Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2003/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC DÙNG TRONG CÁC ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN VÀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng; môn Chính trị trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề";

Căn cứ Công văn số 1011/CV-KGTW ngày 02/7/2003 của Ban Khoa giáo Trung ương và Công văn số 3337/CV-TTVH ngày 15/7/2003 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương về việc Thẩm định đề cương môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học khối ngành không chuyên Lịch sử Đảng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên; Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng trong các đại học, học viện và các trường đại học.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Quyết định số 2054/QĐ-CT-HS ngày 31/8/1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam dùng trong các trường đại học, cao đẳng và được áp dụng từ năm học 2003 - 2004.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn và thẩm định giáo trình học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học; hướng dẫn thực hiện sau khi giáo trình được Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương thẩm định.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Nhung

 

ĐỀ CƯƠNG

CHI TIẾT HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC DÙNG TRONG CÁC ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN VÀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGDĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Số đơn vị học trình: 4

3. Trình độ: Dành cho sinh viên từ học kỳ II năm thứ hai trở đi.

4. Phân bổ thời gian:

- Lên lớp: 75%.

- Thảo luận trên lớp: 25%.

5. Điều kiện tiên quyết:

Sinh viên phải học xong các học phần: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.

6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Ngoài phần mở đầu giới thiệu những nét chính về chức năng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu bộ môn, học phần gồm 6 chương bao gồm những nội dung cơ bản nhất về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, giúp cho sinh viên hiểu biết một cách hệ thống và tương đối toàn diện về sự ra đời, sứ mệnh lịch sử, … tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng. Giúp cho sinh viên nhận rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, từ đó bồi dưỡng sinh viên về phương pháp, đạo đức cách mạng, nâng cao lòng tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị tài liệu, đọc, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài giảng, thảo luận trên lớp.

8. Tài liệu học tập:

- Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn.

- Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản, các Văn kiện Đại hội Đảng, tạp chí chuyên ngành, một số tác phẩm kinh điển của C. Mác, Ph. Ăng ghen, V.I Lênin, những đề tài khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan.

9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Dự đủ các buổi lên lớp, đọc tài liệu, chuẩn bị ý kiến trước khi nghe giảng.

10. Thang điểm: 10

11. Mục tiêu của học phần:

- Trang bị một cách có hệ thống cơ bản những nội dung của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Cùng với các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn học khác có nhận thức tổng hợp toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

12. Nội dung chi tiết học phần

12.1. Bố trí thời gian:

Thứ tự chương

Số tiết

Tên chương

Số tiết toàn chương

Số tiết giảng

Số tiết thảo luận trên lớp

Mở đầu

Nhập môn LSĐCSVN

1

1

 

Chương I

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920 - 1930)

8

6

2

Chương II

Quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)

8

6

2

Chương III

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)

7

5

2

Chương IV

Sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

12

10

2

Chương V

Cả nước quá độ lên CNXH và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 2002)

13

11

2

Chương VI

Ý nghĩa của thắng lợi và những bài học lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

8

3

6

2

3

 

Cộng

60

45

15

12.2. Nội dung:

Bài mở đầu

NHẬP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Đối tượng.

2. Phương pháp nghiên cứu.

3. Chức năng

4. Ý nghĩa thực tiễn

Chương I

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1920 - 1930)

I. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

1. Tình hình thế giới và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam.

2. Sự biến chuyển về kinh tế, xã hội Việt Nam.

II. Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

1. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản

2. Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

3. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam

III. Hội nghị thành lập và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

1. Hội nghị thành lập Đảng

2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

Chương II

QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)

I. Phong trào cách mạng (1930 - 1935)

1. Hội nghị BCHTW tháng 10/1930 - Luận cương chính trị của Đảng.

2. Phong trào cách mạng Việt Nam (1930 - 1931 và 1932 - 1935)

3. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng (3/1935)

II. Phong trào dân chủ (1936 - 1939)

1. Nguy cơ chiến tranh của chủ nghĩa phát xít và Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản

2. Chủ trương mới của Đảng

3. Lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 - 1939).

III. Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền (1939 - 1945).

1. Chính sách thống trị thời chiến của Pháp - Nhật ở Đông Dương

2. Chủ trương chiến lược mới của Đảng

3. Phong trào chống Pháp - Nhật, chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang (1940 - 1945).

4. Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (3/1945 - 8/1945).

IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử.

Chương III

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP MỸ (1945-1954)

I. Xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945 - 1946)

1. Tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" của chính quyền cách mạng và chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Đảng

2. Xây dựng chế độ Dân chủ cộng hòa và tổ chức kháng chiến ở miền Nam

3. Thực hiện chính sách hòa hoãn, tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến toàn quốc.

II. Kháng chiến toàn quốc (1946 - 1950)

1. Quyết định kháng chiến toàn quốc và đường lối kháng chiến của Đảng

2. Tiến hành kháng chiến, toàn dân, toàn diện và lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

III. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi (1951 - 1954)

1. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951). Chính cương Đảng Lao động Việt Nam

2. Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.

IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử.

Chương IV

SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

I. Chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng

1. Đặc điểm đất nước Việt Nam sau tháng 7 năm 1954

2. Chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên CNXH và tiếp tục thực hiện CMDTDC ở miền Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).

II. Thực hiện các kế hoạch Nhà nước ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam (1954 - 1965)

1. Các kế hoạch Nhà nước ở miền Bắc.

2. Nhân dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai.

III. Nhân dân cả nước kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 - 1975)

1. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng.

2. Chuyển hướng xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.

3. Lãnh đạo nhân dân bảo vệ miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam.

IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử.

Chương V

CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 2002)

I. Cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1986)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980)

- Tình hình Việt Nam sau năm 1975 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.

- Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm và bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1980).

2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 - 1985)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng

- Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1981 - 1985.

II. Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1986 - 2002)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 - 1990)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

- Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1986 - 1990.

2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1991 - 1996)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1991 - 1996.

3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1996 - 2001)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng

- Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1996 - 2001

4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

- Trên đường thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 2001 - 2006.

Chương VI

Ý NGHĨA CỦA THẮNG LỢI VÀ NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

I. Ý nghĩa của thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1930 - 2002)

- Một là, thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới.

- Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

II. Những bài học lịch sử

- Nắm vững ngọc cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - bài học xuyên suốt của quá trình cách mạng Việt Nam.

- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.

- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 41/2003/QĐ-BGDĐT về Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình độ đại học dùng trong đại học, học viện và trường đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 41/2003/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/08/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Trần Văn Nhung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/09/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản