Cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình có tài sản bị giải toả

(Chồng, vợ hoặc người có giấy uỷ quyền ký và ghi rõ họ, tên)


PHỤ LỤC 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

…………., ngày………tháng…….năm 200…….

BẢN TỰ KÊ KHAI

Kinh gửi:

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Uỷ ban nhân dân xã (phường)………………

- Họ và tên :……………………………………………….., sinh năm:……………………

- Chứng minh nhân dân số:…………………………………….., cấp ngày:..................

- Địa chỉ thường trú:............................................................................................

- Số nhà:……………………………………................, Lô đất số:..............................

- Tứ cận:

     Đông giáp:.....................................................................................................

     Tây giáp:.......................................................................................................

     Nam giáp:......................................................................................................

     Bắc giáp:.......................................................................................................

1. Về đất:

a) Tổng diện tích đất:……………………………………………….m2

Trong đó:

- Đất ở:…………………………………………………………..m2

- Đất nông nghiệp:………………………………………………m2

- Đất phi nông nghiệp:…………………………………………..m2

b) Nguồn gốc lô đất (Ghi rõ do đâu mà có, thời điểm sử dụng đất từ năm nào đến năm nào và trong thời gian sử dụng có tranh chấp, khiếu nại gì không?)

b1. Tự khai hoang:………………………………………từ ngày..................................

Có xác nhận của địa phương hay không

b2. Nhận chuyển nhượng của Ông, Bà:................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................

Từ ngày:.............................................................................................................

b3. Các trường hợp khác:...................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

2. Về tài sản trên đất:

a) Nhà và công trình

a1. Nhà ở:

- Diện tích:..........................................................................................................

- Cấu trúc nhà:.....................................................................................................

..........................................................................................................................

a2. Công trình phụ:

­- Diện tích, qui mô:..............................................................................................

- ........................................................................................................................

b) Cây trồng:

- ........................................................................................................................

- ........................................................................................................................

c) Vật nuôi:

- ........................................................................................................................

- ........................................................................................................................

3. Các loại giấy tờ liên quan:

-.........................................................................................................................

-.........................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời khai của mình trước pháp luật.

 

 

NGƯỜI TỰ KÊ KHAI

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: Trong trường hợp người sử dụng đất không có bất cứ loại giấy tờ gì để chứng minh thời điểm sử dụng đất thì phải có hai (02) người làm chứng.


PHỤ LỤC 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

…………., ngày………tháng…….năm 200…….

BẢN CAM KẾT

- Họ và tên :……………………………………………….., sinh năm:…………………….

- Chứng minh nhân dân số:……………………,cấp ngày:………….tại:......................

- Địa chỉ :............................................................................................................

Đại diện cho gia đình (hoặc người được uỷ quyền) xin nhận tiền bồi thường, hỗ trợ giải tỏa do bị ảnh hưởng bởi dự án:

Bao gồm:

1. Tiền bồi thường, hỗ trợ đất:………………………………………………………………

2.Tiền bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình trên đất:………………………………………

3. Tiền bồ thường, hỗ trợ hoa màu:………………………………………………………..

4. Tiền bồ thường, hỗ trợ vật nuôi:…………………………………………………………

5. Các khoản hỗ trợ khác:………………………………………………………………......

Tổng số tiền:.......................................................................................................

Viết bằng chữ:.....................................................................................................

Gia đình chúng tôi xin cam kết trong vòng……….. ngày kể từ ngày nhận tiền bồi thường sẽ thực hiện tháo dỡ nhà, công trình, cây trồng vật nuôi trên đất để bàn giao mặt bằng cho Nhà nước đúng thời hạn và không khiếu nại gì.

Nếu quá thời hạn trên, gia đình chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

 

XÁC NHẬN
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG)

ĐẠI DIỆN HỘ GIA ĐÌNH

(Chồng, vợ hoặc người có giấy ủy quyền
ký và ghi rõ họ, tên)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 41/2005/QĐ-UBND về Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành

  • Số hiệu: 41/2005/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/05/2005
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Võ Lâm Phi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản