Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 404-QĐ-BNV | Hà Nội , ngày 15 tháng 7 năm 1995 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN TRANG BỊ CÁC LOẠI VŨ KHÍ THÔ SƠ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Điều 1. Các loại vũ khí thô sơ, phương tiện, công cụ hỗ trợ quy định tại Chỉ thị 504-TTg ngày 16-9-1994 và Nghị định 19-CP ngày 16-12-1992 của Chính phủ là những phương tiện công cụ có tính năng đặc biệt khi sử dụng dễ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của con người; đến trật tự an toàn xã hội cụ thể là:
1. Vũ khí thô sơ (viết tắt là VKTS) gồm: súng hơi, cung, nỏ, dao găm, lưỡi lê, mác, giáo đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc vật rắn; côn các loại v.v...
2. Công cụ hỗ trợ nói trong Quyết định này (viết tắt là CCHT) gồm: các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện các loại; lựu đạn cay, súng hoặc bình xịt hơi cay, ngạt, độc, gây mê, súng bắn đạn nhựa, cao su; súng và đạn bắn đinh, súng bắn Laze, súng bắn từ trường, v.v...
Điều 2. Các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 1 phải được quản lý chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền. Mọi tổ chức và cá nhân không có giấy phép của Bộ Nội vụ hoặc của Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều không được sản xuất, sửa chữa, mua bán, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ để hoạt động phạm pháp.
Điều 3. Những cơ quan, tổ chức được phép trang bị, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
1. Có quyết định thành lập và hoạt động hợp pháp.
2. Có yêu cầu cần thiết trong công tác, chiến đấu, bảo vệ, tự vệ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, tính mạng và tài sản của công dân, bảo đảm an ninh quốc phòng và huấn luyện thi đấu thể thao.
3. Phải cử người có trách nhiệm và khả năng để bảo quản, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị. Người được giao bảo quản, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được lựa chọn có phẩm chất đạo đức tốt, đáng tin cậy, được huấn luyện và sử dụng thành thạo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được giao.
1. Đối tượng được trang bị sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ.
- Quân đội nhân dân.
- Công an nhân dân.
- Các đội kiểm tra chống buôn lậu của Hải quan, các trạm Hải quan cửa khẩu.
- Các đội kiểm tra của quản lý thị trường - Bộ Thương mại.
- Các đội tuần tra, kiểm soát của Kiểm lâm nhân dân.
- Lực lượng công an xã; dân quân tự vệ.
- Các ban, đội bảo vệ chuyên trách được thành lập theo Nghị định số 223/HĐBT ngày 19-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Ban bảo vệ dân phố, đội dân phòng hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh - trật tự phường, xã theo quy định của Bộ Nội vụ.
2. Việc trang bị, bảo quản và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ trong lực lượng quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, Công an nhân dân, Công an xã có quy định riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ.
Điều 5. Nguyên tắc, thủ tục trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ.
1. Mọi cơ quan tổ chức được trang bị, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải kê khai công cụ thể với cơ quan Công an. Đối với các loại súng hơi, roi điện, gậy điện, găng tay điện; súng bắn hoặc bình xịt hơi cay, ngạt, độc, gây mê; súng bắn đạn nhựa, cao su, laze từ trường, bắn đinh phải có giấy phép sử dụng của cơ quan Công an.
2. Việc sử dụng phải an toàn, đúng chế độ quy định, đúng mục đích và có sổ sách theo dõi, chỉ giao vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ cho người đang làm công vụ sau mỗi lần làm việc xong phải thu lại quản lý tại cơ quan, đơn vị.
3. Người được trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, chỉ được sử dụng để tự vệ, bảo vệ hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến an ninh - trật tự, an toàn xã hội. Không mang về nhà riêng hoặc đem theo người những khi không làm nhiệm vụ.
4. Những người được trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ khi chuyển công tác khác, nghỉ hưu, thôi việc hoặc không đảm bảo điều kiện (như đã quy định tại điểm 3 điều 3 Quyết định này) thì phải giao trả lại cơ quan, đơn vị chủ quản.
5. Cơ quan, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại
Sau khi nhận được công văn đủ thủ tục trong vòng 10 ngày, cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép và giới thiệu đến nơi mua hoặc nhượng bán, cung cấp. Mẫu các loại giấy tờ đề nghị đăng ký và giấy phép sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ do Bộ Nội vụ quy định.
Điều 6. Tổng cục Cảnh sát nhân dân (C 13) Bộ Nội vụ có trách nhiệm xét duyệt cho phép mua, sử dụng và làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ (đối với loại quy định tại điểm 1 Điều 5 Quyết định này) cho cơ quan, tổ chức ở các cơ quan thuộc Trung ương.
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PC13) xét duyệt trang bị và làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức thuộc địa phương và một số cơ quan, tổ chức của Trung ương đóng tại địa bàn theo phân cấp của Tổng cục Cảnh sát nhân dân.
2. Các cơ sở kinh doanh, sản xuất, sửa chữa, xuất nhập khẩu vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền mới được hoạt động và chỉ được nhượng, bán, cung cấp vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức mỗi khi có giấy giới thiệu của cơ quan Công an cấp tỉnh, thành phố (PC13) và Tổng cục Cảnh sát nhân dân (C13) Bộ Nội vụ.
1. Việc kiểm tra, sử dụng, vận chuyển vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ quy định như sau:
- Cán bộ, chiến sĩ Công an đang làm nhiệm vụ hướng dẫn giao thông, bảo vệ mục tiêu tuần tra, canh gác, quản lý, kiểm soát tại khu vực phụ trách.
- Cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ theo dõi công tác quản lý vũ khí - vật liệu nổ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ở các cấp Công an, ở địa phương địa bàn mình phụ trách.
- Trưởng phó Công an phường, xã trở lên được kiểm tra khi đang thi hành nhiệm vụ trong phạm vi địa bàn mình phụ trách.
2. Việc kiểm tra, bảo quản, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ tại cơ quan, tổ chức do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thực hiện và cán bộ, chiến sĩ của cơ quan Công an có chức năng quản lý trực tiếp thực hiện.
Điều 9. Ngoài các đối tượng được quy định tại Điều 4 trên đây các cơ quan, tập thể hoặc cá nhân hiện còn cất giữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ quy định tại
Điều 10. Kể từ ngày 1-10-1995 cơ quan, đơn vị tổ chức và cá nhân sản xuất, sửa chữa, kinh doanh xuất nhập khẩu, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ đều phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân vi phạm các quy định trong Quyết định này, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
Điều 11. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện Quyết định này trong phạm vi địa phương, Bộ, ngành mình.
Điều 12. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Tổng cục trưởng các Tổng cục, Tư lệnh, các Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục trực thuộc Bộ Nội vụ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành.
Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
| Bùi Thiện Ngộ (Đã Ký) |
Quyết định 404-QĐ-BNV năm 1995 quy định đối tượng, tiêu chuẩn trang bị các loại vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ do Bộ nội vụ ban hành
- Số hiệu: 404-QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/07/1995
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Bùi Thiện Ngộ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/07/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra