Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG AN
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4060/QĐ-BCA-C41

Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN KHÔNG CÓ TỆ NẠN MA TÚY”

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an;

Căn cứ Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Thực hiện Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” (Dự án số 4 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015) như sau:

1. Mục tiêu Dự án

a. Mục tiêu chung

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã; phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở, động viên nhân dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống ma túy, giữ gìn trật tự xã hội.

- Tiến hành đồng bộ các giải pháp để kiềm chế và làm giảm sự gia tăng của tội phạm ma túy và người nghiện ma túy; giữ số xã, phường, thị trấn trong sạch không tệ nạn ma túy; phấn đấu làm chuyển hóa địa bàn ở những xã, phường, thị trấn phức tạp về ma túy; tăng thêm số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy.

b. Mục tiêu cụ thể

- Giữ vững không để phát sinh tệ nạn nghiện ma túy tại 3.816 xã, phường, thị trấn hiện không có tệ nạn ma túy.

- Phòng ngừa và đấu tranh quyết liệt nhằm làm giảm mức độ phức tạp về tệ nạn ma túy tại 7.299 xã, phường, thị trấn hiện đang có tệ nạn ma túy.

- Phấn đấu để các xã, phường, thị trấn ít phức tạp về tệ nạn ma túy trở thành địa bàn trong sạch không có tệ nạn ma túy. Đến hết năm 2015, mỗi tỉnh, thành phố giảm ít nhất 10% số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy so với năm 2012.

- Cơ bản không để trồng và tái trồng cây có chất ma túy; triệt xóa 100% số diện tích cây có chứa chất ma túy trồng trái phép được phát hiện.

2. Nhiệm vụ của Dự án

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và hiệu lực quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống ma túy.

- Tổ chức phân loại tình trạng tệ nạn ma túy tại xã, phường, thị trấn và tổ chức ký cam kết, thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tham gia công tác phòng chống ma túy ở xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức về phòng, chống tệ nạn ma túy trong cộng đồng dân cư.

- Đăng ký và quản lý người nghiện ma túy; tiến hành cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; lập hồ sơ đề nghị xét duyệt những người cần bắt buộc đi cai nghiện tập trung; quản lý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng; tiến hành các biện pháp phòng, chống tái nghiện.

- Tổ chức các hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về ma túy ở xã, phường, thị trấn.

- Vận động nhân dân không trồng cây có chứa chất ma túy; phát hiện và phá nhổ diện tích trồng cây có chứa chất ma túy.

3. Phạm vi và thời gian thực hiện

- Dự án được thực hiện tại 11.115 xã, phường, thị trấn của cả nước, trọng tâm là 7.299 xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy (trong đó có 1.870 xã, phường, thị trấn trọng điểm về tệ nạn ma túy).

- Thời gian thực hiện từ cuối năm 2012 đến hết năm 2015.

4. Cơ quan quản lý: Bộ Công an.

5. Cơ quan chủ trì thực hiện: Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm.

6. Cơ quan phối hợp thực hiện:

- Ở Trung ương: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

- Ở địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Kinh phí Dự án: 812.400.000.000đ (Tám trăm mười hai tỷ bốn trăm triệu đồng) từ nguồn kinh phí sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Giao Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Công an có trách nhiệm giúp Lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo phối hợp với các Bộ, ngành có tên ở khoản 6 Điều 1 của Quyết định này triển khai thực hiện Dự án đạt hiệu quả./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng, CTUBQG phòng, chống AIDS và PCTN ma túy, MD (để thay b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các cơ quan thành viên UBQG;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công an các tỉnh,TP trực thuộc TW;
- Các đ/c thành viên UBQG;
- Tổng cục VI; IV; V11, V22(BCA);
- Lưu: VT, C41(056).

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Trần Đại Quang

 

DỰ ÁN

“XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN KHÔNG CÓ TỆ NẠN MA TÚY”
(Kèm theo Quyết định số 4060/QĐ-BCA-C41 ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN

1. Tính cấp thiết của dự án

Tệ nạn ma túy là hiểm họa của toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy là một trong những giải pháp kiềm chế, đẩy lùi tệ nạn này.

Tổng kết công tác phòng, chống ma túy giai đoạn 1998 đến nay đã khẳng định: “Cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy chỉ đạt được kết quả khi có sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương, của cơ sở, của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức quần chúng cơ sở”; trong phòng, chống ma túy cần quán triệt phương châm “lấy phòng ngừa là chính, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức là cơ bản, lấy dân làm gốc, gia đình làm tế bào, xã, phường, thôn, làng, ấp, bản, cơ quan, xí nghiệp, đơn vị, trường học làm điểm tựa, lực lượng Công an làm nòng cốt”.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2007 - 2010, ngày 28/10/2009 Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 3422/QĐ-BCA về việc phê duyệt đề án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy”. Sau một năm triển khai thực hiện, các cấp, các ngành và đặc biệt là cấp xã đều thống nhất nhận thức và khẳng định việc thực hiện đề án này chính là tập trung tăng cường công tác phòng, chống ma túy ở xã, phường, thị trấn và là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Song, do được phê duyệt chậm nên không bố trí được kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia, do đó hầu hết các địa phương không có kinh phí để tổ chức thực hiện.

Trong những năm qua, tình hình tệ nạn ma túy vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm các cơ quan chức năng phát hiện bắt giữ bình quân khoảng trên 17 nghìn vụ với gần 20 nghìn đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ hàng trăm kg hêroin, hàng trăm ngàn viên ma túy tổng hợp; số vụ mua bán ma túy với số lượng lớn, đông người tham gia ngày càng tăng. Số người nghiện ma túy mặc dù được kiềm chế nhưng hàng năm vẫn tăng từ 10 - 15%. Những diễn biến trên đã tác động trực tiếp đến tình hình tệ nạn ma túy ở cơ sở. Số xã, phường, thị trấn không có ma túy có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu thống kê của các địa phương, tại thời điểm cuối năm 2010, trong tổng số 11.017 xã, phường, thị trấn của cả nước, có 6.229 xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy (chiếm 56,54%) và 4.788 xã, phường thị trấn không có tệ nạn ma túy (chiếm 43,46%). Đến tháng 2/2012, trong tổng số 11.115 xã, phường, thị trấn của cả nước, chỉ có 3.816 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy (chiếm 34,3%) còn lại 7.299 xã, phường, thị trấn đều có tệ nạn ma túy (chiếm 65,7%).

Tình hình trên do nhiều nguyên nhân, trước hết về mặt chỉ đạo vẫn còn một số địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là ở cấp cơ sở chưa thực sự quan tâm chỉ đạo một cách quyết liệt; việc triển khai các hoạt động phòng, chống ma túy ở một số ban ngành, đoàn thể và chính quyền cơ sở còn chậm, chưa kịp thời sơ kết, tổng kết từng mặt hoạt động để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo chung, do đó hiệu quả còn thấp. Bên cạnh đó trong Luật Phòng, chống ma túy và các chương trình, kế hoạch về phòng, chống ma túy, cấp xã, phường, thị trấn được giao rất nhiều nhiệm vụ nhưng các điều kiện về tổ chức, cán bộ, kinh phí, trang bị phương tiện phòng, chống ma túy lại không được đảm bảo, khiến cho công tác phòng, chống ma túy ở các xã, phường, thị trấn gặp rất nhiều khó khăn.

Căn cứ vào vai trò có tính quyết định của xã, phường, thị trấn trong công tác phòng, chống ma túy, kinh nghiệm thực tiễn từ công tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn trong những năm qua và trước diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy, việc xây dựng Dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” giai đoạn 2012 - 2015 là hết sức cần thiết. Dự án là sự kế thừa và chuyển tiếp Đề án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” của giai đoạn 2007 - 2010, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác phòng, chống ma túy tại cấp cơ sở. Dự án xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị ở cấp xã trong việc tổ chức thực hiện các mặt công tác phòng, chống ma túy; đồng thời bổ sung nguồn lực cho cấp cơ sở triển khai các nhiệm vụ này nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi sự lan rộng của tệ nạn ma túy đang diễn ra hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng Dự án

- Luật Phòng, chống ma túy ngày 9 tháng 12 năm 2000;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 10 tháng 12 năm 2003;

- Quyết định số 1001/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 6 năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 1203/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015.

- Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Mục tiêu chung

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã; phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở, động viên nhân dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống ma túy, giữ gìn trật tự xã hội.

- Tiến hành đồng bộ các giải pháp để kiềm chế và làm giảm sự gia tăng của tội phạm ma túy và người nghiện ma túy; giữ số xã, phường, thị trấn trong sạch không tệ nạn ma túy; phấn đấu làm chuyển hóa địa bàn ở những xã, phường, thị trấn phức tạp về ma túy; tăng thêm số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giữ vững không để phát sinh tệ nạn nghiện ma túy tại 3.816 xã, phường, thị trấn hiện không có tệ nạn ma túy.

- Phòng ngừa và đấu tranh quyết liệt nhằm làm giảm mức độ phức tạp về tệ nạn ma túy tại 7.299 xã, phường, thị trấn hiện đang có tệ nạn ma túy.

- Phấn đấu để các xã, phường, thị trấn ít phức tạp về tệ nạn ma túy trở thành địa bàn trong sạch không có tệ nạn ma túy. Đến hết năm 2015, mỗi tỉnh, thành phố giảm ít nhất 10% số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy so với năm 2012.

- Cơ bản không để trồng và tái trồng cây có chất ma túy; triệt xóa 100% số diện tích cây có chứa chất ma túy trồng trái phép được phát hiện.

(Các mục tiêu trên được cụ thể hóa cho các tỉnh, thành phố tại Phụ lục số I).

III. PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Phạm vi thực hiện Dự án

Dự án được thực hiện tại 11.115 xã, phường, thị trấn của cả nước; ưu tiên đầu tư nguồn lực vào 7.299 xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy (trong đó có 1.870 xã, phường, thị trấn trọng điểm về tệ nạn ma túy).

2. Thời gian thực hiện

Dự án thực hiện từ năm 2012 đến hết năm 2015.

IV. NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và hiệu lực quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn

- Đề nghị cấp ủy Đảng tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát công tác phòng, chống ma túy thông qua việc đề ra Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo các chi bộ cơ sở và đảng viên; định kỳ sơ kết, tổng kết để kịp thời đề ra chủ trương, đường lối phù hợp.

- Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma túy; tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các cụm dân cư, thôn bản, cơ quan, đơn vị. Nắm vững và quản lý chặt chẽ số người nghiện ma túy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn có khả năng bị lợi dụng thực hiện hoạt động bất hợp pháp về ma túy

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của lực lượng công an xã, phường, thị trấn trong tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức thực hiện công tác phòng, chống ma túy.

- Chỉ đạo và huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan đơn vị, trường học trên địa bàn và nhân dân vào công tác phòng, chống ma túy.

2. Tổ chức phân loại tình trạng tệ nạn ma túy tại xã, phường, thị trấn và tổ chức ký cam kết, thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy.

2.1. Tổ chức phân loại tình trạng tệ nạn ma túy tại xã, phường, thị trấn

a. Việc phân loại được dựa trên các tiêu chí xác định tình trạng tệ nạn ma túy ở các xã, phường, thị trấn được nêu trong Quyết định số 3122/2010/QĐ-BCA, ngày 09/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an về ban hành tiêu chí phân loại và mức hỗ trợ kinh phí cho xã, phường, thị trấn trọng điểm về tệ nạn ma túy. (Tiêu chí cụ thể được nêu tại phụ lục số II kèm theo Dự án).

b. Trình tự, thẩm quyền xác định tình trạng tệ nạn ma túy ở xã, phường, thị trấn:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tiến hành rà soát một cách đồng bộ và thống nhất về tình trạng tệ nạn ma túy tại các xã, phường, thị trấn của địa phương mình

- Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành thống kê, rà soát xác định tình trạng tệ nạn ma túy trên địa bàn các tổ, thôn, xóm, làng, bản,...của địa phương mình báo cáo lên Ban chỉ đạo cấp huyện.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tập hợp báo cáo tình trạng tệ nạn ma túy tại các xã, phường, thị trấn của địa phương mình báo cáo Trưởng ban chỉ đạo cấp tỉnh.

- Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp tỉnh thẩm tra xác nhận tình trạng tệ nạn ma túy tại các xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký xác nhận.

2.2. Tổ chức đăng ký cam kết và thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy

- Tổ chức cho tất cả các xã, phường, thị trấn, các thôn, xóm, làng, bản, khu dân cư đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy.

- Xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy cho phù hợp với từng địa bàn; cấp tỉnh, huyện chọn một số xã, phường, thị trấn đặc thù để chỉ đạo điểm.

3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tham gia công tác phòng, chống ma túy ở xã, phường, thị trấn

- Tổ chức tập huấn cho lực lượng: Công an xã, cán bộ y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, v.v... trực tiếp tham gia công tác phòng, chống ma túy ở xã, phường, thị trấn;

- Nội dung tập huấn: trang bị kiến thức về pháp luật, ma túy, kỹ năng phát hiện đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, thống kê người nghiện; kỹ năng vận động nhân dân tham gia phòng, chống ma túy và tuyên truyền giáo dục phòng, chống ma túy; kỹ năng quản lý, giáo dục, giúp đỡ người cai nghiện ma túy và quản lý sau cai.

4. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục

- Sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền thông ở cấp xã để tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phòng, chống ma túy giúp mọi người dân hiểu rõ tác hại ma túy, cách nhận biết người nghiện, cách phòng, chống ma túy và trách nhiệm của công dân trong phòng, chống ma túy.

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền của các tổ chức, đoàn thể xã hội, những người có uy tín trong dòng họ, chức sắc trong các tổ chức tôn giáo, các già làng, trưởng bản, người tiêu biểu trong xã, phường, thị trấn, hình thành mạng lưới tuyên truyền viên trong cộng đồng dân cư; tập trung tuyên truyền vào các đối tượng có nguy cơ cao.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chủ đề phòng, chống ma túy cho cán bộ làm công tác tuyên truyền; đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền trực tiếp trong các cơ quan, đơn vị, trường học và trong nhân dân; mở các đợt cao điểm phát hiện tố giác tội phạm ma túy.

- Tuyên truyền bằng truyền thông trực quan như: dựng bảng tin, panô... tuyên truyền phòng, chống ma túy tại các địa điểm đông người qua lại và ở trung tâm các xã, phường, thị trấn.

5. Đăng ký và quản lý người nghiện ma túy; tiến hành cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; lập hồ sơ đề nghị xét duyệt những người cần bắt buộc đi cai nghiện tập trung; quản lý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng; tiến hành các biện pháp phòng, chống tái nghiện

- Tổ chức cho người nghiện đăng ký tình trạng nghiện ma túy và hình thức cai nghiện.

- Rà soát, thống kê, lập danh sách những người nghiện ma túy ở xã, phường, thị trấn; phân loại đối tượng nghiện để áp dụng biện pháp cai nghiện phù hợp.

- Lập hồ sơ đề nghị xét duyệt người đi cai nghiện tập trung.

- Tổ chức các hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng phù hợp với thực tiễn của địa phương mình.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp người cai nghiện ma túy phục hồi sức khỏe, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.

- Tạo điều kiện cho người đã cai nghiện được học nghề, tìm việc làm, vay vốn, sản xuất, kinh doanh và tiếp cận với các dịch vụ y tế, xã hội, phòng, chống tái nghiện ma túy; huy động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng; xây dựng các mô hình quản lý sau cai.

6. Tổ chức các hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về ma túy ở xã, phường, thị trấn

- Phối hợp với các cơ quan chức năng phòng ngừa, phát hiện và triệt xóa kịp thời các tụ điểm, điểm mua bán lẻ ma túy tại xã, phường, thị trấn. Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đặc biệt là tội phạm ma túy.

- Tổ chức tuần tra tại các tụ điểm phức tạp về ma túy để ngăn ngừa việc tụ tập mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy.

- Quản lý, giáo dục số người nghiện ma túy tại xã, phường, thị trấn; những người nghiện đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc xử phạt hành chính từ các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc trở về địa phương.

- Củng cố, duy trì nâng cao hiệu quả thu thập thông tin liên quan tệ nạn ma túy qua các “đường dây nóng”, “hòm thư tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy” để động viên, tạo điều kiện nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm ma túy và người nghiện ma túy tại cộng đồng dân cư.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức nhân dân tự quản như: “Tổ đoàn kết”, “Khu phố tự quản”, “Tổ An ninh nhân dân” v.v... Iàm nòng cốt trong việc phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn ma túy ở khu dân cư.

- Các xã vùng biên giới đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với các xã vùng biên, giáp ranh của nước bạn trong phòng chống ma túy.

- Kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu, tuần tra biên giới kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh bắt giữ các đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới.

- Phối hợp với công an các nước láng giềng trong công tác nắm tình hình, điều tra, xác minh, xác lập chuyên án đấu tranh với các đường dây tổ chức tội phạm ma túy qua biên giới.

7. Vận động nhân dân không trồng cây có chứa chất ma túy; tổ chức kiểm tra, phát hiện và phá nhổ diện tích trồng cây có chứa chất ma túy

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân không trồng cây có chứa chất ma túy.

- Tổ chức cho nhân dân vùng có nguy cơ trồng cây thuốc phiện và cây cần sa ký cam kết không trồng cây có chứa chất ma túy; phát hiện, tố giác việc trồng cây có chứa chất ma túy.

- Vận động nhân dân thay thế cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa cho đồng bào vùng trồng cây có chứa chất ma túy.

- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xóa bỏ kịp thời cây có chứa chất ma túy.

(Nội dung công việc cần thực hiện ở xã, phường, thị trấn được nêu tại Phụ lục số III)

V. CƠ QUAN QUẢN LÝ, CHỦ TRÌ VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Cơ quan quản lý: Bộ Công an.

2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm.

3. Cơ quan phối hợp thực hiện:

- Ở Trung ương: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Lao Động Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

- Ở địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

VI. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

A. Bộ, ngành Trung ương

1. Bộ Công an

Chủ trì phối hợp với các cơ quan phối hợp tham gia Dự án, có trách nhiệm:

- Xây dựng Kế hoạch, chương trình thực hiện theo từng thời gian; hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án tại địa phương mình.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Dự án cho cán bộ thường trực phòng, chống ma túy các tỉnh, thành phố; biên tập và cấp phát tài liệu hướng dẫn công tác phòng, chống ma túy ở xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình tệ nạn ma túy ở xã, phường, thị trấn.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan kiểm tra, đánh giá, định kỳ sơ kết, rút kinh nghiệm trong việc triển khai Dự án.

- Hỗ trợ và tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình điểm ở một số xã, phường, thị trấn và tập trung giải quyết điểm nóng, tụ điểm phức tạp Hòa Bình, Điện Biên, Bắc Giang, Sơn La...

- Hướng dẫn, đôn đốc và tổng hợp, đề xuất khen thưởng các đơn vị có thành tích xuất sắc trong thực hiện Dự án; tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Dự án.

2. Bộ Quốc phòng

- Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng tham gia công tác xây dựng xã, phường, thị trấn không ma túy trên địa bàn biên giới; chỉ đạo triệt phá các tụ điểm ma túy trên địa bàn quản lý; xây dựng một số mô hình điểm Biên phòng tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn không ma túy.

- Phối hợp với các Bộ, ngành và chính quyền địa phương thực hiện tốt chương trình quân dân y kết hợp cai nghiện tại cộng đồng cho các đối tượng nghiện ma túy tại các xã biên giới.

3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Chỉ đạo ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tập trung hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại gia đình và cộng đồng ở xã, phường, thị trấn, công tác lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh; chỉ đạo lực lượng tình nguyện xã hội tham gia tích cực vào việc quản lý, giáo dục người nghiện về sau khi cai nghiện tại xã, phường, thị trấn.

4. Bộ Y tế

Chỉ đạo các sở Y tế, các cơ sở y tế, đặc biệt là y tế xã, phường, thị trấn tổ chức tốt việc phối hợp với các ngành và địa phương trong việc xét nghiệm xác định người nghiện ma túy, thực hiện phác đồ cai nghiện ma túy và thuốc hỗ trợ cắt cơn, phục hồi sức khỏe cho người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

5. Đề nghị Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức đoàn thể nhân dân

- Chỉ đạo theo ngành dọc hướng dẫn hội viên, đoàn viên tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy; quản lý, giáo dục, cảm hóa người nghiện và người đã cai nghiện ở xã, phường, thị trấn; phát hiện, tố giác tội phạm.

- Chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm phòng, chống ma túy có hiệu quả; lồng ghép công tác phòng, chống ma túy với các phong trào khác đang triển khai tại xã, phường, thị trấn.

- Tham gia việc kiểm tra, giám sát thực hiện Dự án.

B. Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” tại địa phương; cụ thể hóa mục tiêu của Dự án phù hợp với tình hình địa phương; bổ sung thêm kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện dự án; chịu trách nhiệm bố trí kinh phí cho các xã, phường, thị trấn (đặc biệt là các xã, phường trọng điểm) để thực hiện Dự án.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Dự án đến cấp xã; thống kê phân loại và xác nhận tình trạng tệ nạn ma túy tại các xã, phường, thị trấn trên cơ sở các tiêu chí đã nêu trong dự án.

- Chỉ đạo lực lượng Công an tiến hành kiểm tra, triệt phá các tụ điểm phức tạp về ma túy tại các xã, phường, thị trấn.

- Chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm về xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy ở địa phương.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Dự án của địa phương gửi Bộ Công an.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Phân bổ kinh phí của dự án từ nguồn ngân sách trung ương theo đúng mục đích, nội dung của dự án; huy động thêm nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện dự án; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, quản lý và sử dụng kinh phí của dự án.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn lập kế hoạch thực hiện các nội dung phòng, chống ma túy thuộc chức năng, nhiệm vụ của xã, phường, thị trấn; tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

- Xây dựng nội dung, chương trình, hướng dẫn xã, phường, thị trấn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phòng, chống ma túy cho cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn; tổ chức tập huấn cho tuyên truyền viên ở xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức phân loại tình trạng tệ nạn ma túy tại xã, phường, thị trấn theo tiêu chí của dự án và chỉ đạo việc tổ chức ký cam kết xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Tổ chức thực hiện các nội dung của Dự án được quy định tại mục IV (Nội dung và các biện pháp thực hiện) ngoài các nội dung do cấp tỉnh và huyện thực hiện.

VII. KINH PHÍ DỰ ÁN

1. Nhu cầu kinh phí thực hiện Dự án

- Tổng kinh phí cho 4 năm (2012-2015) thực hiện Dự án là 812.400.000.000đ (tám trăm mười hai tỷ bốn trăm triệu đồng). Bình quân mỗi năm là 203.100.000.000 đồng (hai trăm linh ba tỷ một trăm triệu đồng), cụ thể như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

+ Hoạt động của một số bộ, ngành và Ban quản lý dự án Trung ương: chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng kết; tập huấn cho tham mưu thường trực của các tỉnh, thành phố; xây dựng mô hình điểm; chuyển hóa các địa bàn đặc biệt phức tạp về ma túy...

4.190.000.000

+ Ban chỉ đạo của cấp tỉnh, huyện để thực hiện nội dung, nhiệm vụ được giao trong Dự án: 63 tỉnh, TP x 200 triệu

12.600.000.000

+ 190 xã trọng điểm loại I x 60.000.000đ

11.400.000.000

+ 350 xã trọng điểm loại II x 40.000.000đ

14.000.000.000

+ 1.330 xã trọng điểm loại III x 25.000.000đ

33.250.000.000

+ 5.429 xã ít phức tạp x 20.000.000đ

108.580.000.000

+ 3.816 xã không tệ nạn ma túy x 5.000.000đ

19.080.000.000

Cộng

203.100.000.000

- Năm 2012, kinh phí Trung ương bố trí cho Dự án là 168.070.000.000 đồng (một trăm sáu tám tỷ không trăm bảy mươi triệu đồng).

- Năm 2013, kinh phí Trung ương bố trí cho Dự án là 220.767.000.000 đồng (Hai trăm hai mươi tỷ bảy trăm sáu bảy triệu đồng).

- Tổng kinh phí thực hiện Dự án là 812.400.000.000 đồng (tám trăm mười hai tỷ bốn trăm triệu đồng), kinh phí đã bố trí năm 2012-2013 là 388.837.000.000 đồng (Ba trăm tám mươi tám tỷ tám trăm ba mươi bảy triệu đồng). Trong hai năm 2014 và 2015, dự kiến kinh phí thực hiện Dự án cho mỗi năm là 211.781.000.000 đồng (Hai trăm mười một tỷ bảy trăm tám mươi mốt triệu đồng). Phần chênh thêm của mỗi năm 8.681.000.000 đồng (Tám tỷ sáu trăm tám mươi mốt triệu đồng) được ưu tiên bố trí cho việc giải quyết các địa bàn đặc biệt phức tạp về ma túy. Dự kiến kinh phí bố trí cho từng địa phương năm 2014 - 2015 được nêu tại phụ lục số I.

2. Nguồn kinh phí

- Kinh phí thực hiện Dự án từ nguồn kinh phí ngân sách trung ương cấp cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015 và nguồn ngân sách của các địa phương hoặc các nguồn khác.

- Nội dung và mức chi theo Thông tư Liên tịch Hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy do Bộ Tài chính và Bộ Công an ban hành.

3. Cơ chế quản lý và cấp kinh phí Dự án

Việc cấp phát, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí Dự án thực hiện theo các quy định tài chính, kế toán hiện hành.

Cách bố trí kinh phí: Ngoài một số ít kinh phí (khoảng 2%) đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan trung ương, còn lại toàn bộ kinh phí (98%) Bộ Tài chính trực tiếp cấp cho các tỉnh, thành phố để thực hiện Dự án. Sau khi có thông báo của Bộ Tài chính, căn cứ kinh phí được giao, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phân bổ kinh phí cho các xã, phường, thị trấn.

Việc phân bổ kinh phí Dự án cho các địa phương được căn cứ vào số lượng xã, phường, thị trấn theo từng loại nhân với mức kinh phí tương ứng.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Thành lập Ban quản lý Dự án của Trung ương do đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách công tác phòng, chống ma túy là Trưởng ban, một đồng chí Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm là Phó ban, Thành viên khác là đại diện các đơn vị: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy.

2. Ban quản lý Dự án xây dựng quy chế hoạt động và hướng dẫn các bộ ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung của Dự án. Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo mọi hoạt động của Ban Quản lý dự án.

3. Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí của Dự án, hướng dẫn các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện; phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Dự án, đảm bảo việc sử dụng kinh phí tiết kiệm, đúng mục đích, chặt chẽ về tài chính và có hiệu quả cao.

4. Đề nghị các bộ, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Y tế, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tổ chức chỉ đạo thực hiện Dự án.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc theo các nội dung, nhiệm vụ và các mục tiêu của Dự án.

6. Chế độ báo cáo: Các bộ, ngành tham gia thực hiện Dự án và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện chế độ báo cáo cho Ban Quản lý Dự án như sau:

- Báo cáo hàng năm: Chậm nhất vào 20/11 của năm;

- Báo cáo tổng kết Dự án: Chậm nhất ngày 31/01/2016;

- Các báo cáo khác theo yêu cầu cụ thể của Ban Quản lý dự án;

- Ban quản lý dự án có báo cáo tổng kết trong Quý I/2016

7. Giao Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Dự án này, giúp Lãnh đạo Bộ Công an tổng hợp tình hình báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia và Thủ tướng Chính phủ./.


PHỤ LỤC I

MỤC TIÊU XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN KHÔNG CÓ TỆ NẠN MA TÚY ĐẾN NĂM 2015 VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2014, 2015
(kèm theo Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015)

STT

Tỉnh, Thành phố

Tình trạng ma túy tại xã, phường, thị trấn năm 2012

Mục tiêu năm 2015

Dự kiến kinh phí phân bổ

 

Trọng điểm loại I

Trọng điểm loại II

Trọng điểm loại III

Tệ nạn ma túy ít phức tạp

Không tệ nạn ma túy

Giảm mức độ Trọng điểm (I-II-II)

Tăng số xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy

Năm 2014

Năm 2015

 

Số tăng

Tổng số

 

1

An Giang

10

6

17

54

69

4

9

78

2.890

2.890

 

2

Bà rịa - Vũng tàu

0

2

18

50

13

2

7

20

1.795

1.795

 

3

Bắc Kạn

0

1

22

64

35

3

9

44

2.245

2.245

 

4

Bắc Giang

0

0

12

163

55

2

28

73

4.035

4.035

 

5

Bạc Liêu

0

1

7

26

30

1

3

33

1055

1055

 

6

Bắc Ninh

0

0

17

84

25

2

10

35

2.430

2.430

 

7

Bến Tre

0

0

0

71

93

0

7

100

2.085

2.085

 

8

Bình Dương

2

8

21

43

17

3

7

24

2.110

2.110

 

9

Bình Định

0

0

0

36

123

0

4

127

1.535

1.535

 

10

Bình Phước

1

6

14

73

17

2

9

26

2.395

2.395

 

11

Bình Thuận

0

12

38

45

32

5

9

41

2.690

2.690

 

12

Cà Mau

0

0

0

62

39

0

9

48

1.635

1.635

 

13

Cao Bằng

0

0

0

64

135

0

7

142

2.155

2.155

 

14

Cần Thơ

0

5

21

42

17

3

7

24

1.850

1.850

15

Đà Nẵng

0

5

23

24

4

3

6

9

1.475

1.475

16

Đắc Lắc

0

0

16

94

74

2

11

85

2.850

2.850

17

Đắc Nông

1

0

3

45

22

1

5

27

1.345

1.345

18

Điện Biên

15

20

36

34

7

7

10

17

3.515

3.515

19

Đồng Nai

0

0

10

131

30

1

14

44

3.220

3.220

20

Đồng Tháp

0

0

2

60

82

1

7

89

1.860

1.860

21

Gia Lai

0

0

10

59

153

1

7

160

2.395

2.395

22

Hà Giang

0

0

1

55

139

0

6

145

2.020

2.020

23

Hà Nam

1

0

15

91

9

2

11

20

2.500

2.500

24

Tp. Hà Nội

46

79

166

265

21

3

29

50

15.675

15.675

25

Hà Tĩnh

0

0

9

126

127

1

13

140

3.580

3.580

26

Hải Dương

2

4

20

175

64

3

20

84

4.800

4.800

27

Hải Phòng

6

13

54

127

23

7

19

42

5.085

5.085

28

Hậu Giang

0

0

1

50

23

0

5

28

1.340

1.340

29

Hòa Bình

0

2

9

90

109

1

10

119

2.850

2.850

30

Hưng Yên

0

0

5

142

14

0

14

28

3.235

3.235

31

Tp. Hồ Chí Minh

2

15

95

206

4

10

30

34

7.435

7.435

32

Khánh Hòa

0

0

14

58

68

1

7

75

2.050

2.050

33

Kiên Giang

0

0

20

53

72

2

7

79

2.120

2.120

34

Kom Tum

1

1

0

21

74

0

2

76

1090

1090

35

Lai Châu

5

14

27

35

17

5

9

26

2.520

2.520

36

Lạng Sơn

0

11

22

87

106

4

12

128

3.460

3.460

37

Lào Cai

5

13

34

74

38

5

12

50

3.540

3.540

38

Lâm Đồng

0

1

9

83

55

1

9

64

2.400

2.400

39

Long An

0

0

0

106

84

0

10

94

2.740

2.740

40

Nam Định

0

1

25

172

31

3

20

51

4.460

4.460

41

Nghệ An

16

29

76

217

141

12

33

174

9.265

9.265

42

Ninh Bình

0

1

21

105

19

2

12

31

2.960

2.960

43

Ninh Thuận

0

0

0

33

32

0

3

35

1.020

1.020

44

Phú Thọ

2

3

43

159

70

5

20

90

5.045

5.045

45

Phú Yên

0

0

0

17

95

0

2

97

1015

1015

46

Quảng Bình

1

7

8

85

58

2

10

68

2.730

2.730

47

Quảng Nam

3

5

11

87

138

2

10

148

3.285

3.285

48

Quảng Ngãi

0

0

0

39

145

0

4

149

1.705

1.705

49

Quảng Ninh

0

0

31

67

88

3

9

97

2.755

2.755

50

Quảng Trị

2

5

4

33

97

1

4

101

1.765

1.765

51

Sóc Trăng

1

0

7

50

51

1

5

56

1.690

1.690

52

Sơn La

30

22

39

15

98

9

10

108

4.645

4.645

53

Tây Ninh

0

0

4

69

22

1

7

29

1.790

1.790

54

Thái Bình

4

10

56

193

23

7

26

49

6.215

6.215

55

Thái Nguyên

16

15

47

76

27

8

15

42

4.590

4.590

56

Thanh Hóa

11

11

94

332

189

12

30

219

11.235

11.235

57

Thừa Thiên Huế

0

0

3

39

110

0

4

114

1.605

1.605

58

Tiền Giang

0

6

9

101

53

2

12

65

2.950

2.950

59

Trà Vinh

0

0

0

23

81

0

2

83

1.065

1.065

60

Tuyên Quang

0

4

12

92

33

2

11

44

2.665

2.665

 

61

Vĩnh Long

0

1

3

62

41

0

6

47

1.760

1.760

 

62

Vĩnh Phúc

0

3

25

93

16

3

12

38

2.885

2.885

 

63

Yên Bái

7

8

24

102

39

4

14

53

3.775

3.775

 

64

Tổng số

190

350

1330

5429

3816

167

691

4516

198.910

198.910

 

*) Năm 2012 có tổng số:

- Xã, phường, thị trấn trọng điểm loại I là 190

- Xã, phường, thị trấn trọng điểm loại II là 350

- Xã, phường, thị trấn trọng điểm loại III là 1330

- Xã, phường, thị trấn ít tệ nạn ma túy là 5429

- Xã, phường không có tệ nạn ma túy là 3816

- Trong 2 năm 2014, 2015 dự kiến kinh phí thực hiện Dự án cho mỗi năm là 211 tỷ 781 triệu đồng.

- Phần chênh thêm 8 tỷ 681 triệu đồng được ưu tiên bố trí thêm cho việc giải quyết các địa bàn đặc biệt phức tạp về ma túy.

*) Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015

- Có 167 xã, phường, thị trấn trọng điểm loại I, II, III được chuyển hóa giảm về tính phức tạp.

- Tăng thêm 691 xã phường, thị trấn không ma túy phấn đấu đạt 4516/11.115 xã phường, thị trấn không tệ nạn ma túy


PHỤ LỤC II

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN KHÔNG CÓ TỆ NẠN MA TÚY
(kèm theo Dự án 4-Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015)
(căn cứ quyết định số 3122/QĐ-BCA ngày 9/8/2010)

- Xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma túy loại I nếu có một trong các tiêu chí:

+ Có từ 100 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trở lên;

+ Có từ 5 tụ điểm tệ nạn ma túy trở lên;

+ Có diện tích trồng cây có chứa chất ma túy từ 2.000 m2 trở lên;

+ Tỷ lệ đối tượng phạm tội về ma túy so với dân số tại xã, phường, thị trấn từ 0,5% trở lên.

+ Có ít nhất 1 trong các tiêu chí tại loại II và nằm trên tuyến trọng điểm về buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

- Xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma túy loại II nếu có một trong các tiêu chí:

+ Có từ 60 người nghiện đến dưới 100 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý;

+ Có từ 3 đến 4 tụ điểm tệ nạn ma túy;

+ Có diện tích trồng cây có chứa chất ma túy từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2;

+ Tỷ lệ đối tượng phạm tội về ma túy trên số dân tại xã, phường, thị trấn từ 0,3% đến dưới 0,5%.

+ Có ít nhất 1 trong các tiêu chí tại loại III và nằm trên tuyến trọng điểm về buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy.

- Xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma túy loại III nếu có một trong các tiêu chí:

+ Có từ 20 người đến dưới 60 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý;

+ Có từ 1 đến 2 tụ điểm tệ nạn ma túy;

+ Có diện tích trồng cây có chứa chất ma túy dưới 1.000 m2;

+ Tỷ lệ đối tượng phạm tội về ma túy so với dân số tại xã, phường, thị trấn từ 0,1% đến dưới 0,3%.

- Xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy ít phức tạp là những xã phường thị trấn có dưới 20 người nghiện ma túy, không có hoặc có nhưng ở mức thấp hơn so với các tiêu chí của xã, phường, thị trấn trọng điểm loại III.

- Xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy là các xã, phường, thị trấn không có người nghiện ma túy, không tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.

 

PHỤ LỤC III

CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI Ở XÃ, PHƯỜNG TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN
(kèm theo Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015)

Nhóm việc

Nội dung công việc

Nâng cao năng lực chuyên môn cho người tham gia công tác phòng chống ma túy ở xã, phường, thị trấn

Tập huấn cho các tổ chức, xã hội chính trị ở cơ sở (Hội cựu chiến binh; Mặt trận tổ quốc; Hội phụ nữ; Đoàn Thanh niên; Công an xã; Trưởng, phó thôn; Cán bộ xã,...)

Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy

- In và phát tài liệu tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy để tuyên truyền tại các xã, phường, thị trấn (Từng hộ; trường học; tại các đơn vị có trụ sở trên địa bàn; điểm văn hóa xã, phường...)

- Hoạt động tuyên truyền qua hệ thống phát thanh cơ sở

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về công tác phòng, chống ma túy; tổ chức các buổi giao lưu nói chuyện trong các cơ quan đơn vị, trường học, xóm, bản, làng

- Tổ chức ký cam kết không trồng cây có chứa chất ma túy...

- Làm bảng tin, Panô, kẻ vẽ khẩu hiệu với nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy

Cai nghiện và quản lý sau cai tại gia đình và cộng đồng; tiến hành các biện pháp phòng, chống tái nghiện

- Lập, thẩm tra, xét duyệt hồ sơ cai nghiện

- Hỗ trợ cán bộ tham gia công tác cai nghiện tại cộng đồng

- Hỗ trợ cán bộ tư vấn người nghiện tại gia đình và cộng đồng;

- Chi hỗ trợ cho cán bộ theo dõi, quản lý đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng

Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về ma túy ở xã, phường, thị trấn; triệt xóa cây trồng có chứa chất ma túy

- Trang bị công cụ hỗ trợ phục vụ công tác tuần tra, canh gác.

- Tổ chức triệt xóa tụ điểm, tổ chức sử dụng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy.

- Hỗ trợ công tác giám định các chất ma túy

- Hỗ trợ người tham gia tuần tra, canh gác, cộng tác viên, người cung cấp tin.

- Lập và duy trì “Đường dây nóng”, “Hòm thư tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy”

- Tổ chức kiểm tra, phát hiện và triệt phá diện tích trồng cây có chứa chất ma túy

*) Ghi chú: Trên đây là nội dung công việc được thực hiện trong khuôn khổ Dự án. Tùy tình hình cụ thể và mức kinh phí, các xã, phường, thị trấn lựa chọn các hoạt động phù hợp và hiệu quả để triển khai thực hiện. Định mức chi cho từng loại công việc được áp dụng theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4060/QĐ-BCA-C41 năm 2013 phê duyệt Dự án Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

  • Số hiệu: 4060/QĐ-BCA-C41
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/07/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Công An
  • Người ký: Trần Đại Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/07/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản