Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4033/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 23 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG TÂY TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003,

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định quy hoạch xây dựng số 197/BCTĐ-SXD ngày 11/12/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây tỉnh Quảng Nam, với những nội dung chính sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch

Toàn bộ khu vực phía Tây tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, diện tích khoảng 9.342km2; được xác định cụ thể như sau:

- Phía Đông: Giáp đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi;

- Phía Tây: Giáp nước Lào và tỉnh Kon Tum;

- Phía Nam: Giáp tỉnh Quảng Ngãi;

- Phía Bắc: Giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Cụ thể hóa quy hoạch vùng của Trung ương; các Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

- Xác định hệ thống đô thị, hệ thống điểm dân cư nông thôn; vùng phát triển kinh tế; các khu vực đặc thù làm cơ sở quản lý, đầu tư phát triển theo quy hoạch, kế hoạch;

- Xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo chức năng phục vụ theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cho cả vùng và kết nối với các vùng Đông, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quốc tế;

- Định hướng, lập kế hoạch nâng cấp đô thị, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có tính chất vùng, liên vùng;

- Làm công cụ quản lý quy hoạch xây dựng; quản lý các vùng ưu tiên phát triển, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên toàn vùng.

3. Các dự báo phát triển vùng

Stt

Chỉ tiêu

ĐVT

Hiện trạng

Năm 2020

Năm 2030

I

Dân số

 

 

 

 

1

Dân số toàn vùng

người

661.400

691.800

734.400

 

Trong đó:

 

 

 

 

1.1

Dân số thành thị

người

62.523

166.300

252.000

1.2

Dân số nông thôn

người

598.877

525.500

482.400

2

Tỷ lệ đô thị hóa

%

9,45%

24,04%

34,31%

II

Đất đai

 

 

 

 

1

Đất đô thị

km2

332,74

450,30

504,39

2

Đất các Khu dân cư nông thôn

km2

101,81

105,10

106,13

3

Đất các Khu, cụm công nghiệp

km2

4,51

21,45

54,19

4. Mô hình phát triển vùng

Mô hình phát triển vùng Tây Quảng Nam được tổ chức theo dạng hành lang phát triển, gồm 03 hành lang kết nối với 03 vùng động lực phía Đông của tỉnh Quảng Nam: Hành lang vùng Bắc Quảng Nam, hành lang vùng Trung Quảng Nam và hành lang vùng Nam Quảng Nam.

5. Định hướng phát triển không gian

a) Cơ sở định hướng phát triển không gian vùng

- Các khu vực kinh tế động lực: Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang, Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, vùng Đông Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng;

- Hạ tầng giao thông vùng, liên vùng: Trục quốc lộ Hồ Chí Minh, trục Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14E và trục Nam Quảng Nam;

- Hệ thống không gian cảnh quan vùng: Gồm hệ thống sông Thu Bồn, Sông Vu Gia và các khu bảo tồn phía Tây của tỉnh (Ngọc Linh, Sông Thanh, Bạch Mã, Bà Nà - Núi Chúa, Sao La, Nông Sơn).

b) Định hướng tổ chức phát triển không gian vùng

Phân vùng chức năng theo 03 hành lang phát triển:

* Hành lang phát triển vùng Bắc Quảng Nam:

- Bao gồm các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang và Đại Lộc. Hành lang phát triển vùng Bắc Quảng Nam gắn với mối quan hệ phát triển kinh tế giữa Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang với thành phố Đà Nẵng và Cụm Động lực số 1 của vùng Đông Quảng Nam (Điện Bàn, Hội An) thông qua tuyến Quốc lộ 14B, 14D và tỉnh lộ ĐT609.

- Hành lang phát triển vùng Bắc Quảng Nam được xác định hai cụm phát triển chính, gồm:

+ Cụm số 1: Khu vực huyện Đại Lộc gắn với Cụm động lực số 1 theo quy hoạch Vùng Đông tỉnh Quảng Nam. Trong đó, phát triển dọc tuyến Quốc lộ 14B theo tính chất là vùng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đô thị; kết hợp phát triển đô thị Ái Nghĩa với tính chất là trung tâm hành chính, kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện Đại Lộc;

+ Cụm số 2: Gồm các huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang. Trong đó:

● Đô thị Thạnh Mỹ: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Nam Giang. Kết hợp với khu cửa khẩu Nam Giang, đô thị Chà Val có chức năng tổng hợp làm cơ sở phát triển thành đô thị hạt nhân phía Tây trong chuỗi đô thị dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 14D;

● Đô thị P’rao: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Đông Giang, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Giang;

● Đô thị Sông Vàng: Tính chất là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Đông của huyện Đông Giang;

● Đô thị Tơ Viêng: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Tây Giang, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tây Giang;

● Đô thị A Xan: Tính chất là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Tây của huyện Tây Giang.

- Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

Stt

Tên đô thị

Loại đô thị

Dân số (nghìn người)

2010

2020

2030

2010

2020

2030

A

Huyện Đại Lộc

 

 

 

 

 

 

1

Ái Nghĩa

V

IV

IV

16.492

29.000

43.000

2

Vĩnh Phước - Lâm Tây

-

-

V

-

14.000

15.000

B

Huyện Nam Giang

 

 

 

 

 

 

1

Thạnh Mỹ

V

IV

IV

6.964

15.000

25.000

2

Chà Val

-

V

V

-

10.300

15.000

C

Huyện Đông Giang

 

 

 

 

 

 

1

P'rao (Đông Giang)

V

V

V

4.148

8.000

11.000

2

Sông Vàng

-

V

V

-

4.000

7.000

D

Huyện Tây Giang

 

 

 

 

 

 

1

Tơ Viêng (Tây Giang)

-

V

V

-

5.000

7.000

2

A Xan

-

 

V

 

 

4.000

* Hành lang phát triển vùng Trung Quảng Nam:

- Bao gồm các huyện Phước Sơn, Hiệp Đước, Nông Sơn và phía Tây của huyện Quế sơn, Thăng Bình, Duy Xuyên. Hành lang phát triển Trung Quảng Nam gắn với mối quan hệ phát triển kinh tế giữa Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y với cụm động lực số 2 của vùng Đông Quảng Nam thông qua tuyến Quốc lộ 14E, ĐT610, ĐT611;

- Hành lang phát triển vùng Trung Quảng Nam được xác định hai cụm phát triển chính, gồm:

+ Cụm số 1: Vùng Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên gắn với Cụm động lực số 2 theo quy hoạch Vùng Đông tỉnh Quảng Nam. Trong đó:

● Đô thị Đông Phú: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quế Sơn;

● Đô thị Kiểm Lâm: Tính chất là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây huyện Duy Xuyên.

+ Cụm số 2: Gồm các huyện Nông Sơn, Hiệp Đức và Phước Sơn. Trong đó:

● Đô thị Khâm Đức: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phước Sơn. Đóng vai trò là đô thị hạt nhân phía Tây tỉnh Quảng Nam;

● Đô thị Phước Hiệp: Tính chất là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cụm xã phía Đông Hiệp Đức, Tây Phước Sơn;

● Đô thị Trung Phước: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nông Sơn;

● Đô thị Tân An: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Đức;

● Đô thị Việt An: Tính chất là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cụm xã phía Đông Hiệp Đức, Tây Quế Sơn và Tây Thăng Bình.

- Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

Stt

Tên đô thị

Loại đô thị

Dân số (ngàn người)

2010

2020

2030

2010

2020

2030

A

Huyện Quế Sơn

 

 

 

 

 

 

1

Đông Phú

V

V

V

8.095

10.000

12.000

B

Huyện Duy Xuyên

 

 

 

 

 

 

1

Kiểm Lâm

-

V

V

-

5.000

6.000

C

Huyện Phước Sơn

 

 

 

 

 

 

1

Khâm Đức

V

IV

IV

6.262

10.000

25.000

2

Phước Hiệp

-

-

V

-

-

5.000

D

Huyện Hiệp Đức

 

 

 

 

 

 

1

Tân An

V

V

V

3.165

5.000

10.000

2

Việt An

-

V

V

-

10.000

12.000

E

Huyện Nông Sơn

 

 

 

 

 

 

1

Trung Phước

-

V

V

-

10.000

11.000

* Hành lang phát triển vùng Nam Quảng Nam:

- Bao gồm các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Phú Ninh. Hành lang phát triển Nam Quảng Nam gắn với mối quan hệ phát triển kinh tế với cụm động lực số 3 của vùng Đông Quảng Nam (thành phố Tam Kỳ, Khu kinh tế mở Chu Lai) thông qua tuyến Nam Quảng Nam;

- Hành lang phát triển vùng Nam Quảng Nam được xác định hai cụm phát triển chính, gồm:

+ Cụm số 1: Khu vực Phú Ninh gắn với Cụm động lực số 3 theo quy hoạch Vùng Đông tỉnh Quảng Nam. Với đô thị Phú Thịnh: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Ninh;

+ Cụm số 2: Gồm các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước.

● Đô thị Tiên Kỳ: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Phước;

● Đô thị Bắc Trà My: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bắc Trà My; là đô thị hạt nhân phía Tây - Nam tỉnh Quảng Nam;

● Đô thị Tắc Pỏ: Tính chất là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Trà My; là cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam.

- Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

Stt

Tên đô thị

Loại đô thị

Dân số (ngàn người)

2010

2020

2030

2010

2020

2030

A

Huyện Phú Ninh

 

 

 

 

 

 

1

Phú Thịnh

V

V

V

3.804

9.000

10.000

B

Huyện Tiên Phước

 

 

 

 

 

 

1

Tiên Kỳ

V

V

V

6.997

10.000

12.000

C

Huyện Bắc Trà My

 

 

 

 

 

 

1

Trà My

V

V

V

6.596

10.000

15.000

D

Huyện Nam Trà My

 

 

 

 

 

 

1

Tắc Pỏ

-

V

V

-

4.000

5.000

6. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn

Thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

7. Định hướng phát triển khu chức năng chuyên ngành

a) Các khu - cụm công nghiệp

- Hành lang vùng Bắc Quảng Nam:

+ Hình thành các Khu công nghiệp: Đại Tân (khoảng 500ha), khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Nam Giang (khoảng 200ha), khu công nghiệp Tiên Thọ (khoảng 200ha) và phát triển các loại hình công nghiệp cửa khẩu tại Khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế Cửa khẩu Nam Giang (khoảng 70ha);

+ Định hướng xây dựng các cụm công nghiệp: khoảng 31 cụm với tổng diện tích khoảng 640ha.

- Hành lang vùng Trung Quảng Nam:

+ Hình thành Khu công nghiệp An Hòa - Nông Sơn (khoảng 50ha) và Khu Công nghiệp Nông lâm sản Phước Trà, huyện Hiệp Đức (khoảng 200ha). Dự trữ quỹ đất công nghiệp cho các dự án lớn tại khu vực dọc tuyến Quốc lộ 14E hỗ trợ cho các khu công nghiệp (khoảng 2000ha);

+ Định hướng xây dựng các cụm công nghiệp: Khoảng 21 cụm với tổng diện tích khoảng 239ha.

+ Định hướng đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện theo quy hoạch.

- Hành lang vùng Nam Quảng Nam:

+ Mở rộng khu công nghiệp Bắc Chu Lai (khoảng 1.000ha), hình thành khu công nghiệp tập trung tại khu vực ngã tư Quốc lộ 40B (Nam Quảng Nam) và tại Trường Sơn Đông (khoảng 200ha);

+ Định hướng xây dựng các cụm công nghiệp: khoảng 11 cụm với tổng diện tích khoảng 163ha.

+ Định hướng đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện theo quy hoạch.

b) Các khu du lịch và dịch vụ

- Định hướng quy hoạch gồm khoảng 36 khu du lịch chính với tổng diện tích khoảng 4.000ha, phát triển dịch vụ du lịch theo mô hình: Nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan, sinh thái núi rừng, văn hóa lịch sử;

- Xây dựng các trung tâm thương mại tại trung tâm vùng như: Đô thị Thạnh Mỹ, đô thị Khâm Đức, đô thị Trà My và Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang;

- Phát triển mạng lưới các trung tâm thương mại - dịch vụ cơ sở gắn với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

c) Các khu vực bảo tồn, cấm xây dựng

Bao gồm các vùng địa chất không ổn định, các vùng bảo vệ nguồn nước, Quân sự, bảo vệ an ninh quốc phòng, khu vực rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, các khu bảo tồn và các khu vực sinh thái đặc thù,...

8. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng

8.1. Chuẩn bị kỹ thuật

a) San nền xây dựng

Cao độ khống chế nền tối thiểu (Hxd) phải cao hơn mực nước tính toán (Htt) tối thiểu 0,3m đối với đất dân dụng và 0,5m đối với đất công nghiệp: Hxd = Htt + 0,3m (0,5m).

- Đối với các khu vực đô thị:

+ Khu trung tâm, khu ở: Cao độ tính toán Htt ≥ Hp; đối với đô thị loại IV tính toán với P = 20 năm (5%), đô thị loại V tính toán với P = 10 năm (10%);

+ Khu công nghiệp, kho tàng: Cao độ tính toán Htt ≥ Hp; đối với đô thị loại IV tính toán với P = 20 năm (5%), đô thị loại V tính toán với tần suất P = 10 năm (10%);

+ Khu cây xanh, thể dục thể thao: Cao độ tính toán Htt ≥ Hp; đối với đô thị loại IV tính toán với P = 10 năm (10%), đô thị loại V tính toán với tần suất P = 2 năm (50%).

- Đối với khu vực dân cư nông thôn:

+ Khu dân cư: Cao độ xây dựng Hxd ≥ HmaxTBnăm;

+ Khu công cộng: Cao độ xây dựng Hxd ≥ Hmax + 0,3m.

b) Thoát nước

- Hướng thoát nước: Từ Tây sang Đông theo các dòng chảy chính của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Các khu vực đô thị thoát nước theo địa hình từng khu vực, hướng thoát nước chính ra các trục tiêu là các suối, sông đi qua đô thị;

- Lưu vực thoát nước: Lưu vực thoát nước Vùng Tây gồm 2 hai lưu vực Bắc và Nam, ngoài ra còn có một số lưu vực nhỏ thuộc 2 lưu vực chính theo các sông Vu Gia - Thu Bồn.

8.2. Quy hoạch giao thông

a) Đường bộ

- Hệ thống trục ngang gồm:

+ Trục giao thông đối ngoại: Đường Hồ Chí Minh và Trường Sơn Đông;

+ Trục kết nối các huyện trung du của tỉnh, gồm: Tuyến ĐT614 (Tiên Kỳ-Việt An), ĐT 611B (Việt An - Đông Phú - Trung Phước), ĐT610 (Trung Phước - Bến Dầu), ĐH9.ĐL - ĐH8.ĐL - ĐH3.ĐL (Bến Dầu - Lâm Tây) và xây mới đoạn tuyến nối xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc với xã Ba, huyện Đông Giang (Lâm Tây - Sông Vàng);

+ Trục kết nối vùng miền núi phía Tây của tỉnh qua các huyện: Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My.

- Hệ thống các trục dọc gồm:

+ Đường quốc lộ 14B, 14D, 14G, ĐT609: Kết nối Cụm động lực số 1 của Vùng Đông tỉnh Quảng Nam với vùng Tây Bắc Quảng Nam;

+ Đường Quốc lộ 14E, ĐT610, ĐT611: Kết nối Cụm động lực số 2 vùng Đông Quảng Nam với vùng Hiệp Đức - Nông Sơn - Phước Sơn;

+ Đường Nam Quảng Nam: Kết nối Cụm động lực số 3 vùng Đông Quảng Nam với vùng Tây Nam Quảng Nam;

- Giao thông nông thôn: Phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Giao thông đô thị: Xây dựng mạng lưới đường đô thị theo các quy hoạch được duyệt;

- Hệ thống bến xe: Xây dựng các bến xe tại các đô thị trung tâm tỉnh, huyện và xã.

b) Đường sông

- Luồng đường sông: Nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy định; cải tạo, chỉnh trị một số đoạn tuyến quan trọng trên hệ thống sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Yên, sông Bà Rén để quản lý khai thác;

- Hệ thống bến sông:

+ Bến vận tải hàng hóa: Tại huyện Đại Lộc: Bến Ái Nghĩa, Hà Nha, Thượng Đức; huyện Nông Sơn: Bến Trung Phước; Huyện Nam Giang: Bến Giằng; huyện Bắc Trà My: Bến đập thủy điện Sông Tranh 2;

+ Bến du lịch: Xác định tại các vùng du lịch khu vực huyện Duy Xuyên, Nông Sơn, Đại Lộc.

8.3. Quy hoạch cấp nước

a) Định hướng cấp nước

- Dự báo nhu cầu dùng nước:

+ Khu vực đô thị đạt tiêu chuẩn cấp nước 150 lít/người/ngày.đêm; tỷ lệ cấp nước sạch đạt 100% đến năm 2020;

+ Khu vực nông thôn dự kiến đạt 100 lít/người/ngày.đêm; tỷ lệ cấp nước sạch đạt 80% đến năm 2020;

- Tổng nhu cầu cấp nước: Đến năm 2020 là 84.582m3/ngày.đêm, đến năm 2030: 171.107m3/ngày.đêm.

b) Hệ thống nhà máy và nguồn nước

Stt

Tên dự án

Nhà máy nước

Địa điểm xây dựng

Nguồn cấp nước

Công suất (m3/ng.đ)

HT

2020

2030

1

NMN Trảng Nhật

CCN Trảng Nhật

Sông Bàu Sáu

 

15.000

30.000

2

Nhà máy Vĩnh Điện

CS1: Vĩnh Điện.

CS2: Điện Thọ, Điện Bàn

Sông Vĩnh Điện;

Sông Kỳ Lam

 

6.000

6.000

3

NMN Cù Bàn, Duy Xuyên

Thôn Cù Bàn, xã Duy Châu

Sông Thu Bồn

 

30.000

55.000

4

NMN Động Hà Sống, Đại Lộc

Thôn Vĩnh Phước, Đại Đồng, Đại Lộc

Sông Vu Gia

 

50.000

100.000

5

NMN Ái Nghĩa, Đại Lộc

Khu 7, thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc

Sông Vu Gia

2.500

5.000

5.000

6

NMN Tây Giang

Trung tâm hành chính huyện Tây Giang

Thôn Tà Ri, xã Lăng

 

1.000

2.000

7

NMN Chà Val

Xã Chà Val, Nam Giang

Suối

 

1.500

3.000

8

NMN Nam Giang

Thị trấn Thạnh Mỹ

sông Thạnh Mỹ

 

3.000

5.000

9

NMN Đông Giang

Thị trấn P'rao

suối ChơKe

 

1.500

3.000

10

NMN Sông Vàng

Huyện Đông Giang

Sông Vàng

 

 

1.500

11

NMN Bắc Trà My

TT Bắc Trà My

Suối

 

2.500

4.000

12

NMN Nam Trà My

Thị trấn Tắc Pỏ

Suối

 

1.000

1.000

13

NMN Tiên Phước

Thị trấn Tiên Kỳ

Sông Tiên

 

3.500

5.000

14

NMN Khâm Đức

TT Phước Sơn

Suối nước Trẻo

 

3.000

6.000

15

NMN Phước Hiệp

Phước Hiệp

nước Suối

 

 

2.000

16

NMN Tân An, Hiệp Đức

Thị trấn Tân An, Hiệp Đức

Khe Cái

 

1.000

3.000

17

NMN Đông Phú, Quế Sơn

Việt An, Hiệp Đức

Hồ Việt An

2.000

3.000

9.000

18

NMN Trung Phước, Nông Sơn

Trung Phước, Nông Sơn

Suối

1.000

2.000

3.000

19

NMN Phú Ninh

Tam Vinh, Phú Ninh

Hồ Phú Ninh

2.000

4.000

7.000

c) Giải pháp cấp nước: Phân vùng cấp nước thành các vùng - tuyến chính cấp nước; liên kết các mạng cấp nước của các đô thị và các nhà máy trong vùng để cân đối và điều tiết nguồn cho từng khu vực, đảm bảo nhu cầu dùng nước theo đúng nhu cầu.

8.4. Quy hoạch cấp điện

a) Tổng công suất yêu cầu

- Dự báo tổng nhu cầu điện năng cho các khu đô thị đến năm 2020: 17.329 MVA; đến năm 2030: 46.798MVA;

- Dự báo tổng nhu cầu điện năng cho các khu công nghiệp đến năm 2020: 162.471 MVA; đến năm 2030: 306.447MVA.

b) Nguồn điện: Từ các nhà máy điện hiện có trong vùng và dự kiến xây mới, thông qua lưới truyền tải 500KV, 220KV và 110KV Quốc gia.

c) Lưới điện: Bao gồm tuyến 500kV Bắc Nam, lưới 220kV kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi qua tuyến 220kV hiện có, lưới 110kV phân phối từ các trạm nguồn 110kV để cấp điện cho các trạm 35kV và lưới điện 22kV hiện có hoặc xây dựng mới.

8.5. Thoát nước bẩn, quản lý chất thải rắn (CTR) và nghĩa trang

a) Thoát nước thải

- Tổng khối lượng nước thải đô thị toàn vùng đến năm 2020 là khoảng 13.144m3/ngày.đêm; đến năm 2030 là khoảng 23.616m3/ngày.đêm;

- Tổng khối lượng nước thải công nghiệp toàn vùng đến năm 2020 là khoảng 55.392m3/ngày.đêm; đến năm 2030 là khoảng 113.270m3/ngày.đêm;

- Hệ thống thoát nước thải phải xây dựng đồng bộ cho từng lưu vực, lựa chọn giải pháp thu gom và xử lý phù hợp với từng khu chức năng: Đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu, cụm công nghiệp... Nước thải phải xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.

b) Quy hoạch quản lý chất thải rắn

- Tổ chức phân loại tại nguồn đối với CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế; tổ chức hệ thống thu gom ở các đô thị, các khu dân cư tập trung và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Đối với vùng nông thôn miền núi chưa có điều kiện thu gom tập trung thì các hộ gia đình, đơn vị, chủ nguồn thải tự thu gom và có biện pháp xử lý đảm bảo môi trường;

- Sử dụng các bãi rác hiện có trong vùng để giải quyết việc thu gom và xử lý rác. Đồng thời, mở rộng, nâng cấp các bãi rác P’rao, Trà Mai lên khoảng 12ha để hình thành các khu xử lý CTR đạt tiêu chuẩn. Định hướng quy hoạch mới khoảng 13 khu xử lý CTR trong Vùng với tổng diện tích 110,195ha, đáp ứng nhu cầu xử lý CTR toàn bộ vùng Tây.

c) Quy hoạch nghĩa trang

- Dự kiến xây dựng mỗi huyện trong vùng Tây từ 01 - 02 nghĩa trang nhân dân. Đối với các huyện miền núi có địa hình khó khăn bố trí mỗi xã 01 -03 nghĩa trang có quy mô phù hợp;

- Dự kiến một số nghĩa trang lớn trong vùng, phục vụ chung cho cả vùng Đông tỉnh như: Gò Đa, xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ (khoảng 50ha); vùng Tây Thăng Bình (khoảng 50ha); xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc (khoảng 50ha).

9. Định hướng môi trường

a) Quản lý chiến lược

- Khai thác sử dụng đất và nguồn tài nguyên tự nhiên đúng tính chất và quy mô, tuân thủ chặt chẽ tiêu chí, chỉ tiêu trong các quy hoạch chuyên ngành và chiến lược bảo vệ môi trường;

- Khoanh vùng và đưa vào quy hoạch sử dụng đất lâu dài và tái tạo các khu vực rừng phòng hộ ven biển, các khu vực sinh thái đặc thù;

- Quản lý các tác nhân gây ô nhiễm chất thải lỏng như nước thải sinh hoạt, nước sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; chất thải rắn trong thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, y tế và phế thải sản xuất; nguồn phát sinh tiếng ồn và ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất, giao thông, xây dựng; xây dựng nghĩa trang;

- Chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường.

b) Các giải pháp cụ thể

- Gắn kết, lồng ghép phát triển kinh tế, quy hoạch xây dựng, các quy hoạch ngành và quy hoạch môi trường, thực hiện quản lý chất thải rắn tổng hợp, xây dựng các đầu mối xử lý chất thải các cụm động lực, các đô thị, vùng sản xuất;

- Xây dựng hệ thống quan trắc toàn vùng, tại các khu vực nhạy cảm, các lưu vực sông. Định kỳ quan trắc, phân tích, đánh giá kết quả tổng hợp, lập bản đồ môi trường toàn vùng. Quản lý, giám sát, cảnh báo và xây dựng chương trình bảo vệ môi trường;

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý môi trường các dự án và với các khu vực nhạy cảm nhằm giảm thiểu hoặc không xây dựng các dự án ảnh hưởng tới vùng sinh thái đặc thù, vùng bảo tồn thiên nhiên.

10. Chương trình và dự án ưu tiên

a) Chương trình tổng thể nâng cao chất lượng sống

- Lập chương trình phát triển hệ thống các đô thị trong vùng; chương trình nâng cấp các đô thị trong vùng theo quy hoạch;

- Thực thi các chương trình phát triển ngành như: Công nghiệp, dịch vụ, du lịch trong vùng;

- Thực hiện các chương trình phát triển nông thôn mới; chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, cho người có công, công nhân lao động trong các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp;

- Thực thi các chương trình kiểm soát bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn nước.

b) Các chương trình kết cấu hạ tầng tạo điều kiện phát triển toàn vùng

- Phát triển các hệ thống giao thông quốc gia như: Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Đông Trường Sơn; nâng cấp các trục Quốc lộ đóng vai trò là khung hạ tầng tại các hành lang phát triển: Trục 14B, 14D, 14G; trục 14E; trục đường Nam Quảng Nam;

- Phát triển các tuyến đường tỉnh, huyện, đường đô thị, các trục ngang trong hệ thống giao thông liên kết vùng;

- Phát triển giao thông công cộng trên địa bàn huyện;

- Nâng cấp và phát huy hệ thống giao thông thủy;

- Phát triển hệ thống hạ tầng khung cho cấp nước, điện, xử lý nước thải, rác thải, nghĩa trang.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Giao Sở Xây dựng Quảng Nam rà soát, tổ chức hợp nhất quy hoạch vùng Tây của tỉnh với quy hoạch vùng Đông của tỉnh thành Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh tại khoản 5 Thông báo số 401/TB-UBND của UBND tỉnh;

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong vùng tiến hành rà soát, điều chỉnh hoặc triển khai quy hoạch đô thị theo các nội dung được xác định của quy hoạch xây dựng vùng Tây của tỉnh, đảm bảo điều kiện xây dựng hồ sơ quy hoạch vùng tỉnh Quảng Nam.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan và đơn vị, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4033/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Tây tỉnh Quảng Nam

  • Số hiệu: 4033/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/12/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Đinh Văn Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản