- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1287/QĐ-TTg năm 2013 phân công nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 403/QĐ-UBND | Gia Lai, ngày 02 tháng 07 năm 2014 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 18/3/2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 889/STNMT-BVMT ngày 10/6/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 18/3/2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số 403/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục cơ bản những vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm thiểu suy thoái tài nguyên thiên nhiên; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lực quản lý môi trường; chủ động phòng chống, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học.
Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững; nâng cao năng lực thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường năng lực giám sát và thông tin về chất lượng môi trường.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Việc xây dựng các nhà máy, dự án trên địa bàn tỉnh chỉ được hoạt động sau khi được xác nhận hoàn thành các hạng mục công trình bảo vệ môi trường; đối với khu công nghiệp/cụm công nghiệp phải hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định, đảm bảo xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành.
2. Chú trọng bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản; rà soát việc thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường, làm rõ phương án, trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
3. Tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho người dân về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giám sát việc sử dụng hóa chất nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc trừ dịch hại, phân bón, thức ăn chăn nuôi; có biện pháp cụ thể xử lý tình trạng ô nhiễm chất thải rắn ở khu vực nông thôn, hoạt động chăn nuôi giết mổ tập trung và hóa chất ở các làng nghề (nếu có) gây ra.
- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từng thôn làng cam kết xóa bỏ tập tục chôn chung, lập nghĩa trang, nghĩa địa, nhà mồ gần làng, gần nguồn nước uống, nhốt gia súc dưới sàn nhà... ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
4. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường đô thị
- Kiểm soát có hiệu quả nguồn thải của các phương tiện giao thông vận tải theo tiêu chuẩn đã ban hành; cấp phép lưu hành các phương tiện giao thông đúng quy định pháp luật, đảm bảo về môi trường.
- Rà soát quy hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi các đô thị, khu dân cư tập trung; Quy hoạch khu chôn lấp, xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải đô thị đạt tiêu chuẩn môi trường. Quy hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại và chất thải y tế nguy hại phù hợp với tình hình của tỉnh.
- Kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng tại các khu đô thị mới, các công trình công cộng và các dự án đầu tư vào đô thị.
5. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu
Triển khai đầy đủ các nội dung của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới; kịp thời ngăn ngừa có hiệu quả việc vận chuyển chất thải vào địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không đáp ứng các quy định về môi trường.
6. Ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái của các hệ sinh thái, suy giảm các loài
- Triển khai thực hiện Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học. Bảo vệ nghiêm ngặt các động vật, thực vật, các nguồn gen quý hiếm tại vườn quốc gia Konkakinh, khu bảo tồn Kon chư răng và các khu bảo tồn mới được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về bảo vệ môi trường.
- Tăng phân bổ ngân sách từ nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm cho công tác bảo vệ môi trường; tăng dần tỷ lệ phân bổ cho hoạt động sự nghiệp môi trường theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Đẩy mạnh hoạt động điều tra, đề nghị truy tố tội phạm về môi trường.
- Tăng cường việc thẩm định, lựa chọn và chuyển giao công nghệ đầu tư, ưu tiên dự án đầu tư công nghệ thân thiện với môi trường vào địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động môi trường, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ xử lý chất thải; sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, các mô hình phát triển kinh tế xanh.
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường tới mọi tổ chức, cá nhân trong tỉnh, phát triển nhân rộng các mô hình tự quản tốt về bảo vệ môi trường. Hướng cho mọi người dân thực hiện nếp sống văn hóa, thân thiện với môi trường và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý được phân công (tại Phụ lục đính kèm) tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả để giải quyết các vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Giao Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, thẩm định các dự án/nhiệm vụ của Kế hoạch này để trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu bố trí kinh phí hàng năm phù hợp để triển khai thực hiện Kế hoạch.
4. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, làm đầu mối giúp UBND tỉnh đôn đốc thực hiện các nội dung của Kế hoạch và định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 30/12 hàng năm./.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 18/3/2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 403/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
STT | Nhiệm vụ cụ thể | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Hình thức văn bản | Thời hạn báo cáo |
1 | Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chế biến nông, lâm, thủy sản; khu chăn nuôi, giết mổ tập trung; các hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản; việc ký quỹ phục hồi môi trường, phương án và trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân; Đặc biệt chú trọng đến các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở sản xuất phát sinh nhiều chất thải. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường | Quý IV hàng năm |
2 | Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Công an tỉnh, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường | Quý IV năm 2014 |
3 | Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm, giám sát, xác nhận việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường. | Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh (theo thẩm quyền) | Các Sở, Ban ngành liên quan, UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường | Quý IV hàng năm |
4 | Nâng cao năng lực quan trắc, giám sát môi trường. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở, Ban ngành liên quan, UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường | Quý IV hàng năm |
5 | Điều tra, xác định các khu vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xây dựng lộ trình xử lý. | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND cấp huyện | Báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định | Quý IV hàng năm |
6 | Quy hoạch thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải y tế toàn tỉnh. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công Thương, UBND cấp huyện | Báo cáo trình UBND tỉnh | Quý II năm 2015 |
7 | Tham mưu UBND tỉnh về cơ chế ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư đối với các dự án xử lý môi trường, xử lý chất thải rắn, nước thải và các dự án ứng dụng công nghệ sản xuất sạch trên địa bàn tỉnh. Tăng đầu tư từ nguồn vốn đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản cho hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh. | Sở Kế hoạch và đầu tư | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính | Quyết định của UBND tỉnh | Quý IV năm 2014 và hàng năm |
8 | Cân đối kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn vốn khác để các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch này. | Sở Tài chính | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND cấp huyện | Đề xuất văn bản trình UBND tỉnh | Quý IV hàng năm |
9 | Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí chi sự nghiệp môi trường theo quy định | Sở Tài chính | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện | Ban hành văn bản đôn đốc các cơ quan và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý II hàng năm |
10 | Thanh tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng tại các khu đô thị mới, các công trình công cộng. | Sở Xây dựng | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý IV hàng năm |
11 | Thanh tra, kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, các chất kích thích sinh trưởng cây trồng, thức ăn chăn nuôi, chất thải trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Hội Nông dân, UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý I hàng năm |
12 | Thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, giám sát công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải y tế theo quy định. Giám sát xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại tại các bệnh viện, trung tâm/cơ sở y tế. | Sở Y tế | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý IV hàng năm |
13 | Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải,... vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. | Sở Khoa học và công nghệ | Các Sở, ban ngành liên quan và UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý IV hàng năm |
14 | Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cấp học theo quy định; tăng cường thời lượng tổ chức các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường tại các cấp học. | Sở Giáo dục và đào tạo | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý IV hàng năm |
15 | Rà soát, xác định nhu cầu cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở các cấp tỉnh, huyện, xã để xây dựng phương án bổ sung biên chế cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường các cấp. | Sở Nội vụ | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND cấp huyện | Trình phương án để UBND tỉnh xem xét, quyết định | Quý II năm 2015 |
16 | Tăng cường công tác nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. | Công an tỉnh | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý IV hàng năm |
17 | Thực hiện quan trắc, giám sát môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường khu kinh tế và các khu công nghiệp. Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu kinh tế và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thực hiện nghiêm các nội dung đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. | Ban quản lý Khu kinh tế | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện liên quan | Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý IV hàng năm |
18 | Nâng cao công tác đăng kiểm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả nguồn thải của các phương tiện giao thông vận tải theo tiêu chuẩn đã được ban hành; có chính sách khuyến khích các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường. | Sở Giao thông vận tải | UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý IV hàng năm |
19 | Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, thân thiện với môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. | Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh | Các sở, ban ngành liên quan, UBND cấp huyện | Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý IV hàng năm |
20 | Chỉ đạo UBND cấp xã hướng dẫn các tổ dân phố, thôn, làng, làng nghề xây dựng hương ước, quy ước gắn với bảo vệ môi trường | UBND cấp huyện |
| Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý III năm 2014 |
21 | Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo thẩm quyền quản lý. | UBND cấp huyện |
| Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh | Quý IV hàng năm |
Ghi chú: Các báo cáo của các Sở, ngành, UBND cấp huyện gửi về UBND tỉnh đồng thời gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- 1Quyết định 1221/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020
- 2Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3Quyết định 800/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo thành phố Hải Phòng
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1287/QĐ-TTg năm 2013 phân công nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1221/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020
- 7Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 8Quyết định 800/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo thành phố Hải Phòng
Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 403/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/07/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Đào Xuân Liên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực