- 1Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- 2Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Kế hoạch 184/KH-UBND năm 2019 triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2019/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 04 tháng 12 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 26/8/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện Kế hoạch hành động số 149-KH/TU ngày 16/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 11/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Theo đề nghị của giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 916/TTr-SCT ngày 29/10 /2019 về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2019. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 40 /2019/QĐ-UBND ngày 04/12/2019 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Đối tượng áp dụng là các sở, ban, ngành cấp tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện); ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Công tác phối hợp đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
2. Quá trình phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc chủ trì, phối hợp trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp trên tinh thần trách nhiệm chung, phát huy thế mạnh của mỗi cơ quan, đơn vị, không chồng chéo trong chỉ đạo, điều hành nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
1. Tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua các hình thức: Thương lượng; hòa giải; trọng tài; tòa án.
3. Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
4. Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên.
Tùy theo tính chất, nội dung công việc cần phối hợp với các cơ quan liên quan, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng một trong các phương thức phối hợp sau đây:
1. Phát hành văn bản hoặc gửi hồ sơ đề nghị cơ quan phối hợp tham gia ý kiến, trong đó nêu rõ các nội dung cần tham gia, thời hạn gửi văn bản. Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời bằng văn bản theo nội dung và thời hạn của cơ quan chủ trì; quá thời hạn yêu cầu, đơn vị được hỏi ý kiến không có văn bản trả lời thì được xem là đã đồng ý và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND tỉnh về nội dung được lấy ý kiến.
2. Tổ chức họp lấy ý kiến của các bên tham gia phối hợp. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm phát hành giấy mời và gửi tài liệu kèm theo (nếu có); chuẩn bị các nội dung, tài liệu liên quan và lập biên bản làm việc làm cơ sở xác định trách nhiệm các bên phải tiến hành theo thẩm quyền. Trường hợp có một hoặc nhiều bên không thống nhất nội dung thì được bảo lưu ý kiến trong biên bản cuộc họp và trình UBND tỉnh quyết định.
3. Cơ quan phối hợp cử cán bộ có thẩm quyền, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp theo yêu cầu của cơ quan chủ trì để giúp cơ quan chủ trì giải quyết công việc nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo đúng nguyên tắc phối hợp. Trường hợp cử người khác đi thay, cơ quan phối hợp phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về ý kiến của đơn vị.
4. Trong trường hợp đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh thành lập đoàn khảo sát, thanh tra, kiểm tra liên ngành về công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật, cơ quan chủ trì có trách nhiệm trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập đoàn hoặc quyết định thành lập đoàn theo ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh; chuẩn bị các nội dung, tài liệu có liên quan và thông báo thời gian, địa điểm làm việc đến các thành viên đoàn và đơn vị được kiểm tra; lập biên bản kiểm tra và kết luận, kiến nghị các nội dung cần xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
5. Tiếp nhận và giải quyết các nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc thẩm quyền giải quyết khi được các cơ quan thụ lý lần đầu chuyển hồ sơ vi phạm.
6. Trong trường hợp khẩn cấp, các đơn vị có liên quan trong các nội dung phối hợp có thể trao đổi bằng điện thoại.
Điều 5. Công tác phối hợp trong tiếp nhận yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Thanh Hóa, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm lập, công khai, vận hành và duy trì đường dây nóng và bộ phận tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của mỗi cơ quan đơn vị.
2. Sau khi tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Thanh Hóa có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng liên hệ với UBND cấp huyện nơi xảy ra giao dịch để được hướng dẫn, giải quyết.
3. UBND cấp huyện nơi xảy ra giao dịch có yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm chủ trì tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.
4. Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Thanh Hóa có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện tiếp nhận, hướng dẫn, tư vấn và giải quyết yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng đối với các vụ việc xảy ra trên địa bàn hai huyện thị xã, thành phố trở lên.
5. Khuyến khích các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Thanh Hóa tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng thông qua thư điện tử, đường dây nóng, tính năng tiếp nhận thông tin của cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm chủ trì tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng không chấp nhận kết quả thương lượng, và có yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với các cơ quan quản lý nhà nước thì UBND cấp huyện nơi xảy ra giao dịch có trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết.
3. Khuyến khích người đứng đầu UBND cấp huyện nơi xảy ra vụ việc sử dụng uy tín, tầm ảnh hưởng của cá nhân để làm trung gian thương lượng nhằm sớm giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với các tổ chức, các nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Việc can thiệp và hòa giải bằng uy tín và tầm ảnh hưởng cá nhân phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các quy định khác có liên quan.
1. UBND cấp huyện nơi xảy ra giao dịch có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.
2. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Thanh Hóa có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp huyện khi được yêu cầu để tư vấn, hướng dẫn cho người tiêu dùng các quy định hiện hành liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua hình thức hòa giải.
3. Thành lập, thực hiện hòa giải và giải thể tổ chức hòa giải
Trên cơ sở tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng thống nhất lựa chọn bên thứ ba là tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải, các cơ quan có trách nhiệm thành lập, thực hiện và giải thể tổ chức hòa giải như sau:
a) UBND cấp huyện nơi xảy ra vụ việc chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan quyết định việc thành lập, thực hiện hòa giải và giải thể tổ chức hòa giải. Đối với các vụ việc xảy ra trên hai địa bàn huyện, thị xã, thành phố hoặc các vụ việc xảy ra liên quan đến nhiều người tiêu dùng, trên địa bàn tỉnh, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Thanh Hóa có trách nhiệm thành lập, thực hiện hòa giải và giải thể tổ chức hòa giải.
b) Các sở, ban, ngành có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải khi được tổ chức hòa giải hợp pháp yêu cầu, cán bộ được cử phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 32, Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể:
- Sở Công Thương có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với các vụ việc liên quan đến lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước; lưu thông mặt hàng xăng dầu; khí dầu mỏ hóa lỏng; điện; hóa chất các vấn đề an toàn thực phẩm thuộc phân cấp của ngành Công Thương.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với các vụ việc liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, giống cây, giống con, thức ăn gia súc, gia cầm; các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi; các vấn đề an toàn thực phẩm thuộc phân cấp quản lý của ngành nông nghiệp.
- Sở Y tế có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với các vụ việc liên quan đến lĩnh vực y tế như dược phẩm, dược liệu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, các loại mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, các vấn đề an toàn thực phẩm thuộc phân cấp quản lý của ngành Y tế.
- Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với các vụ việc liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.
- Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với các vụ việc liên quan đến lĩnh vực du lịch, dịch vụ thể thao; các hoạt động liên quan đến quảng cáo hàng hoá, dịch vụ dưới mọi hình thức.
- Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với các vụ việc liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc kiểm tra đánh giá và công bố chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
- Sở Xây dựng có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với các vụ việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng như nhà ở; bất động sản; vật kiến trúc trên đất; vật liệu xây dựng; chất lượng các công trình xây dựng.
- Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với các vụ việc liên quan đến lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, dịch vụ logistic; các phương tiện giao thông vận tải đường hàng không, đường thủy, đường bộ, đường sắt, ga đường sắt, bến cảng và các trang thiết bị sử dụng cùng với phương tiện vận tải nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
- Sở Tài chính có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với các vụ việc liên quan đến lĩnh vực quản lý giá.
- Sở Ngoại vụ có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với các vụ việc có yếu tố nước ngoài.
- Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với mọi vụ việc về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Công An tỉnh có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải đối với mọi vụ việc về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ hòa giải khi được yêu cầu.
5. Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
a) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
b) Tổ hòa giải hợp pháp có trách nhiệm báo cáo quy trình, trình tự, kết quả hòa giải và kết quả thực hiện các thỏa thuận trong hòa giải.
1. Trong trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện các yêu cầu theo kết quả hòa giải trong thời hạn đã thỏa thuận hoặc hòa giải không thành công thì Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ và người tiêu dùng lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
a) Phương thức giải quyết tranh chấp tại trọng tài
- Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thanh Hóa có trách nhiệm thỏa thuận với người tiêu dùng và các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lựa chọn Trung tâm trọng tài thương mại; trọng tài viên trọng tài vụ việc để tiến hành giải quyết các tranh chấp.
- Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thanh Hóa có trách nhiệm thu thập các hồ sơ, tài liệu, đơn kiện để nộp Trung tâm trọng tài được lựa chọn.
- UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan khi được Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thanh Hóa yêu cầu.
b) Phương thức giải quyết tranh chấp qua khởi kiện ra tòa án
- Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thanh Hóa có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng hoặc đại diện người tiêu dùng tiến hành khởi kiện vụ việc ra tòa án.
- Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thanh Hóa có trách nhiệm thu thập các hồ sơ, tài liệu, đơn kiện để tiến hành khởi kiện vụ án dân sự.
- UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan khi được Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thanh Hóa yêu cầu.
2. Khi có yêu cầu và ủy quyền của người tiêu dùng, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thanh Hóa có trách nhiệm đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện vụ việc ra tòa án để giải quyết tranh chấp. Việc khởi kiện ra tòa án phải đảm bảo các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định khác có liên quan.
1. Ban quản lý chợ, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại hoặc UBND cấp xã đối với trường hợp địa phương không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại chợ, trung tâm thương mại. Thông báo kết quả công bố về UBND cấp huyện chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày công bố. Nội dung công khai theo quy định tại Điều 23, Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ.
2. UBND cấp huyện chủ trì công bố danh sách tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn. Thông báo kết quả công bố về Sở Công Thương chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày công bố.
Nội dung công khai theo quy định tại Điều 23, Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ.
3. Sở Công Thương chủ trì công khai danh sách tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn từ hai huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa trở lên. Nội dung công khai theo quy định tại Điều 23, Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, UBND cấp huyện chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trong việc thực hiện công bố công khai danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
5. Báo Thanh Hóa, Đài phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có trách nhiệm phối hợp công bố công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi được Sở Công Thương đề nghị.
6. Các sở ban ngành cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo về Sở Công Thương đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực phạm vi quản lý có vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nội dung thông báo theo quy định tại Điều 23, Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ.
7. Thời hạn công bố tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm là ba mươi (30) ngày kể từ ngày công bố.
1. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương kết quả thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng định kỳ hàng năm, hoặc đột xuất khi có yêu cầu để phối hợp quản lý và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các sở, ban, ngành và địa phương báo cáo UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan.
1. Các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Sở Công thương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc triển khai thực hiện Quy chế này.
3. Các nội dung về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng chưa nêu trong Quy chế này, căn cứ vào thẩm quyền các sở, ngành và UBND cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn và chủ trì giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Các nội dung quy định tại các văn bản được viện dẫn trong Quy chế này, nếu có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì được thực hiện theo văn bản mới.
5. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kế hoạch 219-KH/TU thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 2Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Quyết định 624/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- 2Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kế hoạch 219-KH/TU thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5Kế hoạch 184/KH-UBND năm 2019 triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 7Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do thành phố Cần Thơ ban hành
- 9Quyết định 624/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 40/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 40/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Thị Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết